Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đẹp giữ vở sạch thông qua phân môn tập viết lớp 1

Thế kỷ 21 mới đang vẫy chào chúng ta với nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi con người phải có sự thông minh, sáng tạo và năng động để làm chủ đất nước. Chính vì vậy mà sự nghiệp giáo dục được coi là “Quốc sách hàng đầu “ Đào tạo ra nhân tài cho đất nước, điều đó khẳng định rất rõ vai trò và vị trí của người giáo viên bậc tiểu học, những người đặt nền móng cho mọi quá trình giáo dục về sau.

Người thày giáo không chỉ truyền thụ cho các em những kiến thức cơ bản phổ thông mà còn phải nghiên cứu tìm tòi và áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm rèn luyện và nâng cao trình độ hiểu biết cho các em. Có như thế mới góp phần vào sự nghiệp đào tạo con người mới năng động và sáng tạo, thông qua môn tập viết người giáo viên có thể rèn cho học sinh kỹ năng viết đẹp, đúng mẫu chữ, giữ gìn sách vở sạch đẹp khoa học. Dạy cho các em đọc thông rồi còn rèn cho có một kỹ năng viết thạo, viết đẹp, mà kỹ năng này theo các em suốt cuộc đời. Nhờ học tốt, đọc tốt mà học sinh có điều kiện luyện viết nhanh hơn. Ngược lại việc luyện viết còn giúp các em đọc lưu loát và chính xác hơn.

Dạy tập viết là dạy một kỹ năng qua đó còn giúp cho học sinh nắm được các quy trình viết các con chữ và kỹ thuật viết chữ. Viết đúng, viết đẹp còn thể hiện ở cái hay cái đẹp, tính thẩm mỹ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3264 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đẹp giữ vở sạch thông qua phân môn tập viết lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ thuật " lia bút" và kỹ thuật " rê bút".
	*Quy trình dạy một bài viết lớp 1 gồm các bước sau:
	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ.
	c. H/s luyện viết bảng con.
	d. H/S luyện viết bài vào vở tập viết.
	*Củng cố dặn dò.
	- G/v thu bài chấm, nhận xét
	- Hướng dẫn h/s viết bài ở nhà.
II.2.4 Thực tế giảng dạy tập viết ở trường tiểu học Vĩnh Khê
II.2.4.1 Thực trạng dạy tập viết lớp 1 ở trường Tiểu học Vĩnh Khê
	Qua điều tra thực trạng viết chữ đúng đẹp và giữ gìn vở sạch của lớp tôi, tôi thấy hầu hết các em học sinh của lớp tôi chủ nhiệm do vì điều kiện hoàn chỉnh hay do một khách quan nào đó mà các em viết rất xấu, không viết được đúng mẫu chữ, vở viết thì bẩn. Vì vậy trong bài viết nghiên cứu chủ yếu tôi đi sâu vào hai khía cạnh là “ rèn kỹ năng viết và giữ vở sạch đẹp "
	Với kết quả chấm về viết chữ đẹp và giữ vở sạch của học sinh vào ngày 25 hàng tháng được đánh giá như sau:
Các tháng
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
 Nội dung
T. số
A
B
C
A
B
C
A
B
C
A
B
C
Giữ vở sạch
34
10
22
2
14
19
1
18
15
1
20
14
0
Viết chữ đẹp
34
10
22
2
16
17
1
17
16
1
18
16
0
II.2.4.2 Nguyên Nhân
	Nguyên nhân của việc viết chữ xấu không đúng mẫu và việc giữ gìn vở sạch của các em yếu là:
	Đặc điểm tâm lý của h/s tiểu học nói chung và cuả các em h/s lớp 1 là tư duy cụ thể đến tư duy trìu tượng.
	Ví dụ khi G/v nói thì H/s phải thực hiện ngay, yêu cầu các em nhắc lại là được. Khi viết các tiếng, tự các em chưa xác định được khoảng cách giữa các chữ sao cho đúng, bên cạnh đó các em xác định sai điểm đặt bút, khi viết các chữ khoảng cách trên dòng kẻ cách nhau quá xa điểm kết thúc giữa các chữ trên dòng kẻ. Điều quan trọng nhất cũng là nguyên nhân chính dẫn đến viết xấu, viết sai đó là đồ dùng học tập viết của học sinh như bút, vở, bàn ghế chưa đúng quy định.
