Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học, bài tập thực tiễn chương Halogen Hóa học 10 Trung học phổ thông

Trong một xã hội năng động, hiện đại như hiện nay thì việc học của các em học sinh không còn đơn thuần là ghi nhớ, tiếp thu những kiến thức trong sách vở một cách thụ động mà còn đòi hỏi các em phải rèn luyện kỹ năng tư duy. Nhà sư phạm nổi tiếng Maria Montessori chia sẻ: "Đừng giáo dục các em thế giới của hôm nay. Thế giới của hôm nay sẽ thay đổi khi các em lớn lên. Phải ưu tiên giúp các em biết cách phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện khả năng tự thích nghi".[Trí thông minh và kĩ năng tư duy-vnexpress.net].

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi thực hành thí nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử”.

 Như vậy, để các em có thể vững vàng sống và phát triển tốt trong một xã hội hiện đại thì các em cần có được kĩ năng gạn lọc, phân tích, nảy sinh ý tưởng, ra quyết định, giải quyết vấn đề và lên kế hoạch. Học thuộc lòng hay ghi nhớ bài học thì sẽ không là giải pháp tối ưu. Muốn được như vậy, học sinh nên rèn luyện các kỹ năng tư duy sau đây:

- Xử lý thông tin: tìm những thông tin có liên quan, sắp xếp - phân loại - xâu chuỗi thông tin, so sánh - tương phản thông tin, nhận diện và phân tích mối liên hệ.

- Lập luận: Đưa ra lý giải cho ý kiến - hành động, suy luận, suy diễn, phán đoán ra quyết định, sử dụng chính xác ngôn ngữ để lập luận.

- Đặt câu hỏi: đưa ra những câu hỏi định hướng; lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu; dự đoán kết quả; tiên liệu hậu quả; rút ra kết luận

- Tư duy sáng tạo: đưa ra ý tưởng mới, xây dựng ý tưởng, lập giả định, tưởng tượng; tìm kiếm giải pháp đổi mới và sáng tạo.

- Đánh giá vấn đề: xây dựng tiêu chí đánh giá, áp dụng tiêu chí đánh giá, đánh giá giá trị của thông tin và ý tưởng".

Hoá học là môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm. Vì vậy trong dạy hoá học ở nhà trường phổ thông ngoài việc truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh, giáo còn phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm. Ẩn chứa trong các hoạt động dạy học đó bao gồm có kĩ năng tư duy.

 

