Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy Lịch sử

Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, phần lớn là những gì ta không tận mắt nhìn thấy, tai nghe. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến cận đại, hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt đ¬ược kết quả cao. Vì thế bộ môn lịch sử khó gây đ¬ược hứng thú học tập ở các em.

 Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Hơn nữa một số giáo viên chưa tạo ra được cảm xúc, rung động cho học sinh trước những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vì vậy tác dụng giáo dục của bộ môn bị hạn chế.

 Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp vì lịch sử là môn học rất thiết thực đối với mỗi người và xã hội. Nó góp phần giáo dục đạo đức và nhận thức cho học sinh, hình thành nhân cách con người. Dạy lịch sử, học sinh tìm hiểu quá khứ, biết tôn trọng quá khứ để có thái độ đúng đắn với cuộc sống hiện tại và tương lai.

 

doc24 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8303 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giỏi võ nghệ, mạnh khoẻ. Nuôi sẵn chí căm thù, nạn đói xảy ra, anh trốn vào rừng tập hợp dân nghèo nổi dậy, lấy Truông Mây làm căn cứ. Nghĩa quân đánh giết bọn cường hào lấy của cải phân phát cho dân nghèo. Do hoàn cảnh lịch sử, khởi nghĩa bị dập tắt.
 Gv chiếu lên màn hình 4 câu thơ:
“ Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.
Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành.”
 H: Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của nhân dân đối với chàng Lía?
 Hs trình bày cảm nhận: hình ảnh chàng Lía mãi khắc sâu trong lòng nhân dân.
 H: Khởi nghĩa chàng Lía thất bại nhưng đã có ý nghĩa gì? 
 Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải suy nghĩ để tìm câu trả lời.
 Gv: Thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân chống chính quyền họ Nguyễn, báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến.
2. Khởi nghia Tây Sơn bùng nổ.
 1 Hs đọc mục 2, cả lớp theo dõi.
 H: Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra trong hoàn cảnh nào?
 Hs liên hệ mục 1 để trả lời.
 H: Khởi nghĩa Tây Sơn do ai lãnh đạo ?
 * Lãnh đạo: Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
 Gv bổ sung thông tin: ba anh em sinh ra và lớn lên ở ấp Kiên Thành. Tổ tiên của ba người vốn quê ở Nghệ An tên là Hồ Phi Khang bị quân chúa Nguyễn bắt làm tù binh năm 1655 đưa vào Tây Sơn khai hoang lập ấp. Hồi nhỏ ba anh em được học thầy giáo Hiến - một nho sĩ bất bình với quyền thần Trương Phúc Loan. Nhờ đó được hiểu biết thêm về tình hình triều đình chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc buôn trầu từ vùng núi về xuôi bán nên am hiểu điạ thế, chứng kíên nhiều cảnh thống khổ của nhân dân. Năm 1771 nhân bị tên Đốc Trưng Đằng ức hiếp, Nguyễn Nhạc cùng hai em dựng cờ khởi nghĩa
H: Căn cứ ban đầu của nghĩa quân ở đâu ? 
* Mùa xuân 1771: ba anh em dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Thượng đạo.
Gv chiếu lên màn hình lược đồ khởi nghĩa. 
H: Tại sao Tây Sơn Thượng đạo được chọn làm căn cứ ? 
 Hs quan sát lược đồ và nhận xét : là vùng rừng núi rậm rạp rất thuận lời cho xây dựng căn cứ. 
H: Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị khởi nghĩa như thế nào ? 
Hs tìm hiểu trả lời: * Chuẩn bị: xây thành đắp luỹ, lập kho tàng, luyện tập quân sĩ
 Gv đọc bài hịch của nghĩa quân Tây Sơn: 
“Giận quốc phó ra lòng bội bạn nên Tây Sơn xướng nghĩa cần vương.
Trước là ngăn cột đá giữa dòng kẻo đảng giặc đặt mưu ngấp nghé.
Sau là tưới mưa dầm khi hạn kéo cùng dân khỏi chốn lầm than.” 
H: Khi mở rộng căn cứ xuống Tây Sơn Hạ đạo, nghĩa quân đã làm gì ?
Hs tìm hiểu trả lời.
 Gv bổ sung: giải phóng các làng xã, trừng trị bọn thu thuế, bãi bỏ các thứ thuế. Tấn công các đồn giải phóng tù nhân....Đi đến đâu đều đựơc nhân dân hưởng ứng tham gia.
