Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh kết quả thí nghiệm trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật trong chương trình Sinh học 11 THPT
Nhà vật lí Galile được xem là ông tổ xây dựng phương pháp phương pháp
thí nghiệm. Ông cho rằng “Muốn hiểu biết thiên nhiên phải trực tiếp quan sát thiên
nhiên, phải làm thí nghiệm, phải hỏi thiên nhiên chứ không hỏi Aristôt hoặc kinh
thánh.”. Về sau, các nhà khoa học khác đã kế thừa phương pháp đó và xây dựng
nó cho hoàn chỉnh hơn. Sau đó, phương pháp này được thâm nhập vào nhiều ngành
khoa học tự nhiên cũng như các ngành khoa học xã hội khác.
Nghiên cứu phương pháp thí nghiệm trong dạy học không phải là một vấn
đề mới. Ngay sau khi Galile xây dựng phương pháp thực nghiệm, J.A
Konmenxki, một nhà sư phạm lỗi lạc của thế kỷ XVII đã đưa ra những biện
pháp dạy học bắt học sinh phải tìm tòi suy nghĩ để nắm được bản chất của các sự
vật hiện tượng, trong đó có phương pháp thực hành thí nghiệm. J. J Ruxo cũng
cho rằng phải hướng học sinh tích cực tự giành lấy kiến thức bằng cách tìm hiểu,
khám phá và sáng tạo.
Tiếp tục sự nghiệp cải tiến giáo dục, nhiều nhà giáo dục lớn như: B.P
Exipop, M.A Danilop, M.N Scattin, I.F Kharlamov, I.I Samova, M.N Veczelin
(Nga), Skinner (Mỹ), Okon (Ba Lan) đã vận phương pháp thí nghiệm vào dạy
học rất thành công. Skinner (1904- 1990) trong tác phẩm “Công nghệ dạy học”
(1968) đã cho rằng: dạy học là quá trình tự khám phá, và ông đã đưa ra mô hình
dạy học khám phá bằng việc sử dụng thí nghiệm
: Nhà trường nơi các em đang theo học có phòng thực hành, thí nghiệm không? □ Có. □ Chưa có. Câu 2: Theo em việc tổ chức thực hành thí nghiệm cho học sinh trong học tập bộ môn Sinh học là □ rất cần thiết. □ cần thiết. □ bình thường. □ không cần thiết. Câu 3: Trong quá trình học tập bộ môn Sinh học ở trường THPT, em thấy mức độ tổ chức các bài thực hành, thí nghiệm của thầy/cô giáo là □ thường xuyên. □ thỉnh thoảng. □ hiếm khi. □ chưa bao giờ tổ chức thực hành thí nghiệm. Câu 4: Em hãy cho biết trong quá trình dạy học, mức độ thầy/cô giáo thực hiện các bài thực hành trong SGK là? □ Thực hiện đầy đủ. □ Có thực hiện nhưng không đầy đủ. □ Không thực hiện. PL5 Câu 5: Trong quá trình học tập bộ môn Sinh học em có mong muốn thầy/cô giáo sử dụng nhiều hơn các bài tập thực hành, thí nghiệm không? □ Có. □ Không. Câu 6: Em thích nhất tiết học môn Sinh học trong trường hợp nào dưới đây? □ Tiết học đó được minh họa bằng những hình ảnh, video kèm theo. □ Tiết học đó ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. □ Tiết học đó có gắn với thực hành, thí nghiệm. Câu 7: Trong quá trình học tập môn Sinh học, các bài thực hành, thí nghiệm được tổ chức chủ yếu dưới hình thức □ do thầy/cô giáo thực hiện để củng cố kiến thức cho học sinh. □ do đại diện học sinh của mỗi nhóm thực hiện; các học sinh còn lại quan sát, tìm hiểu và giải thích kết quả. □ do từng học sinh tự thực hiện, quan sát, tìm hiểu và giải thích kết quả. Xin cảm ơn em ! PL6 Ngày 22/10/2018 Tiết 19 – BÀI 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật - So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh vẽ, kĩ năng làm việc theo nhóm và kĩ năng làm việc độc lập 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường sống, vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể sạch sẽ II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC H. 16.1; 16.2 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá và tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá? 3. Bài mới: Động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật đều có cơ quan tiêu hoá là ống tiêu hoá. Vậy cấu tạo của ống tiêu hoá ở hai nhóm động vật này có điểm nào giống và khác nhau? Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt GV: Căn cứ vào loại thức ăn, động vật III. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật PL7 được chia thành mấy nhóm. Đó là những nhóm nào?Cho ví dụ? HS trả lời Kể tên các loài thú ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp? GV treo hình phóng to 16.