doc97 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học, bài tập thực tiễn chương Halogen Hóa học 10 Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phát hiện và giải quyết vấn đề vào việc
dạy học hóa học một cách có hiệu quả sẽ giúp học sinh thông hiểu kiến thức
một cách sâu sắc, học sinh được rèn luyên năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
- Khả năng vận dụng kiến thức của học sinh khối TN tốt hơn học sinh
khối ĐC ở cả chiều rộng lẫn bề sâu của kiến thức. Biểu hiện là HS lớp TN
vận dụng kiến thức làm bài kiêm tra tốt hơn lớp ĐC.
- Học sinh khối lớp TN có khả năng giải quyết vấn đề nhanh hơn và
chính xác hơn khối lớp ĐC.
Những kết quả trên cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp
với thực tiễn của quá trình học tập và góp phần nâng cao chất lượng học tập.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 được chúng tôi trình bày với nội dung chính sau:
	- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 lớp trường THPT Hoa Lư A-Ninh Bình.
	- Số lớp thực nghiệm là 2 lớp (1 lớp TN và 1 lớp ĐC)
	- Số bài dạy 2 bài.
	- Số học sinh tham gia lớp thực nghiệm: 38 ; số HS lớp ĐC: 39
	- Số bài kiểm tra đã chấm: 154 bài.
Những số liệu thu được và kết quả xử lý số liệu đã chứng minh cho tính khoa học và tính khả thi.
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, trong quá trình hoàn
thành sáng kiến king nghiệm, chúng tôi đã giải quyết các vấn đề sau:
	- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Thuyết nhận thức trong dạy học,
dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận tôi đã
nắm được bản chất của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề cũng như lí luận
và phương pháp dạy học thông qua các lý thuyết học tập. Đây là cơ sở để tôi
vận dụng trong quá trình dạy học của bản thân.
	- Vận dụng cơ sở lí luận nghiên cứu được, tôi đã nghiên cứu phần nội
dung kiến thức chương halogen hoá học 10-THPT. Thiết kế hệ thống gồm 45
tình huống thực tiễn có vấn đề.
	- Xây dựng các nguyên tắc và quy trình dạy học sinh giải quyết vấn đề
khi nghiên cứu phần bài tập thực tiễn chương halogen hoá học 10-THPT.
	- Thiết kế 2 giáo án bài dạy cho phần chương halogen hoá học 10-THPT ( có kết hợp với một số PPDH khác)
	- Tiến hành thực nghiệm 2 bài dạy tại 2 lớp học sinh (1 lớp ĐC và 1 lớp
TN) ở trường THPT Hoa Lư A-Ninh Bình.
	Thông qua sử lí số liệu TNSP chúng tôi nhận thấy việc vận dụng một
cách hợp lý PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề (có kết hợp với các PPDH
khác và phương tiện trực quan) đã kích thích được hoạt động tư duy của học
sinh trong giờ học. Học sinh hoạt động tích cực hơn, chủ động hơn, nắm kiến
thức sâu sắc hơn, nắm được phương pháp nhận thức, phương pháp giải quyết
vấn đề trong học tập hóa học. Kết quả ban đầu đã cho thấy tính hiệu quả và
tính khả thi của đề tài. Tuy nhiên dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ
phát huy hiệu quả cao hơn nữa khi giáo viên biết vận dụng vào các nội dung
kiến thức phù hợp và kết hợp thêm các PPDH khác.
2. Những khuyến nghị
	Qua việc nghiên cứu đề tài, vận dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn
đề vào quá trình giảng dạy tôi có một số kiến nghị sau:
	- Các cơ sở giáo dục và các trường phổ thông cần có tiêu chí, biện pháp
để động viên GV nghiên cứu vận dụng các PPDH tích cực vào hoạt động dạy
học các môn, đẩy nhanh quá trình đổi mới giáo dục của nước nhà để có thể
nhanh chóng hòa nhập cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới.
	- Trong chương trình hóa học phổ thông nên có những yêu cầu bắt buộc
một số tiết cho học sinh tham quan cơ sở sản xuất, nhà máy hoặc xí nghiệp ở
địa phương để tạo điều kiện cho GV thực hiện các dự án học tập, HS có điều
kiện tự nghiên cứu tìm hiểu từ đó kích thích hứng thú học tập, phát triển các
năng lực, kĩ năng sống cần thiết.
 Nhóm tác giả
 Nguyễn Văn Thắng
 Đinh Thị Thu Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần
Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng (1999), Một số vấn đề chọn lọc hóa học tập 1.
Nxb Giáo dục.
2. Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải (2006), Giáo trình hóa học môi
trường. Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.
3. Đào Văn Bẩy, Phùng Tiến Đạt (2007), Giáo trình nông học. Nxb
Đại học sư phạm.
4. Bộ GD & ĐT, dự án Việt Bỉ (2007), Nâng cao chất lượng đào tại
giáo viên tiểu học và THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (VIE,
04019.11).
5. Bộ GD & ĐT, dự án Việt – Bỉ (2010), dạy và học tích cực, một số PP và kĩ thuật dạy học. Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000),
Phương pháp dạy học hóa học tập I. Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng
Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh (2002), Thí nghiệm thực
hành phương pháp dạy học hóa học. Nxb Đại học Sư phạm.
8. Trịnh Lê Hùng (2006), Kĩ thuật sử lý nước thải. Nxb Giáo dục.
9. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực
nhận thức thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, tài liệu hội
thảo tập huấn dự án phát triển giáo dục THPT.
10. Lê Văn Năm (2002), Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề -
ơrixtic nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa học đại cương và
hóa học vô cơ – THPT, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.
11. Hoàng Nhâm (2004), Hóa học vô cơ tập 2. Nxb Giáo dục.
12. Hoàng Nhâm, Hoàng Ngọc Cang (1999), Hóa học vô cơ tập 2. Nxb Giáo dục.
13. Đặng Trần Phách (1983), Bài tập hóa cơ sở. Nxb Giáo dục.
14. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học hóa học tập 1. Nxb Giáo
dục Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học.
Giảng dạy những nội dung quan trọng của chương trình và sách giáo khoa hóa
học phổ thông, Nxb Khoa học và kĩ thuật.
16. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Ẩn (1998), Tâm lý dạy học đại
cương, Nxb Giáo dục.
17. Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch (2000), Giáo trình cơ sở hóa
học môi trường, Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.
18. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt Nga
(2006), Sách giáo viên Hóa học 10. Nxb Giáo dục.
19. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng, (2011), SGK hóa học 10. Nxb Giáo dục.
20. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học đời sống.
Nxb Giáo dục.
21. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần
Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III
(2004 – 2007) hóa học. Nxb Đại học Sư phạm.
22. Okon V.(1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề. Nxb Giáo Dục.
23. Nguyễn Đức Vận (1996), Hóa học vô cơ ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục.
24. Nguyễn Đức Vận (1998), Hỏi đáp hóa vô cơ. Nxb Giáo dục.
25. . Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn hoá học, cấp THPT, năm 2014, vụ trung học, bộ giáo dục và đào tạo.
26. Sơ chế bảo quản cá, tôm, mực trên tầu đánh cá, trung tâm thông tin KHKT và kinh tế thuỷ sản (tài liệu khuyến ngư).
27. Website 
28. Website 
29. Website 
30. Website https://victonh.wordpress.com.
PHỤ LỤC
KIỂM TRA 15 PHÚT
HIĐRO CLORUA - AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA
I. Mục tiêu
Kiến thức
Biết được: 
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric).
- Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
- Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử .
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. 
- Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực hợp tác.
Năng lực làm việc độc lập.
Năng lực tính toán hóa học.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
Năng lực thực hành hóa học.
II. Ma trận đề kiểm tra
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Hiđro clorua
- Biết được công thức cấu tạo của HCl.
- Giải thích được khả năng tan trong nước.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1,0
10,0%
Số câu 1
Số điểm 1,0
10,0%
Số câu 0
Số điểm 0
0%
Số câu 0