H: Những lực lượng nào tham gia khởi nghĩa ? 
 Hs trả lời: * Lực lượng: nông dân nghèo, đồng bào dân tộc, thợ thủ công, thương nhân, hào mục.
H: Tại sao có đông đảo lực lượng tham gia khởi nghĩa ngay từ đầu ?
Để học sinh trả lời câu hỏi này, tôi chiếu lên màn hình tư liệu sau:
“Một số giáo sĩ phương Tây có mặt ở nước ta bấy giờ đã mô tả nghĩa quân Tây Sơn là: ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gơm, người mang cung tên, có người mang súng Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèoHọ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.”
 Hs suy nghĩ tìm câu trả lời: 
 Gv bổ sung: với khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” cuộc khởi nghĩa bắt mạch đúng nguyện vọng của nhân dân. Với khẩu hiệu “đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương” đã lôi kéo đựơc một bộ phận tầng lớp thống trị bất bình với Trương Phúc Loan. 
 4) Củng cố:
 Để khắc sâu bài học cho học sinh tôi cho các em chơi trò chơi giải ô chữ lịch sử sau:
Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khoá. Mỗi ô hàng ngang có một câu hỏi để học sinh giải đáp. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc. Ô chữ hàng dọc sẽ là nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học.
Ô chữ gồm có 6 ô hàng ngang và một ô hàng dọc:
1
2
3
4
5
6
- Hàng ngang số 1: Có 6 chữ cái: Một loại lâm sản mà nhân dân Đàng Trong phải nộp cho quan lại.
- Hàng ngang số 2: Có 6 chữ cái: Một hình thức bóc lột của quan lại đối với nông dân
- Hàng ngang số 3: Có 8 chữ cái: Tên một nhà bác học nước ta thế kỉ XVIII.
- Hàng ngang số 4: Có 10 chữ cái: Tên một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩaTây Sơn.
- Hàng ngang số 5: Có5 chữ cái: Nơi lập căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Hàng ngang số 6: Có 9 chữ cái: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa Chàng Lía
 Đáp án ô chữ:
1
S
Ừ
N
G
T
Ê
2
3
4
5
6
T
Ô
T
H
U
Ế
L
Ê
Q
Ú
Y
Đ
Ô
N
N
G
U
Y
Ễ
N
N
H
Ạ
C
A
N
K
H
Ê
T
R
U
Ô
N
G
M
Â
Y
Ô chữ hàng dọc là: Suy yếu
 Bài 13. Tiết 15: 
TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
 (Lịch sử lớp 9)
 Bài “Tổng kết phần lịch sử thế giới hiện đại từ sau năm 1945 đến nay” là dạng bài mang tính chất tổng kết, yêu cầu học sinh nắm được những nội dung sau:
Những nét nổi bật nhất và cũng là nội dung chủ yếu mà thực chất là những nhân tố chi phối tình hình thế giới từ sau năm 1945.
Thế giới chia thành hai phe XHCN và TBCN là dặc trung bao trùm đời sống chính trị và quan hệ quốc tế gần như toàn bộ nửa sau thế kỉ XX.
Những xu thế phát triển hiện nay của thế giới.
Đối với bài này tôi xác định trọng tâm của bài là mục I.
 Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới sau năm 1945
- Máy chiếu Projectơ
- Phiếu học tập.
Từ những yêu câu trên tôi tiến hành bài giảng theo trình tự sau :
Ổn định lớp.
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh.
.3 Giới thiệu vào bài mới :
 Chúng ta đã học phần lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. Vậy lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay có những nội dung chủ yếu nào ? Đặc trưng bao trùm đời sống chính trị và quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là gì ?
Tôi gọi một học sinh trả lời nhưng tôi không nhận xét mà dẫn vào bài mới.
I. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
Cho hs nghiên sách giáo khoa, sau đó nêu câu hỏi:
H: Lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay có những nội dung chính nào ?
Hs trả lời : có 5 nội dung.
Tôi hướng dẫn học sinh tổng kết lại từng nội dung:
Liên Xô và các nước Đông Âu.
Gv treo bản đồ thế giới. Yêu cầu học sinh xác định vị trí của Liên Xô và các nước Đông Âu.
 Học sinh quan sát bản đồ và xác định vị trí.
 Gv chiếu lên màn hình những sự kiện chính của nội dung này( ghi sai mốc thời gian): - Năm 1948 CNXH trở thành hệ thống thế giới.
