Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết chữ đúng, đẹp cho học sinh Lớp 2

Để thực hiện được sáng kiến này bản thân tôi là giáo viên đã trực tiếp giảng dạy lớp 2. Bằng kinh nghiệm thực tế giảng dạy của mình, tôi đã tìm ra những nguyên nhân mà học sinh viết chữ chưa đúng, chưa đẹp và còn sai nhiều lỗi chính tả. Bởi vậy năm học 2017- 2018 tôi đã bắt tay vào thực hiện sáng kiến: “Rèn viết chữ đúng, đẹp cho học sinh lớp 2". Đối tượng áp dụng sáng kiến này là bản thân tôi và học sinh lớp 2 do tôi phụ trách. Ngoài ra sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh ở Tiểu học nói chung.

 Cái được đầu tiên sau khi áp dụng sáng kiến: “Rèn viết chữ đúng, đẹp cho học sinh lớp 2" phải kể đến đó chính là giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, đã tự giác chủ động học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu để tích lũy cho bản thân những kiến thức cũng như kĩ năng về rèn luyện chữ viết cho học sinh, chất lượng bài dạy Chính tả, Tập viết cũng như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt cũng tốt hơn, hấp dẫn với học sinh hơn. Các em rất hào hứng và thích học các phân môn trong môn Tiếng Việt, không còn cảm giác sợ, ngại học như trước. Hầu hết các em đều tập trung chú ý và cẩn thận, kiên trì hơn viết bài.

 Việc rèn kĩ năng viết chữ còn giúp các em cảm nhận được những giá trị nổi bật, vẻ đẹp của chữ viết thể hiện trong bài văn, bài thơ mà các em đã được học. Qua đó giúp các em viết được các bài chính tả, bài văn không còn mắc lỗi chính tả, chữ viết ngay ngắn, đều nét và trình bày sạch đẹp. Các em đã tự tin hơn khi tham gia các đợt khảo sát chất lượng theo đề của trường, của Phòng GD cũng như các đợt giao lưu Olympic học sinh giỏi các cấp, qua việc Thi viết chữ đẹp, chấm vở sạch chữ đẹp . Chính vì các em nắm chắc được các kĩ thuật viết, các quy tắc, chất lượng chữ viết tương đối cao (luôn đạt từ 98% trở lên).

 

doc21 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết chữ đúng, đẹp cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh. Sau đây là mẫu chữ cái viết thường trong trường Tiểu học mà tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu:
+ Mẫu chữ cái viết thường cỡ nhỏ:
- Các chữ cái được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m.
- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y.
- Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p.
- Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị: t.
- Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
- Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị.
+ Mẫu chữ cái viết hoa cỡ nhỏ:
- Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị là: Y, G.
+ Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị.
 3.5- Rèn cho học sinh kỹ thuật viết đúng, viết đẹp:
 3.5.1- Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản:
 Trước tiên tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ. Nắm được tên gọi và cấu tạo của từng nét cơ bản bao gồm: Nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu (là kết hợp của nét móc xuôi và nét móc ngược), nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong khép kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt . Việc nắm chắc cách viết, viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái giúp cho việc nối các nét thành chữ cái sẽ dễ dàng hơn. Sau đó tôi dạy học sinh cách xác định toạ độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn. Hướng dẫn học sinh hiểu điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ. Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của nét chữ đa số điểm kết thúc ở 1/3 đơn vị chiều cao của thân chữ. Riêng đối với con chữ o vì là nét cong tròn khép kín nên điểm đặt bút trùng với điểm dừng bút. 
 Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét tôi nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật.
 3.5.2- Rèn viết đúng trọng tâm các nhóm chữ:
 Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ cái, để học sinh viết đúng kĩ thuật, viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Tôi chia chữ viết thành các nhóm và xác định trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ gồm những nét nào, những nét chữ nào học sinh hay viết sai, học sinh gặp khó khăn gì khi viết các nhóm chữ đó để khắc phục nhược điểm giúp học sinh viết đúng và đẹp mẫu chữ trong trường Tiểu học cỡ nhỏ như sau: 
- Nhóm 1: Gồm các chữ: m, n, u, ư, i, t, v,r, p.
