Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát triển tư duy học sinh trong bộ môn Lịch sử THCS
Những cơ sở lý luận:
Việc dạy học được tiến hành trên một cơ sở thống nhất gồm hai khâu có tác dụng tương hổ nhau đó là: Giảng dạy và học tập. Cả hai công việc nầy đều là quá trình nhận thức. Hoạt động nhận thức trong hoạt động của người giáo viên thể hiện ở khâu truyền thụ kiến thức lịch sử trong quá khứ, hiện tại và có những dự đoán về tiến trình lịch sử trong tương lai, hoạt động nhận thức của người thầy còn thể hiện ở chổ những phương pháp dạy học thích hợp, chọn lựa những hình thức, những phương tiện dạy học thích hợp để truyền thụ đầy đủ những kiến thức. Còn hoạt động nhận thức trong hoạt động học tập của học sinh thể hiện ở sự tiếp thu nội dung khoa học biến hoạt động nhận thức trở thành hoạt dộng nhận thức thực tiễn của mình cụ thể là: Nhận thức được lịch sử một cách cụ thể, không mơ hồ chung chung. Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập
Hoạt dộng nhận thức trong học sinh với sự hướng dẫn, giúp đỡ, giáo dục tích cực có hiệu quả của giáo viên sự thống nhất trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong quá trình dạy và học phải được thực hiện trên cơ sở hoạt động tích cực, tự giác của học sinh. Sự nhận thức này không phải là phép phản xạ gương, phản xạ giản đơn nghĩa là phản ánh tất cả như cái gương chiếu lại những gì trước nó. Đây là sự phản ánh tích cực có chọn lọc.
Hoạt động nhận thức trong học sinh còn được thể hiện ở chổ đối tượng cơ bản chủ yếu trong giờ học là học sinh và các đơn vị kiến thức. Người giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử chỉ có vai trò hướng dẫn, tổ chức, trọng tài, cố vấn cho học sinh tự học và tự hợp tác với các bạn học cùng lớp để giải quyết những vấn đề trong việc lĩnh hội kiến thức. Điều này làm phát triển được tính tích cực của học sinh trong giờ học lịch sử.
Hoạt động nhận thức trong học sinh còn thể hiện ở chổ giáo viên dạy học lịch sử trong quá trình dạy học phải biết xây dựng số lượng kiến thức, phải biết xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy trí lực học sinh, hệ thống câu hỏi là điều kiện bắt buộc đối với từng giáo viên và tuỳ theo mức độ nhận thức của học sinh mà xây dựng số lượng câu hỏi và mức độ câu hỏi cho phù hợp .
Hoạt động nhận thức còn thể hiện ở chổ quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Quá trình này thể hiện ở chỗ giáo viên giúp cho học sinh tự nhận thức bằng trí tuệ của mình một cách vững chắc, có hiệu quả cao. Đánh giá kết quả học tập cũng chính là kết quả nhận thức của bản thân học sinh thông qua việc tiếp nhận các nguồn kiến thức.
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN GIÁ RAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS PT ĐÔNG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH TRONG BỘ MÔN LỊCH SỬ THCS I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn lịch sử trong nhà trường phổ thông có một vị trí, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rỏ truyền thống dân tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, xác định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II khoá VIII nhấn mạnh: “...đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của mỗi người học”. Trong thực tế hiện nay có những nhận thức, quan niệm sai lệch về vị trí chức năng của khoa học lịch sử dẫn đến việc nghiên cứu và học tập còn sai lệch, giảm sút chất lượng về bộ môn dẫn đến tình trạng “ dân ta chẳng hiểu sử ta”, học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai - nhầm sự kiện ... Do những tồn tại lớn như trên nên đi tìm một phương pháp dạy làm sao đó phát triển tư duy học sinh, làm cho các em nhớ sự kiện một cách lôgic. Đây là một vấn đề chúng ta phải đi tìm. Trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở nhận thức, tự hành động và bằng hành động của bản thân tức là cơ sở lý luận phải đi vào thực