 - Đến những năm 60, các nước XHCN trở thành một lực lượng hùng mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội.
 - Năm 1990 CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
 Hs quan sát trên màn hình, thảo luận và phát hiện ra chỗ chưa chính xác của sự kiện.
Gv tổ chức cho Hs trình bày ý kiến.
Gv chiếu lên màn hình đáp án đúng: 
 - Năm 1949 CNXH trở thành hệ thống thế giới.
 - Đến những năm 70, các nước XHCN trở thành một lực lượng hùng mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội.
 - Năm 1991 CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.
H: Em hãy nêu những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của CNXH từ 1950-1970?
Hs dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
H: Em có suy nghĩ gì về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu ?
Hs dựa vào kíên thức và hiểu biết của mình để trình bày suy nghĩ.
 Gv tổ chức cho Hs phát biểu theo suy nghĩ cá nhân.
 Gv nhấn mạnh: Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tác động nghiêm trọng tới cục diện thế giới nhưng không phải là sự cáo chung của CNXH mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa phù hợp, chỉ là một bước lùi tạm thời chứ không phải là sự sụp đổ của Chủ nghĩa Mác.
 2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
 Gv treo bản đồ thế giới, yêu cầu học sinh xác định khu vực Á, Phi, Mĩ Latinh.
Hs quan sát và xác định vị trí.
Gv chiếu lên màn hình những sự kiện chính của nội dung thứ hai(bỏ lửng sự kiện):
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh........
- Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa Apacthai.........
- Sau khi giành độc lập, các nước Á, Phi, Mĩ Latinh........
Hs quan sát trên màn hình, thảo luận nhóm và điền tiếp phần còn bỏ lửng.
Gv tổ chức cho Hs trình bày, gọi học sinh khác nhận xét.
Gv chiếu đáp án đầy đủ để Hs so sánh:
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh giành những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
- Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa Apacthai sụp đổ.
- Sau khi giành độc lập, các nước Á, Phi, Mĩ Latinh giành những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.
 3. Các nước TBCN.
Gv yêu cầu một Hs đọc to nội dung thứ ba, cả lớp theo dõi vào SGK.
Gv chiếu lên màn hình 2 sự kiện(trong 4 sự kiện của nội dung này).
Gv phát phiếu học tập cho hs.
 Gv tổ chức cho Hs hoạt động nhóm, tìm ra 2 sự kiện còn thiếu, ghi vào phiếu.
 Gv thu phiếu, kiểm tra sau đó chiếu lên màn hình cả 4 sự kiện để Hs đối chiếu:
- Sự phục hồi và phát triển nhanh về kinh tế của các nước TBCN.
- Mĩ trở thành nứơc tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
- Xu hướng liên kết khu vực.
- Hình thành 3 trung tâm kinh tế thế giới: Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.
 4. Quan hệ quốc tế:
H: Quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 đến naycó điều gì đáng chú ý ?
 Hs dựa vào kiến thức đã học và thông tin ở Sgk để suy nghĩ tìm câu trả lời.
 Gv tổ chức cho Hs trình bày ý kiến, gọi Hs khác nhận xét.
 Gv kết luận: - Sự xác lập trật tự hai cực Xô-Mĩ
 - Tình trạng “Chiến tranh lạnh” kéo dài.
 H: Em hiểu như thê nào về “Chiến tranh lạnh” ?
Hs dựa vào kiến thức đã học trả lời.
 Gv phát phiếu học tập cho Hs: Hoàn thành bảng thống kê các biểu hiện cụ thể của tình trạng Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ:
Liên Xô
Mĩ
- Chạy đua vũ trang
- Sản xuất vũ khí hạt nhân
- Thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava
-Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
 Hs làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê vào phiếu.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
 Gv kết luận và chiếu lên màn hình bảng thống kê đầy đủ:
Liên Xô
Mĩ
- Chạy đua vũ trang
- Sản xuất vũ khí hạt nhân
- Thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava
-Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
- Chạy đua vũ trang
- Sản xuất vũ khí hạt nhân
- Thành lập khối quân sự NATO
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
Gv bổ sung để Hs thấy được sự khủng khiếp của vũ khí hạt nhân: chỉ cho nổ 1/2 số vũ khí hạt nhân của Mĩ hoặc Liên Xô cũng đủ tiêu diệt toàn bộ sự sống của loài người trên trái đất.
	5. Cách mạng khoa học kĩ thuật.
H: Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đạt được những thành tựu nào?