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục V.1 SGK và trả lời câu hỏi: GV: Ống tiêu hóa của thú ăn thịt thích nghi với loại thức ăn nào? GV: Đặc điểm của răng ở thú ăn thịt? HS: Răng phân hóa, răng sắc nhọn GV: Dạ dày có đặc điểm gì? Diễn biến của quá trình tiêu hóa như thế nào? GV: Ruột non có đặc điểm gì? Diễn biến của quá trình tiêu hóa như thế nào? GV: Ruột tịt (Manh tràng) có đặc điểm gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật GV treo hình phóng to 16.2 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục V.2 SGK và trả lời câu hỏi: 1. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt: - Thức ăn là thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng - Có răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, cắt nhỏ thịt. - Dạ dày to chứa nhiều thức ăn tiêu hoá cơ học và hoá học - Ruột ngắn do thức ăn dễ tiêu hoá và hấp thụ. - Các chất dinh dưỡng được hấp thụ tại ruột non 2. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật: - Thức ăn là thực vật cứng, giàu xenlulozơ, ít đạm và chất béo PL8 GV: Ống tiêu hóa của thú ăn thực vật thích nghi với loại thức ăn nào? GV: Răng cửa và răng nanh có chức năng gì? GV: Tấm sừng có chức năng gì? GV: Răng hàm có chức năng gì? GV: Dạ dày có đặc điểm gì? Diễn biến của quá trình tiêu hóa như thế nào? GV: Ruột non có đặc điểm gì? Diễn biến của quá trình tiêu hóa như thế nào? GV: Manh tràng (Ruột tịt) có đặc điểm gì? GV mở rộng: Các thú ăn thực vật có dạ dày đơn như thỏ, ngựa Manh tràng rất phát triển. GV: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo của ống tiêu hoá với các loại thức ăn? Học sinh: Thức ăn khác nhau, cấu tạo ống tiêu hoá cũng thay đổi - Có răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền nát thức ăn thực vật cứng. - Dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn có vi sinh vật phát triển. - Quá trình tiêu hoá cỏ trong dạ dày 4 ngăn ở động vật nhai lại: + Thức ăn được nhai qua ở miệng và đưa vào dạ cỏ; tại đây thức ăn được trộn với nước bọt và các vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào tiết enzim tiêu hoá xenlulozơ và các chất hữu cơ trong thức ăn. + Thức ăn đã được lên men được chuyển dần sang dạ tổ ong và được ợ lên miệng để nhai lại. + Thức ăn sau khi nhai lại được đưa vào thực quản và vào dạ lá sách rồi được chuyển vào dạ múi khế + Dạ múi khế tiết ra enzim pépin và HCL để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ - Ruột dài do thức ăn cứng khó tiêu hoá. - Thức ăn qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá thành các chất đơn giản PL9 và hấp thụ. - Manh tràng phát triển có vi sinh vật phát triển. Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau nên ống tiêu hoá cũng biến đổi để thích nghi với thức ăn. 4. Củng cố Bài 1 : Khi người ta buộc thắt tạm thời ống dẫn dịch tụy ở thú thí nghiệm thì hàm lượng đường trong phân và nước tiểu sẽ thay đổi như thế nào? Biết rằng cabonhiđrat và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn vẫn đáp ứng đầy đủ về lượng cho nhu cầu của cơ thể và việc buộc thắt ống dẫn dịch tụy chưa gây nguy hiểm cho sự sống của con vật. Bài 2 : So sánh cơ quan tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật Tên bộ phận Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật Răng Dạ dày Ruột non Manh tràng Đáp án Bài 1 Lượng đường trong phân tăng cao trong khi lượng đường trong nước tiểu không thay đổi. PL10 Giải thích: Đường trong thức ăn được tiêu hóa nhờ enzim amylase của nước bọt và dịch tụy Khi thắt ống dẫn tụy Dịch tụy không tiết ra Đường cũng chỉ được tiêu hóa một phần nhỏ Đường trong phân tăng cao. - Tụy vẫn tiết được các loại hoocmon vào máu để điều hòa đường huyết đường trong máu vẫn bình thường lượng đường trong nước tiểu không thay đổi. Bài 2 : So sánh cơ quan tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật Tên bộ phận Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật Răng Bộ răng: + Răng