SKKN Sử dụng niên biểu so sánh trong dạy học Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1919-1945 nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học Phổ thông

Thuận lợi và khó khăn

1.2.2.1. Thuận lợi

- Nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, tài liệu cho giáo viên chủ động,

linh hoạt, sáng tạo thiết kế, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực

học sinh.

- Các thầy cô giáo năng động, nhiệt huyết, có trình độ, kinh nghiệm trong

giảng dạy, ôn luyện học sinh.

- Sự ủng hộ nhiệt tình về vật chất, tinh thần của các bậc cha mẹ học sinh

nhất là những học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp.11

1.2.2.2. Khó khăn

- 100% GV giảng dạy Lịch sử trong trường được đào tạo nghiệp vụ sư phạm

theo chương trình cũ và chương trình giáo dục hiện hành, trong khi soạn giảng

theo định hướng phát triển năng lực là phương pháp, tổ chức dạy học mới, chưa

được áp dụng một cách phổ biến. Vì thế các giáo viên khi thực hiện việc soạn giáo

án chủ yếu là tự mày mò, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong đơn vị

hoặc qua các mối liên hệ khác.

- Thực tế hiện nay cách tổ chức thi, các bài thi của các kì thi chưa có tính ổn

định cao, đặc biệt kì thi THPTQG do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đối với bài

thi Lịch sử từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm gây không ít khó khăn cho giáo viên

và học sinh trong quá trình dạy - học. Hơn nữa, ngay trong kì thi học sinh giỏi tỉnh

và kì thi THPTQG bài thi Lịch sử học sinh phải làm ở hai dạng bài khác nhau vừa

tự luận vừa trắc nghiệm nên trong quá trình dạy - học giáo viên và học sinh rất khó

khăn trong việc chuyển đổi kiến thức, kĩ năng, năng lực.

- Việc thực hiện bài thi Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan của

kì thi THPTQG ngoài ưu điểm đo được nhiều kiến thức, kết quả đo khách quan

hơn nhưng hình thức thi đó đã phá vỡ tính logic, bản chất biện chứng của sự kiện,

hiện tượng lịch sử. Điều này gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá

trình dạy và học bộ môn.

- Học sinh lớp chọn và lớp đại trà có chênh lệch về năng lực, tác động của

yếu tố xã hội nên việc thiết kế và thực hiện những kế hoạch bài học theo định

hướng phát triển năng lực nhất là sử dụng niên biểu trong dạy học Lịch sử khó có

thể đồng bộ và thu được kết quả như mong muốn.

