Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng viết Báo cáo Địa lý cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
1.1. Khái niệm
- Báo cáo là một hình thức mà trong đó, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, tư liệu,. trình bày thành báo cáo, sau đó thuyết trình trước nhóm hay toàn lớp.
- Báo cáo Địa lý là một dạng bài thực hành, mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa thông tin địa lý, sau đó viết và trình bày báo cáo về một vấn đề địa lý trước lớp hoặc trước nhóm.
Báo cáo có thể tiến hành trong chương trình nội khóa hoặc ngoại khóa.
1.2. Phân loại báo cáo Địa lý
Báo cáo Địa lý có thể trình bày dưới nhiều dạng khác nhau:
- Báo cáo Địa lý trình bày dưới dạng một bài viết (dài hay ngắn) về một vấn đề địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia hay một vấn đề toàn cầu. Đây là loại phổ biến hiện nay trong chương trình phổ thông.
- Báo cáo Địa lý có thể là một số sưu tập tranh ảnh được sắp xếp theo hệ thống kèm theo lời thuyết minh, một số hệ thống lược đồ, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ thể hiện một chủ đề nhất định.
việc trình bày đòi hỏi yếu tố chính xác cao. Nói bằng trí nhớ không thể truyền đạt được những thông tin quan trọng do khó có thể nhớ chính xác và làm cho cuộc trình bày có thể không linh hoạt. Dù trình bày bằng cách nào thì việc truyền đạt cũng phải được tập dượt và chuẩn bị kỹ. 3: Xem xét việc sử dụng những phương tiện nghe nhìn: Để lựa chọn các phương tiện nghe nhìn thích hợp, giáo viên cần lưu ý học sinh xem xét những điều sau đây: + Cần tạo ra việc nhìn thấy để tăng cường. Nổi bật hoặc đơn giản hoá các ý tưởng của người trình bày. + Thông tin nhìn thấy được nên dễ hiểu và không nên hỗn độn với quá nhiều chất liệu, một lúc chỉ nên diễn đạt một ý tưởng hay một khái niệm mà thôi. + Hình ảnh nhìn thấy cần đủ lớn để toàn thể người nghe có thể thấy dễ dàng do đó phải chú ý đến khối lượng và vị trí người nghe. + Lựa chọn kỹ thuật trình bày có minh hoạ bằng mắt hiệu quả nhất Bước 2: Giáo viên ra bài tập cho học sinh. Tại lớp học, chỉ có một vài tiết học có thể rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo, thông thường là các tiết thực hành có nội dung viết báo cáo. Do đó, việc tăng cường rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo cần được tiến hành thường xuyên hơn thông qua việc ra bài tập về nhà cho học sinh thực hiện. Bài tập về nhà có thể có nội dung gắn liền với nội dung học sinh vừa tìm hiểu xong, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài viết báo cáo trình bày tóm tắt các nội dung vừa học. Bài tập về nhà có thể liên quan đến một chủ đề nào đó do giáo viên đặt ra nhằm rèn luyện thêm cho học sinh kỹ năng trình bày thông tin. Đối với kỹ năng trình bày báo cáo bằng miệng thì có thể được luyện tập nhiều hơn cho học sinh thông qua các tiết học trên lớp. Khi giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong các tiết học lý thuyết thông qua phương pháp thảo luận, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh trình bày các vấn đề được giao. Thông qua việc trình bày kết quả thảo luận, học sinh vừa rèn luyện được kỹ năng trình bày thông tin, vừa tăng sự tự tin, mạnh dạn khi trình bày trước tập thể. Ngoài ra, qua các tiết học này, giáo viên có thể điều chỉnh, hướng dẫn học sinh về tác phong trình bày, ngôn từ, cách mở đầu, gợi mở, hay kết thúc một vấn đề cần trình bày trước lớp như thế nào là đạt hiệu quả và gây sự chú ý cho người nghe. Bước 3. Kiểm tra, đánh giá. Để khắc phục vấn đề về thời gian hạn chế trong một tiết học và để dễ dàng kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng trình bày thông tin, giáo viên nên yêu cầu học sinh tiến hành các bài tập và nộp lại bằng giấy (bài viết). Giáo viên có thể thu các bài viết để về nhà xem và nhận xét, có thể cho điểm (nếu cần). Cách khác là giáo viên có thể cho các điểm cộng các bài viết, sau đó cộng các điểm đó lại để tính điểm tổng cho học sinh. Điều đó sẽ tăng cường được tính nghiêm túc trong rèn luyện kỹ năng trình bày thông tin của học sinh. Để làm được điều này, giáo viên cần lập kế hoạch rèn luyện và kiểm tra, đánh giá định kì trong từng học kì. Việc định trước sẽ ra bài tập với nội dung nào, vào thời gian nào, có bao nhiêu bài tập và mức độ như thế nào sẽ thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá. Giáo viên cần thông báo trước cho học sinh hay đưa ra các quy ước trước về kiểm tra, đánh giá các bài tập đặt ra trong một học kì để học sinh chủ động, tích cực hơn trong rèn luyện các kỹ năng cần thiết. 4. Thí dụ minh họa về rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong môn Địa lý 10 THPT Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma (Địa lý 10 – Cơ bản). I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được vị trí chiến lược và vai trò của hai kênh biển nổi tiếng: Xuy-ê và Pa-na-ma. - Hiểu được những lợi ích về kinh tế nhờ có sự hoạt động của các kênh đào này. 2. Kỹ năng: - Biết tổng hợp tài liệu, phân tích bảng số liệu kết hợp với phân tích bản đồ. - Viết được báo cáo ngắn và trình bày kết quả trước lớp. II. Thiết bị dạy học: - Lược đồ kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma (phóng to). - Lược đồ vị trí của kênh đào Xuy-ê, kênh đào Pa-na-ma và một số cảng lớn trên thế giới. - Bản đồ tự nhiên và bản đồ các nước châu Phi. - Bản đồ tự nhiên và bản đồ các nước châu Mĩ. - Tập bản đồ Thế giới và các châu lục. - Các tài liệu bổ sung về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma. - Tranh ảnh về hai kênh đào. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc hoàn thành các bài tập về nhà để chuẩn bị cho bài thực hành mà GV đã giao cho HS ở tiết học trước. 3. Bài mới: Mở bài: GV yêu cầu 1 HS nêu nhiệm vụ (mục tiêu) của bài thực hành. - Xử lý số liệu. - Lập đề cương chi tiết cho báo cáo về kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma. - Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma. - Trình bày tóm tắt báo cáo trong thời gian ngắn (5 phút). I. Bài tập 1. Kênh đào Xuy-ê: Hoạt động 1: (Cả lớp) Đề xuất tên của báo cáo. Bước 1: GV yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập 1 để đề xuất tên báo cáo. Bước 2: HS trao đổi với bạn cùng bàn về tên của bản báo cáo. Bước 3: HS lên bảng ghi đề xuất tên của bản báo cáo. Bước 4: Cả lớp phân tích và chọn lựa tên thích hợp cho bản báo cáo. Ví dụ: ”Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê”,... Hoạt động 2: (Cả lớp/nhóm) Xác định các thông tin để viết báo cáo. Bước 1: GV treo các bản đồ, lược đồ lên bảng. GV yêu cầu HS xác định trên Tập bản đồ Thế giới và các châu lục vị trí của kênh đào Xuy-ê, các đại dương, biển được nối liền thông qua kênh đào Xuy-ê. Sau đó GV gọi 1-2 HS lên bảng xác định trên bản đồ treo tường vị trí các đối tượng trên. Cuối cùng, GV giúp HS chuẩn kiến thức trên bản đồ treo tường. Bước 2: Xử lý số liệu. Mỗi bàn là một nhóm học tập. GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập 1 (GV có thể chia cho mỗi nhóm tính số liệu của một hàng để tiết kiệm thời gian). GV treo phiếu học tập 1 (phóng to) lên bảng. Sau khi xử lý số liệu, HS các nhóm lên bảng điền các thông tin vào phiếu học tập 1. Cả lớp góp ý chỉnh sửa. GV đưa ra bảng thông tin phản hồi để đối chiếu, chuẩn