Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp THCS nhằm phát triển năng lực của học sinh

Khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, xu hướng toàn cầu hoá và cách mạng công nghệ thì “một trong những chìa khoá để vượt qua những thách thức của thế kỷ mới là giáo dục”. Định hướng về giáo dục của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là: “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Hoà cùng xu thế chung của thế giới, Giáo dục Việt nam cũng đang đổi mới một cách toàn diện. Nghị quyết trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức của người học ; Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức , kỹ năng, phát triển năng lực.”.

Chính vì vậy, người giáo viên sẽ có một vai trò, vị trí mới. Muốn thực hiện tốt vai trò mới của mình thì người giáo viên phải tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Một trong những phương pháp dạy học hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong cải cách giáo dục đó là sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức về di sản để giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị của di sản, qua đó giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản, đồng thời, góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức dạy học trong môn Giáo dục Công dân.

Là người quản lý chỉ đạo chuyên môn cấp THCS, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS, chúng tôi luôn suy nghĩ, trăn trở trước mỗi bài dạy. Ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, mỗi bài dạy cần sử dụng di sản như thế nào, đặc biệt là những di sản văn hóa của Ninh Bình, để làm sao có thể thực hiện tốt mục tiêu của giờ dạy, giúp học sinh có thêm những hiểu biết của mình về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Ninh Bình nói riêng, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức. Đồng thời giáo dục học sinh những hiểu biết về quê hương, bồi dưỡng lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước. Giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào đời sống thực tế của học sinh.

Qua thực tế quá trình dạy học, nhất là khi dạy các bài có tính thực tiễn trong SGK môn GDCD và một số tiết thực hành ngoại khóa các vấn đề địa phương, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong một số tiết học môn GDCD và một số tiết thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương Ninh Bình nhằm phát triển năng lực học sinh là hết sức cần thiết, giúp học sinh hiểu rộng hơn về quê hương Ninh Bình, hiểu về lịch sử, thiên nhiên, văn hóa, các vấn đề về khoa học, xã hội của tỉnh ta. Từ đó giáo dục học sinh lòng tự hào, yêu mến quê hương, thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân phải làm gì để đóng góp công sức xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp.

 

doc84 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản văn hóa Ninh Bình trong dạy học môn Giáo dục công dân cấp THCS nhằm phát triển năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng địa phương những việc làm để duy trì, bảo tồn, bảo trì di sản văn hoá.
- Có ý thức bảo vệ môi trường. 
- Tự hào với những truyền thống lịch sử, văn hoá của quê huơng Ninh Bình.Biết ơn những người có công xây dựng , bảo vệ đất nước.
B. phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm
- Xem băng hình
- Tham quan thực tế.
C. Chuẩn bị tài liệu và phương tiện dạy và học
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án.
- Sưu tầm tranh ảnh, băng hình về các di sản văn hoá.
- Máy chiếu 
- Bài tập.
- Tình huống.
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Tài liệu sách báo, tạp chí nói về di sản văn hoá.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị một số tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương Ninh Bình.
D. các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị, sưu tầm những tranh ảnh về di sản văn hoá ở Ninh Bình của học sinh theo nhóm.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Giới thiệu bài
* Giáo viên sử dụng phương pháp động não.
* Cách thức tiến hành.
GV: Cho học sinh xem một đoạn phim ngắn Khu du lich Tam Cốc Bích Động.
Hỏi: Đoạn phim trên nói về địa danh nào?
HS: - Đó chính là khu du lịch Tam Cốc Bích Động.
GV: Vào bài:
Các em ạ. Ninh Bình là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, với nhiều danh thắng, quần thể du lịch hấp dẫn như Tam Cốc- Bích Động mà các em vừa theo dõi. Có khu hang động và sinh thái Tràng An. Có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân LongCùng với những danh thắng nổi tiếng nói trên, Ninh Bình còn có nhiều cụm,quần thể di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nổi tiếng, hấp dẫn du khách du lịch trong nước và quốc tế như: Cố đô Hoa Lư, thành cổ Trường Yên, đền Thái Vi, Nhà thờ đá Phát Diệm
Những nét đặc trưng về truyền thống lịch sử và văn hoá đó luôn hoà quyện, gắn kết với nhau, tạo nên sắc thái riêng của vùng đất Ninh Bình.
Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ đến với những địa danh nổi tiếng vùng đất Ninh Bình để tìm hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử của những di sản. Để chúng ta biết yêu hơn, quý trọng hơn và biết bảo vệ những giá trị văn hoá đó.
Hoạt động 2: 
Nhận xét ảnh 
* Yêu cầu về kiến thức: 
- Học sinh biết được một số di sản văn hoá ở địa phương Ninh Bình.
- Kiến thức lịch sử: Nắm được tiểu sử Đinh Bộ Lĩnh. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh trong quá trình thống nhất đất nước.
- Kiến thức địa lí: Giúp học sinh tìm hiểu vị trí địa lí, cấu tạo địa chất, giá trị kinh tế của khu du lịch sinh thái Tràng An.
* Phương pháp:
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp động não.
- Phương pháp trò chơi.
* Cách thức tiến hành.
GV: Cho học sinh quan sát 4 bức ảnh 
HS: Quan sát phát biểu ý kiến cá nhân.
GV: Sau khi giới thiệu 4 bức ảnh, GV đặt câu hỏi:
Hỏi : Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 4 bức ảnh trên?
HS : Dựa vào SGK hoặc sự hiểu biết để trả lời câu hỏi.
GV : Chiếu kết quả trên máy chiếu.
Hỏi : Em hiểu gì về tích Cờ lau tập trận ? Tích này liên quan đến nhân vật lịch sử nào ?
HS : Tiết mục tập trận cờ lau ở hội Trường Yên ban đầu vốn là một lễ tiết, mà sau đã trở thành một trò diễn dân gian. Tập trận cờ lau là cuộc diễn xướng gợi về thời niên thiếu của vua Đinh cùng các bạn trẻ mục đồng tập trận, lấy những bông lau làm cờ
- Tích này liên quan đến nhân vật lịch sử là vua Đinh Tiên Hoàng.
GV : Tích hợp kiến thức bài 7 bài 8 môn lịch sử 7 để giảng cho học sinh về tích Cờ lau tập trận và đền thờ vua Đinh và vua Lê.
GV : Bổ xung thêm
Theo hồi ức của một số bô lão là người vùng Hoa Lư thì nơi diễn ra cuộc tập trận cờ lau là một khoảng bình nguyên đồng cỏ rộng ngay dưới chân núi Mã Yên, phía trước cổng đền thờ vua Đinh ngày nay. Đội quân tập trận gồm 50-60 thiếu niên tuổi chừng 13 đến 16, là người địa phương. Các thiếu niên này được chia thành hai cánh(hai phe). Trang phục của hai toán khác nhau về màu áo (cũng có người kể rằng : cả hai toán quân tập trận cờ lau xưa cởi trần, mặc quần cộc, có giắt những cành lá cây quanh người). Mỗi nghĩa quân có giắt chéo hai bông lau ở sau lưng, tay cầm gậy (nếu đấu gậy) hoặc kiếm (nếu đấu kiếm). Mỗi bên có một tướng chỉ huy,mà một trong hai tướng ấy chính là Đinh Bộ Lĩnh.
Hỏi : Em có thể trình bày một số nét về vua Đinh Tiên Hoàng ?
HS : Đinh Tiên Hoàng là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành vị vua đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.
GV : Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở VN, vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
 Ảnh 2 chính là đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tại xã Trường Yên Huyện Hoa Lư.
Hỏi :Triều đại nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt ra đời có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử Việt Nam ?
HS : Lịch sử Đại Cồ Việt là trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong thời kì đầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Là thời kì khởi đầu để mở ra một kỉ nguyên độc lập lâu dài xuyên suốt các triều đại Đinh- Lê- Lí và Trần
Hỏi : Quan sát bức ảnh thứ 4. Nêu hiểu biết của em về Khu du lich sinh thái Tràng An ?
HS : Tràng An là một quần thể danh thắng thuộc cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.Nơi đây gồm hệ thống dãy núi đá vôi với hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích lịch sử gắn với triều đại nhà Trần.
