Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh ở hai Khối 6,7
Luyện nói thông qua classroom language:
Theo phương pháp đổi mới, kết hợp chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh THCS được khuyến khích sử dụng Tiếng Anh càng nhiều càng tốt tùy theo trình độ của đối tượng.Trong lớp học cần tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: T- Whole class, T-S, S –S. Giáo viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản đến đàm thoại theo chủ điểm chủ đề.
Beginning of lesson:
*Good morning. How are you?
*Did you have a nice weekend?
*Have you done your homework?
*Let’s play a game now, shall we?
*Are you ready?
Ask for repetition:
*Would you mind repeating ?
*Could you say it again?
*Pardon?
Asking for clarification:
*What is it? Please tell me again.
*What do you mean?
*Could you explain more about.?
Ask for ideas/opinions
*What do you think about that (name)?
*Do you have any ideas/opinions?
*How about you?
Checking:
*Is that clear?
*Okay so far?
*Have you got it / that?
Trong các hoạt động trên lớp, thường thường giáo viên cần sử dụng toàn bộ tiếng Anh (mainly English), đôi khi phải dùng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi sử dụng cả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages)
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH LỚP 6,7 PHẦN MỞ ĐẦU Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn đất nước ta đã chính thức là thành viên của WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã tiến hành thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình sách giáo khoa mới đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập. Ngày nay môn Ngoại ngữ , đặc biệt là Tiếng Anh đã chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo và lưu loát ở các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức có được qua tài liệu tham khảo, chúng tôi viết đề tài nhỏ này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn, đổi mới phương pháp dạy và học. PHẦN I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực hiện dạy và học theo chương trình Tiếng Anh của cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy. Việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Tôi đã lập kế hoạch “Rèn luyện kỹ năng nói cho HS ở hai khối 6,7” làm nền tảng cho học sinh lớp 8,9 ở những năm sau. Đó là lý lo tôi viết đề tài này. PHẦN II MỤC TIÊU - GIỚI HẠN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI A. Mục tiêu viết đề tài: Là giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trường THCS, tôi không ngừng nghiên cứu, trau dồi phương pháp nhằm nâng cao chất lương dạy và học đặc biệt với trường ở ngoại thành chúng tôi. tôi viết đề tài này nhằm chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình đã góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh . B. Giới hạn đề tài: Do xuất phát từ thực tế dạy và học Tiếng Anh của thầy và trò trường chúng tôi nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu giới hạn ở hai khối lớp 6,7 theo chương trình sách Tiếng Anh mới . C. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Để thực hiện các biện pháp của mình một cách hiệu quả, tôi đã kết hợp sử dụng các biện pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: khai thác thông tin khoa học về phương pháp giảng dạy có hiệu quả qua sách, tài liệu có liên quan đặc biệt qua các khoá học bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức. - Phương pháp quan sát: trực tiếp thực hiện giờ dạy ở các lớp được phân công đảm nhiệm, kết hợp so sánh với các lớp không trực tiếp giảng dạy qua các tiết dự giờ , thăm lớp. - Phương pháp đàm thoại: trực tiếp trao đổi với học sinh trong lớp, ngoài lớp để tìm hiểu thông tin. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: thông qua kết quả kiểm tra nói ở cuối học kì và cả quá trình làm việc đôi – nhóm của học sinh trong các hoạt động trên lớp. PHẦN III CÁCH THỨC THỰC HIỆN A. Luyện nói thông qua classroom language: Theo phương pháp đổi mới, kết hợp chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh THCS được khuyến khích sử dụng Tiếng Anh càng nhiều càng tốt tùy theo trình độ của đối tượng.Trong lớp học cần tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: T- Whole class, T-S, S –S. Giáo viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản đến đàm thoại theo chủ điểm chủ đề. Beginning of lesson: *Good morning. How are you? *Did you have a nice weekend? *Have you done your homework? *Let’s play a game now, shall we? *Are you ready? Ask for repetition: *Would you mind repeating? *Could you say it again? *Pardon? Asking for clarification: *What is it? Please tell me again. *What do you mean? *Could you explain more about..? Ask for ideas/opinions *What do you think about that(name)? *Do you have any ideas/opinions? *How about you? Checking: *Is that clear? *Okay so far? *Have