pdf77 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng niên biểu so sánh trong dạy học Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1919-1945 nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. 
C. Đều giành chính quyền về tay nhân dân. 
D. Đều góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới. 
Câu 41: Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự tan rã của chế độ 
xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là 
 64 
A. coi trọng thời cơ khách quan trong xây dựng và phát triển đất nước. 
B. phải tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế- xã hội. 
C. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để bảo vệ Tổ quốc. 
D. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với xã hội chủ nghĩa. 
Câu 42: Một trong những điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam những 
năm 1926-1929 là 
A. phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc. 
B. công nhân và nông dân đã liên kết với nhau trong đấu tranh. 
C, công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt 
Nam. 
D. phong trào công nhân đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng 
vô sản. 
Câu 43: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2-1930) và 
Luận cương chính trị (10-1930) là 
A. xác định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 
B. xác định lực lượng tham gia cách mạng là công nhân và tiểu tư sản. 
C. xác định mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội. 
D. xác định nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp và tư sản. 
Câu 44: Điểm giống nhau của phong trào cách mạng 1930-1931 với phong trào 
dân chủ 1936-1939 là 
A. nhiệm vụ chiến lược. B. nhiệm vụ trước mắt. 
C. lực lượng tham gia. D. hình thức đấu tranh. 
Câu 45: Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về chủ trương và đường lối của phong 
trào cách mạng 1930-1931 và phong trào 1936-1939 là 
A. do tác động của tình hình thế giới và trong nước. 
B. do sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. 
C. tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. 
D. do Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân ta. 
Câu 46: Hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936-1939 có điểm gì mới so 
với phong trào cách mạng 1930-1931? 
A. Phong phú và quyết liệt. B. Bí mật và bất hợp pháp. 
B. Công khai và hợp pháp. D. Đấu tranh vũ trang. 
Câu 47: Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là 
A. giải phóng dân tộc. 
B. cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
 C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 
D. dân tộc dân chủ nhân dân. 
 65 
Câu 48: Mặt trận nào mang tính quyết định đến thắng lợi của kháng chiến chống 
Pháp (1945-1954) ? 
A. Quân sự B. Chính trị 
C. Ngoại giao D. Binh vận 
Câu 49: Điểm giống nhau giữa cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến 
chống Pháp (1945-1954) là 
A. đều nhận được sự ủng hộ của quốc tế. 
B. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 
C. lật đổ ách thống trị của phong kiến. 
D. có sự đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương. 
Câu 50: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh 
từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? 
A. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giành chính 
quyền. 
B. Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt quần chúng đấu tranh. 
C. Phối hợp với lực lượng Đồng minh tham gia giành chính quyền. 
D. Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước khởi nghĩa giành chính quyền. 
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG TỰ LUẬN 
Câu 1: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế 
Việt Nam đã có những chuyển biến nào? Vì sao quan hệ sản xuất tư bản chủ 
nghĩa đã du nhập vào Việt Nam, nhưng nền kinh tế Việt Nam không thể trở 
thành nước tư bản chủ nghĩa? 
a. Những chuyển biến kinh tế Việt Nam 
- Về cơ cấu kinh tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, đã hình thành 
những ngành kinh tế mới như: công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, tài 
chính ngân hàng 
+ Trong nông nghiệp, Pháp tập trung vào đồn điền, nhất là đồn điền trồng cao 
su. 
+ Trong công nghiệp, khai thác mỏ được đầu tư và mở rộng hơn (chủ yếu là 
mỏ than). Công nghiệp chế biến và dịch vụ được đẩy mạnh phát triển như xay xát, 
rượu, dệt. 
+ Trong thương nghiệp, cả ngoại thương và nội thương có bước phát triển. 
Ngân hàng Đông Dương nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Việt Nam. 
+ Giao thông vận tải tiếp tục phát triển, phục vụ cho khai thác nguyên liệu, lưu 
thông hàng hóa, quân sự. 
 66 
- Về vùng kinh tế và thành phần kinh tế: 
+ Bước đầu xuất hiện vùng kinh tế đặc trưng, vùng mỏ, đồn điền. 
+ Xuất hiện nhiều thành phần kinh tế như kinh tế tư bản tư nhân, tư bản nhà 
nước... 
- Về tính chất: Nền kinh tế tư bản tiếp tục du nhập vào Việt Nam và bao trùm 
nên nền kinh tế phong kiến. Kinh tế nước ta vẫn còn lạc hậu, nghèo nàn, mất cân 
đối, cột chặt vào nền kinh tế Pháp. 
b. Giải thích 
- Chính trị: Pháp không xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến: trên cơ sở đầu 
hàng đế quốc, một bộ phận đại địa chủ phong kiến được Pháp nuôi dưỡng làm tay 
