Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ vải vụn

* Chuẩn bị vật liệu:

- Vải dạ, vải nỉ các màu tùy theo màu bánh mà bạn muốn làm

- Chỉ các màu, kim khâu, kéo, keo dán, giấy bìa cứng, ruột bông ở gối cũ.

* Cách làm:

- Bước 1: Làm phần bánh

+ Cắt 8 miếng vải nỉ màu trắng với kích thước bằng 1/4 hình tròn có bán kính là 7,4 cm (1)

+ 4 miếng vải nỉ hình chữ nhật lớn (2)

+ 4 miếng vải nỉ hình chữ nhật cỡ vừa (3)

- Bước 2:

 Vì chiếc bánh ga tô này được chia làm 4 phần nên tiến hành làm từng phần bánh trước, mỗi phần bánh cần 2 miếng vải nỉ 1, các mẫu 2,3,4 mỗi loại cần 1 miếng

- Bước 3: Dùng kim khâu 1 miếng vải số 1 và miếng vải số 2 lại với nhau

- Bước 4: Dùng nến dính dán miếng bìa cứng lên mặt trong của miếng vải số 1

- Bước 5: Khâu tiếp miếng vải số 3 vào phần vừa khâu ở các miếng 1 và 3, để thừa ra một góc để nhồi bông vào trong miếng bánh sau đó khâu kín lại

 

doc12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 4288 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ vải vụn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục & đào tạo thị xã tam điệp
Trường mầm non trung sơn
*********
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
“Sáng tạo một số đồ dùng, đồ chơI cho trẻ từ vảI vụn”
	Tác giả: Ngô Thị Ngân
 Chức danh: Giáo viên nhà trẻ
	Đơn vị công tác: Trường mầm non Trung Sơn
Năm học: 2013 - 2014
I. Tên sáng kiến 
sáng tạo một số đồ dùng đồ chơI cho trẻ từ vảI vụn
II. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Ngô Thị Ngân
- Học vị: Cao đẳng	
- Chức danh: Giáo viên 
- Đơn vị: Trường mầm non Trung Sơn
III. Nội dung sáng kiến
Chúng ta đều biết vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trẻ học bằng chơi, chơi bằng học. Chính vì vậy mà phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhưng để tổ chức được các hoạt động vui chơi thì yếu tố cần thiết không thể thiếu đó là cần có các đồ dùng đồ chơi . Đối với trẻ em, đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với công nhân và là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học. Đồ chơi hết sức cần thiết, nó có tác dụng to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, bất kể một trẻ em nào cũng đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối, hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
Dựa trên đặc điểm vui chơi của trẻ cùng với những hiểu biết về tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động vui chơi cho trẻ, hầu hết các trường mầm non đều đã không ngừng đầu tư, tìm kiếm các cơ hội và giải pháp, tạo ra các điều kiện mua sắm, trang bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ. Bên cạnh đó việc phát động phong trào tự tạo ra các đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có cũng là một trong những biện pháp tích cực bởi nó không chỉ nhanh chóng giải quyết vấn đề thiếu thốn đồ chơi mà còn phát huy tính tích cực, sáng tạo của cả cô và trẻ, giảm chi phí mua sắm nhờ tận dụng những nguyên liệu sẵn có. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải đầu tư nghiên cứu nguồn nguyên liệu, sáng tạo kết hợp với sự khéo léo và lòng yêu nghề mến trẻ để có thể tìm ra cách tự tạo những đồ dùng, đồ chơi không chỉ đẹp, bền, an toàn, phù hợp với đặc điểm vui chơi của trẻ mà còn phải phong phú, đa dạng về mầu sắc , chủng loại thì mới hấp dẫn được trẻ khi chơi. Với 9 năm trong nghề, được tham gia nhiều hội thi làm đồ dùng đồ chơi cùng với một chút khéo léo của mình tôi đã cố gắng nghiên cứu từ những nguồn nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như chai lọ nhựa, hột hạt, giấy báo,đặc biệt là vải vụn để có thể làm ra những đồ dùng đồ chơi đa dạng về chủng loại, phong phú về mầu sắc và hấp dẫn đối với trẻ. 
Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài cho sáng kiến của mình là “Sáng tạo một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ các loại vải vụn” 
1. Giải pháp thường làm:
Thông thường trước đây giáo viên thường tự tạo ra các đồ dùng đồ chơi cho trẻ bằng một số nguyên vật liệu như:
+ Các loại giấy xốp màu (mua sẵn)	
+ Các loại ống nhựa, chai lọ nhựa , vỏ hộp sữa
+ Vỏ nghêu, sò, chai, hến,..
+ Các loại hột hạt
+ Giấy báo, túi nilon,
Để tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi như đồ chơi nấu ăn (xoong nồi, bát. đĩa, phích, ấm,), các loại cây, hoa, con vật,
Đối với giải pháp này có những ưu, nhược điểm như sau:
* Ưu điểm: 
- Giáo viên tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn, dễ tìm kiếm.
- Đồ dùng, đồ chơi dễ làm hơn, không đòi hỏi quá nhiều sự khéo léo.
- Các loại đồ chơi rất phong phú, đa dạng 
* Hạn chế:
- Độ bền kém, nhanh bị dời, gãy các điểm đính ghép do dính bằng keo
- Còn tiểm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho trẻ như: những góc cạnh sắc nhọn của chai lọ nhựa khi cắt tạo ra, đồ chơi từ các vỏ chai, sò, có thể bị vỡ gây đứt tay, chảy máu, trẻ nuốt phải hột hạt từ đồ chơi,
2. Giải pháp mới.
- Dựa trên những phân tích giải pháp làm cũ, cùng với niềm say mê sáng tạo, năm học 2013- 2014 tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp mới nhằm tạo ra một số đồ dùng đồ chơi từ nguồn nguyên liệu chính là các loại vải vụn với nhiều ưu điểm hơn, phù hợp với đặc điểm vui chơi của trẻ hơn. Dưới đây là một số mẫu đồ chơi từ vải mà tôi đã làm
2.1. Làm quả dâu tây và các loại trái cây khác
a) Quả dâu tây
* Chuẩn bị vật liệu:
- Vải dạ (vải nỉ ) mầu đỏ
- Chỉ các mầu trắng, đỏ, kim khâu, kéo, keo dán, giấy bìa cứng
- Bông gối cũ
* Cách làm:
- Bước 1:
+ Cắt các miếng vải màu đỏ với kích thước bằng 1/4 hình tròn có bán kính là 4 cm
- Bước 2:
	+ Khâu chập 2 mép lại để được một hình phễu
	+ Khâu rút chỉ để tạo các chấm nhỏ 
mầu trắng làm các mắt trái dâu tây.
- Bước 3:
	+ Nhồi thật chặt bông vào chiếc phễu
 sau đó dùng kim khâu đơn mũi xung
 quanh miệng “phễu”
- Bước 4:
	+ Khi trái dâu đã được nhồi bông căng 
tròn, rút nhẹ sợi chỉ ở miệng “phễu” lại 
- Bước 5
	+ Khâu đính thêm núm mầu xanh cho
 trái dâu
Tiếp tục làm thêm nhiều những trái dâu như vậy cho trẻ chơi.
* Sử dụng:
	- Dùng để chơi trong góc phân vai: Bán hàng,
	- Trong các tiết học như: làm quen với các loại quả, dùng cho trẻ học đếm,
b) Một số quả khác
- Với cách cắt vải thành từng miếng để tạo hình dáng phù hợp với mỗi loại quả mà chúng ta muốn làm, sau đó khâu và nhồi bông tương tự ta có thể sáng tạo ra rất nhiều loại quả khác như: quả táo, quả chuối, chùm nho, miếng cam, miếng kiwi,, trong phạm vi sáng kiến tôi không thể trinh bày hết cách làm và đây là một số hình ảnh về các loại quả mà tôi đã làm:
Những miếng táo Thanh long
Dưa hấu
2.2. Làm bánh sinh nhật và các loại bánh khác
a. Bánh sinh nhật
* Chuẩn bị vật liệu:
- Vải dạ, vải nỉ các màu tùy theo màu bánh mà bạn muốn làm
- Chỉ các màu, kim khâu, kéo, keo dán, giấy bìa cứng, ruột bông ở gối cũ.
* Cách làm:
- Bước 1: Làm phần bánh
+ Cắt 8 miếng vải nỉ màu trắng với kích thước bằng 1/4 hình tròn có bán kính là 7,4 cm (1)
+ 4 miếng vải nỉ hình chữ nhật lớn (2)
+ 4 miếng vải nỉ hình chữ nhật cỡ vừa (3)
- Bước 2:
	Vì chiếc bánh ga tô này được chia làm 4 phần nên tiến hành làm từng phần bánh trước, mỗi phần bánh cần 2 miếng vải nỉ 1, các mẫu 2,3,4 mỗi loại cần 1 miếng
- Bước 3: Dùng kim khâu 1 miếng vải số 1 và miếng vải số 2 lại với nhau
- Bước 4: Dùng nến dính dán miếng bìa cứng lên mặt trong của miếng vải số 1
- Bước 5: Khâu tiếp miếng vải số 3 vào phần vừa khâu ở các miếng 1 và 3, để thừa ra một góc để nhồi bông vào trong miếng bánh sau đó khâu kín lại
- Vậy là chúng ta đã hoàn thành 1/4 chiếc bánh kem. Làm tương tự như vậy với 3 phần còn lại của chiếc bánh là ta đã làm xong phần bánh. Sau đó làm thêm những trái dâu tây, miếng cam tươi, bông kem, hay bánh socola cuộn,... để trang trí cho bánh ngon hơn
b) Một số loại bánh khác.
- Với những loại bánh khác như bánh quy tròn, bánh vuông, bánh bông lan,.. làm sẽ dễ hơn. Chỉ cần cắt hình chiếc bánh (hình tròn, vuông tùy bạn), khâu 2 mặt vải theo đường diềm, sau đó nhồi bông vào và khâu cho kín là được:
* Sử dụng:
	- Dùng để chơi trong góc phân vai: Bán hàng, tổ chức sinh nhật,
	- Trong hoạt động làm quen với các loại bánh, giờ học toán cho trẻ dùng để đếm, nhận biết các hình,
2.3. Làm các món ăn
a. Trứng ốp nếp và xúc xích
* Chuẩn bị vật liệu:
- Vải dạ (vải nỉ,.. ) màu trắng, vàng, và đỏ
- Chỉ màu vàng, đỏ, kim khâu, kéo.
* Cách làm:
- Món trứng ốp nếp: Cắt 1 miếng vải dạ màu trắng gần hình tròn, cắt lượn xung quanh gần giống hình bông hoa, cắt miếng vải màu thành hình tròn nhỏ hơn. Khâu miếng vảimàu vàng lên trên miếng vài trắng ở vị trí giữa, nhồi bông và tiếp tục khâu kín vòng quanh miếng vảihình tròn. Ta được miếng trứng tráng như hình dưới
- Món xúc xích: Cắt các miếng vải hành hình chữ nhật dài, khâu 2 mép lại như hình ống, nhồi bông rồi khâu thắt nút 2 đầu. Rất đơn giản ta đã có những cái úc xích thơm ngon cho trẻ thỏa sức chơi.
* Sử dụng:
	- Dùng để chơi đóng vai: Bán hàng, nấu ăn,
- Trong các hoạt động học: Toán, làm quen với các món ăn,
2.4. Làm búp bê bé trai và búp bê bé gái
* Chuẩn bị vật liệu:
- Vải dạ (vải nỉ )
- Chỉ các màu, kim khâu, kéo, keo dán, giấy bìa cứng
* Cách làm:
- Bước 1: Làm búp bê
+ Cắt vải dạ thành các hình chân, tay, mình, đầu, tóc như hình dưới
+ Khâu ráp từng phần chân, tay, mình, đầu rồi khâu ghép chúng thành hình búp bê
+ Khâu ráp các mảnh vải đã cắt làm tóc cho búp bê và đội lên đầu cho chúng, muốn thay đổi kiểu tóc chỉ cần gỡ mái tóc ra va thay bằng mái tóc khác
- Bước 2: May quần áo cho búp bê
	+ Tương tự như vậy cắt vải thành hình quần, áo, giày dép cho búp bê
	+ May ráp chúng lại với nhau
- Bước 3:
	+ Mặc quần áo, đội tóc cho búp bê là đã hòa thành 2 búp bê bé trai, bé gái xinh xắn.
* Sử dụng:
	- Dùng để chơi trong góc phân vai: trò chơi gia đình, chăm sóc em bé, bán hàng, trang trí lớp học,
	- Trong hoạt động học: Phân biệt bạn trai, bạn gái, nhận biết, phân biệt trang phục bạn trai, bạn gái,
- Tât cả các đồ dùng trên đối với trẻ mẫu giỏo 4 - 5 tuổi và 5- 6 tuổi cô hoàn toàn có thể hướng dẫn để trẻ cùng làm: Trẻ có thể in mẫu hình lên vải rồi cắt, hay có thể nhồi bông cùng cô nếu cần, từ đó trẻ có thể tự sáng tạo để làm nhiều đồ chơi mà trẻ thích từ vải. Sau đó cô sẽ khâu để gép lại thành hình. Việc khuyến khích trẻ cùng làm sẽ tạo cơ hội phát huy tính tích cực ở trẻ, phát triển khả năng sáng tạo, trẻ thêm yêu quý đồ chơi, biết giữ gìn đồ chơi và ý thức về việc tận dụng những phế liệu nhằm bảo vệ môi trường..
*Tính mới của biện pháp:
- Đồ chơi làm bằng vải là loại đồ chơi mới, mang nhiều ưu điểm như:
+ Giá trị thẩm mĩ cao, đẹp, trông giống đồ thật hơn và rất phong phú về mầu sắc mà không cần phải sơn màu hay tô vẽ thêm do bản thân các loại vải đã có đủ các mầu.
+ Độ bền lớn, có thể làm sạch bằng cách giặt.
+ An toàn khi trẻ sử dụng
+ Tạo được hứng thú cho trẻ khi chơi
+ Khuyến khích được khả năng sáng tạo của trẻ
- Về nguyên liệu và cách làm 
+ Nguyên liệu dễ tìm, có thể phối hợp cùng với phụ huynh để thu nhặt ở các cửa hàng may, hay tận dụng quần áo đã cũ, bỏ đi của trẻ.
+ Cách làm đơn giản, dễ làm chỉ cần một chút khéo léo, tỉ mỉ. 
IV. Hiệu quả đạt được
1. Hiệu quả kinh tế:
- Không tốn kém , tiết kiệm nguyên liệu.
- Sau một năm áp dụng với mỗi bộ đồ chơi bằng vải như vậy có thể làm lợi khoảng 300.000 nghìn đồng.
2. Hiệu quả xã hội:
- Góp phần bảo vệ môi trường nhờ sử dụng lại phế liệu 
- Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Mở ra một hướng tự tạo đồ chơi mới cho các giáo viên mầm non. 
V. Điều kiện và khả năng áp dụng 
- Những đồ dùng, đồ chơi làm bằng vải này hầu hết các giáo viên mầm non đều có thể làm được có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, chịu khó và sáng tạo.
- Có thể sự dụng rộng rãi trong tất cả các lớp học mầm non, sử dụng không chỉ trong các hoạt động vui chơi mà trong cả các tiết học, trang trí lớp. 
 Trung Sơn, ngày 12 tháng 1 năm 2014
Xác nhận của nhà trường Tác giả sáng kiến
Ngô Thị Ngân

File đính kèm:

  • docPGD TD Ngo Thi Ngan MN Trung Son.doc
Sáng Kiến Liên Quan