you got it / that? Trong các hoạt động trên lớp, thường thường giáo viên cần sử dụng toàn bộ tiếng Anh (mainly English), đôi khi phải dùng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi sử dụng cả hai ngôn ngữ ( a mixture of the two languages) English Vietnamese Both Introducing the lesson ü Checking attendance ü Organizing ü Classroom control / discipline ü Giving praise ü Presenting new language ü Introducing a new text ü Asking questions on the text ü Correcting errors ü Setting homework ü B.Luyện nói qua tiết thực hành cấu trúc ngữ pháp: Hiện nay nhiều học sinh lớp 8 ,9 có vốn từ vựng và ngữ pháp khá tốt nhưng rất ngại nói Tiếng Anh trong giờ học, không có thói quen giao tiếp. Các em không tự tin giao tiếp từ những câu chào hỏi, giới thiệu bản thânDo vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng nghe nói từ lớp 6. Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, tôi đã thực hiện vai trò là người hướng dẫn và tổ chức thực hiện trong quá trình dạy học, uyển chuyển kết hợp nhiều hoạt động trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy, tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp , say mê phấn đấu học bộ môn. Sau đây là một số hoạt động thực hành nói trên lớp: *Chain games:Tiếng Anh 6 :Unit 2 –Lesson 3 Chia lớp thành các nhóm từ (số nhóm và số học sinh trong mỗi nhóm tùy vào giáo viên). · Giáo viên nói một câu. · Các nhóm lần lượt đặt các câu nối tiếp câu của giáo viên và của các nhóm khác. · Nhóm nào đặt được nhiều câu hơn thì thắng cuộc. VD: - Teacher: In my classroom, there is a blackboard. - Group 1: In my classroom, there is blackboard and a door. - Group 2: In my classroom, there is a blackboard and a door. * Survey: Tiếng Anh 6 –Unit 1-Skill1 –Speaking 4. Which school would you like to go to?Why?First complete the survey .Then discuss with your friends. Name of school Reasons you like it Reason you don’t like it _Giáo viên cho học sinh nhìn lại bài đọc và đưa ra thông tin về 3 trường ,sau đó cho học sinh làm việc nhóm ,thảo luận về trường mình thích nhất rồi đưa ra lí do. Background of the school: PLC Sydney: an international school for girls from kindergarten to year 12 in Sydney, Australia. An Lac Lower Secondary School: a small school in a mountainous region in Son Dong Dist, Bac Giang Province. Vinabrita School: an international school for from year 1 to year 12 in Ha Noi. _Giao viên gọi đại diện nhóm lên trình bày. *Mapped Dialogue: Tiếng Anh 6 –Unit 7– Lesson 3 K K -What tomorrow ? -Where ...it? -How long.....on? Book exhibition Giảng Võ From the 14th to the 17th of January Example exchanges: S1:Hi, Phong .What are you doing S2:Iam going to a book exhibition with my parents S1: Where is it? S:It’s in Giang Vo exhibition centre. S1: How long is it on? S2: It’s on from the 14th to the 17th of January . * Describe the picture : Tiếng Anh 7 – Unit4 –Lesson 5 * Noughts and Crosses : Tiếng Anh 6 Unit 2 MY HOME-Lesson 3:A Closer look 1 * Warm-up: Noughts and Crosses cupboard sinks lamp bedroom posters kitchen bathroom window wall Ex: The cupboard is in the kitchen. * Noughts and Crosses : Tiếng Anh 6 Unit 6-Lesson 5-Skill1. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Questions Answers 1.When do people in Thailand celebrate the new year? 1.In April 2.Which country is it and what is its nationality? 2.Scotland 3.Which group of people stick red feathers from the rooster to the drawings of the Sun in their houses? 3.The H’mong,VN 4.Which country is it and what is its nationality? 4.Autralia-Australian 5.Which country is it and what is its nationality? 5.Holland-Dutch 6.In what country do temple ring the bells to remome their bad actions from the previous year? 6.Japan 7.Which country is it and what is its nationality? 7.Korea-Korean 8.In Scottist people’s opinion,who decides the family’s luck for the rest of the year? 8.The first footer does 9.Which country is it and what is its nationality? 9.The USA * Picture drill : Unit 5 :NATURAL WONDERS OF THE WORLD. LESSON 5 SKILL 2 Tell your partner about the place. Ha Long Bay and Hue *Role play :Tiếng Anh 7: UNIT 9-lesson 7 Finished! Now I can................... V VV VVV *talk about festivals and the reasons they are held. *use H/Wh-questions and adverbial phrases to ask and answer questions. *mark the stressed syllable in two syllable words. *write about a festival I attended C.Luyện nói ở phần Pre & Post của tiết dạy kỹ năng: Kỹ năng nói được phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ngôn ngữ và với các kỹ năng khác thông qua các chủ điểm , chủ đề. Trong tiết dạy kỹ năng ngôn ngữ, tôi đã phối hợp kỹ năng nói (sub skill) ở phần Pre-stage và Post-stage. * Tiếng Anh 6 Unit 1 -Lesson 1 - Pre-reading : -What is Phong doing? -What is Vy doing? -Why are they so happy? - Post-reading + Roleplay : Students work in