cửa hình nêm + Răng nanh nhọn + Răng hàm nhỏ Bộ răng: + Răng cửa to bản bằng + Răng nanh giống răng cửa + Răng hàm có nhiều gờ Dạ dày Dạ dày đơn * Động vật nhai lại có 4 ngăn: + Dạ cỏ + Dạ tổ ong + Dạ lá sách + Dạ múi khế * Chim ăn hạt: dạ dày cơ, dạ dày tuyến Ruột non + Ruột non ngắn + Ruột non dài Manh tràng + Manh tràng nhỏ (vết tích) + Manh tràng lớn 5. Dặn dò - Chuẩn bị câu hỏi sách giáo khoa trang 70 - Đọc trước bài: Các hình thức hô hấp ở động vật ................................................................................................................................. PL11 Ngày 28/10/2018 Tiết 20 : BÀI 17. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: -Nắm được khái niệm hô hấp ở động vật. - Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp. - Nêu được các cơ quan hô hấp của động vật ở nước và ở cạn. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ : Yêu khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường sống cho con người và động. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC H16.1, 16.2, 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC. 1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : - Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Cho ví dụ - Nêu ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp GV : Người ta làm thí nghiệm như sau: Cho hai con chuột sinh đôi cùng trứng có trạng thái sinh lí như nhau vào 2 I. Hô hấp là gì? - Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào PL12 Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức cơ bản chiếc lồng đặt 2 chuông A và B kín hoàn toàn có thể tích 1m3, trong mỗi chuồng có thiết bị cân bằng O2 tự động để giữ nồng độ O2 là không đổi, chuông B có thêm vài chậu xương rồng đã được đặt ngoài sáng suốt 12h.Đưa cả hai chuồng vào buồng tối sau 4 giờ và quan sát. 1. Em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra?giải thích hiện tượng đó? 2. Thí nghiệm này nhằm chứng minh quá trình nào ở động vật? HS : Nghiên cứu → trả lời câu hỏi. GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bề mặt trao đổi khí GV :Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: - Bề mặt trao đổi khí có tầm quan trọng ntn ? - Đặc điểm và nguyên tắc trao đổi khí qua bề mặt hô hấp ? HS : nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. - Hô hấp ở động vật gồm : hô hấp ngoài và hô hấp trong. II. Bề mặt trao đổi khí: - Bề mặt trao đổi là bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(máu) và cho CO2 khuếch tán từ tế bào(máu) ra ngoài. - Đặc điểm bề mặt trao đổi khí : + Diện tích bề mặt lớn. + Mỏng và luôn ẩm ướt. PL13 Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức cơ bản GV : nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức hô hấp ở động vật GV : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục III, quan sát hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 hoàn thành phiếu học tập: - PHT Kiểu hô hấp Đặc điểm Đại diện Hô hấp qua bề mặt cơ thể Hô hấp bằng hệ thống ống khí Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng phổi - Quan sát hình 17.1, 17.2 hãy mô tả + Có rất nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí. III. Các hình thức hô hấp: 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể: - Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp : ruột khoang, giun tròn, giun dẹp. - Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hay bề mặt cơ thể nhờ sự khuếch tán. 2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí: - Động vật : côn trùng. - Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra ngoài bằng lỗ thở. 3. Hô hấp bằng mang: - Động vật : cá, tôm, cua, trai, ốc - Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là : PL14 Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức cơ bản quá trình trao đổi khí ở giun đất và côn trùng. - Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao trao đổi khí ở các xương đạt hiệu quả cao và phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả của động vật trên cạn? HS : Nghiên cứu SGK → hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi. GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận. + Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang. + Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. 