Hỏi : Về cấu tạo địa chất khu danh thắng Tràng An có đặc điểm gì ?
HS : Khu vực Tràng An được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi. Theo em biết đây là một vùng biển cổ, qua quá trình biến đổi địa chất mà cấu tạo nên. Sự vận động địa chất kiến tạo nên dòng chảy trong hang động đá vôi.
GV : Vận dụng kiến thức môn địa lí giảng giải cho học sinh về địa chất thuỷ văn khu sinh thái Tràng An.
 Theo nhiều nhà nghiên cứu về tự nhiên, đặc trung tiêu biểu nhất của địa chất địa mạo ở Tràng An là số lượng hang động rất phong phú, đa dạng về hình thái, chủng loại, tạo thành từng cụm, thạch nhũ đa dạng, kết cấu tầng lớp liên hoàn, có hang động xuyên thuỷ, hang động thông và hang ngầm. 
Hỏi : Đặc điểm địa chất trên có ý nghĩa như thế nào ?
HS : Đặc điểm điạ chất trên có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khí hậu và sự tiến hoá địa hình. 
GV : Bổ xung :
Có thể coi khu sinh thái hang động Tràng An như một bảo tàng địa chất ngoài trời.Có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khí hậu và sự tiến hoá địa hình, ghi dấu các thời kì biển dâng. Nghiên cứu sự thích nghi của con người trong thời kì biển tiến, biển lùi và sự biến đổi của môi trường khí hậu về thời kì này.
Hỏi : Từ đặc điểm và phân loại trên, em hãy nêu một số ví dụ về các di sản văn hoá ở địa phương Ninh Bình ?
GV : Cho học sinh thi đua theo nhóm, trình bày kết quả bằng bảng phụ.đại diện nhóm trả lời.
HS : Theo dõi và bổ xung.
Hỏi : Em có nhận xét gì về di sản văn hoá ở địa phương Ninh Bình. ?
GV : Kết luận : 
- Tính đến năm 2009, Ninh bình có 794 di tích, trong đó có 78 di tích được Bộ văn hóa- Thể thao và du lịch công nhận .Trong đó Di tích lịch sử Cố đô- Hoa Lư được xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia.
- Các di sản văn hoá của Ninh Bình được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau: Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, trong lĩnh vực văn hoá, trong lao động sản xuất
I. Di sản văn hoá ở Ninh Bình
Ảnh 1: Diễn trò cờ lau tập trận: Diễn lại tích Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu tập trận giả tại Thung Lau.
Ảnh 2: Cố đô Hoa Lư gắn liền với tên tuổi của Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Hai vị vua có công đầu và đặt nền móng cho kinh đô Hoa Lư.
Ảnh 3: Một buổi tập của CLB chèo xã Khánh Cường (huyện Yên Khánh)
Ảnh 4: Khu du lịch sinh thái Tràng An là khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực có nhiều hang động và di tích lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần
-> Di sản văn hoá của Ninh Bình đa dạng và phong phú về thể loại gồm: di sản văn hoá vật thể( danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá), và di sản văn hoá phi vật thể(các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian)
Hoạt động 3:
Tìm hiểu ý nghĩa của di sản vă hoá đối với Ninh bình
* Yêu cầu kiến thức:
- Hiểu được giá trị lịch sử và văn hoá của di sản văn hoá của địa phương.
* Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
Để học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa của di sản đối với địa phương Ninh Bình. 
GV: 
- Cho học sinh làm việc theo nhóm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và trình bày về giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị kinh tế của một số di sản văn hoá của địa phương.
Nhóm 1: Tìm hiểu về Đền Thái Vi
Nhóm 2: Tìm hiểu về hát xẩm
Nhóm 3:Tìm hiểu về nghề thêu ren truyền thống.
HS: Thảo luận nhóm dựa trên yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà.
 Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Nhóm 1: Dựa vào kiến thức lịch sử trả lời:
- Đền Thái Vi là một ngôi đền nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh hải, huyện Hoa Lư. Nơi đây thờ các vua đầu nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và tường Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải.