	Cách để vở, cầm bút chưa đúng. Các em viết bảng con, bút chì, bút mực quen tay ấn mạnh dẫn đến khi viết vào vở sẽ bị thấm vì ngòi bị toẻ, chữ viết xấu vì nét to.
II.2.4.3 Dự giờ
	Tôi đã xin dự giờ 2 tiết tập viết của 2 lớp khác nhau. 
Tiết 1: Lớp 1B do đồng chí Nguyễn Thị Lụa dạy ngày 10 tháng 1 năm 2010.
Bài: Nền nhà - Nhà in - Cá biển.
	Tiến trình của Giáo viên dạy như sau:
1/ Kiểm tra bài cũ:
	Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
	Giáo viên nhận xét đánh giá.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiêu bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu.
b/ Học sinh quan sát, nhận xét chữ mẫu.
- Nhận xét về độ cao của các chữ.
- Về khoảng cách giữa các con chữ.
- Vị trí của các dấu thanh.
- Học sinh nêu quy trình viết, giáo viên viết mẫu.- Học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh.
- Học sinh mở vở tập viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách để vở, tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- Học sinh viết bài.
- Giáo viết uốn nắn, giúp đỡ học sinh.
- Thu chấm bài tại lớp 1 C
3. Củng cố dặn dò:
	Hướng dẫn h/s về nhà viết phần B trong vở tập viết.
4. Nhận xét giờ học:
	Hướng dẫn học sinh về nhà viết phần B trong vở tập viết.
* Nhận xét giờ dạy:
Giờ dạy của đồng chí Lụa đảm bảo đủ các bước lên lớp.
Nắm được phương pháp bộ môn, nnọi dung bài tốt.
Phân tích chữ viết đã chú trọng đến việc sửa sai chữ viết cho học sinh.
Tiết 2: Lớp 1 E của đồng chí Nguyễn Thi Tuy. 
Bài: B – ao – sao sáng – au, mai sau
	Tiến trình giờ dạy của đồng chí như sau:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Một học sinh lên bảng viết: Thứ hai , mái trường.
- Dưới lớp viết bảng con: điều hay	
- Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Giáo viên nhận xét , chấm điểm động viên học sinh.
2. Bài mới:
a/ Giới thiêu bài ( Treo chữ mẫu )
b/ Hướng dẫn tô chữ cái hoa 
- Học sinh quan sát chữ B trên bảng phụ rồi nhận xét về số lượng nét và kiểu nét.
- Học sinh nêu quy trình viết, giáo viên tô chữ trong khung chữ.
- Học sinh quan sát sau đó viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét sửa nét sai cho học sinh.
* Học sinh đọc vần, từ ứng dụng: ao; au; sao sáng, mai sau.
	- Phân tích chữ ao; au.
	- Giáo viên đã hướng dẫn học sinh phân biệt sự giống và khác nhau khi viết chữ ao; au.
	- Học sinh nêu quy trình viết, Giáo viên viết mẫu chữ ghi từ lên bảng lớp.
	- Giáo viên đặt câu hỏi để phân tích cấu tạo các chữ trong từ .
	- Học sinh luyện viết bảng con.
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện viết vào vở tập viết.
3. Củng cố: 
	- Giáo viên nhận xét chung.
	- Bài tập về nhà phần B.
4. Nhận xét giờ dạy:
	Đi đúng tiến trình của giờ dạy phân môn tập viết mà giáo viên đang thực hiện. Chưa chú trọng đến việc sửa sai khi học sinh trả lời câu hỏi phân tích bài của giáo viên như học sinh nói ngọng, nói bé, nói sai âm, vần, tiếng từ.
	 Phân tích chữ lướt qua rồi hướng dẫn học sinh viết ngay.
II.2.4.4 Trao đổi kinh nghiệm
	* Qua kết quả điều tra của lớp và kết quả của lớp 1C tôi dự giờ, chưa cao tôi đã đến gặp trực tiếp giáo viên chủ nhiệm lớp 1 nhiều năm và có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy để trao đổi và tìm hiểu xem việc dạy phân môn tập viết như thế nào.
Tôi đã đến gặp đồng chí Nguyễn Thị lụa chủ nhiệm lớp 1 C để trao đổi.
Hỏi: Chị cho biết “khi dạy tập viết lớp 1 do Chị chủ nhiệm chị có nhận xét gì về cách học môn tập viết của học sinh "
Trả lời: Về ưu điểm là các em đều đã viết được, nhưng còn cái băn khoăn nhất là còn nhiều em viết chữ chưa đẹp.