 + Các lỗi học sinh hay mắc: Viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc hay bị đổ nghiêng, nét hất lên thường bị choãi chân ra không đúng. 
 + Cách khắc phục: Tôi cho học sinh luyện viết nét sổ có độ cao 1 ô li, sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 1 ô li thật đúng, thật thẳng. Khi học sinh viết thành thạo các nét đó, tôi mới cho học sinh ghép các nét thành chữ. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp.
- Nhóm 2: Gồm các chữ: b, l, h, k, y.
 + Các lỗi học sinh hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét, chữ viết còn cong vẹo.
 + Cách khắc phục: Trước tiên tôi cho học sinh viết nét sổ có độ cao 2.5 ô li một cách ngay ngắn, thành thạo để rèn tư thế cầm bút chắc chắn cho học sinh, sau đó tôi dạy học sinh viết nét khuyết trên có độ cao 2.5 ô li, độ rộng trong lòng 1 ô li. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết, tôi hướng dẫn học sinh đặt một dấu chấm nhỏ vào sát đường kẻ dọc, trên dòng kẻ ngang 2 của li thứ hai và rèn cho học sinh luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp viết nét khuyết trên có độ rộng bằng 1 li. Tương tự như vậy tôi dạy học sinh viết nét khuyết dưới có độ cao 2.5 ô li, độ rộng 1 ô li.
- Khi dạy viết chữ h, tôi hướng dẫn Viết nét khuyết trên trước, từ điểm dừng bút của nét khuyết trên ở ĐK ngang 1 rê bút viết tiếp nét móc hai đầu có độ cao 1.5 li, độ rộng 1 li dừng bút ở ĐK ngang 2. Tương tự như vậy với các chữ còn lại. 
- Nhóm 3: Gồm các chữ: o, ô, ơ,a, ă, â, c, x, d, đ, q, g, e, ê, s.
     + Các lỗi học sinh hay mắc: viết chữ o chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không tròn đều đầu to, đầu bé, chữ o méo. Hầu hết các em viết chữ o xấu.
 + Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định. Tôi cho học sinh chấm 4 điểm vuông góc đều nhau như điểm giữa 4 cạnh của hình chữ nhật và từ điểm đặt bút của con chữ o viết một nét cong tròn đều đi qua 4 chấm thì sẽ được chữ o tròn đều và đẹp. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành chữ.
- Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nét nối, nhất là chỗ rê bút, từ điểm dừng bút của con chữ vừa viết, rê bút lên viết liền mạch đến đâu mới được nhấc bút. Ở phần đầu học chữ ghi âm, học sinh đã được hướng dẫn rất kĩ về độ cao, độ rộng của từng nét chữ, con chữ. Khi dạy sang phần vần tuy không cần hướng dẫn quy trình viết từng chữ song tôi vẫn thường xuyên cho học sinh nhắc lại độ cao các chữ cái, những chữ cái nào có độ cao bằng nhau, nét nối giữa các chữ cái trong một chữ ghi tiếng, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng ( bằng một con chữ o). 
 Khi hướng dẫn học sinh viết chữ nét thanh, nét đậm, tôi vừa viết mẫu vừa nói rõ quy trình viết (viết như quy trình), chỉ khác bằng một mẹo nhỏ để học sinh dễ làm theo: Chú ý viết các nét rê lên đưa nhẹ tay hơn một chút tạo nét thanh bé, nét kéo xuống theo chiều đầu ngòi bút tạo nét đậm hơn nét thanh một chút. Đối với bút mực học sinh cần viết úp ngòi xuống, cổ tay, cánh tay để vuông góc. Với học sinh trung bình, yếu tôi chỉ yêu cầu các em viết đúng cỡ chữ, thẳng hàng, ngay ngắn, đều nét, liền mạch. Đối với học sinh khá giỏi, tôi yêu cầu ở mức độ cao hơn các em viết được chữ nét thanh, nét đậm. Nét chữ có độ mịn, mượt, không sần sùi. Chữ viết thẳng đứng, các nét chữ song song với nhau, đều nét, liền mạch, ngay ngắn và sạch đẹp.