tiển và được kiểm nghiệm trong thực tiển. Do đó việc làm cho học sinh khơi dậy phát triển ý thức, ý chí, năng lực, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục . Học lịch sử phải cần trí nhớ, phải phát huy tính tích cực tư duy sáng tạo, thông minh. Nếu không có những tố chất ấy làm sao biết những sự kiện cơ bản chính xác, điển hình để ghi nhớ trong cái bể kiến thức mênh mông của quá khứ rộng lớn về không gian và thời gian. Với đề tài “ Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát triển tư duy học sinh” trên cơ sở lý luận và thực tiển phần nào giúp học sinh phát huy được tư duy của mình trong giờ học tạo được biểu tượng lịch sử giúp các em nhớ lâu, hiểu rộng về lịch sử. II/ NỘI DUNG: 1. Những cơ sở lý luận: Việc dạy học được tiến hành trên một cơ sở thống nhất gồm hai khâu có tác dụng tương hổ nhau đó là: Giảng dạy và học tập. Cả hai công việc nầy đều là quá trình nhận thức. Hoạt động nhận thức trong hoạt động của người giáo viên thể hiện ở khâu truyền thụ kiến thức lịch sử trong quá khứ, hiện tại và có những dự đoán về tiến trình lịch sử trong tương lai, hoạt động nhận thức của người thầy còn thể hiện ở chổ những phương pháp dạy học thích hợp, chọn lựa những hình thức, những phương tiện dạy học thích hợp để truyền thụ đầy đủ những kiến thức. Còn hoạt động nhận thức trong hoạt động học tập của học sinh thể hiện ở sự tiếp thu nội dung khoa học biến hoạt động nhận thức trở thành hoạt dộng nhận thức thực tiễn của mình cụ thể là: Nhận thức được lịch sử một cách cụ thể, không mơ hồ chung chung. Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập Hoạt dộng nhận thức trong học sinh với sự hướng dẫn, giúp đỡ, giáo dục tích cực có hiệu quả của giáo viên sự thống nhất trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong quá trình dạy và học phải được thực hiện trên cơ sở hoạt động tích cực, tự giác của học sinh. Sự nhận thức này không phải là phép phản xạ gương, phản xạ giản đơn nghĩa là phản ánh tất cả như cái gương chiếu lại những gì trước nó. Đây là sự phản ánh tích cực có chọn lọc. Hoạt động nhận thức trong học sinh còn được thể hiện ở chổ đối tượng cơ bản chủ yếu trong giờ học là học sinh và các đơn vị kiến thức. Người giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử chỉ có vai trò hướng dẫn, tổ chức, trọng tài, cố vấn cho học sinh tự học và tự hợp tác với các bạn học cùng lớp để giải quyết những vấn đề trong việc lĩnh hội kiến thức. Điều này làm phát triển được tính tích cực của học sinh trong giờ học lịch sử. Hoạt động nhận thức trong học sinh còn thể hiện ở chổ giáo viên dạy học lịch sử trong quá trình dạy học phải biết xây dựng số lượng kiến thức, phải biết xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm phát huy trí lực học sinh, hệ thống câu hỏi là điều kiện bắt buộc đối với từng giáo viên và tuỳ theo mức độ nhận thức của học sinh mà xây dựng số lượng câu hỏi và mức độ câu hỏi cho phù hợp . Hoạt động nhận thức còn thể hiện ở chổ quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Quá trình này thể hiện ở chỗ giáo viên giúp cho học sinh tự nhận thức bằng trí tuệ của mình một cách vững chắc, có hiệu quả cao. Đánh giá kết quả học tập cũng chính là kết quả nhận thức của bản thân học sinh thông qua việc tiếp nhận các nguồn kiến thức. 2. Thực tiễn đối với việc giảng dạy và học tập môn lịch sử hiện nay: Nhìn lại thực tế nền giáo dục của nước ta cho dù đã có nhiều lần thực hiện cải cách giáo dục nhưng vẫn không thoát khỏi giáo dục theo lối thực dụng, nặng nề về mặt hình thức, còn mang tính giáo điều, chương trình còn nặng nề, quá tải. Do đó việc phấn đấu của học sinh tự tìm tòi tự hiểu biết để phát triển, khai thác và hưởng thụ cao nhất những thành quả lao động vẫn chưa loại bỏ cách giáo dục mang tính thực dụng. Ở nhà trường THCS còn chạy theo kết quả chất lượng thi của học sinh cuối cấp mà bỏ quên đi tính chất giáo dục toàn diện đối với học sinh