Hỏi: Chị có nhận xét gì về tình trạng nhiều học sinh viết chữ xấu.
Trả lời: Dạy tập viết lớp 1 rất khó vì các em còn nhỏ tiếp thu sự hướng dẫn của cô giáo còn chậm, kỹ thuật “lia bút, rê bút “ chưa nhanh vì chưa đúng. Các nét chữ còn rời rạc, xác định độ cao trên khung chữ còn sai, chưa chính xác, đánh dấu phụ và dấu thanh chưa đúng vị trí.
Hỏi: Qua nhiều năm giảng dạy Chị có kinh nghiệm gì trong việc giữ vở sạch chữ đẹp của lớp chị chủ nhiệm.
Trả lời: Việc giữ vở sạch chữ đẹp của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải viết chữ đẹp, đúng mẫu, chữ viết chuẩn, mẫu mực là tấm gương sáng để học sinh học tập. Trong tất cả các giờ lên lớp chữ viết mẫu, chữ viết bảng và chữ viết nhận xét trong vở học sinh phải viết cẩn thận đúng mẫu quy định.
	Qua dự giờ và trao đổi với các đồng nghiệp tôi đã rút ra được các kinh nghiệm quý báu và đã rút ra kinh nghiệm quý báu và đã cố gắng khắc phục những gì còn tồn tại mà thực tế bản thân tôi nhận thấy trong phương pháp dạy học sinh kỹ năng tập viết và rèn vở sạch, chữ viết đúng, đẹp.
	Tôi tiến hành soạn một bài tập viết theo trương trình thực nghiệm và xin đăng ký dạy một tiết tập viết do tổ chuyên môn khối 1 dự.
	Ngày soạn: 15/3/2010 
	Ngày giẢng: 17/3/2010
Tập viết: Tuần 26
Tô chữ hoa
C, D, Đ, AN, BÀN TAY, AT, HẠT THÓC
1. Mục đích yêu cầu: Học sinh tô chữ C, D, Đ hoa.
- Viết đúng mẫu chữ, viết đều nét, đưa bút đúng quy trình. Giãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết. 
- Rèn chữ viết đúng, đẹp trình bày bài viết sạch sẽ.
2. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu.
3. Hoạt động dạy học: 
3.1 Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng viết: Vườn hoa ngát hương.
Dưới lớp viết bảng con: ươn; ương.
 Giáo viên gọi học sinh nhận xét (Học sinh chú ý viết nối dấu thanh, dấu phụ của chữ ). 
3.2 Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: ( Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn chữ mẫu ).
- Học sinh đọc trơn bài (Đọc cá nhân, học sinh yếu có thể đánh vần).
- Giáo viên giúp đỡ học sinh đọc đúng.
b/ Hướng dẫn học sinh tô chữ hoa.
- Học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét.
- Học sinh quan sát chữ C trên bảng phụ.
- Chữ H nằm trong khung hình gì?
- Học sinh trả lời: (Chữ C nằm trong khung hình ... ) 
- Giáo viên bổ sung và cho học sinh nhận xét về: Nhận xét về số lượng nét, điểm đầu đặt bút, điểm kết thúc và kiểu nét. Sau đó học sinh nêu quy trình viết. 
- Học sinh nêu quy trình viết. Giáo viên dùng que chỉ và chỉ vào chữ mẫu rồi phân tích lại.
- Học sinh lên tô chữ mẫu.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con (Giáo viên sửa lại nếu học sinh viết sai).
* Phân tích chữ ghi vần an.
- Giáo viên chỉ vào chữ ghi vần uôi để học sinh quan sát và nhận xét chữ an gồm mấy chữ cái liên kết với nhau (chữ cái u được nối a với n ).
- Giáo viên dùng que chỉ vào chữ an và phân tích ( chữâ nối với chữ n).
- Giáo viên viết mẫu, viết chậm và kết hợp giảng về điểm đặt bút và điểm dừng bút của chữ nằm ở vị trí nào trên dòng kẻ li.
- Giáo viên viết mẫu lần 2 ở trên bảng để học sinh theo dõi.
* Phân tích chữ ghi vần at.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích chữ ghi vần: at.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc chữ at rồi nêu sự giống và khác nhau giữa 2 vần at và an.
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết kết hợp hướng dẫn các em theo dõi điểm đặt bút và điểm dừng bút của chữ at.