kiến thức. Bước 3: Thu thập thông tin. * GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, dựa vào kết quả vừa tính toán, dựa vào các bản đồ, lược đồ trên bảng, thảo luận các câu hỏi sau: - Hoạt động đều dặn của kênh Xuy-ê đem lại lợi ích gì cho ngành hàng hải thế giới? - Nếu kênh đào bị đóng cửa như thời gian 8 năm (1967 – 1975) do chiến tranh, thì sẽ gây những tổn thất kinh tế như thế nào đối với Ai Cập, các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen? * Đại diện nhóm lên trình bày. GV giúp HS chuẩn kiến thức. GV có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau để làm rõ một số thông tin: - Tại sao kênh đào Xuy-ê lại rơi vào tay đế quốc Anh? - Đế quốc Anh đã được lợi ích gì từ kênh đào này? - Những lợi ích do sự hoạt động của kênh đào và những thiệt hạn nếu như kênh đào bị đóng cửa? Hoạt động 3: (Nhóm) Viết dàn ý báo cáo. Bước 1: Xây dựng dàn ý đại cương. - GV yêu cầu HS các nhóm dựa vào chủ đề báo cáo, trao đổi để xây dựng dàn ý đại cương báo cáo (nội dung chính) về kênh đào Xuy-ê. - Một số nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - GV nhận xét và thống nhất nội dung chính của báo cáo: 1. Khái quát về Kênh Xuy-ê. 2. Lợi ích đem lại từ kênh đào Xuy-ê. 3. Những tổn thất kinh tế nếu kênh đào Xuy-ê bị đóng cửa. Bước 2: Xây dựng dàn ý chi tiết. - Trên cơ sở thông tin vừa có được, kết hợp với tư liệu về kênh đào Xuy-ê ở phần III – Tư liệu tham khảo (SGK), tư liệu (thông tin, hình ảnh liên quan) mà học sinh tìm hiểu thêm ở nhà (bài tập về nhà), HS tiến hành thảo luận nhóm, sau đó ghi lại những nét chính về kênh đào Xuy-ê vào bảng học tập (bảng phụ). * GV gợi ý: Có thể tập hợp một số thông tin về kênh đào Xuy-ê qua các ý sau: 1. Khái quát về kênh đào Xuy-ê: - Thuộc quốc gia nào. Các biển và đại dương được nối liền. - Thời gian xây dựng, thời gian mở cho các tàu qua lại. - Chiều dài. - Trọng tải tàu qua. - Nước quản lý trước kia. Năm được đưa về nước chủ quản. 2. Những lợi ích mà kênh đào Xuy-ê đem lại cho ngành hàng hải thế giới. 3. Những tổn thất kinh tế đối với Ai Cập và các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen nếu kênh đào bị đóng cửa. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi theo các gợi ý trên để hoàn thành nội dung dàn ý chi tiết cho bản báo cáo. Bước 3: GV gọi 1 – 2 HS lên bảng trình bày đề cương chi tiết bản báo cáo (mỗi HS trình bày trong vòng 5 phút). Sau mỗi báo cáo, GV và HS khác nhận xét, góp ý để hoàn thiện nội dung dàn ý chi tiết của báo cáo. Tên báo cáo: ”Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê”. 1. Khái quát về kênh đào Xuy-ê: - Kênh đào Xuy-ê cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải. - Xây dựng năm 1859. Ngày được mở cho tàu qua lại: 17 tháng 11 năm 1869. - Chiều dài: 195 km (121 dặm). - Trọng tải tàu qua: thiết kế cho tàu 150 nghìn tấn, sau khi tu bổ vào năm 1984, tàu chỏ dầu 250 nghìn tấn có thể qua được kênh. - Ngay từ năm 1869, đế quốc Anh đã chiếm quyền quản trị kênh. Tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hóa kênh Xuy-ê. 2. Những lợi ích mà kênh đào Xuy-ê đem lại cho ngành hàng hải thế giới: - Rút ngắn được thời gian vận chuyển (số liệu minh họa), dễ dàng mở rộng thị trường. - Giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm. - An toàn hơn cho người và hàng hóa, có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên đường dài. - Đem lại nguồn thu nhập lớn cho Ai Cập thông qua thuế hải quan. 3. Những tổn thất kinh tế nếu kênh đào Xuy-ê bị đóng cửa: - Đối với Ai Cập: + Mất nguồn thu nhập thông qua thuế hải quan. + Giao lưu trao đổi buôn bán với các nước khác trên thế giới