Số điểm 0
0%
Số câu 2
Số điểm 2,0
20,0% 
Chủ đề 2
Axit clohiđric
- Phân biệt được tên gọi, tính chất của HCl khí và khi tan trong nước.
- Biết được phương pháp điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Giải thích được nguyên nhân tính axit và tính khử của HCl.
- Viết PTHH tính axit và tính khử của axit HCl.
- Quy luật phản ứng của axit HCl.
- Giải thích các tình huống thực tiễn
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu 3
Số điểm 3,0
30,0%
Số câu 1
Số điểm 1,0
10,0%
Số câu 2
Số điểm 0,0
20,0%
Số câu 2
Số điểm 2,0
20%
Số câu 8
Số điểm 8,0
80,0% 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 4
Số điểm 4,0
40%
Số câu 2
Số điểm 2,0
20%
Số câu 2
Số điểm 2,0
20,0%
Số câu 2
Số điểm 2,0
20,0%
Số câu 10
Số điểm 10,0
100%
Số câu 4
Số điểm 4,0
40,0%
III. Bài kiểm tra
Câu 1: Tìm phát biểu không đúng. 
	A. Phân tử HCl có một liên kết đơn
	B. Phân tử HCl có 1 liên kết s
	C. Phân tử HCl có một liên kết p	
	D. Phân tử HCl có 1 cặp electron dùng chung
Câu 2: 
 Cho thí nghiệm về tính tan của khi HCl như hình vẽ, trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước là gì? Hãy chọn đáp án đúng.
A. Nước phun vào bình do hiện tượng mao dẫn.
B. Do khí hidro clorua tan nhiêu trong nước tạo dung dịch axit clohidric làm giảm áp suất trong bình nên nước phun vào. Nước chứa quỳ tím nên chuyển thành màu xanh.
C. Vì áp suất trong bình giảm nên hút nước từ bên ngoài vào.
D. Do khí hidro clorua tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit clohidric làm giảm áp suất trong bình nên hút nước vào. Nước chứa quỳ tím nên chuyển thành màu đỏ -hồng.
Câu 3: Chất nào có thề tác dụng làm quỳ tím (khô) chuyển màu?
A. Hidro clorua
B. Axit clohidric
C. Khí clo
D. Khí CO2
Câu 4: Phản ứng nào chứng minh tính khử của axit clohdric?
A. 2HCl + Fe ® FeCl2 + H2	C. 4HCl + MnO2 ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. 2HCl + CuO ® CuCl2 + H2O 	D. 2Cu + 4HCl + O2 ® 2CuCl2 + 2H2O
Câu 5: Trước khi mạ điện một vật bằng kim loại, sau khi rửa sạch người ta thường nhúng vật đó vào dung dịch axit clohidric loãng. Tác dụng của việc làm đó là
A. để rửa sạch bề mặt vật bằng kim loại.
B. để axit clohidric hoà tan các oxit kim loại cho sạch bề mặt kim loại.
C. để cho có lớp axit axit clohidric bám vào vật bằng kim loại.
D. để làm ướt vật bằng kim loại.
Câu 6: Cho biết phản ứng nào không xảy ra?
A. HCl + Fe ®	B. MgCO3 + HCl ®
C. HCl + CuO ® 	D. HCl + CuS ®
Câu 7: Hãy cho biết tổng hệ số của các chất phản ứng trong PTHH sau:
	HCl + KMnO4 ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
A. 16
B. 18
C. 35
D. 36
Câu 8: Cho 9,12 gam hỗn hợp FeO; Fe2O3; Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị gần nhất của m là
A. 9,7
B. 10,3
C. 8,4
D. 11,2
Câu 9: Trong phòng thí nghiệm HCl được điều chế bằng phương pháp nào?
	A. Phương pháp sunfat	 	C. Phương pháp tổng hợp
	B. Clo hóa các chất hữu cơ	 D. Phương pháp điện phân
Câu 10: Để điều chế HX (X là halogen), người ta không thể dùng phản ứng nào trong các phản ứng sau?
	A. KBr rắn + H2SO4 đặc, nóng	 	C. NaCl rắn + H2SO4 đăc, nóng
	B. H2+ Cl2/ ánh sáng	 D. CH4 + Cl2/ ánh sáng
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
ĐƠN CHẤT HALOGEN
I. Mục tiêu
+ Kiến thức
Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất halogen.
Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
Phương pháp điều chế các halogen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh.
Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
Clo, brom, iot còn thể hiện tính khử.
+ Kĩ năng
	- Kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của các halogen.
	- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học và điều chế các halogen.
	- So sánh tính chất của các halogen. Viết các PTHH để chứng minh.
	- Vận dụng kiến thức giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất halogen, giải một số dạng bài tập thực tiễn, bài tập tính toán.
+ Định hướng các năng lực được hình thành