- Học sinh viết bảng.
* Viết chữ ứng dụng.
- Cách viết chữ: “ bàn tay ".
- Phân tích chữ: “ bàn tay " cách viết chữ b đã học được nối từ b sang an và viết dấu thanh huyền trên đầu chữ a .
- Chữ “ tay " được viết từ t nối sang ay.
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn học sinh khi nối chữ t sang ay sử dụng kỹ thuật “ rê bút lia bút " 
Hướng dẫn khoảng cách viết giữa hai chữ “ bàn tay " .
c/ Hướng dẫn học sinh luyện viết bảng con:
- Học sinh viết lần lượt những chữ giáo viên vừa hướng dẫn vào bảng con.
- Hình thức viết: Giáo viên đọc, học sinh viết bảng con. 
- Sau mỗi lần viết giáo viên nhận xét viết đúng, chữ viết không đẹp, không chuẩn. Giáo viên sửa lại cho học sinh.
- Học sinh viết lại, giáo viên nhận xét.
(Trong quá trình học sinh luyện viết bảng con Giáo viên chú ý hướng dẫn lau bảng viết bảng đúng quy định, tránh ồn ).
d/ Học sinh viết bài vào vở tập viết.
- Giáo viên lưu ý cách trình bày trong vở tập viết.
- Số lượng dòng viết của chữ.
- Dựa vào dòng kẻ các điểm chấm, toạ độ điểm đặt bút để viết các chữ cái.
- Học sinh thực hành viết.
- Học sinh tô chữ C.
- Học sinh viết chữ ghi vần, từ ứng dụng.
- Giáo viên sửa chữa cho cá nhân học sinh: Tư thế ngồi viết cách cầm bút, cách đặt vở viết.
- Giáo viên nhận xét chữ viết sai.
- Giáo viên chấm điểm tại lớp 5 “6 em " nhận xét chung.
3/ Củng cố dặn dò.
 Trên cơ sở lỗi sai trên bài viết Giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh về cấu tạo, hình dáng, vị trí các nét, thứ tự viết nét, dấu phụ, dấu thanh.
- Giáo viên có thể đưa ra một vài tình huống viết sai để học sinh chữa lại.
- Dặn các em về nhà viết bài ở phần B.
II.2.4.5 Những biện pháp để giải quyết nội dung trên
II.2.4.5.1 Biện pháp 1: Giáo viên nghiên cứu tài liệu
II.2.4.5.2 Biện pháp 2: Vận dụng kiến thức trong tài liệu đưa vào thực tiễn giảng dạy tập viết và rèn vở sạch chữ đẹp ở lớp 1D.
- Trong lớp tôi có bảng chữ cái, mẫu phóng to treo ở lớp giúp học sinh luôn nhớ tới hình mẫu để viết cho đúng.
 - Mỗi học sinh của lớp có đủ vở tập viết được sử dụng thường xuyên trong mỗi tiết tập viết.
- Là giáo viên bản thân tôi luôn có ý thức nâng cao năng lực của bản thân trong công tác dạy và học nói chung. Nhất là dạy tập viết cho học sinh.
- Hiểu và viết đúng chữ theo mẫu quy định.
- Nắm chắc nội dung và yêu cầu tập viết lớp mình phụ trách luôn chú ý hướng dẫn học sinh kỹ năng viết chữ và dành nhiều thời gian sử dụng các hình thức luyện tập viết có hiệu quả cho học sinh tô viết trên bảng với kỹ thuật liên mạch.
- Bẩn thân luôn thực hiện nghiêm túc việc chấm, chữa bài và cho điểm chính xác ở mỗi bài tập viết của học sinh.
- Coi trọng khâu hướng dẫn cụ thể để học sinh thực hiện đúng đầy đủ các quy định chung của nền nếp “ Vở sạch chữ đẹp ". Hàng tháng vào ngày 25 Giáo viên thực hiện việc kiểm tra xếp loại chữ viết của học sinh và thông báo kết quả học tập nói chung, chữ viết của học sinh nói riệng tới bậc Phụ huynh thông qua sổ liên lạc.
- Xây dựng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học.
II.2.4.5.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh giữ vở sạch.
- Vở tập viết của học sinh tất cả có bìa kẹp ngoài để giữ vở sạch khi viết bài, có tờ bìa lót tay dưới vở không làm vở bẩn nếu tay có mồ hôi.