bị hạn chế. - Đối với các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen: + Tăng chi phí vận chuyển hàng hóa. + Kém an toàn hơn cho người và hàng hóa,... Hoạt động 4: (Cá nhân) Viết toàn văn báo cáo. GV yêu cầu HS dựa trên các nội dung thông tin vừa tìm hiểu và trình bày tại lớp để viết báo cáo. II. Bài tập 2: Kênh đào Pa-na-ma Phần kênh đào Pa-na-ma có thể tiến hành tương tự như kênh đào Xuy-ê nếu còn đủ thời gian làm tại lớp. Nếu không, GV hướng dẫn HS về nhà làm ở nhà (bài tập về nhà) với đầy đủ các bước như với kênh đào Xuy-ê. HS viết bản báo cáo ngắn gọn về kênh đào Pa-na-ma, tuần sau nộp lại để lấy điểm kiểm tra 15 phút. Gợi ý: GV có thể hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà hoặc ngay tại lớp (nếu còn thời gian) theo trình tự sau: 1. Xác định kênh đào Pa-na-ma trên các bản đồ. 2. Hoàn thành phiếu học tập 2. 3. Dựa vào phiếu học tập đã hoàn thành, bản đồ cũng như kiến thức đã có, hãy: - Cho biết sự hoạt động đều đặn của kênh đào Pa-na-ma đem lại lợi ích gì cho sự tăng cường giao lưu giữa các nền kinh tế cùng châu Á – Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì. - Tại sao nói việc Hoa Kì phải trao trả kênh đào Pa-na-ma cho chính quyền và nhân dân Pa-na-ma là một trong những thắng lợi to lớn của nước này? 4. Từ thông tin trên, kết hợp tư liệu tham khảo (phần III - SGK), thông tin các em tìm hiểu được, xây dựng dàn ý chi tiết và hoàn thành một bài viết ngắn về kênh đào này. Lưu ý: Thông tin tập hợp để viết bài viết ngắn về kênh Pa-na-ma có thể tương tự như kênh đào Xuy-ê. Tuy nhiên cần chú ý đến các âu tàu ở kênh Pa-na-ma. HS lý giải vì sao phải dùng các âu tàu, nêu hạn chế của việc phải sử dụng các âu tàu. IV. Đánh giá: Gọi 1 – 2 HS nêu khái quát về 2 kênh đào trên bản đồ treo tường. V. Hoạt động nối tiếp: - Viết báo cáo ngắn về kênh đào Pa-na-ma. - Bài tập về nhà: Tìm thí dụ chứng minh ảnh hưởng của ngành thông tin liên lạc tới đời sống hiện đại. VI. Phụ lục PHIẾU HỌC TẬP 1 Hoàn thành bảng dưới đây: Tuyến Khoảng cách (hải lý) Quãng đường được rút ngắn Vòng qua châu Phi Qua Xuy-ê Hải lý % Ô-đét-xa à Mum-bai 11818 4198 7620 64 Mi-na al-A-hma-đi à Giê-noa 11069 4705 6364 57 Mi-na al-A-hma-đi à Rôt-tec-đam 11932 5560 6372 53 Mi-na al-A-hma-đi à Ban-ti-mo 12039 8681 3368 28 Ba-lik-pa-pan à Rôt-tec-đam 12081 9303 2778 23 PHIẾU HỌC TẬP 2 Hoàn thành bảng dưới đây: Tuyến Khoảng cách (hải lý) Quãng đường được rút ngắn Vòng qua Nam Mĩ Qua Pa-na-ma Hải lý % Niu I-ooc à XanPhran-xi-xcô 13107 5263 7844 60 Niu I-ooc à Van-cu-vơ 13907 6050 7857 56 Niu I-ooc à Van-pa-rai-xô 8337 1627 6710 80 Li-vơ-pun à XanPhran-xi-xcô 13507 7930 5577 41 Niu I-ooc à I-ô-cô-ha-ma 13042 9700 3342 26 Niu I-ooc à Xit-ni 13051 9692 3359 26 Niu I-ooc à Thượng Hải 12321 10584 1737 14 Niu I-ooc à Xin-ga-po 10141 8885 1256 12 Ghi chú: phần in nghiêng trong phiếu học tập là nội dung học sinh cần hoàn thành, giáo viên cần chuẩn kiến thức. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích thực nghiệm - Xem xét tính khả thi, hiệu quả sử dụng và điều kiện thực hiện,... của các phương pháp và giáo án được thiết kế để rèn luyện kỹ năng viết báo cáo Địa lý cho học sinh THPT. - Thông qua thực nghiệm để đưa ra các kết luận và bước đầu đánh giá kết quả của việc áp dụng các phương pháp rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh lớp 10 THPT. 2. Nội dung thực nghiệm - Khảo sát, điều tra, thăm dò việc dạy học địa lý ở một số trường THPT để tìm hiểu về trình độ, tâm lí HS, thực trạng hình thành và rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho HS trong dạy học địa lý ở các trường THPT. Tiến hành vận dụng