phổ thông. Ví dụ: Kể từ năm học 2005-2006 không tổ chức thi tốt nghiệp THCS mà tổ chức xét tốt nghiệp THCS và thi tuyển vào lớp 10 các trường lại chú trọng vào các môn tham gia dự thi tuyển, còn các môn học khác thì xem nhẹ dẫn đến việc giảng dạy của giáo viên giảm nhiệt tình, chất lượng không cao. Không ít giáo viên chỉ chăm lo cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để làm bài cho tốt, không đầu tư cho học sinh một bộ óc tổng hợp, có một cái nhìn toàn diện về một thời kỳ lịch sử hay một giai đoạn lịch sử, những sự kiện lịch sử xẩy ra trong một thời kỳ lịch sử ấy. Do tính chất học theo lối thực dụng cho nên học sinh bây giờ chỉ tập trung vào học các môn chính để thi còn các môn khác các em xem nhẹ, điều nguy hại “thi gì học nấy” làm cho học vấn của học sinh bị què quặt, thiếu toàn diện. Thực tế một bài viết lịch sử học sinh viết rất logic tuy nhiên do bị què quặt về kiến thức nên lẫn lộn giữa lịch sử quá khứ hiện tại và tương lai, kể cả học sinh lớp 12, đi thi Đại học trong những năm gần đây. Đối với môn lịch sử do điều kiện kinh tế gia đình, xu thế thời cuộc nên ít đọc sách, ít đọc báo, ít xem thời sự do đó họ rất ít đưa những sự kiện nóng bỏng vào các bài học lịch sử làm cho bài học lịch sử trở nên khô khan không lôi kéo học sinh, bài giảng không thuyết phục được mọi người. Khi soạn bài ít nghiên cứu cho nên khi đặt hệ thống câu hỏi thường rơi chủ yếu vào dạng câu hỏi phát hiện có sẵn trong sách giáo khoa, ít đưa vào những câu phát huy trí lực học sinh để học sinh tìm tòi, mổ xẽ kiến thức bài học. Khi dạy xong một chương hay một học kỳ giáo viên không hệ thống lại thời gian tương ứng với những sự kiện lịch sử xảy ra để học sinh có sự hệ thống hoá, có cái nhìn tổng thể rộng hơn. 3. Nội dung chủ yếu của việc sử dụng hệ thống câu hỏi lịch sử: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử bậc THCS nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng rất có ưu thế để phát triển tư duy học sinh. Trong thực tế dạy học ở trường THCS nhiều giáo viên đã có kinh nghiệm và đã thành công trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi. Nhìn chung để sử dụng tốt hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy học chúng ta cần lưu ý mấy điểm sau: Một là: Câu hỏi và bài tập phải vừa sức, đúng với từng đối tượng, không thể đặt câu hỏi quá khó vượt khả năng tư duy của học sinh như các câu hỏi về “Đánh giá, nhận xét, phân tích ...” và cũng không quá đơn giản như: “Ai lãnh đạo, chiến thắng nào, bao giờ ...”. Cần hết sức tránh tình trạng giáo viên chưa giảng, chưa trình bày sự việc cụ thể, học sinh chưa có hiểu biết gì về sự kiện, hiện tượng lịch sử sẽ học mà đặt ra câu hỏi cho học sinh. Cách đặt câu hỏi đó sẽ trái với đặc trưng bộ môn, buộc học sinh phải nhìn vào sách giáo khoa để trả lời chứ hoàn toàn không hiểu gì về câu hỏi mà giáo viên vừa nêu ra. Hai là: Mỗi giờ học chỉ nên sử dụng từ 5 đến 7 câu hỏi, sau mỗi chương cần có câu hỏi bài tập, các câu hỏi của bài phải tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ lôgic chặc chẽ làm nổi bật chủ đề nội dung tư tưởng của bài . Ba là: Cần triệt để khai thác nội dung các loại câu hỏi trong sách giáo khoa để lựa chọn nội dung phương pháp thích hợp cho từng loại bài cụ thể. Sử dụng câu hỏi trong sách giáo khoa kết hợp với câu hỏi được sáng tạo trong quá trình soạn giảng của giáo viên phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng đồng thời phát huy được tư duy, rèn luyện được các kỷ năng học tập của các em. Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên trong dạy học lịch sử ở trường THCS tôi đưa ra những phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi như sau: a. Câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh: Trước khi cung cấp kiến thức của bài cho học sinh giáo viên nêu lên ngay câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh. Dạng câu hỏi này thường là câu hỏi có tính chất bài tập, muốn trả lời nó phải huy động lượng kiến thức cơ bản của toàn bài. Dạng câu hỏi này thường đưa ra ở đầu giờ (có thể ghi vào bảng phụ treo lên góc trái của bảng). Nó có hai tác dụng: Thứ nhất: Nó xác định rỏ ràng nhiệm vụ nhận thức của học sinh trong giờ học. Thứ hai: Nó hướng học sinh vào những kiến thức trọng tâm của bài, Huy động cao nhất các hoạt động của các giác quan của học sinh trong quá trình học tập. Đương nhiên khi đặc câu hỏi không yêu cầu học sinh trả lời ngay, mà chỉ khi giáo viên cung cấp cho các em đầy đủ sự kiện các em mới trả lời được. Giáo viên có thể ghi câu hỏi này ở phần 3 của bảng hoặc ghi vào bảng phụ treo lên ở bên trái (phải) bảng. Ví dụ: Khi dạy bài 11 sách giáo khoa lịch sử lớp 6 ”Những chuyển biến về xã hội” Giáo viên có thể ghi câu hỏi: Những chuyển biến lớn về mặt xã hội trong thời kỳ đầu của nhà nước Văn Lang như thế nào? Hay khi dạy bài 11 sách giáo khoa lịch sử lớp 7: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)” giáo viên đặt câu hỏi định hướng như: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075-1077 như thế nào? b/ Câu hỏi nhận thức kiến thức : Ngoài câu hỏi có tính chất bài tập xuyên suốt toàn bài mà giáo viên đặt ra ngay ở đầu giờ học, trong quá trình giảng dạy giáo viên phải xây dựng một hệ thống câu hỏi mang tính chất nhận thức kiến thức. Hệ thống câu hỏi này phải phù hợp với khả năng của các em, phải kích thích tư duy của các em. Đồng thời phải tạo ra mối quan hệ bên trong của học sinh và giữa học sinh với giáo viên. Thông thường căn cứ vào tính chất đặc điểm của bộ môn lịch sử mà chúng ta có các loại câu hỏi sau: Một là: Loại câu hỏi về sự phát sinh của các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chúng ta thường hay hỏi về nguyên nhân dẫn đến sự kiện lịch sử đó. Ví dụ: Nguyên nhân bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản? Loại câu hỏi này thường xuất hiện vào phần đầu của bài giảng. Bởi vì bất kỳ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nhất định và đều có nguyên nhân phát sinh của nó. Đây cũng là một đặc điểm tư duy lịch sử cần hình thành từng bước cho học sinh, nó đòi hỏi các em khi xem xét bất kỳ một sự kiện nào cũng phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể tìm ra nguyên nhân làm nảy sinh ra sự kiên đó. Hai là: Loại câu hỏi về diễn biến phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch sử: Đây là loại câu hỏi ít phải suy luận song lại phải đòi hỏi trí nhớ, phải biết nhiều sự kiện, nhân vật...Để giúp học sinh phát triển trí nhớ cần phân chia câu hỏi thành nhiều câu hỏi nhỏ, đồng thời lập các bảng niên biểu, bảng mối liên hệ giữa các sự kiện. Ví dụ: trong sách giáo khoa lịch sử lớp 6 có một loạt câu hỏi: ? Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. ? Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa bà Triệu. Ba là: Loại câu hỏi nêu đặc trưng, bản chất của các hiện tượng lịch sử, bao gồm sự đánh giá và thái độ của học sinh đối với các hiện tượng lịch sử ấy. Ví dụ: Trong lịch sử 6: Bài 21 - trang 60: Em có suy nghĩ gì về việc đặc tên nước Vạn Xuân? Bài 27 - trang 77: Nêu công lao của Ngô Quyền? Lớp 7: Kiến trúc, điêu khắc thời Lý? Thường thì những câu hỏi này rất khó đối với học sinh. Nó đòi hỏi các em phải biết phân tích, đánh giá, biết bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử, tuy nhiên giáo viên cần phải đưa thêm vào những câu hỏi gợi mở giúp các em trả lời câu hỏi chính. Bốn là: Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả. Loại câu hỏi dẫn dắt học sinh trả lời vấn đề này khá nhiều: Ví dụ: Trong bài 19 - Lịch sử 7: Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì? Trong bài 25 - Sử 7: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Cần chú ý cách trả lời của học sinh, phải trả lời theo ý trong sách tuy nhiên phải thoát ly sách giáo khoa mà phải trả lời bằng ngôn ngữ của mình chứ không lặp lại