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực hợp tác.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Ma trận đề kiểm tra
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Flo
- Biết cấu hình electron.
- Biết tính chất vật lí.
- Biết phương pháp điều chế flo.
- Giải thích tính oxi hoá mạnh.
- Viết PTHH.
- Giải thích các tình huống thực tiễn.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 0,67
6,7%
Số câu 1
Số điểm 0,33
3,3%
Số câu 1
Số điểm 0,33
3,3%
Số câu 1
Số điểm 0,33
3,3%
Số câu 5
Số điểm 1,67
16,7% 
Chủ đề 2
Clo
- Biết cấu hình electron.
- Biết tính chất vật lí.
- Biết phương pháp điều chế trong PTN và trong công nghiệp.
- Giải thích tính chất của clo.
- So sánh tính oxi hoá của clo với các halogen khác
- Tính toán định lượng clo.
- Tìm nguyên tố.
- Viết PTHH điều chế clo trong PTN.
- Giải thích các tình huống thực tiễn.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu 4
Số điểm 1,33
13,3%
Số câu 2
Số điểm 0,67
6,7%
Số câu 4
Số điểm 1,33
13,3%
Số câu 3
Số điểm 1,0
10,0%
Số câu 13
Số điểm 4,33
43,3% 
Chủ đề 3
Brom
- Biết cấu hình electron.
- Biết tính chất vật lí.
- Biết phương pháp điều chế brom.
- Giải thích tính chất của brom.
- Tính toán định lượng.
-Giải thích các tình huống thực tiễn.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 3
Số điểm 1,0 
10,0%
Số câu 1
Số điểm 0,33
3,3%
Số câu 1
Số điểm 0,33
3,3%
Số câu 1
Số điểm 0,33
3,3%
Số câu 6
Số điểm 2,0
20,0% 
Chủ đề 4
Iot
- Biết cấu hình electron.
- Biết tính chất vật lí.
- Biết phương pháp điều chế.
- Giải thích tính chất của iot.
- Phân biệt iot.
- Giải thích các tình huống thực tiễn.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 3
Số điểm 1,0 
10,0%
Số câu 2
Số điểm 0,33
3,3%
Số câu 0
Số điểm 0
0%
Số câu 1
Số điểm 0,33
3,3%
Số câu 6
Số điểm 2,0
20,0% 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 12
Số điểm 4,0
40%
Số câu 6
Số điểm 2,0
20,0%
Số câu 7
Số điểm 2,33
23,3%
Số câu 6
Số điểm 2,0
20,0%
Số câu 30
Số điểm 10,0
100%
Số câu 13
Số điểm 3,34
43,3%
III. Bài kiểm tra
Câu 1: Cấu hình electron của anion florua (Z=9) là
	A. 1s22s22p5 	B. 1s22s22p6 	C. 1s22s22p4 	D. 1s22s22p4 3s1
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Flo là chất khí, màu xanh lam, rất độc
B. Flo là chất lỏng, màu lục nhạt, không độc
C. Flo là chất khí, màu lục nhạt, rất độc
D. Flo là chất lỏng, màu xanh lam, không độc
Câu 3: Phương trình điều chế flo là
A. Cl2 + 2NaF ® 2NaCl + F2 	B. 2HF H2 + F2
C. MnO2 + 4HF ® MnF2 + F2 + 2H2O	D. 2HF H2 + F2
Câu 4: Phản ứng nào không đúng?
A. F2 + 2NaCl dung dịch® 2NaF + Cl2
B. Cl2 + 2NaBr dung dịch® 2NaCl + Br2
C. Br2 + 2NaI dung dịch® 2NaCl + I2
D. I2 + H2O HI + HIO
Câu 5: Đựng khí flo ta cần phải đựng trong bình có chất liệu bằng
A. sắt
B. đồng
C. thuỷ tinh
D. nhựa PVC
Câu 6: Tổng số electron trên phân lớp p của nguyên tử X là 11. Đó là cấu hình electron của nguyên tử
A. flo
B. clo
C. brom
D. iot
Câu 7: Khi điện phân muối ăn người ta thu được khí có màu vàng lục, khí này làm mất màu quỳ tím ẩm. Khí đó là
A. flo
B. clo
C. brom
D. iot
Câu 8: Hãy cho biết phương trình điều chế clo trong công nghiệp là
A. MnO2 + 4HCl đMnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. 2KMnO4 + 16HCl đ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
 	 C. KClO3 + 6HCl đ KCl + 3Cl2 + 3H2O
D. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 
Bài 9: Tìm phát biểu không đúng?
A. Tính oxi hóa của F > Cl > Br > I.
B. Trong hợp chất F chỉ có một số oxi hóa duy nhất là -1.
C. Cl2 tác dụng với Fe tạo thành FeCl2 do tính oxi hóa của clo yếu.
D. I2 tác dụng với Fe tạo thành FeI2 do tính oxi hóa của iot yếu.
Bài 10: Cho phản ứng sau: 
Cl2 + 2NaOH loãng ® NaCl + NaClO + H2O
Trong phản ứng trên clo có vai trò là chất: 
	A. chất khử	C. chất môi trường
	B. chất oxi hóa	D. chất oxi hóa và chất khử
Câu 11: Cho phản ứng: KMnO4 + HCl đ KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O là phản ứng dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm tìm tỉ số tối giản k = ?
A. 5/16