Hs dựa vào kiến thức đã học trả lời.
 Gv kết luận: Cách mạng khoa học kĩ thuật với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu có ý nghĩa to lớn.
 H: Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người ?
Hs dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời, chỉ ra được những mặt tích cực và tiêu cực.
H: Hãy kể ra một vài phát minh vĩ đại của cách mạng khoa học kĩ thuật mà em biết ?
Hs dựa vào hiểu biết của mình để trả lời.
H: Trong 5 nội dung chính trên, nội dung nào chi phối và tác động sâu sắc tới tình hình chính trị và quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1945 đến nay ?
Hs thảo luận và phát biểu ý kiến.
 Gv kết luận: Trong 5 nội dung chính trên, nội dung thứ 4 đã chi phối và tác động sâu sắc tới tình hình chính trị và quan hệ quốc tế gần như toàn bộ nửa sau thế kỉ XX.
Đến năm 1989 Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, 1991 Liên Xô và Đông Âu tan rã. Vậy hiện nay thế giới phát triển theo những xu thế nào ?
 II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
H: Ngày nay thế giới phát triển theo những xu thế nào ?
Hs dựa vào kiến thức đã học và thông tin ở Sgk để trả lời:
Gv cho Hs nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận, chiếu lên màn hình để Hs đối chiếu:
-Trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo chiều hướng đa cực nhiều trung tâm
- Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
- Các nước điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
- Nguy cơ xung đột nội chiến đe doạ hoà bình, ổn định ở nhiều khu vực.
Gv nhấn mạnh: Tuy nhiên xu thế chung của thế giới là “Hoà bình, ổn 
định và hợp tác cùng phát triển”.
 4. Củng cố bài: 
Để củng cố bài tôi cho Hs chơi trò giải ô chữ.
Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc:
1
2
3
4
5
6
- Hàng ngang số 1: Có 10 chữ cái: Sự đối đầu Xô-Mĩ đưa thế giới đứng trước nguy cơ này.
- Hàng ngang số 2: Có 4 chữ cái: Tên một khối quân sự do Mĩ thiết lập.
- Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái: Tên của nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất.
 - Hàng ngang số 4: Có 5 chữ cái: Mĩ và các nước Đế quốc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để nhằm thực hiện điều này đối với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc.
 - Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Chính sách đối ngoại của Liên Xô.
 - Hàng ngang số 6: Có 7 chữ cái: Tên của vị Tổng thống Mĩ tham dự Hội nghị I-an-ta.
Đáp án ô chữ:
 1 
 2
C
H
I
Ế
N
T
R
A
N
H
N
A
T
Ô
3
4
G
A
G
A
R
I
N
Đ
À
N
Á
P
 5
H
O
À
B
Ì
N
H
6
R
U
Z
Ơ
V
E
N
Ô chữ hàng dọc: Hai phe.
 IV. KẾT QUẢ.
 Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy học sinh có hứng thú học tập, giờ học sôi nổi hơn, học sinh hăng say học tập tìm hiểu, đồng thời hiểu và nhớ được lâu khi học tập bộ môn lịch sử, chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt.
 Kết quả sau khi áp dụng đề tài của lớp 9 A, 7A
Kết quả
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Dưới trung Bình
Số lượng
37
15
20
 2
0
Tỉ Lệ %
 41
54
 5
0
Số lượng 
7 A
35
14
 1 9
2 
 0
Tỉ Lệ %
 40
 54
 6
 0
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
Trong mỗi tiết dạy giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu của tiết, mục của bài học sau đó cung cấp thông tin và phân bổ thời gian hợp lí lí để học sinh tiếp nhận thông tin.
Giáo viên đặt và sử dụng linh hoạt các câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy, tuỳ theo khối lớp và đối tượng học sinh mà vận dụng
Khi nêu câu hỏi giáo viên cố gắng sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, đủ ý, đơn giản, dễ hiểu,gợi sự suy nghĩ và tư duy của học sinh. Không nên sử dụng câu hỏi “Có” hay “Không”, “Đúng” hay “Sai” mà phải sử dụng câu hỏi phát huy tính độc lập tư duy ở các em ( tránh tình trạng học sinh trả lời một cách công thức hoặc chung chung )
Khi tổ chức học sinh tiếp nhận thông tin giáo viên chú ý sử dụng câu hỏi gợi mở ( chuẩn bị kĩ ở giáo án) để giải quyết câu hỏi đặt ra đầu giờ
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để xây dựng các câu hỏi trong các tiết dạy và vận dụng linh hoạt hơn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mỗi bài học.
