Sáng kiến kinh nghiệm Các thủ thuật và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 mới

Chương trình Tiếng Anh mới theo đề án 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bậc THCS hiện tại mới chỉ được thí điểm ở các thành phố lớn và một số địa phương nhất định. Chương trình sách Tiếng Anh thí điểm mới được xuất bản và đưa vào giảng dạy thí điểm đã mang lại sự thay đổi hoàn toàn trong việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong cả nước nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết trên những chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến môi trường sống trong và ngoài nước.

 Hơn nữa, sách giáo khoa cũ hiện nay không còn phù hợp vì nhiều bài học, thông tin cũng như số liệu có trong bài học so với tình hình thực tế hiện nay là quá lỗi thời, không khuyến khích khả năng sáng tạo cũng như khả năng vận dụng vào thực tế của học sinh. Không ai có thể phủ nhận được rằng việc dạy và học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Những tình huống giao tiếp này chủ yếu do giáo viên tạo ra thông qua nội dung của các tiết học, nếu nội dung không phù hợp thì tình huống giao tiếp mà giáo viên đưa ra chắc chắn sẽ không thu hút được các em học sinh, từ đó nảy sinh thái độ đối phó hoặc không hào hứng trong việc thực hành giao tiếp của các em. Sách giáo khoa thí điểm đã giải quyết được vấn đề đó. Sách được biên tập rất lôgic, các phần kết nối với nhau rất chặt chẽ và khoa học.

 

docx34 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các thủ thuật và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, thậm chí chán nản, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm bài của các em. Chính vì vậy, đối với kỹ năng đọc hiểu, giáo viên cần hướng dẫn cho các em phương pháp tiếp cận một bài đọc hiểu, kỹ năng “ skim”, “scan”, cũng như kỹ năng đoán từ.... Cần tránh việc dịch bài đọc hiểu trong quá trình đọc, tạo thói quen không dịch bài cho học sinh.
* Đối với kỹ năng Speakingcó trong tất cả các tiết học
Giáo viên cần linh động thiết kế bài giảng phù hợp với kỹ năng nói, liên hệ thực tế, lấy ví dụ và tạo dựng tình huống gần gũi với các em để các em dễ dàng hơn trong việc giao tiếp
Ví dụ 1:Unit 4: My Neighbourhood – Lesson 3: A closer look 2,thay vì bám sát yêu cầu của Sách giáo khoa, giáo viên giảng dạy có thể thay thế yêu cầu của bài này. Các em có thể nói và viết về sự khác biệt giữa hai vùng Hà Nội và nông thôn thay vì nói về hai địa danh xa lạ là Yen Binh và Long Son. 
4. Look at the pictures of Yen Binh neighbourhood and Long Son neighbourhood. Now write about the differences.
4. Look at the pictures of Ha Noi neighbourhood and the countryside neighbourhood. Now write about the differences.
Ha Noi
the countryside
Ví dụ 2:Unit 4: My Neighbourhood – Lesson 5: Skills 1, thay vì chỉ bám sát yêu cầu của Sách giáo khoa, giáo viên giảng dạy còn nên thiết kế thêm để học sinh nói về cách chỉ đường ở chính địa phương của các em bằng google map.
* Đối với kỹ năng Listening của tiết “ Skills 2”
	Cũng giống như kỹ năng đọc hiểu, việc hướng dẫn cho học sinh cách tiếp cận với một bài nghe. Hướng dẫn cho các em các bước cần làm gì trước khi nghe như: đọc thật kỹ yêu cầu của bài nghe để quyết định xem thông tin cần phải nghe để hoàn thành bài tập; sau khi đã quyết định thông tin cần nghe rồi thì nên nghĩ hoặc dự đoán một số từ mà mình sắp được nghe; nhấn mạnh cho học sinh biết rằng, các em chỉ cần chú ý và tập trung lắng nghe những thông tin cần thiết, quan trọng để hoàn thành bài tập mà thôi. Tuyệt đối không lúng túng, có thái độ buông xuôi khi gặp bài nghe khó, tốc độ nhanh hoặc giọng người nói lạ hoặc nối âm nhiều.
Ví dụ:Unit 4: My Neighbourhood – Lesson 6: Skills 2học sinh sẽ nghe những âm lạ như từ Lê Duẩn, học sinh sẽ khó phát hiện ra. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách đoán ra từ đó dựa vào bản đồ trong sách giáo khoa.