các phương pháp đã đề ra để rèn luyện cho HS các kỹ năng viết báo cáo trong dạy học địa lý. Bảng 3.1. Nội dung bài thực nghiệm Lớp Bài Tiết Số lớp Tên bài dạy 10 38 47 6 Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma 3. Tổ chức thực nghiệm - Chọn 6 lớp 10 ở trường THPT Trường Chinh, chia thành 2 nhóm Đối chứng và thực nghiệm (mỗi nhóm 3 lớp có trình độ tương đương nhau) - Phương pháp thực nghiệm: Cho học sinh thực hiện bài viết báo cáo trong thời gian thống nhất. Dự giờ, quan sát, phỏng vấn, phát phiếu thăm dò ý kiến giáo viên dạy thực nghiệm. Kiểm tra kết quả hoạt động nhận thức, thông qua bài viết báo cáo của học sinh sau các giáo án tiến hành thực nghiệm trên lớp. Lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) trong khi làm bài thực hành viết báo cáo điều kiện khách quan được giữ nguyên như: giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của lớp học,... Tuy nhiên, lớp đối chứng làm bài theo cách thông thường trước đây các giáo viên thường tiến hành. Còn lớp thực nghiệm làm bài theo quy trình của đề tài đề xuất theo các bước đã đưa ra. 4. Kết quả thực nghiệm 4.1. Kết quả định lượng Biểu đồ tổng hợp so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng tại trường THPT tham gia thực nghiệm Nhận xét về kết quả định lượng Qua thực nghiệm, kết quả cho thấy việc sử dụng các phương pháp rèn luyện kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học bài thực hành địa lý lớp 10 THPT đem lại hiệu quả khá khả quan, có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn địa lý. Nhóm thực nghiệm có số bài đạt điểm trung bình trở xuống chiếm tỉ lệ thấp hơn nhóm lớp đối chứng. - Qua việc chấm điểm bài viết báo cáo của học sinh cho thấy: điểm trung bình của tất cả các lớp thực nghiệm đều cao hơn điểm trung bình của các lớp đối chứng. - Như vậy, các lớp tham gia thực nghiệm có kết quả tốt hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ việc dạy học thực nghiệm bước đầu đạt được những kết quả khả quan trong việc rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho học sinh. 4.2. Kết quả định tính Qua quá trình tiến hành thực nghiệm các cách thức, quy trình rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho học sinh trong dạy học địa lý ở các trường THPT cho thấy: đa số các em đã biết cách viết báo cáo địa lý hoàn chỉnh, khoa học và đạt kết quả cao, đồng thời nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy. Mặt khác, thông qua việc rèn luyện các kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, học sinh còn rèn luyện được một số kỹ năng cần thiết trong việc nghiên cứu khoa học sau này. Thông qua việc rèn luyện kỹ năng trình bày thông tin trong các bài viết báo cáo, học sinh còn rèn luyện được về kỹ năng thuyết trình, tăng sự tự tin và rèn luyện thêm về các kỹ năng sống. Đối với các giờ học thực hành viết báo cáo hay các nội dung yêu cầu học sinh thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin, học sinh không còn cảm giác lúng túng, e ngại mà ngược lại đa số các em rất hứng thú với các nội dung này. Các em có thể tự mình tiến hành các bước để viết bài báo cáo địa lý một cách thuần thục hơn. Mặt khác học sinh đã bước đầu có thái độ học tập một cách chủ động tích cực để tìm hiểu tri thức mới, tích lũy tri thức. 4.3. Kết luận chung Qua kết quả khảo sát điều tra, tiến hành thực nghiệm, 100% giáo viên tham gia thực nghiệm đều cho rằng việc sử dụng các phương pháp theo đề xuất để rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho học sinh THPT đem lại hiệu quả, có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng địa lý, tăng hiệu quả dạy và học chất