sai, phục vụ mục đích khai thác. 
- Về kinh tế: Mặc dù Pháp có du nhập quan hệ sản xuất phong kiến ở Việt Nam 
nhưng không du nhập một cách hoàn chỉnh mà vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong 
kiến, kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận. 
- Do chính sách trên, những tàn tích của chế độ phong kiến còn rất nặng nề, trở 
thành lực cản đối với phát triển đất nước. Việt Nam không thể phát triển trở thành 
nước tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế mang tính chất thuộc địa nửa phong kiến. 
Câu 2: Phân tích vai trò của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên? 
a. Giới thiệu sơ lược về Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập (6 – 1925) 
là một tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản. 
b. Vai trò 
Góp phần giải quyết vấn đề đường lối cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX: 
- Hội tích cực tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh 
hướng vô sản vào Việt Nam, xác lập con đường cứu nước mới. 
- Nhờ có lí luận cách mạng tiên tiến, giai cấp công nhân Việt Nam ngày một 
trưởng thành, chuyển dần từ tự phát sang tự giác. 
- Tích cực chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam. 
+ Về tư tưởng chính trị: Hội viên của Hội “học làm cách mạng, công tác bí 
mật”. Sau khi học xong, phần lớn số học viên đó “bí mật về nước truyền bá lí luận 
giải phóng dân tộc”. Đây là sự chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho sự ra 
đời của Đảng và hình thành cương lính chính trị Đảng. 
+ Về tổ chức: Hội là tổ chức quá độ để tiến tới thành lập Đảng. 
+ Hội đã tập hợp lực lượng và nhanh chống phát triển hội viên trong cả nước, 
góp phần đào tọa đội ngũ cán bộ đầu tiên cho cách mạng. 
+ Năm 1929, Hội có sự phân hóa tích cực, hình thành hai tổ chức cộng sản, sau 
này được hợp nhất thành ĐCS Việt Nam 
Góp phần vào thắng lợi của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành 
quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 
 67 
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng Việt Nam có hai khuynh hướng 
vô sản và tư sản song song tồn tại, đều nỗ lực vươn lên giải quyết nhiệm vụ dân 
tộc. Sự ra đời và hoạt động của Hội góp phần làm cho phong trào yêu nước chuyển 
dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản 
Câu 3: Vì sao nói phong trào cách mạng 1930 – 1931 mang nội dung mới 
so với phong trào yêu nước trước đó? 
- Về lãnh đạo, phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam 
lãnh đạo... Các phong trào yêu nước trước năm 1930 thường là do các giai cấp 
hoặc 1 số tổ chức lãnh đạo nhưng đều thất bại và chấm dứt vai trào lãnh đạo phong 
trào cứu nước. 
- Về đối tượng cách mạng, mục tiêu đấu tranh: nhằm chống lại kẻ thù của dân 
tộc là đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai. Lần đầu tiên đã nhằm trúng 2 kẻ thù 
của cách mạng Việt Nam. Các phong trào yêu nước trước năm 1930 thường chỉ 
đấu tranh chống lại đế quốc Pháp và chưa chống lại phong kiến tay sai và chưa có 
đường lối chính trị đúng đắn nên nhiều phong trào đều có kết cục thất bại 
- Về quy mô: Diễn ra trên cả nước, từ Bắc chí Nam, từ nông thôn đến thành thị; 
từ các nhà máy đến các hầm mỏ và đồn điền nhưng mang tính thống nhất cao vì 
đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Phong trào yêu nước trước năm 1930 còn diễn ra 
lẻ tẻ, tự phát nhiều nên dễ dàng bị pháp đàn áp và quy mô nhỏ lẻ. 
- Về lực lượng: 
+ Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, từ công nhân, nông 
dân đến các tầng lớp nhân dân ở thành thị... Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam 
công nhân và nông dân liên kết với nhau tạo thành 1 khối liên minh vững chắc 
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phong trào yêu nước 
+ Trước 1930 thành phần tham gia chưa nhiều, chưa lôi cuốn được đông đảo 
quần chúng tham gia vì lợi ích cũng chỉ dành cho 1 bộ phận, 1 giai cấp nhất định 
- Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt: 
+ Phong phú: bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, bãi khoá... 
+ Quyết liệt: phá đồn điền, nhà lao, nhà ga, bao vây huyện đường, làm tan rã 
bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng ở một 
số nơi, nhất là chính quyền Xô viết ở vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ và Hà Tĩnh. 
+ Các phong trào yêu nước trước năm 1930 cũng có biểu tình, bãi công, bãi khóa 
nhưng chủ yếu là nhỏ lẻ ở 1 số địa phương nhất định. 
=>Với tất cả những ý trên đã chứng minh thấy phong trào cách mạng 1930-
1931 thực sự là bước phát triển hơn hẳn so với các phong trào yêu nước trước đó, 
và đây cũng là sự chuẩn bị thứ 2 và là lần diễn tập đầu tiên cho cách mạng tháng 
Tám sau này. 
Câu 4: Phân tích vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng tháng 
Tám 1945 ở Việt Nam. 
1. Xây dựng lực lượng chính trị: Là nơi tập hợp, giác ngộ, rèn luyện lực lượng 
chính trị cho cách mạng tháng Tám... Chính lực lượng chính trị hùng hậu này giữ 
vai trò quyết định trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 
 68 
2. Cùng với Trung ương Đảng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách 
mạng. 
 - Lực lượng vũ trang phát triển mạnh như các Trung đội Cứu quốc quân... 