- Sau cuộc kháng chiến Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con, rồi lui về vùng núi Vũ Lâm tu hành, lập am Thái Vi.
 - Dựng am thái Vi vua Trần Thái Tông chiêu mộ dân lưu tán đến để khai hoang lập ấp, mở mang đường gia thông, tôn tạo những nơi xung yếu, chuẩn bị sẫn sàng với tình thế khẩn trương.Nhiều cuộc họp quan trọng của triều đình, dưới sự chủ trì của Trần Thái Tông đã được tổ chức ở đây.Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2, nơi đây là căn cứ địa vững chắc của quân dân nhà Trần.
Hỏi: Di tích lịch sử đền thái Vi có ý nghĩa như thế nào?
HS: Di tích cho ta biết về cội nguồn đất nước, dân tộc, là bằng chứng hùng hồn về lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ đi trước.
Nhóm 2:
 - Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. “Xẩm ”cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm- thường lànhững người khiếm thị đi hát rong kiếm sống. Do đó xẩm có thể coi là một nghề.
- Hiện nay, tỉnh Ninh Bình có nghệ nhân Hà Thị Cầu được coi là người hát xẩm cuối cùng của thế kỉ XX.Ninh Bình đang có nỗ lực đệ trình UNESCO công nhận xẩm là di sản văn hoá thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp. 
Hỏi: ý nghĩa của di sản văn hoá hát xẩm?
- Hát xẩm làm phong phú và làm giàu thêm nền văn hoá Việt Nam, là cơ sở sáng tạo giá trị tinh thần mới.
GV: Cho học sinh xem một đoạn video về nghệ thuật hát xẩm của nghệ nhân Hà Thị Cầu..
Nhóm 3:
- Tương truyền năm 1285 khi vua Trần Thái Tông về vùng Ninh Hải lập căn cứ chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2.Bà Trần Thị Dung là vợ thái sư Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về đây đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren.
- Hiện nay ở Ninh Hải, gia đình nào cũng có khung thêu, to nhỏ khác nhau. Băng đôi tay khéo léo, mềm mại,người thêu ren đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật rất tinh xảo.
Hỏi: Nghề thêu ren có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Ninh Bình nói riêng và của văn hoá dân tộc nói chung?
- Là vẻ đẹp của người dân Ninh Bình, thể hiện được truyền thống tốt đẹp của vùng quê Ninh Hải.
- Là nguồn thu nhập cho một bộ phận dân cư.
- Làm giàu kho tàng văn hoá và góp phần mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
GV: Chiếu một số hình ảnh của nghề thêu ren Ninh Hải.
GV: Chiếu hình ảnh một số di sản văn hoá ở địa phương Ninh Bình.
Hỏi: ý nghĩa của các di sản văn hoá đối với Ninh Bình?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Chiếu kết quả.
GV: Kết luận: Các di sản văn hóa có ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục truyền thống, ý nghĩa văn hóa, giá trị kinh tế- xã hội.Bảo vệ di sản văn hóa còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người- một vấn đề bức xúc của xã hội văn minh, hiện đại.
II. ý nghĩa của di sản văn hoá đối với Ninh Bình.
- Di sản văn hoá giúp ta hiểu về cội nguồn đất nước, dân tộc, từ đó nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
- Di sản văn hoá là tài sản vô giá của đất nước, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới, là bằng chứng hùng hồn về lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Di sản văn hoá địa phương Ninh Bình góp phần làm phong phú và làm giàu thêm nền văn hoá Việt Nam.
- Di sản văn hoá của Ninh Bình là tiềm năng to lớn cho Ninh Bình phát triển ngành du lịch.
Tiết 2
Hoạt động 4
xác định trách nhiệm của công dân – học sinh trong việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương ninh bình
* Yêu cầu kiến thức:
- Học sinh nắm được một số giải pháp bảo vệ di sản văn hoá nói chung và của địa phương Ninh Bình nói riêng.
* Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp động não.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
* Cách thức tiến hành.
Hỏi: Vì sao phải bảo vệ di sản văn hoá ở Ninh Bình?
