Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh Lớp 8

Cơ sở lí luận của vấn đề:

Trong các kiểu văn bản mà học sinh THCS được học tập và rèn luyện kỹ năng viết có 3 kiểu văn bản chính và quan trọng đó là văn bản tự sự, văn bản thuyết minh và văn bản nghị luận. Có thể nói, văn bản nghị luận là văn bản khó viết. Kiểu văn nghị luận đòi hỏi học sinh không chỉ cần có kiến thức phong phú sâu rộng về tự nhiên, xã hội mà còn phải nắm chắc các bước, kĩ năng làm bài và sử dụng các kĩ năng một cách thành thạo. Để có được điều đó đòi hỏi người học sinh phải có tính tự giác học tập tích luỹ kiến thức, kiên trì luyện tập rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận. Nếu học sinh không thực sự học tập nghiêm túc tích luỹ tri thức, rèn luyện kĩ năng thì sẽ không có "cái" để mà viết và không biết viết như thế nào.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô" trong "Chiếu dời đô" đó không phải là một luận điểm. Luận điểm phải đạt các tiêu chuẩn: chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu để giải quyết vấn đề.
Công việc xây dựng hệ thống luận điểm có vai trò quan trọng. Nếu các em đã tìm đủ các luận điểm cần thiết, sắp xếp các luận điểm đó thành bố cục hợp lý và biết cách trình bày luận điểm bằng các luận cứ phù hợp làm sáng tỏ luận điểm thì việc viết bài nghị luận không còn là khó khăn nữa.
Khi thực hành luyện tập kĩ năng này, tôi lưu ý học sinh là luôn nhớ và nhắc lại lý thuyết cơ bản để tạo thói quen đi từ lý thuyết đến thực hành tránh tuỳ tiện, qua loa đại khái. Yêu cầu học sinh chuẩn bị kĩ nội dung trước khi vào luyện tập như đọc kĩ văn bản văn học, tra cứu tài liệu, chuẩn bị lý lẽ, dẫn chứng, ý kiến, quan điểm xung quanh vấn đề.
Dành thời gian cho học sinh luyện tập kĩ năng này, tôi sử dụng các bài tập sau: 
4.2. 1 Dạng bài tập 1: Tập viết câu chủ đề nêu luận điểm.
Dạng bài tập này, tôi cho một số đoạn văn nghị luận chưa có câu chủ đề, yêu cầu học sinh: Nêu nội dung chính của đoạn văn bằng một câu văn ngắn gọn (câu luận điểm) chính xác rõ ràng (câu chủ đề).
4.2. 2 Dạng bài tập 2: Chọn luận điểm trong hệ thống luận điểm đã có sẵn cho phù hợp với vấn đề nghị luận và sau đó sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý. 
 Ví dụ: Giải thích câu nói của M.Gooc-ki : "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Với đề trên, một bạn đã dự kiến đưa ra hệ thống luận điểm phần Thân bài như sau:
a) Sách là sản phẩm có giá trị của loài người, là nguồn kiến thức rộng lớn.
b) Tác dụng của sách không bị giới hạn bởi thời gian và không gian.
c) Đã có những cuốn sách không chỉ là con đường sống cho một người, trăm người, triệu người mà cho cả nhân loại.
d) Có nhiều loại sách tốt, xấu.
e) Em rất thích đọc sách, đọc sách là một cách học hỏi. 
g) Ngày nay con người còn tạo ra "đĩa mềm" lưu giữ thu thập mọi dữ liệu về các lĩnh vực.
h) Dù ở thời hiện đại, nhiều máy móc tinh xảo, sách vẫn là người bạn bình dị chân thành và giàu trí thức của mỗi chúng ta.
y) Vì sao chúng ta phải yêu sách? Chúng ta phải yêu sách như thế nào?
.............................................
Em có nhất trí dùng tất cả các dự kiến mà bạn đã nêu ra không? Nếu không em chọn ra và sắp xếp lại cho phù hợp? Vì sao em sắp xếp như thế?