Chính lực lượng vũ trang này trở thành lực lượng xung kích, nòng cốt, hỗ trợ quần 
chúng nổi dậy khi thời cơ đến. 
- Việt Minh cũng tích cực tham gia xây dựng căn cứ địa. Với sự ra đời của khu 
giải phóng Việt Bắc, 10 chính sách của Việt Minh được ban bố góp phần xây dựng 
Việt Bắc thành hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. 
3. Lãnh đạo quần chúng nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 
- Khi thời cơ đến, Tổng bộ Việt Minh cùng với Trung ương Đảng đã huy động 
toàn bộ dân tộc ra sức chuẩn bi lực lượng về mọi mặt, lãnh đạo nhân dân từ khởi 
nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Góp 
phần lập ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 2 – 9 – 1945. 
4. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Vịêt Minh tiếp tục củng 
cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền 
mới., chuẩn bị cho kháng chiến. 
 69 
PHỤ LỤC 2 
PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN 
Thầy (cô) vui lòng trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Thầy (cô) thường sử dụng phương pháp nào khi dạy bộ môn Lịch sử? 
Rất 
thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Hiếm 
khi 
Hầu 
như 
không 
Thuyết trình, trao đổi đàm thoại 
Thảo luận nhóm 
Giao bài tập về nhà nghiên cứu 
Hướng dẫn làm thực hành 
Gợi mở, kích thích khám phá 
Nêu vấn đề, yêu cầu thực hiện 
trải nghiệm, báo cáo kết quả 
Phương pháp dạy học khác 
Câu 2: Thầy (Cô)nhận thấy việc thiết kế, sử dụng niên biểu trong dạy học 
Lịch sử để phát triển năng lực cho HS như thế nào? 
Rất khó Khó 
Bình 
thường 
Dễ Ý kiến khác 
Câu 3: Sau khi nghiên cứu thiết kế, sử dụng niên biểu và dự giờ Lịch sử có sử 
dụng niên biểu Thầy (Cô) thấy việc thiết kế, sử dụng niên biểu trongdạy học Lịch 
sử như thế nào? 
Rất khó Khó 
Bình 
thường 
Dễ Ý kiến khác 
Câu 4: Khả năng vận dụng việc thiết kế, sử dụng niên biểu trong dạy học 
Lịch sử để phát triển năng lực HS đối với Thầy (Cô) như thế nào? 
Rất 
khó 
Khó 
Bình 
thường 
Dễ 
Dễ hơn 
trước 
Ý kiến khác 
 70 
PHỤ LỤC 3 
PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC SINH 
Các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Sự hứng thú học tiết Lịch sử có sử dụng niên biểu của em ở mức độ nào? 
Rất thích Thích Bình thường Ghét Rất ghét 
Câu 2: Kiến thức Lịch sử mà em tiếp thu được sau khi học tiết có sử dụng niên 
biểu ở mức độ nào? 
Rất khó 
 ghi nhớ 
Khó ghi nhớ Rất dễ 
 ghi nhớ 
Dễ ghi nhớ Bình thường 
Câu 3: Sau khi học xong những tiết học Lịch sử có sử dụng niên biểu, việc vận 
dụng để giải quyết các dạng bài của các em ở mức độ như thế nào? 
 Rất tốt Tốt Chưa tốt Rất khó 
 71 
PHỤ LỤC 4 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS Ở LỚP 12 CƠ BẢN VÀ LỚP 12 
CƠ BẢN A 
Câu 1: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác 
thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã 
A. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới. 
B. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác. 
C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam trở thành một giai cấp. 
D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản. 
Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp chú trọng đầu tư phát triển 
nông nghiệp, vì 
A. vốn đầu tư ít, đem lại lợi nhuận cao. 
B. Việt Nam có nhiều đồng bằng rộng lớn. 
C. có nguồn nhân công dồi dào. 
D. điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển nông nghiệp. 
Câu 3: Điểm mới của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) 
của Pháp là 
A. đầu tư vào ngành nông nghiệp và khai mỏ . 
B. vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa. 
C. tăng cường đầu tư vốn, mở rộng quy mô khai thác. 
D. đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng. 
Câu 4: Nhận xét nào đúng về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai 
(1919 – 1929) đối với nền kinh tế Việt Nam ? 
A. nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ theo chiều hướng tích cực. 
B. kinh tế Việt Nam trở nên lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp. 
C. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. 
D. kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước mới, nhưng bị kìm hãm và lệ 
thuộc vào Pháp. 
Câu 5: Điểm giống nhau về mặt xã hội của hai cuộc khai thác thuộc địa mà Pháp 
tiến hành ở Việt Nam là 
A. đều tồn tại giai cấp địa chủ và nông dân. 
B. có sự ra đời của các giai cấp mới. 
C. có sự ra đời của bộ phận sỹ phu tư sản hóa. 
 72 
D. có sự ra đời của giai cấp nông dân. 
Câu 6: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác 
so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương? 
A. Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đảng vô sản. 
B. Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng. 
C. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột. 
D. Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc. 
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 
10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2 – 
1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam? 
A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. 
B. Đề ra phương hướng chiến lược. 
C. Xác định phương pháp đấu tranh. 
D. Xác định giai cấp lãnh đạo. 