HS: Di sản văn hoá ở Ninh Bình là tài sản quý giá của địa phương Ninh Bình. Là công dân – học sinh Ninh Bình, mỗi học sinh cần có ý thức trách nhiệm góp phần vào việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hoá này.
Hỏi: Trách nhiệm chung của công dân – học sinh trong việc giữ gìn các di sản văn hoá của địa phương?
HS: Tìm hiểu SGK trả lời.
Hỏi: Công dân- học sinh cần có những việc làm cụ thể nào để giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hoá?
GV: Cho học sinh làm việc cá nhân thông qua phiếu học tập. 
GV: Thu phiếu học tập. Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học và chiếu nội dung bài học lên máy chiếu.
GV: Chiếu một số hình ảnh về việc chăm sóc bảo vệ di sản văn hoá.
Dẫn: Bên cạnh những việc làm có ý thức bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá cũng có không ít những việc làm phá hoại các di sản văn hoá. 
Hỏi: Em hãy chỉ ra một số những việc làm, biểu hiện thiếu ý thức đó?
HS: Tự do trả lời cá nhân.
- Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.
- Đập phá các di sản văn hoá.
- Buôn bán cổ vật không có giấy phép.
GV: Chiếu một số hình ảnh phá hoại di sản văn hoá.
Hỏi: Nhận xét về việc làm trong những bức ảnh trên?
HS: Đó là những việc làm phá hoại di sản văn hoá.
Hỏi: Trước những việc làm này chúng ta cần có thái độ như thế nào?
HS: Thái độ phê phán, lên án, không đồng tình, ngăn chặn.
GV: Kết luận:
- Bảo vệ di sản văn hoá còn góp phần bảo vệ moi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay.
- Để làm tốt vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Di sản văn hoá. Bảo vệ giữ gìn và sử dụng hợp lí di sản văn hoá là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Chúng ta cần vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện, nếu phát hiện hành vi vi phạm thì kịp thời ngăn chặn và xử lí theo pháp luật.
III. Trách nhiệm của công dân- học sinh Ninh Bình trong việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương.
1. Trách nhiệm chung.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
- Cần phải biết trân trọng những giá trị văn hoá mà thế hệ trước để lại.
- Thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện di sản văn hoá bị phá hoại, bị mất.
- Luôn có ý thức tự giác và nhắc nhở mọi người giữ gìn các di sản văn hoá.
2. Những việc làm cụ thể.
- Tôn trọng và giữ gìn các di sản văn hoá.
- Không ngừng tìm hiểu các di sản văn hoá.
-Đồng tình, ủng hộ những việc làm góp phần gìn giữ di sản văn hoá.
- Không đồng tình với những hành vi xâm hại đến di sản văn hoá.
Hoạt động 5:
 luyện tập
* Yêu cầu kiến thức :
- Học sinh vận dụng kiến thức trong hoạt động 2,3,4 làm được các bài tập.
* Phương pháp tiến hành :
- Phương pháp động não.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
* Cách thức tiến hành.
Bài tập 1:
GV: Chiếu nội dung bài tập 1:
Hỏi: Di tích lịch sử- văn hoá nào dưới đây không phải của Ninh Bình?
A.Chùa một cột
B.Chùa Bái Đính.
C.Đền thờ Bà Triệu.
D.Đền thờ Nguyễn Minh Không.
E.Chùa Keo.
GV: Gọi học sinh trình bày kết qua trước lớp.Nhận xét, cho điểm
Bài tập 2:
GV: Chiếu nội dung bài tập 2.
Hỏi: Những việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương Ninh Bình?
A .Giữ gìn cảnh quan khu di tích sạch sẽ.
B. Xả rác bừa bãi vì đã có công nhân môi trường đô thị dọn dẹp.
C. Khắc tên, số điện thoại của mình lên cây chò ngàn năm để ghi dấu ấn mỗi lần đến tham quan khu di tích này.
C. Tham gia tìm hiểu và tuyên truyền cho các bạn trong lớp về danh nhân văn hoá Trương Hán Siêu.
GV: Gọi học sinh trình bày kết qua trước lớp.Nhận xét, cho điểm.
Bài tập 3: Hãy kể một vài tấm gương đã góp phần bảo vệ di sản văn hoá địa phương Ninh Bình mà em biết? Em học tập được gì qua tấm gương đó?
HS: Tự do phát biểu. Khuyến khích học sinh trả lời sâu những điều học tập qua tấm gương đó.
Bài tập 4: Giải quyết tình huống.
Trong lần đi tham quan rừng Cúc Phương. Khi đến câu chò ngàn năm An cố gắng lấy que nhọn khắc tên mình lên thân cây để làm kỉ niệm. Thấy việc làm đó của An, một số bạn tỏ thái độ phê phán, không hài lòng. Ngược lại, một số bạn lại đồng tình. Nếu em chứng kiến việc làm của An em sẽ nói với An điều gì?
GV: Cho học sinh nghiên cứu tình huống và làm việc theo nhóm bằng việc đóng kịch. Học sinh có thể thoải mái nói cho An về việc làm của An. Có thể đồng tình, có thể không đồng tình.
GV: Hướng dẫn học sinh nhận xét các cách giải quyết của các nhóm
- Nhận xét , kết luận: Việc làm của An là việc làm đáng phê phán. Vì đó là hành động phá hoại di sản văn hóa.
Bài tập 5: Nếu em là một tuyên truyền viên trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá. Em sẽ tuyên truyền với mọi người, với các bạn điều gì?
GV: Yêu cầu học sinh viết một bài văn ngắn và cho học sinh trình bày trước lớp.
HS: - Có thể tuyên truyền cho mọi người về giá trị văn hoá của một di sản văn hoá của địa phương. 
- Có thể tuyên truyền về trách nhiệm của công dân- học sinh trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá. 
III. Bài tập
Hoạt động 6:
Thảo luận mở rộng kiến thức
Hỏi: Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương em?
GV: Cho học sinh thể hiện việc làm của mình bằng việc vẽ tranh minh hoạ.
HS: Lên trình bày ý tưởng của mình thông qua bức tranh.
- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương.
- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật
- Chống mê tín dị đoan.
- Tham gia các lễ hội truyền thống.
4. Kết luận: Xã hội càng văn minh càng phát triển thì người ta càng có xu hướng quan tâm đến di sản văn hoá đến di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Đó là một nhu cầu của cuộc sống. Thế hệ mai sau có quyền biết được những giá trị văn hoá nói chung và di sản văn hoá vật thể nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết bảo vệ, gìn giữ, và phát huy những giá trị văn hoá đó. Để làm giàu đất nước để góp phần cho văn hoá nhân loại ngày càng phong phú hơn.
5. Dặn dò
- Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại khu du lịch ở địa phương em.
- Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương Ninh Bình.
E. Rút kinh nghiệm:............................................................................................
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SỐ THỨ TỰ
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ ĐẦY ĐỦ
1
GDCD
Giáo dục công dân
2
THCS
Trung học cơ sở
3
GV
Giáo viên
4
HS
Học sinh
5
VN
Việt Nam
6
GD &ĐT
Giáo dục và Đào tạo
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Lý do chọn đề tài 
1
 2. Cơ sở lý luận
2
 3. Cơ sở thực tiễn
5
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Giải pháp cũ thường làm
6
 2. Giải pháp mới cải tiến
8
 2.1. Quá trình và giải pháp thực hiện
2.1.1. Tìm hiểu tổng quan về di sản
9
2.1.2. Sưu tầm tư liệu về một số di sản nổi tiếng ở Ninh Bình
20
2.1.3. Đưa di sản vào bài học có trong chương trình SGK môn GDCD
44
2.1.4. Tiến hành bài học tại nơi có di sản
53
2.1.5. Tham quan học tập tại di sản.
56
2.1.6. Sử dụng di sản trong các hoạt động ngoại khóa khác.
58
2.1.7. Sử dụng di sản trong kiểm tra đánh giá.
61
2.2. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp
65
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được
65
2. Bài học kinh nghiệm
66
3. Điều kiện và khả năng áp dụng
66
4. Kiến nghị
67
PHỤ LỤC
69

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
  • doc1. Bia dọc.doc
Sáng Kiến Liên Quan