Giáo viên cần kết hợp các phương tiện dạy học khác như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp... để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy 
Trong quá trình giảng dạy, ngôn ngữ nói phải truyền cảm, không quá nhanh hoặc quá chậm, phải lôi cuốn, hấp dẫn, trình bày phải có điểm nhấn, tránh đều đều.
Khi đặt câu hỏi không nên đặt câu hỏi quá dễ làm cho học sinh thoả mãn, đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình, mà phải là cho các em hiểu rằng, sự trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi do giáo viên nêu ra là tốt, song vẫn phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn và thông minh hơn.
Cần tạo cơ hội cho học sinh trong cả lớp trả lời, thảo luận nhóm, không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét song vẫn tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng để đạt kết quả tối đa. 
Giáo viên dạy môn lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
Người giáo viên Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa học và chính xác. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.Nên có những buổi học ngoại khoá, tham quan du lịch các di tích bảo tàng lich sử.
 D. KẾT LUẬN.
 Qua việc áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng trong mỗi giờ lên lớp thì trước hết giáo viên phải thực sự tâm huyết với bộ môn, thực sự đầu tư thời gian, kiến thức cho bài dạy. Lên lớp giáo viên phải có sự sáng tạo trong việc tổ chức hướng dẫn các em học. Các em phải được làm việc nhiều trên lớp. Như vậy ngoài việc thu nhận kiến thức còn rèn luyện được khả năng tư duy, tổng hợp, tìm ra kết luận. Đây là yếu tố quan trọng giúp Hs phát triển tư duy và hình thành phương pháp tự học. Chính sự hứng thú của học sinh trong mỗi giờ học và chất lượng học tập của các em được nâng lên sau mỗi bài kiểm tra phần nào khẳng định tác dụng của đề tài và là động lực giúp tôi vượt lên khó khăn để đầu tư hơn nữa cho bộ môn mà tôi yêu thích. Và tôi hy vọng rằng mình sẽ truyền tình yêu bộ môn cho nhiều học sinh hơn nữa, đưa học sinh đến với những Bạch Đằng, Chi Lăng, Cách mạng tháng Tám, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Để các em tự hào với truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, cố gắng học tập và rèn luyện xây dựng đất nước “ngày càng to đẹp hơn”.
 Vì thời gian có hạn, nên tôi chỉ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường THCS Đồng Tâm nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung thực hiện phương pháp sử dụng những câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học 
E. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
- Việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh không chỉ ở bộ môn lịch sử mà cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các môn học, ở tất cả các giáo viên và các địa bàn dân cư.
- Để có được kết quả cao trong việc dạy và học, địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, xây phòng bộ môn để thuận tiện trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
-Thực ra hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều các thiết bị dạy học . Tuy vậy đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít, vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn này theo tôi cần có những yêu cầu sau:
- Các thiết bị trường học cần có đầy đủ tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hoá hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có công với cách mạng.Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến lịch sử và cách giảng dạy bộ môn lịch sử.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử.
- Các cơ quan cần có mối quan hệ kiểm tra đồ dùng dạy học kỹ hơn trước khi mua, nhận về vì đa phần đồ dùng được trang bị đều mau hỏng hoặc không sử dụng được.
- Cần có một số nguồn kinh phí để thực hiện tham quan ngoại khoá, học hỏi thực tế tại các di tích, bảo tàng nhất là thực tế về phần lịch sử địa phương của Thủ đô Hà Nội .
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Cuối cùng chẳng có gì hơn xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THCS Đồng Tâm đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Chân thành cảm ơn quý Thầy cô cùng bạn đọc đã bỏ chút thời gian quý báu để đến với đề tài và xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.   Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Cường, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa khoa Lịch sử THCS. NXB GD, năm 2009.
2.   Bộ GD và ĐT, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Lịch sử , NXBGDVN, năm 2009. 
3.   Bộ GD và ĐT, Vụ Giáo dục Trung học, Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử cấp THCS, năm 2010. 
Đồng Tâm , ngày 12 tháng 05 năm 2011.
 Nhận xét HĐKH Người viết 
Trường THCS Đồng Tâm 
 Lê Quang Thắng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lich_su_8.doc
Sáng Kiến Liên Quan