- Có tờ bóng để các em tô chữ mẫu trong vở tập viết, dùng bút tô nhẹ lên bóng kính rồi dùng giẻ khô để lau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sửa lỗi sai trong bài sao cho đỡ bẩn (Chú ý: - Học sinh không được dùng bút xoá, bút tẩy, không dập chữa ... ). Kẻ ngay ngắn sát chân chữ viết sai bỏ chữ đó và viết lại đúng, ngay ngắn bên phải dòng viết.
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh tập viết tôi đã sử dụng một số biện pháp để giữ vở sạch, viết chữ đẹp đã nêu ở trên; Kết quả cuối cùng vở tập viết của các em học sinh lớp tôi viết rất đẹp trình bày sạch sẽ.
II.2.4.5.4 Biện pháp 4 Phương pháp dạy tập viết.
	Hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau để dạy tập viết.
II.2.4.5.4.1	Phương pháp trực quan: Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường kết hợp mắt nhìn tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích kích thước hình dáng và cấu tạo theo mẫu chữ cái đã học tìm sự giống và khác nhau của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Bên cạnh đó chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả những bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng tiêu chuẩn cơ bản là đúng mẫu chữ to.
	Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo của chữ cái cần viết ở ngay trong bài học. Chữ mẫu của Giáo viên, chữ mẫu trong bộ đồ dùng giúp các em nắm được thứ tự cách viết các con chữ của từng chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch và viết nhanh chữ của Giáo viên khi chấm chữa bài cũng được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế Giáo viên cần có ý thức viết chữ dẹp, đúng mẫu và rõ ràng. Để việc dạy viết chữ không đơn điệu Giáo viên cần xử lý giữa âm và chữ tức là giữa đọc và viết. Vì vậy trong tiến trình dạy tập viết giữa những âm mà học sinh hay lẫn giáo viên cần đọc mẫu .
II.2.4.5.4.2 Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này được xử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng hệ thống câu hỏi từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao kích thước đến việc so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa các chữ cái đã học.
	Ví dụ: Khi dạy chữ A Giáo viên có thể đặt câu hỏi chữ A cấu tạo bằng những nét nào? (Nét thẳng xiên, nét thẳng ngang và nét móc ngược, chữ cao mấy ô, độ rộng của chữ bao nhiêu).
	Với những câu hỏi khó Giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em 
II.2.4.5.4.3 Phương pháp luyện tập:	Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình luyện tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu khi học sinh luyện tập viết chữ Giáo viên luôn luôn chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng, rèn cho các em viết đẹp phải đi kèm với tư thế ngồi viếta đúng, bàn ghế đúng với độ tuổi, không cao quá, thấp quá. Rèn cho các em viết đún, dẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là thiếu sót lớn của Giáo viên.
- Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:
Tập viết chữ cái, từ câu trên bảng lớp.
	Tập viết chữ vào bảng con; Luyện tập viết trong vở tập viết.
	Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác.
- Sự nghiêm khắc của Giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là sự cần thiết. Có như thế luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc làm này đòi hỏi người Giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ.
II.3 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau quá trình điều tra nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm, áp dụng phương pháp dạy học sinh môn tập viết và rèn cho các em có ý thức giữ gìn vở sạch ở lớp tôi đạt những kết quả sau:
Tháng
Sĩ số
Xếp loại chữ viết
Xếp loại vở sạch
A
%
B
%
C
%
A
%
B
%
C
%
Th.1
34
20
59
14
41
17
50
17
50
Th.2
34
23
68
11
32
18
53
16
47
TH.3
34
25
74
9
26
19
56
15
44
TH.4
34
26
76
8
24
20
59
14
14
TH.5
34
27
79
7
21
24
71
10
29
Qua tiết dạy thử nghiệm kết hợp tìm ra những nguyên nhân và biện pháp để vận dụng các phương pháp cùng với các nguyên tắc dạy học. Qua tiết dạy tôi thấy các em học sinh của lớp tôi có tiến bộ ró rệ. Kết quả học tập của các em đã khá hơn so với trước đây.
	Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số em chưa nắm được kỹ năng viết chữ đẹp và giữ vở sạch được mà chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng mẫu.