 Khi dạy học sinh cỡ chữ nhỏ tôi cũng thường xuyên luyện theo cách đó giúp các em nhớ lâu và viết đều nét, liền mạch, đúng độ cao, độ rộng các chữ cái.
3.5.2- Rèn cách ghi nhớ mẹo luật chính tả:
- Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê. Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:
 * Về thanh điệu:
- Nếu tiếng kia có có thanh huyền hoặc thanh nặng thì tiếng kia phải là thanh ngã .
Ví dụ: nũng nịu , thừa thãi , sạch sẽ, lộng lẫy ,.
- Nếu tiếng kia có thanh ngang hoặc thanh sắc thì tiếng tiếp theo phải là thanh hỏi .
Ví dụ: vớ vẩn , lanh lảnh , ngớ ngẩn ,nhỏ nhen,
Tuy nhiên có một số ngoại lệ như: vẻn vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ,..
 * Về âm đầu :
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng,  chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi
+ Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sặt, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô
 * Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn :
- Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: gập ghềnh , khấp khểnh , lênh đênh ,
- Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, eng éc, xập xình, bình bịch ,
- Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ : khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu.
- Vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ : ngoằn ngoèo, khoèo chân .
* Lưu ý :
- Khi nào thì viết “ i ” hay “y” : 
+ Khi “ i ” đứng độc lập kết hợp với dấu thanh thành một âm tiết được viết “y”. Ví dụ : đại ý , như ý, ý chính,
+ Khi “ i ” đứng sau âm đệm thì được viết “y”. Ví dụ : chuyện, luyến, truyện , khuyên, 
+ Một số trường hợp“ i ” là bán nguyên âm .Ví dụ : loay hoay, xoáy, quay..
+ Trong trường hợp tiếng không có phụ âm đầu thì nguyên âm đôi “iê” được viết là “yê” . Ví dụ : yêu , yên , yết ,yếm,
 3.6- Sửa những lỗi học sinh thường gặp khi viết.
- Giáo viên cần nhấn mạnh chỗ ghi dấu thanh với vần, từng loại vần. Cái khó với học sinh là không biết ghi dấu thanh ở vị trí nào nhất là những chữ có từ 2 đến 3 chữ cái trở lên. Khi dạy mỗi vần mới, cuối cùng tôi đều cho học sinh nhận xét chốt lại những chữ ghi vần đó thì viết dấu thanh ở chữ cái ghi âm gì. Đặc biệt ở bài ôn tập mỗi loại vần tôi đều khắc sâu vị trí ghi dấu thanh. Với chữ có dấu phụ là dấu mũ như ô, ơ, ê, thì thanh sắc, huyền, hỏi phải ghi ở bên phải dấu mũ còn thanh ngã thì ghi ở giữa, phía trên của dấu mũ, các dấu thanh phải ngay ngắn, cân đối nằm đúng dòng li quy định và không được chạm vào chữ cái hay dấu phụ.
- Trong quá trình chấm chữa bài tôi chữa những lỗi học sinh sai phổ biến nhất, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ.
- Khi chấm bài tôi không chỉ chú ý đến việc chữa lỗi cho học sinh mà còn kết hợp nhận xét, chỉ bảo, khích lệ, động viên để học sinh tự tin vào bản thân khi viết bài và nhận ra những lỗi sai cần khắc phục.
- Những nét chữ sai tôi nhận xét thật rõ và sau đó tôi viêt mẫu cho các em sửa lại những chữ các em đã viết sai để về nhà các em tập viết theo mẫu đó cho đúng và đẹp.
 3.7- Rèn chữ viết kết hợp song song và đồng bộ với các môn học khác.
 Để học sinh viết đúng và đẹp thì phải tiến hành song song và đồng bộ việc dạy - học phân môn Chính tả, Tập viết với các môn học khác. Học sinh không chỉ viết đúng và đẹp ở vở Chính tả, Tập viết mà cần phải viết đẹp ở tất cả các loại vở. Muốn viết đẹp và thành thạo thì cần phải nắm được kĩ thuật viết. Muốn viết đúng, không sai, không mắc lỗi thì cần phải đọc đúng, đọc hiểu. Vì vậy trong quá trình dạy học cần phải rèn cho học sinh không những viết thạo mà còn phải đọc thông. Để làm được điều này khi dạy các tiết học Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập đọc, Toán tôi luôn chú ý hướng dẫn học sinh phát âm đúng, phân biệt và sửa ngọng cho những học sinh đọc còn ngọng. Giúp các em đọc đúng, hiểu đúng những từ ngữ địa phương hoặc những tiếng, những từ ngữ khó có âm đầu hay nhầm lẫn như : l/n, x/s, tr/ch, r/d...