* Một số trò chơi có thể lồng ghép vào bài dạy
Tất cả những trò chơi này các giáo viên dạy tiếng nước ngoài đều đã được học ở trường sư phạm. Hoặc nếu không thì có thể tham khảo trong cuốn: “Những trò chơi trong giờ học Tiếng Anh” của M. F STRONIN do Nguyễn Văn Tâm dịch. (NXB Thanh niên - 1994). Ví dụ về cách tiến hành một số trò chơi thông thường:
Trò chơi thứ nhất: Truyền tin
Lớp có 6 dãy bàn, giáo viên làm 6 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói vào tai người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay đoạn mình nghe được, và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không.
Trò chơi thứ hai: Tìm bạn giao tiếp
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu hỏi bằng cách cho chúng những con số: thí dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương ứng với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng.
Trò chơi thứ ba: Giúp bạn học tốt
Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra một câu (có thể có thông tin bị sai) mỗi thành viên của lớp sẽ lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định câu đúng hay sai và sửa câu. Giáo viên nên bóc thăm học sinh có nhiệm vụ để mọi thành viên của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc.
Trò chơi thứ tư: Đoán từ
Tôi có hai đồ vật dấu trong hai chiếc túi. Tôi giơ chiếc túi thứ nhất:
Học sinh đoán: That is your stick.
Giáo viên: No. This is my UMBRELLA
Giáo viên giơ chiếc túi thứ hai
Học sinh đoán: That is your box.
Giáo viên: No. This is my MOBILEPHONE.
Trong trò chơi này sự khẳng định “Cái đó là cái gì?” là quan trọng nhất. Trọng âm rơi vào từ chỉ đồ vật ấy.
Trò chơi thứ năm: Miêu tả đồ vật
Chia lớp thành từng nhóm nhỏ, trong đó chọn ra một nhóm trưởng sẽ lên bốc thăm một đồ vật và phải giữ bí mật không cho ai thấy. Sau đó, người đó phải miêu tả đồ vật đó bằng Tiếng Anh cho các bạn trong nhóm đoán (không được nhắc đến tên đồ vật đó), nếu người trong nhóm không đoán được thì các bạn trong nhóm khác sẽ dành lấy cơ hội
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Muốn thực hiện được những giải pháp, biện pháp này, yếu tố đầu tiên và không thể thiếu được đó chính là trình độ của giáo viên trực tiếp đứng lớp, chỉ có những giáo viên có kiến thức vững vàng và đạt tiêu chuẩn mới có thể tự tin truyền đạt lượng kiến thức khổng lồ theo chương trình thí điểm.
Điều kiện thứ hai không thể không nhắc đến đó chính là phương tiện dạy học hỗ trợ cho giáo viên trong mỗi tiết học, không có máy tính kết nối Internet và máy chiếu thì giáo viên khó có thể hoàn thành được nội dung của bài học chứ chưa nói đến hiệu quả của tiết dạy đó.
Điều kiện thứ ba là, lớp học cần có số lượng học sinh vừa phải để giáo viên có thể quản lý, theo sát được hoạt động của từng học sinh để kịp thời uốn nắn
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Bởi vì trong một tiết học môn Tiếng Anh, dù có dạy bất kỳ kỹ năng gì thì các kỹ năng cũng không bao giờ tách biệt hoàn toàn, vì kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng khác. Chính vì vậy mà giáo viên cần sử dụng linh hoạt các kỹ thuật trong tiết dạy, phối hợp nhuần nhuyễn và mượt mà các phương pháp với nhau sao cho tiết học thành công nhất. 
Bản thân tôi đã nghiên cứu tài liệu, nên tôi nhận thấy rằng mỗi tiết học trong sách Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm có những yêu cầu khác nhau mà giáo viên và học sinh cần đạt được. Tuy nhiên, tất cả các bài học đều chú trọng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh đặc biệt là kỹ năng nói. Tuy nhiên việc giảng dạy một tiết học với lượng kiến thức lớn thì việc cho học sinh thực hành là điều không tưởng. Do đó, việc luyện tập chỉ hời hợt, quá trình tái tạo (reproduction) của học sinh chỉ thực hiện được với các học sinh khá giỏi, còn lại hầu hết các em không thể làm được bởi chỉ có một thời lượng vô cùng ít ỏi cho việc rèn luyện kỹ năng nói. Học sinh yếu không biết nói gì; giáo viên thì không thể kiểm soát hết việc thực hành nói của học sinh để kịp thời giúp đỡ. Để khắc phục vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải thiết kế lại bài giảng cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình, phân phối hợp lý thời gian trên lớp ở các phần cụ thể. Đối với những dạng bài tương tự, nên giao cho học sinh làm ở nhà (có kiểm tra đánh giá) để hình thành thói quen tự học và tự rèn luyện của học sinh hơn nữa giáo viên có thể có thêm thời gian trên lớp cho học sinh thực hành kỹ năng nói
Giáo viên cần phát hiện ra những thiếu sót cơ bản của học sinh để có hướng khắc phục. Ví dụ như, nếu học sinh rụt rè trong giao tiếp, không dám thực hành với bạn bè thì giáo viên phải có cách động viên, khuyến khích học sinh. Mới đầu chỉ là những câu thật đơn giản để học sinh làm quen và không cảm thấy bị áp đặt. Nếu học sinh có vấn đề về phát âm, nên sửa cho học sinh nhưng cũng phải kiên nhẫn và nhẹ nhàng, tránh làm học sinh mặc cảm và có thái độ phản kháng với việc nói Tiếng Anh.
Quan tâm nhiều đến những học sinh yếu kém, giúp các em làm quen dần với bộ môn Tiếng Anh cũng như giúp các em hòa đồng với cả lớp trong quá trình thực hành kỹ năng nói. 
Giáo viên nên lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo mọi điều kiện gây hứng thú cho học sinh học bộ môn này nói chung rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh nói riêng.
Trong các tiết dạy, để tận dụng thời gian giáo viên cần hướng dẫn thật cụ thể để học sinh hoạt động. Đối với lớp có nhiều học sinh khá giỏi, giáo viên có thể sử dụng Tiếng Anh để hướng dẫn học sinh hoạt động, mức độ cũng có thể tăng dần từ dễ đến khó. Ngược lại, đối những lớp có học sinh yếu thì giáo viên nên hướng dẫn các em bằng Tiếng Việt trước để các em nắm vững được bài học và hiểu rõ yêu cầu mà giáo viên đưa ra trước. Tránh làm các em mơ hồ cũng như làm mất thời gian dịch lại yêu cầu từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng nên dần dần đưa những câu mệnh lệnh dễ hiểu vào trong bài học để các em làm quen. 
Cần nghiên cứu các hạn chế trong việc giảng dạy: thời gian, sĩ số lớp, đồ dùng dạy học.... Vận dụng những phương tiện giảng dạy hiện đại như máy tính, máy chiếu,...là những phương tiện dạy học không thể thiếu khi giảng dạy bộ môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm. Những phương tiện dạy học này giúp giáo viên tốn ít thời gian và tăng tính sinh động của bài học giúp học sinh hiểu được bài học dễ dàng hơn.
Sử dụng những phương pháp mới, phù hợp với từng bài học. Giáo viên cần khuyến khích, động viên các em luyện tập thêm nhiều kĩ năng nói để các em ngày càng mạnh dạn và tự tin khi giao tiếp bằng cách cộng điểm, tuyên dương trước lớp...
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
Bước vào đầu năm học để nắm rõ tình hình, sức học, kĩ năng nói của học sinh. Tôi làm một bước khảo sát đầu năm với các tình huống giao tiếp gợi ý như sau:
* Giới thiệu, làm quen bạn mới.
* Hỏi về nơi bạn sống
* Giới thiệu những người trong gia đình.
* Hỏi về trường lớp, thầy cô, bạn bè.
* Hỏi về sở thích, thời gian, công việc hàng ngày.
* Hỏi về thời tiết, các mùa,....
Qua kết quả khảo sát đầu năm tôi nhận thấy đa số các em không đáp ứng được yêu cầu học theo chương trình thí điểm. Kiến thức của các em vô cùng hạn chế, đó là chưa kể một số em không thể trả lời được cả những câu hỏi đơn giản nhất về bản thân. Từ thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh theo chương trình thí điểm,tôi rất băn khoăn trăn trở và vô cùng lo lắng không biết bản thân phải làm thế nào để giúp học sinh học được bộ sách thí điểm này. Với kinh nghiệm những năm trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở vùng đặc biệt khó khăn, tôi đã mạnh dạn vận dụng những thủ thuật và phương pháp dạy học mới vào giảng dạy và bước đầu đã thấy những chuyển biến khá khởi sắc.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
KẾT QUẢ: Bài kiểm tra khảo sát đầu năm
Lớp 6 
mới
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
36
4
11.1
6
16.7
7
19.4
11
30.1
8
22.2
KẾT QUẢ: Bài kiểm tra định kỳ lần thứ nhất
Lớp 6 
mới
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
36
4
11.1
7
19.4
13
36.1
8
22.2
4
11.1
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tạo cơ hội để giúp các em thực hành kỹ năng giao tiếp càng nhiều càng tốt và khuyến khích các em học Tiếng Anh từ cuộc sống hằng ngày như xem các chương trình TV mà các em yêu thích bằng Tiếng Anh, tập những bài hát Tiếng Anh mà các em yêu thích để làm quen với giọng nói và tốc độ nói của người bản xứ.
 Qua thực tế các tiết dạy thăm dò ý kiến của học sinh và so sánh với chất lượng khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy các em không còn lo sợ mỗi khi nói trước lớp, tùy vào xuất phát điểm của các em những tất cả các em đã có sự tiến bộ nhất định, các em hứng thú hăng say học tập hơn trước và kết quả tiếp thu bài của học sinh tốt hơn.
5. Thiết kế một giáo án dạy trong chương trình Tiếng Anh 6 thí điểm
Period 29UNIT 4: MY NEIGHBOURHOOD
Lesson 3: A closer look 2
I. Objectives: By the end of the lesson, Ss can know how to use comparative adjectiveforms. Ss can talk about differences between two people, two things, two places ....
II. Language contents:
1. Vocabulary: revision
2. Grammar: comparative adjective forms
III. Teaching aids: laptop, projector, ...
IV. Techniques: Individual work, pair work, group work
V. Procedures:
Teacher’s and Students’ activities
Contents
Warm-up:
T: divide the class into 4 groups, let Ss watch a video and ask questions: “How many adjectives are there in the video?” Name the adjectives.”
Ss: watch and work in groups to find answers
T: after Ss give their answers, T can lead to the new lesson.
The new lesson:
T: introduce the new lesson
Ss: listen and write down into their notebooks.
Activity 1:
T: guide Ss to understand the Grammar Box in the textbook. Firstly, T help Ss to know what “syllable” means. Then,T guide Ss to distinguish words including one, two, three or more syllables by clapping once for each syllable
Ss: practice excitedly
T: show the diferences between short and long adjectives as well as special adjectives.
As for each case, T give one example
Ss: listen and write down if necesssary (especially, T remind Ss to copy two notes into their notebooks)
Activity 2: 
T: do a sentences as model, emphasize the special notes
Ss: do others sentences
T: give comments and compliments for good Ss and ask Ss to do the last at home.
Activity 3: 
T: do a sentences as model, emphasize the special notes
Ss: do others sentences
T: give comments and compliments for good Ss for good Ss and ask Ss to do the last at home.
Activity 4: 
T: guide Ss to do the exercise at home.
Ss: listen and mark into the textbook.
Activity 5:
T: show two pictures and give some adjectives to help disable Ss to practice.
Ss: work in pairs and then perform before the class.
T: ask Ss to write in papers 
Ss: write
T: collect some Ss’writing to others check up
Ss: give comments
T: ask Ss to write about 5 sentences in their notebooks at home.
Ss: write down
Activity 6:
T: give an example and ask Ss to do it.
Ss: answer
T: ask Ss how to make questions depending on the example as well as the way to answer the Yes-No question
Ss: answer
T: give rules and ask Ss to do the exercise
Ss: do as requested
T: ask Ss to do the last in their textbooks at home.
Ss: take notes
Activity 7:
T: show two pictures and give some examples and ask Ss to practice the examples
T: give Ss some clues to help disable Ss to practice easily.
Ss: work in pairs and then perform before the class.
Ss: give comments
Consolidation:
T: let Ss play a game to help Ss consolidate the lesson.
A pair of Ss will choose a number. One ask and one answer. The pair practicing well can get 10 marks.
Ss: choose numbers
T: control the class
Ss: practice. If they make dialogues well, they can get 10 marks
T: control the class
Ss: practice. If they make dialogues well, they can get 10 marks
T: control the class
Ss: practice. If they make dialogues well, they can get 10 marks
T: control the class
Ss: practice. If they make dialogues well, they can get 10 marks.
T: control the class
Ss: practice. If they make dialogues well, they can get 10 marks
T: control the class
Ss: practice. If they make dialogues well, they can get 10 marks
T: control the class
Ss: practice. If they make dialogues well, they can get 10 marks
T: control the class
Ss: practice. If they make dialogues well, they can get 10 marks
T: remind all the homework
Ss: take notes
Period 85 UNIT 10: OUR HOUSES IN THE FUTURE
 Lesson 6: Skills 2 
I. Objectives:	By the end of this lesson, students can listen to get information about dream houses; Write about a dream house (type, location, surroundings, rooms, appliances)
II. Language Focus:
	1. Vocabulary: the lexical items related to “Our houses in the future”.
	2. Structures:	Will + V for the future and might + V for future possibility
III. Method: Communicative approach
IV. Teaching ads:	- Text book 
- Board, chalk,...