Câu 8: Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh”Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng 
tư sản dân quyền”? 
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. 
 B. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh. 
C. Luận cương chính trị của Đảng. 
D. Xung quanh vấn đề chính sách mới. 
Câu 9: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào 
công nhân Việt Nam có đặc điểm gì ? 
A. Mang tính tự phát. B. Mang tính tự giác. 
C. Chuyển dần sang tự giác. D. Bước đầu chuyển sang tự giác. 
Câu 10: Sự kiện nào tạo ra chuyển biến về số lượng và chất lượng trong phong trào 
công nhân Việt Nam? 
A.Thành lập tổ chức Công hội (1920). 
B. Bãi công của thợ mảy xưởng Ba Son (1925). 
C. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (1926). 
D. Thực hiện phong trào “vô sản hóa” (1928). 
Câu11: Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân 
ở các nước tư bản Âu - Mỹ là 
A. ra đời sau giai cấp tư sản. B. ra đời cùng giai cấp tư sản . 
 73 
C. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản. D. ra đời trước giai cấp tư sản. 
Câu 17: Chủ trương “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực 
chất là 
A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối. 
B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác. 
C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp. 
D. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động. 
Câu 12: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng 
sản Việt Nam vì 
A. đoàn kết các tầng lớp trong xã hội Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng 
dân tộc. 
B. góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. 
C. chuẩn bị tư tưởng chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt 
Nam. 
D. tạo chuyển biến về chất trong phong trào công nhân. 
Câu 13: Điểm khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) 
với Việt Nam Quốc dân Đảng (1927) là 
A. khuynh hướng chính trị. B. lực lượng tham gia. 
C. cơ cấu tổ chức. D. tôn chỉ mục đích. 
Câu 23: Việt Nam Quốc dân Đảng (1927) và Việt Nam Quang phục hội (6 – 1912) 
có điểm giống nhau về 
A. khuynh hướng chính trị. B. việc xác định lực lượng chủ lực. 
C. địa bàn hoạt động. D. chương trình hành động. 
Câu 14: Điểm nổi bật nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là 
A. vai trò lãnh đạo của Đảng và hình thành liên minh công – nông. 
B. tập hợp đông đảo quần chúng và thành lập đội quân chính trị. 
C. Đảng kiên định trong đấu tranh. 
D. đấu tranh hợp pháp, công khai. 
Câu 15: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 được 
biểu hiện ở chỗ 
A. diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy. 
B. hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt. 
C. lần đầu tiên có sự lãnh đạo của chính Đảng. 
 74 
D. không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp. 
Câu 16: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 để lại bài học kinh nghiệm 
gì cho Cách mạng tháng Tám 1945? 
A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền. 
B. Kết hợp hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp. 
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 
D. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng. 
Câu 17: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho 
thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã 
A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai. 
B. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930). 
C. bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. 
D. xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo. 
Câu 18: Điểm mới của Hội nghị 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là 
A. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc. 
B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến. 
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. 
D.tạm gác khẩu hiểu cách mạng ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng. 
Câu 19: Điểm chung của Hội nghị tháng 9-1939 và Hội nghị tháng 5-1941 của Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện ở nội dung 
nào? 
A. Nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc. 
B. Thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
C. Thực hiện khẩu hiểu cách mạng ruộng đất. 
D. Thành lập Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 
Câu 20: Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cách 
mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có điểm gì giống nhau? 
A. Đều giành độc lập, tự do dân tộc 
B. Đều giải phóng một phần đất nước. 
C. Đều giành chính quyền về tay nhân dân. 
D. Đều góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới. 
 75 
PHỤ LỤC 5. 
Những hình ảnh học tập của học sinh lớp thực nghiệm 12 A4, 12A6 
Hoạt động nhóm lập bảng so sánh tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và 
tổ chức Việt Nam quốc dân đảng 
 76 
 Hình ảnh thuyết trình sản phẩm hoạt động nhóm so sánh tổ chức Hội Việt Nam 
cách mạng Thanh niên và tổ chức Việt Nam quốc dân đảng 
 77 
Hình ảnh bài thu hoạch của học sinh khi so sánh hai tổ chức Hội Việt Nam 
cách mạng Thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_nien_bieu_so_sanh_trong_day_hoc_lich_su_viet_na.pdf
Sáng Kiến Liên Quan