- Ngoài ra tôi còn giải nghĩa từ, giúp học sinh đọc đúng, hiểu đúng.
- Khi học sinh viết bài tôi chú ý quan sát và sửa lỗi cho các em, chỉ ra các lỗi sai mà học sinh hay mắc giúp các em tự sửa lỗi.
- Khi học sinh giải toán có lời văn mà có câu trả lời sai, tôi yêu cầu học sinh tự phát hiện và sửa ngay lỗi sai đó.
 3.8. Tổ chức các trò chơi và tích cực tham gia phong trào thi đua “ Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”.
      Để việc rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh lớp 2 thành công phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, từng li, từng tí của giáo viên. Mặt khác, giáo viên còn phải hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh. Không nên cho các em ngồi viết liền trong một thời gian dài dễ gây mỏi tay và chán. 
 Ngoài các biện pháp đã áp dụng ở trên, tôi còn tổ chức cho các em những trò chơi nhằm viết đúng, viết đẹp, viết nhanh ở cuối các tiết Chính tả hoặc cuối các tiết ôn luyện.
+ Thi viết đúng: 
 Trò chơi này tôi ưu tiên cho số em viết hay sai. Chọn số em này ngồi ở dãy bàn trước lớp, giáo viên đọc một số đoạn viết hoặc một số từ khó, hay bài tập ở bảng. Trong đó có những chữ các em thường viết sai.
* Ví dụ: 
 a/ Bài tập điền vào chỗ trống s hay x:
 - .iêng năng học tập
 - .ứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
 b/ Bài tập điền vào chỗ trống k hay c
 - Con.ò
 - Cái..éo
 - ..ĩ càng
 c/ Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Cháu bé đang uống  (sửa, sữa)
Học sinh ...........mũ chào thầy giáo. (ngả, ngã).
Đôi  này đế rất .. (giày, dày)
Sau khi . con, chị ấy trông thật  (xinh, sinh)
Lan thích nghe kể.hơn đọc.. (truyện, chuyện)
 d/ Tìm từ viết sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Cả phòng khéc lẹc mùi thuốc lá.
Bức tườn bị nức ngang nức dọc.
 e/ Bài tập điền đúng vị trí dấu thanh
 - Qua, cua, cuôi, quy
 Giáo viên viết các chữ ở trên lên bảng.
 Gọi số em thường nhẫm lẫn các vị trí khi đánh dấu thanh lên bảng giáo viên đọc các chữ đó Ví dụ: “quả, của, cuối, quý” học sinh tự điền dấu vào chữ đó cho đúng.
+ Thi viết nhanh, viết đẹp
 Với cách thi này tôi chọn một số em viết tốt. Nhằm nâng cao hơn kĩ năng viết chữ cho các em. Giáo viên đọc một đoạn viết ở một bài tập đọc, học sinh 
viết bài. Giáo viên theo dõi em nào viết nhanh, đẹp.
Sau một đợt thi, giáo viên chấm nhận xét khen kịp thời cuối tuần tổng kết có khen thưởng để động viên các em.
 Ngoài ra, tôi tổ chức thi “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong từng tháng. Động viên khen ngợi kịp thời những tổ hay cá nhân thực hiện tốt, đặc biệt những tổ hay cá nhân có tiến bộ tạo cho học sinh sự hứng khởi hăng hái thi đua rèn luyện. Trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tôi thường dành khoảng 10 phút để tổng kết đánh giá việc rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch của học sinh và tuyên dương những em có tiến bộ. Ngoài việc phát động phong trào thi đua tôi còn giới thiệu các bài viết đẹp, các trang viết đẹp của học sinh trong buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ các em cùng thi đua rèn luyện cho con em mình.