- A laptop, speakers
V. Procedures:
Teacher’s and Students’ activities
Contents
T: introduce the presentation of all English teachers from Buon Trap Secondary School.
Ss: warmly welcome
Warm-up:
T: let Ss match and read words
Ss: match and read words
T: after Ss give their answers, T can lead to the new lesson.
The new lesson:
T: introduce the new lesson
Ss: listen and write down into their notebooks.
Activity 1: LISTENING
Pre-listening:
T: elicit the new words in the dialogue and let Ss get access to them in many ways.
Ss: listen and read the words, then copy down.
T: introduce the situation which Ss have to listen
Ss: listen 
While-listening:
T: guide Ss to understand the requirement of the first exercise.
Ss: listen 
T: play the audio three times
Ss: listen and complete the exercise.
T: play the audio with pausing to check Ss’ answers 
Ss: correct their answers 
T: ask Ss to listen the dialogue again to do the detailed exercise.
Ss: listen to the audio twice and complete this exercise
T: play the audio twice 
Ss: listen 
T: ask Ss to exchange the answers with their partner, then play the audio with pausing to check the key
Ss: give marks for their partner’s answer 
Post-listening:
T: ask Ss to answer the questions to understand the dialogue more’
Ss: answer 
T: lead to the next part
Activity 2: WRITING
Pre-writing:
T: ask Ss to work in pairs to asking and answering the questions 
Ss: do as requested
From their answers, Ss can fill in the table easily
T: can give some examples for Ss to understand more
While-writing:
T: ask Ss to use the two above exercises so that Ss write a passage about their dream house.
Ss: write invidually
Post-writing:
T: choose few writings to correct if necessary
Ss: look and correct themselves
Homework
T: give two tasks to Ss to do at home
Ss: write down
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
	1. Khuyến nghi
Trong quá trình thực hiện bản thân tôi không tránh khỏi những vướng mắc, do đó tôi có một số kiến nghị như sau:
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Để nâng cao chất lượng trong môn Tiếng Anh nói chung và trong tiết học nói nói riêng, bản thân tôi cùng các đồng nghiệp nhận thấy rằng: mỗi lớp học chỉ nên có nhiều nhất là 20 học sinh sẽ phù hợp hơn với đặc thù môn học
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cần tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của học sinh sau khi đã hoàn thành ở bậc Tiểu học. Chỉ những học sinh đạt chuẩn A1 theo khung tham chiếu Châu Âu mới được tiếp tục theo học chương trình này.
Đối với Lãnh đạo Nhà trường: Cung cấp trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học bộ môn tiếng Anh ở các trường THCS.
Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với đối tượng học sinh của mình
Trên đây là những suy nghĩ và việc làm thiết thực của bản thân tôi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở trường THCS. 
Xin chân thành cảm ơn!
2. Kết luận
Học tập nói chung và việc học bộ môn Tiếng Anh là một công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách thiết kế cho từng tiết học thật sinh động, vui vẻ để các em học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất cũng như thu hút sự tập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương pháp học tập là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Vì vậy tôi đưa ra một số ý kiến nhỏ trên nhằm giúp bản thân nâng cao được hiệu quả dạy và học bộ môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm, vận dụng được một số thủ thuật, phương pháp dạy học mới vào quá trình giảng dạy nhằm một mục đích là giúp các em học tập tốt hơn.
Với những phương pháp và thủ thuật mà đề tài đưa ra, giáo viên có thể tự tin vận dụng vào các tiết học một cách tự tin và có thể tiết kiệm được lượng thờ gian đáng kể. Ngoài ra, việc hình thành kỹ năng tự học cho học sinh là vô cùng cần thiết, vừa để học sinh củng cố bài học, vừa giúp giáo viên đi nhanh những phần phụ trong bài học.
Tuy nỗ lực rất nhiều, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả xin đón nhận và đánh giá cao sự góp ý quý báu của đồng nghiệp để đề tài này có thể hoàn thiện hơn nữa.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (PHỤ LỤC – BẢNG SỐ LIỆU MINH HỌA).
1. English language Teachimg Methodology - Bộ GD - ĐT 2003.
2. The ELTTP Methodology course.
3. Giáo dục học đại cương – NXB Hà Nội 1995.
4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học bậc THCS môn Tiếng Anh – Bộ GD – ĐT.
5. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
6. sách mềm

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cac_thu_thuat_va_phuong_phap_day_hoc_n.docx
Sáng Kiến Liên Quan