sách giáo khoa. Năm là: Loại câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại câu hỏi này vừa giúp học sinh củng cố ôn tập kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới. Ví dụ: Trong bài cách mạng tư sản Pháp, ta so sánh với cách mạng tư sản Anh. Hay: Khi dạy bài 5: Các quốc gia cổ đại ở phương Tây: trong mục III Thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ: GV tổ chức cho học sinh so sánh sự khác nhau của các giai tầng trong xã hôi cổ đại phương Đông và phương Tây. Phương Đông Phương Tây - Quý tộc - Nông dân công xã - Nô lệ trong gia đình quý tộc - Chủ nô (bao gồm cả dân tự do và quý tộc) - Nô lệ ( Là lực lượng sản xuất chính trong xã hội ) Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi để đi đến kết luận: Xã hội cổ đại phương Đông có hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, là một xã hội bóc lột nô lệ, nô lệ là người sản xuất chính của xã hội. Xã hội đó người ta gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa (đoạn đầu trang 16) sau đó đặt câu hỏi: Em hãy so sánh sự khác nhau về chế độ chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại phương Tây? Cuối cùng đi đến kết luận: Chế độ chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là quân chủ chuyên chế; còn các quốc gia cổ đại ở phương Tây là dân chủ, chủ nô hoặc cộng hoà. III/ KẾT LUẬN: Trong việc giảng dạy phải vận dụng nhiều phương pháp tổng hợp hình thành biểu tượng lịch sử trong nhận thức của các em. Từ cơ sở lý luận đến thực tiển phải trãi qua một quá trình tư duy tổng hợp. Qua thực tiển giảng dạy chương trình lịch sử THCS khi nêu ra các dạng câu hỏi cụ thể cần phải bám sát trình độ đối tượng học sinh những câu hỏi đưa ra không mang tính chất đánh đố học sinh, phải đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở cho các em những vấn đề đang nghiên cứu. Các dạng câu hỏi phải gây được tình huống lịch sử, phải quan tâm đến tất cả các loại đối tượng học sinh. Ngoài ra để gây hứng thú học tập trong học sinh giáo viên chúng ta phải cần vận dụng những câu hỏi mang tính thời sự, cập nhật lượng thông tin mới xảy ra trong nước và trên thế giới diễn ra gần đây hoặc đang diễn ra để cung cấp đến học sinh. Tuy bước đầu khi dạy phương pháp này các em còn bở ngở một số câu bắt buộc phải suy luận không khí lớp học không được sôi nổi. Càng về sau khi sử dụng hệ thống câu hỏi các em càng tập trung hơn trong giờ học tạo ra sự chú ý đến việc suy nghĩ và khai thác nội dung bài học trong sách giáo khoa. Với câu hỏi khó việc vận dụng hệ thống câu hỏi trong giờ học lịch sử các em nhớ sự kiện, thuộc bài ngay ở trên lớp, chất lượng giờ học lịch sử được nâng cao, các em càng yêu thích môn lịch sử hơn. Trong học tập lịch sử cũng như mọi môn học khác phải tiến hành đồng thời ba nhiệm vụ: Giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Trong đó yếu tố phát triển là rèn luyện khả năng tư duy và hành động. Vì lịch sử là bản thân cuộc sống phải làm cho học sinh gắn với cuộc sống. Chúng ta phải thực hiện nhuần nhuyễn ba nhiệm vụ trên vì chúng nó có liên quan hữu cơ với nhau, đòi hỏi học sinh có suy luận cao. Sức mạnh của tri thức không chỉ giới hạn ở chổ giúp học sinh có một biểu tượng đầy đủ, chính xác về một quá khứ mà các em không được chứng kiến. sức mạnh tri thức lịch sử làm cho con người có ý thức về xã hội, suy nghĩ cảm thụ những gì đã xảy ra để có trách nhiệm với hiện tại và tương lai. Với đề tài này khi dạy học chúng ta phải kên trì trong nghiên cứu soạn giảng. Có thế chúng ta mới giúp các em bắt nhịp được phương pháp học tập mới, nhằm tạo ra cho các em một biểu tượng về quá khứ lịch sử, tạo ra cho các em tính tư duy trong giờ học, có thế học sinh mới hiểu lịch sử một cách tường tận, nhớ lâu như Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam GIÁO VIÊN THỰC HIỆN PHẠM ĐÌNH TỨ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_he_thong_cau_hoi_de_phat_trien.doc