 Để gây không khí hào hứng thi đua rèn chữ sạch đẹp, tôi thường xuyên tổ chức các cuộc thi, cuộc triển lãm vở sạch chữ đẹp trong nội bộ lớp và các tiết sinh hoạt tập thể, cuối tuần (lớp học 2 buổi/ ngày). Những bài viết đẹp, sạch sẽ được trình bày để các em học tập, những bài viết có tiến bộ cũng được giáo viên nêu tên và lớp tuyên dương khuyến khích.
 Qua việc tổ chức như vậy, giáo viên thấy được khả năng của từng em để có biện pháp rèn luyện phù hợp. Còn học sinh thì phấn khởi, quyết tâm giữ vở sạch - viết chữ đẹp ở mức cao nhất mình có thể.
 3.9. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc rèn chữ viết:
 Để có kết quả cao trong “rèn chữ” giáo viên cần phối hợp chặt chẽ cả hai mặt đó là nhà trường và gia đình. Trên cơ sở đã điều tra nắm được chất lượng của từng em, giáo viên trao đổi cùng phụ huynh để có biện pháp kèm cặp hướng dẫn học sinh viết. 
 * Ví dụ: Khi viết ở lớp giáo viên kiểm tra từng em. Sau khi kiểm tra nhận xét cụ thể về sự tiến bộ. Đặc biệt số em tiến bộ chậm giáo viên kiểm tra thường xuyên thông qua phụ huynh sau mỗi bài viết của các em để có kế hoạch bồi dưỡng thêm.
 Quá trình rèn chữ viết cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên tục không chỉ ở lớp mà còn ở nhà. Nên mỗi người giáo viên cũng như phụ huynh phải quan tâm, nhắc nhở, động viên để học sinh có ý thức tự giác khi viết thì việc “rèn chữ” mới có kết quả.
 4. Kết quả đạt được:
 Bằng tâm huyết của mình, tôi đã thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra, qua thời gian thực hiện sáng kiến "Rèn viết chữ đúng, đẹp cho học sinh lớp 2". Sau một thời gian áp dụng, tôi nhận thấy chất lượng chữ viết của học sinh được nâng lên rõ rệt, kết quả đạt được rất khả quan. Cụ thể như sau:
 Không còn học sinh nào mắc lỗi về trình bày kể cả đoạn văn, đoạn thơ. Học sinh hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ, nắm được quy tắc chính tả, các em đã viết đúng khoảng cách giữa chữ với chữ, giữa từ với từ, cách ghi dấu chấm, dấu phẩy, dấu mũ. Các em viết đúng tốc độ, nối chữ đúng quy định, bài viết sạch đẹp, mắc lỗi chính tả rất ít. Nhờ được rèn đọc, rèn viết ngay từ đầu năm, trong tất cả các môn học nên đến nay các em đã viết rất tốt, chữ viết ngay ngắn, rõ ràng, đúng độ cao, độ rộng, đúng khoảng cách. Đặc biệt có không ít học sinh viết được chữ nét thanh nét đậm, chữ viết đều và không mắc lỗi chính tả. Trong các bài thi viết chính tả, thi viết đẹp do giáo viên trong tổ tự tổ chức vào các buổi chiều luyện viết học sinh đã viết, trình bày rất đúng và đẹp, không còn bị bỡ ngỡ do không phải là giáo viên chủ nhiệm đọc chính tả. Học sinh tự tin khi viết và làm bài.
 Việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả, viết chữ đều đẹp cũng giúp học sinh ý thức hơn khi viết bài hàng ngày ở lớp. Các em đã cẩn thận, tự giác chú ý và kiên trì hơn trong khi viết bài. Những em trước kia viết sai nhiều lỗi, chữ viết chưa đúng kĩ thuật thì nay đã viết đúng kĩ thuật và sai rất ít lỗi Cụ thể, qua đợt chấm vở sạch chữ đẹp cấp trường năm học 2017 – 2018, lớp 2E do tôi phụ trách đạt được kết quả như sau:
Các đợt
Sĩ số
Chữ ( loại A)
Chữ ( loại B)
Đợt 1
30
27 em = 90%
3 em = 10%
Đợt 2
30
28 em = 93,4%
2 em = 6,6%
 Trong các đợt thi Viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện, lớp tôi dạy luôn có học sinh tham dự và đạt được thành tích cao. Cụ thể năm học 2017 – 2018, lớp tôi có 5 học sinh dự thi Viết chữ đẹp cấp trường thì cả 5 em đều đạt giải. Trong đó 2 giải Nhất, 1 giải nhì, 1 giải Ba và 1 giải KK. Có 2 em được dự thi cấp huyện thì 1 em đạt giải Nhất, 1 em đạt giải Ba. Đây cũng chính là một thành quả đáng khích lệ để thầy và trò phấn đấu trong những năm học tới.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
 Việc rèn chữ cho học sinh là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Rèn được học sinh viết chữ đẹp là niềm vui của thầy cô, hạnh phúc của trẻ và là niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng chúng ta không chỉ rèn đọc - viết cho học sinh trong chốc lát, mà đó là cả một quá trình rèn luyện lâu dài và liên tục. 
 Học sinh tiểu học, tri giác của các em còn thiên về nhận biết tổng quát đối tượng. Trong khi đó để viết được chữ, người viết phải tri giác từng nét chữ, từng động tác kỹ thuật tỉ mỉ. Do vậy khi tiếp thu kỹ thuật viết chữ học sinh không tránh khỏi những lúng túng, khó khăn. Vậy nên muốn thành công trong dạy phân môn Tập viết đòi hỏi mỗi thầy cô phải có lòng yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, phải thường xuyên đổi mới, sử dụng tốt các phương pháp dạy thông qua từng tiết dạy cụ thể sao cho phù hợp với học sinh, kiên trì bền bỉ từng bước thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành quả tốt đẹp. Góp phần nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh lớp 2 mà còn làm tiền đề cho các em viết đẹp hơn ở các lớp trên.
 Sau khi áp dụng sáng kiến "Rèn viết chữ đúng, đẹp cho học sinh lớp 2". Vào giảng dạy hàng ngày, tôi nhận thấy chữ viết của học sinh có nhiều cải thiện. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài nên bài viết ít mắc lỗi chính tả. Sự tiến bộ của học sinh ngày càng rõ nét trong viết các bài chính tả cũng như khi làm bài của phân môn khác như viết Tập làm văn, làm lời giải toán có lời văn, Tỷ lệ học sinh được đánh giá xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng năm tăng lên. Đó chính là nguốn động viên rất lớn đối với tôi vì sáng kiến mình nghiên cứu đã bước đầu có hiệu quả.
2. Khuyến nghị
 Với mong muốn ngày một nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung, học sinh các lớp 1-2-3 nói riêng, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất và kiến nghị sau:
2.1. Đối với nhà trường:
- Cần có biện pháp chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện một cách đồng loạt (từ khối 1 đến khối 5) về rèn chữ viết cho học sinh qua giờ chính tả. Tổ chức các cuộc thi trong các buổi ngoại khóa dưới những hình thức khác nhau để rèn cho học sinh các kĩ năng: nghe- đọc- nói- viết
- Bàn ghế phải phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi.
- Phòng học đủ ánh sáng cho học sinh viết bài trong những ngày mùa đông rét, trời tối.
- Thường xuyên củng cố và nâng cao hoạt đọng của thư viện để khuyến khích tính ham đọc sách, tự tìm tòi nghiên cứu của học sinh.
2.2. Đối với Phòng giáo dục:
- Thường xuyên tổ chức các Hội thi ''Đọc hay-viết đẹp'', thi Hội giảng giáo viên toàn năng của huyện để đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ với cách phát âm,viết chữ và cách trình bày bảng của giáo viên.
 Trên đây là phần trình bày bản sáng kiến của bản thân tôi. Mặc dù tôi đã áp dụng thực tế giảng dạy ở lớp mình và đã thu được kết quả tốt. Song do thời gian cũng như sự nhận thức còn hạn chế. Nội dung trình bày trên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong hội đồng khoa học các cấp cùng bạn bè đồng nghiệp góp ý xây dựng để sáng kiến thêm hoàn chỉnh hơn, có khả năng thực thi cao hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_viet_chu_dung_dep_cho_hoc_sinh_lop.doc
Sáng Kiến Liên Quan