III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
III.1. KẾT LUẬN
	Qua quá trình giảng dạy nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tôi thấy người Giáo viên muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì phải đi sâu thâm nhập vào đối tượng học sinh để có thể tìm ra phương pháp dạy tốt nhất làm cho mọi đối tượng học sinh hiểu và nắm được nội dung của vấn đề. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người Giáo viên luôn cải tiến phương pháp soạn bài, chấm bài để có chất lượng giảng dạy bộ môn cao nhất đó là một điều hết sức quan trọng của mỗi phương pháp không quyết định tài năng mà chính tài năng của Giáo viên sẽ quyết định hiệu lực của phương pháp. Qua thực tế tôi thấy mình phải cố gắng rèn luyện qua sách báo, tài liệu của các đồng nghiệp để vận dụng vào trong giảng dạy “Rèn kỹ năng viết chữ và giữ vở sạch thông qua môn tập viết lớp 1 " cho học sinh nhằm mục đích giúp các em có hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ cấu tạo của chữ cái ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu thanh.
	Rèn cho các em viết đúng quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ; Ngoài ra các em còn được rèn luyện các kỹ năng như tư thế ngồi viết, cách cầm bút và cách để vở. Hàng tháng Giáo viên thực hiện việc kiểm tra xếp loại chữ viết của học sinh và thông qua sổ liên lạc về tình hình học tập của học sinh tới Cha Mẹ phối kết hợp đồng đều giữa Nhà trường, Gia đình và Xã Hội.
III.2. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện tốt đề tài này tôi có một số kiến nghị sau:
	- Cấp phát đầy đủ đồ dùng trực quan vào ngay từ đầu năm học.
	- Cơ sở vật chất bảng lớp phải có dòng kẻ li.
	- Có đầy dủ các tài liệu tham khảo.
LỜI CẢM ƠN!
	Sau khi nghiên cứu và áp dụng “Rèn kỹ năng viết, giữ vở sạch thông qua môn tập viết lớp 1" tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Đồng chí tổ trưởng chuyên môn và sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi những kinh nghiệm quý báu, thông qua dự giờ thăm lớp quan sát mọi hoạt động của học sinh.
	Trong thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi còn rất nhiều hạn chế về thời gian vừa học tập vừa giảng dạy nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. 	
	 Vĩnh Khê, ngày tháng năm 2010
	Người viết
	Nguyễn Thị Hân
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
	1. Đặt tập san giáo dục hàng tháng
	2. Sách hướng dẫn giảng dạy môn tiếng việt lớp 1
	3. Chuyên san giáo dục tiểu học
	4. Vở tập viết tập1, tập2
	5. Các tài liệu khác liên quan
	6. Bộ chữ cái viết bằng chữ thường
	7. Các bài viết thi chữ đẹp Quốc gia
	MỤC LỤC
I. PhẦn mỞ đầu
I.1. Lý do chọn đề tài
I.2. Mục đích nghiên cứu.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
I.4. Giới hạn của đề tài.
I.5ThỜi gian và địa điỂm
I.6 Phương pháp nghiên cứu:
II. NỘi dung
Chương I TỔng quan
Chương II : NỘi dung vẤn đề nghiên cỨu
II.2.1 Cơ sỞ lý luẬn
II.2.2 Cơ sỞ thỰc tiỄn và đặc điỂm tâm sinh lý cỦa hỌc sinh lỚp 1
II.2.3 Chương trình sách giáo khoa
II.2.4 ThỰc tẾ dẠy tẬp viẾt Ở trường tiỂu hỌc VĨnh Khuê
II.2.4.1 ThỰc trẠng dẠy tẬp viẾt lỚp 1 Ở trường tiỂu hỌc VĨnh Khuê
II.2.4.2 Nguyên nhân
II.2.4.3 DỰ giỜ
II.2.4.4 Trao đổi kinh nghiệm
II.2.4.5 Những biện pháp để giải quyết nội dung trên
II.2.4.5.1 Biện pháp 1: Giáo viên nghiên cứu tài liệu
II.2.4.5.2 Biện pháp 2: Vận dụng kiến thức trong tài liệu đưa vào thực tiễn giảng dạy tập viết và rèn vở sạch chữ đẹp ở lớp 1D.
II.2.4.5.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh giữ vở sạch.
II.2.4.5.4 Biện pháp 4 Phương pháp dạy tập viết.
II.3 Chương III: Kết quả nghiên cứu
III: Kết luận - kiến nghị
Lời cảm ơn!
Tài liệu tham khảo phụ lục
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG VÀ PHÒNG
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...

File đính kèm:

  • docKinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan