Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
Thực trạng của việc học văn hiện nay:
Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói: "Văn học là nhân học". Vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn. Thực trạng này lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh, cụ thể là:
- Học sinh thờ ơ với việc học văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác. Phần lớn phụ huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán, Lý, Hóa. Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho con thi khối A từ khi học tiểu học. Một bậc học mà học sinh còn đang được rèn nói, viết, mới bắt đầu làm quen với những khái niệm về từ ngữ mà đã định hướng khối A thì thật là nguy hại.
- Kỹ năng trình bày: Khi học sinh tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic. Đặc biệt có những bài văn diễn đạt tối nghĩa, lủng củng,. Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta.
Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học văn hiệu quả nhất.
MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục 1 Phần 1: Mở đầu 2 1. Mục đích của sáng kiến 2 2 . Đóng góp của sáng kiến 3 Phần 2: Nội dung 4 Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 4 Chương 2: Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy 5 học Ngữ văn 1. Thực trạng của việc học văn hiện nay 5 2. Nguyên nhân 6 Chương 3: Những giải pháp mang tính khả thi. 7 1. Hướng dẫn cách xây dựng bản đồ tư duy 7 2. Vận dụng BĐTD trong quá trình dạy học Ngữ văn 10 3. Một số biện pháp ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương 25 pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS Lãng Ngâm. Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của 26 sáng kiến Phần 3: Kết luận 27 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến trong sáng kiến 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 28 3. Kiến nghị 28 Phần 4: Phụ lục 30 Tài liệu tham khảo 30 1 mạnh dạn đề xuất sáng kiến: " Sử dụng bản đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn” 2. Đóng góp của sáng kiến. Quá trình dạy Ngữ văn đối với học sinh trung học cơ sở ở nhiều hệ thống lớp khác nhau, nhiều đối tượng học sinh có khả năng tư duy khác nhau trong trường THCS Lãng Ngâm. Tôi đã đưa sáng kiến vào việc giảng dạy buổi sang và hoạt động dạy bồi dưỡng buổi chiều, so sánh với những năm trước tôi nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ phía học sinh: - Tạo ra hoạt động của các nhóm học tập. Các thành viên của nhóm cùng nhau xây dựng ý tưởng cho quá trình tư duy, tạo ra không khì học tập vui vẻ và bổ ích cho học sinh. Quá trình học trên lớp người dạy đặt học sinh vào trung tâm của hoạt động dạy học, giáo viên là người hướng dẫn hỗ trợ những khó khăn đặt ra trong hoạt động học tập của học sinh. - Đóng góp một cách tiếp cận mới trong dạy và học môn Ngữ văn cho học sinh, tạo ra sự hứng thú trong những vấn đề tưởng chừng như dài, khó nhớ thành những hình ảnh và màu sắc mềm mại, dễ nhận biết trong tư duy thông qua những hình ảnh, sắc màu có tính gợi mở và liên tưởng cao. - Đẩy mạnh hoạt động học tập của học sinh, phương pháp đưa ra tăng hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn trong trường THCS Lãng Ngâm. - Tạo ra một tài liệu tham khảo trong quá trình dạy và học cho các thành viên trong tổ, sáng kiến còn có thể được lan tỏa cho các bộ môn khác áp dụng trong quá trình giảng dạy ở trên lớp cũng như trong quá trình dạy học bồi dưỡng ôn thi. 3 Đồng thời, năm học 2014 - 2015 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ văn. Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học văn? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này . Chương 2: Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn 1. Thực trạng của việc học văn hiện nay: Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói: "Văn học là nhân học". Vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn. Thực trạng này lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh, cụ thể là: - Học sinh thờ ơ với việc học văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho 5 ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên, việc tiếp thu bài học của học sinh cũng bị hạn chế. - Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. - Đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách cho các hoạt động giáo dục của nhà trường còn hạn chế, các tiêu chí thi đua đề ra quá cao, không có tính thực thi vì thế không phát huy hết được nội lực của giáo viên. b. Đối với học sinh: - Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, không tập trung nghe giảng, lười suy nghĩ, hổng kiến thức nên không chủ động, tích cực và có tâm thế tốt cho giờ học Ngữ văn. - Địa phương xã Lãng Ngâm hầu hết phụ huynh đều đi làm ăn xa, hoặc mở may, cắt may ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình. Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học. - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game, chat, học sinh tụ tập chơi bời ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập. Chương 3: Những giải pháp mang tính khả thi 1. Hướng dẫn cách xây dựng bản đồ tư duy cho học sinh Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. 7 văn đó mà ta xét có liên quan tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó theo ý tưởng của mỗi cá nhân hoặc là sự thống nhất của nhóm sao cho nó có tính gợi mở cao và hiệu quả nhất trong việc ghi nhớ, quan trọng hơn là đừng nghĩ tới nguyên tắc mà sáng tạo theo cách tư duy tự nhiên. - Trên các nhánh chính này là các từ khóa ngắn gọn và mang tính chất gợi ý. Hãy vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa. Bước 3: Vẽ các nhánh thứ cấp - Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Chúng ta có thể vẽ thêm nhiều nhánh thứ cấp đều được, tuy nhiên cần quan tâm tới không gian mà chúng ta được cung cấp. - Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động. Nguyên lý quan trong trong dạy học bằng bản đồ tư duy là nó dựa trên sự liên tưởng "ý này gợi mở ý kia" tạo ra không gian vô tận trong học tập và sáng tạo của học sinh. 9 Bản đồ tư duy bài “ Nói quá” – Ngữ văn 8 Qua cách làm này, tôi nhận thấy học sinh rất thích thú khi được kiểm tra bài cũ bằng cách vẽ bản đồ tưu duy. Các em nhớ lại kiến thức và vẽ được bản đồ nhanh chóng và nhớ rất lâu. b) Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hỗ trợ dạy học kiến thức mới: Tôi đã sử dụng bản đồ tư duy như là một đồ dùng trực quan phục vụ cho việc giảng bài mới. Đặc biệt khi dạy bằng giáo án điện tử. Đối với việc dạy bài mới, để sử dụng bản đồ tư duy có hiệu quả, tôi phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà. Từ nội dung bài học, tôi đúc kết thành một bản đồ tư duy rồi vẽ trên máy (nếu dạy bằng giáo án điện tử) hoặc trên giấy roki (nếu dạy giáo án thường). Khi lên lớp, tôi sẽ sử dụng bản đồ tư duy đó để hướng dẫn học sinh khai thác từng nội dung của bài học. Mỗi nội dung ứng với một nhánh con của bản đồ tư duy. 11 + Bố cục của văn bản: Học sinh sẽ dựa vào văn bản để xác định các ý chính (Hoàn cảnh các thầy bói xem voi, cách xem voi, các thầy nhận xét về con voi, hậu quả.) + Tiếp tục hoàn thành các nhánh của BĐTD bằng hệ thống câu hỏi nhỏ có tính gợi mở (các thầy xem voi trong hoàn cảnh nào, cách xem voi của các thầy ra sao, ...). Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xé về kết quả của cách xem voi phiếm diện để khái quát thành bài học về cách nhìn nhận đánh giá sự vật, hiện tượng Bản đồ tư duy văn bản: Thầy bói xem voi - Ngữ văn 6 13 Với phương pháp bản đồ tư duy trong giảng dạy từng bước giáo viên sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trung tâm bản đồ tư duy. Giáo viên giúp học sinh tái hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên bản đồ tư duy. Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, bản đồ tư duy còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng trong bài tức tìm ra mạch lôgic của bài học. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ là có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dung lượng kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả. Trong quá trình dạy bài mới, tùy theo tiết dạy và thời gian, tôi còn cho học sinh thảo luận nhóm bằng cách vẽ bản đồ tư duy theo các bước sau: - Học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm với sự gợi ý của giáo viên. - Học sinh đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. - Học sinh khác thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh bản đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Ví dụ 3: Khi dạy bài Ví dụ khi dạy bài “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt” - Ngữ văn 6 tôi cho học sinh thảo luận bằng cách vẽ bản đồ tư duy nêu rõ cấu tạo từ Tiếng Việt. Học sinh đã thảo luận và vẽ được nhiều bản đồ tư duy khác nhau. Dưới đây là một bản đồ tư duy của một nhóm thảo luận ở lớp 6A đã vẽ: 15
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_doi_moi_ph.doc