4. Hô hấp bằng phổi: - Động vật : Bò sát, Chim, Thú, riêng lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, chim hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí. - Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. - Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. 4. Củng cố: Người ta nghiên cứu trên cơ thể người và thu được tỉ lệ phần trăm thể tích khí O2 và CO2 trong không khí hít vào và thở ra như bảng sau: Loại khí Không khí hít vào Không khí thở ra O2 20,96% 16,40% PL15 CO2 0,03% 4,10% Giải thích vì sao có sự khác nhau về tỉ lệ các loại khí O2 và CO2 trong không khí hít vào và thở ra? Đáp án: + Nồng độ khí O2 trong không khí thở ra thấp hơn so với không khí hít vào( 16,4% và 20,96% ) là do máu trong phế nang có phân áp O2 cao hơn phân áp O2 trong mao mạch phổi nên một lượng khí đã khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi , làm giảm lượng O2 khi thở ra + Nồng độ khí CO2 trong không khí thở ra cao hơn so với không khí hít vào ( 4,1% và 0,03% ) là do máu trong mao mạch phổi có phân áp CO2 cao hơn phân áp không khí trong phế nang nên khí CO2 đã khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang làm tăng lượng CO2 khi thở ra. 5. Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập kiến thức về tiêu hóa và hô hấp ở động vật ------------------------------------------------------------------------------------------------- PL16 Ngày 08/11/2018 Tiết 22 : Bài 19. TUẦN HOÀN MÁU (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì. Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ : Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến hoạt động của tim, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC H 19.1, 19.2 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC. 1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : Phân biệt HTH kín và HTH hở? Cho biết ưu điểm của HTH kín so với HTH hở? 3. Bài mới: Qua bài 18 chúng ta đã biết vai trò của máu trong sự vận chuyển các chất thông qua cơ quan tuần hoàn là tim và hệ mạch, tim hoạt động ra sao để thực hiện chức năng trên sẽ được làm sáng tỏ trong bài hôm nay. Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Tìm hiểu tính tự động của tim GV treo hình phóng to 19.1 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS III. Hoạt động của tim: PL17 Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức nghiên cứu mục III.1 SGK và trả lời câu hỏi: GV: Vì sao tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng? GV: Tính tự động của tim là gì? HS: Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim. GV: Vì sao tim co dãn tự động theo chu kì? HS: Tim co dãn tự động theo chu kì do hệ dẫn truyền tim (Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin). GV: Hệ dẫn truyền tim có cấu tạo như thế nào? HS: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin GV: Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim là gì? HS: Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện theo chu kì Lan ra khắp cơ tâm nhĩ Tâm nhĩ co Lan đến nút nhĩ thất>Bó His>Mạng Puôckin Lan ra khắp cơ tâm thất Tâm thất co. 1. Tính tự động của tim: - Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim. - Tim co dãn tự động theo chu kì do hệ dẫn truyền tim (Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin). - Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện theo chu kì Lan ra khắp cơ tâm nhĩ Tâm nhĩ co Lan đến nút nhĩ thất>Bó His>Mạng Puôckin Lan ra khắp cơ tâm thất Tâm thất co. PL18 Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 2: Tìm hiểu chu kì hoạt động của tim GV treo hình phóng to 19.2 SGK và hướng dẫn HS quan sát. Yêu cầu HS nghiên cứu mục III.2 SGK và trả lời