B. 10/16
C. 5/8
D. 10/8
Câu 12: Cho 6,96 gam mangan (IV) oxit tác dụng hết với HCl đặc, đun nóng (dư). Tính thể tích khí clo thu được (đktc).
A. 1,792
B. 15,6
C. 8,96
D. 1,12
Câu 13: Sục khí clo dư vào dung dich X gồm NaBr và NaI đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,17 gam NaCl. Xác định tổng số mol trong X.
A. 0,02
B. 0,03
C. 0,04
D. 0,05
Câu 14: Cho 4,0 gam một kim loại M tác dụng với khí clo (dư) thu được 11,1 gam muối. Tim M.
A. K(39)
B. Ca(40)
C. Mg(24)
D. Fe(56)
Câu 15: Khi khử trùng nước máy người ta dùng khí clo, lí do là
A. clo độc và khi tan trong nước clo tạo thành chất oxi hoá mạnh là HClO nên diệt khuẩn
B. clo độc nên diệt khuẩn.
C. khi tan trong nước clo tạo thành chất oxi hoá manh là HClO nên diệt khuẩn.
D. clo độc và clo có tính oxi hoá mạnh nên diệt khuẩn
Câu 16: Cho V lít khí clo (đktc) tác dụng vừa đủ với 5,6 gam bột sắt Fe. Tính V. 
A. 2,24
B. 3,36
C. 4,48
D. 5,6
Câu 17: Khi cho clo tác dụng với quỳ tím ẩm, làm quỳ tím mất màu. Chọn phát biểu đúng.
A. Clo có tính oxi hoá mạnh.
B. Clo tác dụng với nước thành HCl, HClO. Do HClO là chất oxi hoá mạnh nên làm mất màu quỳ tím.
C. Clo có tính tẩy màu.
D. Clo tan trong quỳ tím.
Câu 18: Tìm phát biểu không đúng.
A. Brom là chất lỏng, có màu nâu đỏ và rất độc.
B. Bán kính nguyên tử brom nhỏ hơn bán kính nguyên tử clo.
C. Brom có tính khử mạnh hơn iot.
D. Brom có tính oxi hoá và có tính khử.
Câu 19: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào dùng để điều chế halogen đơn chất trong phòng thí nghiệm:
	A. 2HF H2 + F2
 	B. KClO3 + 6HCl đ KCl + 3Cl2 + 3H2O
	C. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 
	D. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2
Câu 20: Liên kết trong phân tử brom là
A. Liên kết cộng hoá trị phân cực	B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực
C. Liên kết cho -nhận	D. Liên kết ion
Câu 21: Cho phản ứng: Br2 + H2O HBr + HBrO. Chọn phát biểu không đúng.
A. Brom có tính oxi hoá	C. Brom có tính oxi hoá và tính khử.
B. Brom có chỉ tính khử	D. Nước brom có môi trường axit.
Câu 22: Cho 8,4 gam sắt tác dụng hết với một halogen thu được 44,4 gam muối sắt III halogenua. Xác định tên halogen.
A. flo
B. clo
C. brom
D. iot
Câu 23: Muối nào sau được ứng dụng làm phim ảnh.
A. AgF
B. AgCl
C. AgBr
D. AgI
Câu 24: 
 Cho phản ứng điều chế clo trong phòng thí nghiệm được bố trí như hình vẽ (hình bên cạnh). Hãy giải thích vai trò của bình dung dịch NaCl bão hoà và bình H2SO4 đặc.
Chọn phát biểu đúng.
A. Bình đựng dung dịch NaCl là để hấp thụ khí hidro clorua và bình axit sunfuric đặc dùng để hút nước. 
B. Bình đựng dung dịch NaCl là để hấp thụ nướcvà bình axit sunfuric đặc dùng để hút hidro clorua .
C. Bình đựng dung dịch NaCl là để hấp thụ khí clo và bình axit sunfuric đặc dùng để hút nước. 
D. Bình đựng dung dịch NaCl là để hấp thụ khí hidro clorua và bình axit sunfuric đặc dùng để hút clo. 
Câu 25: Khi làm khô khí clo người ta dùng hoá chất nào sau đây?
A. NaOH đặc
B. CaO
C. H2SO4 đặc
D. Na2CO3
Câu 26: Phát biểu nào không đúng?
A. iot dễ thăng hoa	C. iot dễ tan trong nước
B. iot là tinh thể màu đen tím	D. iot tan nhiều trong dung dịch KI
Câu 27: Phát biểu không đúng.
A. Tính khử của iot mạnh hơn brom.
B. Bán kính nguyên tử của iot lớn hơn clo.
C. Độ âm điện của iot nhỏ hơn flo và clo.
D. Iot có tính oxi hoá mạnh hơn brom và clo.
Câu 28: Trong thực tế, nguồn nguyên liệu được dùng để điều chế iot là
A. muối iot
B. nước biển
C. rong biển
D. quặng muối
Câu 29: Iot tác dụng được với chất nào sau?
A. Fe
B. C
C. Al2O3
D. FeCl2
Câu 30: Để xác định clo có trong nước máy người ta dùng dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột. Giải thích nào sau đây đúng?
A. KI để phát hiện ra clo
B. clo phát hiện ra hồ tinh bột
C. clo tác dụng với KI sinh ra iot làm chuyển màu hồ tinh bột (xanh tím).
D. KI trong hồ tinh bột làm clo chuyển màu hồ tinh bột.

File đính kèm:

  • docSKKN 2014-2015.doc
  • docTrang bia-Mục lục.doc
Sáng Kiến Liên Quan