groups D.Luyện nói trong tiết dạy thêm buổi chiều: Tôi sử dụng tiết dạy thêm để rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ và ôn tập kiến thức ngôn ngữ cho học sinh. Ở khối 6,7 chúng tôi thực hiện ôn từ vựng, ngữ pháp trong ½ tiết đầu giờ, sau đó luyện nói cho học sinh theo chủ đề bài đang học( có gợi ý và hướng dẫn), và luyện viết ở cuối giờ. Tôi đã luyện nói theo từng bài học : * Tiếng Anh 6 Unit 1: Task 1. -Talking about and describing a school. Task 2. -Talking about and describing school activities * Tiếng Anh 7 Unit 2: Health. Task 1. -Talking about calories used for every day activities . Task 2. -What do you do to have a good health? BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để hình thành và phát triển bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong quá trình dạy học ngoại ngữ. Giáo viên phải là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Học sinh đóng vai trò chủ đạo có nghĩa là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập, thực hành. Muốn thực hiện được, cá nhân học sinh phải tích cực và tự giác tham gia thực hành không sợ mắc lỗi, dần dần đạt được độ lưu loát (fluency). Ngoài ra giáo viên phải giảm tối đa thời gian nói trên lớp, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho học sinh. Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. Sự hỗ trợ của Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm các lớp, Tổng phụ trách trong việc xây dựng nề nếp học tập: đôi bạn cùng tiến, học sinh vượt khó học tốt. Lớp có nề nếp học tập tốt giáo viên sẽ cảm thấy phấn khởi hơn và hứng thú giảng dạy hơn. Sự chuẩn bị của học sinh cũng rất cần thiết như: học thuộc từ, soạn từ mới, đọc trước những gợi ý trong sách giáo khoa, làm bài tập về nhà Thêm vào đó , sự tận tâm và lòng nhiệt tình trong giảng dạy của người giáo viên rất là cần thiết, nó góp phần không nhỏ trong kết quả dạy học KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau một học kỳ thực nghiệm đề tài “ Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 6,7” chúng tôi ghi nhận kết quả kiểm tra nói như sau: Lớp Sĩ số Giỏi 9.0 -10.0 Khá 7.0 – 8.8 Tb 5.0 – 6.8 Yếu dưới 5.0 6a 48 16 21 10 0 7b 41 18 19 4 0 * Qua kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá tương đối cao và không có điểm yếu ở hai khối này.Tuy nhiên nếu không cho câu hỏi ôn tập và cho nhiều chủ đề thì kết quả sẽ thấp hơn. Nhưng dù sao đây là kết quả khích lệ của thầy và trò khối 6,7 trường tôi. * Ngoài ra kỹ năng nói cũng được đánh giá trong suốt quá trình học tập của học sinh . Tôi ghi điểm cộng nhằm khuyến khích các em có ý kiến hay, tích cực thảo luận nhóm và tích cực trả lời những câu hỏi gợi mở của giáo viên. KẾT LUẬN Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo con người mới của thời đại công nghiệp hoá, giáo viên phải đổi mới tư duy từ phương pháp giảng dạy đến cách thức tổ chức giờ dạy cho có hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng đúng mục tiêu giảng dạy theo phương pháp giao tiếp. Đặc biệt hơn với môn ngoại ngữ, một trong những môn học chính yếu sẽ cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội hiện đại hoá, mang con người chúng ta tiếp cận với môi trường, cuộc sống văn minh ngày càng tốt đep hơn, giúp con người ngày càng hoà nhập vào thế giới hiện đại để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết có ích cho công cuộc xây dựng xã hội hiện đại văn minh. Trên hết , với sự thông thạo Tiếng Anh ở mức độ cơ bản trong trường THCS cũng sẽ góp phần cho học sinh học lên cấp THPT tốt hơn hay có thể tìm được một công việc tốt sau này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khía cạnh cần phải bàn tiếp để tìm được nhiều biện pháp khả thi hơn trên cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện công tác giảng dạy tốt hơn, có hiệu quả hơn. So với những năm trước đây, rõ ràng chất lượng bộ môn Tiếng Anh có chiều hướng khả quan ở cả 4 kỹ năng “ Nghe- Nói - Đọc - Viết” . Trong đó kỹ năng nghe- nói được đặc biệt chú trọng so với trước đây nên học sinh chúng ta có tiến bộ ở kỹ năng này dù còn chậm . Vì thế trong thời gian tới tất cả giáo viên chúng ta phải tiếp tục học tập phương pháp và biết vận dụng phù hợp vào bài dạy với từng lớp từng đối tượng học sinh; đồng thời học nâng cao trình độ chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm riêng của mỗi giáo viên. Tất cả không ngoài mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Những nội dung mà chúng tôi trình bày trên đây chỉ là sư tập hợp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít, do đó còn nhiều thiếu sót. Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục , chúng tôi hy vọng đề tài nhỏ này có thể góp một phần nâng cao kỹ năng nói cho học sinh. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu từ thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_noi_cho_hoc_sinh_o_h.doc