câu hỏi: GV: Chu kì hoạt động của tim là gì? GV: Nêu hoạt động của tâm nhĩ và tâm thất trong mỗi chu kì hoạt động của tim ở người trưởng thành? GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 19.1 SGK và trả lời câu hỏi: GV: Nhịp tim ở các loài thú khác nhau thì giống nhau hay khác nhau? HS: Khác nhau GV: Cho biết mối quan hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? HS: Khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng nhỏ GV: Vì sao nhịp tim ở các loài thú khác nhau thì khác nhau? HS: Do tỉ lệ S/V khác nhau 2. Chu kì hoạt động của tim: - Chu kì hoạt động của tim: Tâm nhĩ co Tâm thất co và tâm nhĩ dãn Dãn chung. VD: Ở người trưởng thành, tâm nhĩ co 0,1s Tâm thất co 0,3s và tâm nhĩ dãn 0,3s Dãn chung 0,4s. Chu kì tim là 0,8s Tần số là 75 lần/phút. - Nhịp tim ở các loài thú khác nhau thì khác nhau. - Khối lượng cơ thể càng nhỏ thì nhịp tim đập càng nhanh và ngược lại. PL19 Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch. GV: Hệ mạch được cấu tạo như thế nào? HS: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: - Huyết áp là gì? - Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2 sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó ? HS: Nghiên cứu SGK, hình 19.3 và bảng 19.2, thảo luận → trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận. IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH. 1. Cấu trúc của hệ mạch. - Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch. - Hệ thống động mạch: Động mạch chủ → Động mạch nhỏ dần → Tiểu động mạch. - Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch. - Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch→ Các tĩnh mạch lớn dần → Tỉnh mạch chủ. 2. Huyết áp: - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. - Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. - Huyết áp giảm dần trong hệ mạch. 3. Vận tốc máu: - Vận tốc máu là tốc độ máu chảy PL20 Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức GV: Vận tốc máu là gì? GV: Vận tốc máu trong hệ mạch biến động như thế nào? GV: Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào các yếu tố nào? GV: Làm thế nào để có một trái tim khỏe mạnh? HS: - Ăn nhiều loại trái cây, rau quả và cá - Giảm chất béo - Tập thể dục thể thao thường xuyên và hợp lí, bảo vệ môi trường sống, ăn thực phẩm sạch - Không hút thuốc lá GV: Vì sao ở bài kiểm tra chạy 100m, 1000m ở môn thể dục, khi về đích chúng ta không nên dừng đột ngột. Nếu dừng đột ngột có thể gây chóng mặt, ngất xỉu? HS: Khi vận động máu tập trung nhiều về các cơ quan vận động, lượng máu lưu thông trong tuần hoàn tăng lên rõ rêt. Khi cơ bắp dừng hoạt động đột trong một giây. - Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. PL21 Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức ngột máu lưu thông bị cản trở, thêm trọng lực của cơ thể dồn vào các chi dưới làm một lượng lớn máu tích tụ ở tĩnh mạch các chi dưới. Làm cho máu lưu thông lên não ít khiến não thiếu Oxy đột ngột gây ngất. 4. Củng cố: Kiểm tra huyết áp của một người phụ nữ thấy huyết áp tâm thất trái lúc tâm thất co là 170mmHg. Huyết áp ở động mạch chủ khi tâm thất co là 110 mmHg. Em hãy phán đoán ở người phụ nữ đó có những bất thường gì về hệ tuần hoàn? Giải thích? (Biết huyết áp bình thường đo được ở độngmạch chủ 130 mmHg, ở tâm thất trái khoảng 135 – 140 mmHg). Đáp án: Huyết áp ở động mạch chủ=110 mmHg nhỏ hơn huyết áp bình thường ( Vì huyết áp bình thường đo được ở động mạch chủ là 130 mmHg, ở cánh tay khi tâm thất co là 110 – 120 mmHg). - Áp lực động mạch giảm chứng tỏ máu lên động mạch ít khi tâm thất co nguyên nhân do van tổ chim hẹp . - Không phải do hở van nhĩ thất trái .Vì khi tâm thất co tạo áp lực thất trái là 170 mmHg lớn hơn bình thường ( bình thường khoảng 135 – 140 mmHg) , như vậy áp lực cao do kkhi thất co máu không được đẩy đi hết nên tăng áp lực tâm thất. 5. Dặn dò - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” và đọc trước bài 20.
File đính kèm:
- video_65.pdf