lượng bộ môn hơn so với các phương pháp thông thường trước đây đã từng sử dụng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được của đề tài - Xác định được hệ thống các kỹ năng viết báo cáo địa lý cần rèn luyện cho học sinh THPT. Đó là: kỹ năng xác định vấn đề báo cáo, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng xử lý, tổng hợp thông tin, kỹ năng lập đề cương (dàn ý) báo cáo, kỹ năng trình bày báo cáo. - Xác định được một số phương pháp, quy trình rèn luyện các kỹ năng viết báo cáo địa lý cho học sinh trong dạy học địa lý ở trường THPT. Đối với mỗi kỹ năng đều có đưa ra ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng đó, cách thức rèn luyện, kèm theo các ví dụ cụ thể để các giáo viên tham khảo, vận dụng. Đề tài cũng đã đưa ra được thí dụ minh họa để các giáo viên vận dụng trong dạy học địa lí khi rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý cho học sinh lớp 10 THPT. - Kết quả thực nghiệm cho thấy những cách thức, quy trình rèn luyện kỹ năng viết báo cáo đã được đề xuất trong đề tài bước đầu có tính khả thi và đem lại hiệu quả khá cao trong dạy học địa lý nói chung, rèn luyện kỹ năng viết báo cáo địa lý nói riêng. 2. Kiến nghị - Trong kiểm tra, đánh giá, nên chú trọng kiểm tra, đánh giá mức độ thông hiểu, vận dụng, chú trọng yêu cầu về rèn luyện kỹ năng địa lý nhằm đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học địa lý nói chung, đẩy mạnh việc rèn luyện kỹ năng địa lý nói riêng, trong đó có các kỹ năng như: thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin,... để viết báo cáo địa lý. - Nhà trường cần có các biện pháp khuyến khích thỏa đáng, hỗ trợ các giáo viên đổi mới phương pháp, chú trọng rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh. - Hoàn thiện cơ sở vật chất như phòng bộ môn, khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập các câu lạc bộ địa lý để kích thích hứng thú của học sinh đối với việc học tập bộ môn, đồng thời có điều kiện để rèn luyện một số kỹ năng địa lý. - Liên kết với các trường khác trong địa bàn, tổ chức sinh họat chuyên môn định kỳ,... để tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói chung. 3. Hướng mở rộng của đề tài - Hướng dẫn học sinh tự học môn Địa lý bằng hình thức viết báo cáo. - Đề tài có thể áp dụng rộng trong cả 3 khối lớp THPT. - Đề tài có thể mở rộng, phát triển theo hướng: rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng nghiên cứu khoa học, hoặc phương pháp dạy học địa lý theo dự án,... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Kỹ thuật dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Đĩnh (2008), Những kĩ năng Địa lý cơ bản trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Hoàng Kim Mỹ (2005), Phương pháp giảng dạy bài thực hành trong sách giáo khoa Địa lý lớp 10 (Ban khoa học và nhân văn), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Huế. 4. Trần Xuân Tiếp (2009), Phương pháp hình thành kỹ năng viết báo cáo cho học sinh trong dạy học bài thực hành địa lý trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Huế. 5. Nguyễn Đức Vũ (2006), ”Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng Địa lý ở lớp 10”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, (7). 6. Nguyễn Đức Vũ (2007), Kỹ thuật dạy học Địa lý ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, Hà Nội. MỤC LỤC Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH ...................................................................... Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD-ĐT NINH THUẬN .. Ninh Thuận, ngày..tháng.năm 2014
File đính kèm:
- SANG_KIEN_Vo_Hong_Tuyen_An_2.doc