Mục đích của dạng bài tập này là bước đầu nhận biết cách nêu luận điểm và sắp xếp luận điểm phù hợp với vấn đề nghị luận.
4.2.3 Dạng bài tập 3: Xây dựng hệ thống luận điểm, sắp xếp luận điểm.
Ví dụ : Đề bài:
a) Hãy tìm những luận điểm chính để chứng minh rằng :
" Rừng mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người".
b) Hãy tìm các luận điểm cơ bản để chứng minh rằng lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là người nông dân bất hạnh nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp.
Với dạng bài tập này, tôi yêu cầu học sinh tự xây dựng hệ thống luận điểm. Tôi hướng dẫn các em làm bài tập này theo từng bước:
+ Bước thứ nhất: Tìm và xây dựng hệ thống luận điểm. 
+ Bước thứ hai: Trình bày hệ thống luận điểm trước lớp.
+ Bước thứ ba: Lớp nhận xét đúng, sai và bổ sung thêm ý kiến để các luận điểm vừa đủ, chính xác phù hợp với vấn đề nghị luận.
+ Bước thứ tư: Sau khi học sinh đã xây dựng được hệ thống luận điểm, tôi cho học sinh sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý. Luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau mở rộng hơn các luận điểm trước.
Mục đích của dạy bài tập này là rèn luyện cho học sinh thói quen thực hiện những thao tác cần thiết xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ khi làm văn nghị luận. Các em thực hiện tốt những thao tác này thì bài viết của các em đã đủ ý, đúng yêu cầu nội dung của đề bài ra.
4.3 Rèn luyên kĩ năng trình bày luận điểm:
Để rèn luyên kĩ năng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, tôi yêu cầu học sinh ghi nhớ một số kiến thức sau:
- Muốn làm sáng tỏ một luận điểm, trước hết cần xác định luận điểm nói về lĩnh vực nào ? Đời sống văn học? Gần hay xa so với cuộc sống quanh ta? 
- Huy động những hiểu biết của người làm văn để tìm ra các luận cứ phù hợp phục vụ cho việc làm sáng rõ luận điểm.
- Sắp xếp các luận cứ theo một trình tự hợp lý và trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.
- Khi viết học sinh cần xác định vị trí câu chủ đề để viết đoạn văn trình bày theo kiểu diễn dịch, qui nạp ... 
- Sử dụng hệ thống từ ngữ lập luận tạo sự liên kết và lý lẽ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn văn trong bài văn nghị luận. 
Ngoài những bài tập luyện tập trong sách giáo khoa, tôi đưa thêm 1 số bài tập: 
4.3.1 Dạng bài tập 1: Sắp xếp các câu văn đã cho sẵn để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh và hợp lý.
Với dạng bài tập này, tôi đưa ra một số câu văn nghị luận không đúng thứ tự, sau đó yêu cầu học sinh sắp xếp thành đoạn văn hợp lý; rèn luyện cho học sinh bước đầu biết cách trình bày luận điểm từ cách viết, cách lập luận của đoạn văn.
Ví dụ: Sắp xếp các câu văn dưới đây để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh và hợp lý nói về đức tính giản dị của Bác Hồ:
- Câu 1: Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con tim đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Câu 2: Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập tự do” . " Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn; song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
- Câu 3: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong. Hồ Chủ Tịch rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu, nhớ được, làm được.
 Dựa vào nội dung của từng câu văn học sinh xếp theo thứ tự lập luận: Câu 3; 2; 1.
4.3.2 Dạng bài tập 2: Tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm.
Ví dụ: Hãy tìm các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm sau:
"Lão Hạc là một lão nông chất phác, hiền lành và nhân hậu".
Dựa vào văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao tìm ra các luận cứ và sắp xếp các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm trên.
Với bài tập này, tôi rèn cho học sinh có thao tác thành thạo kĩ năng tìm luận cứ và sắp xếp luận cứ phù hợp với luận điểm. Đây là khâu rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng trình bày luận điểm của bài văn nghị luận.
4.3.3 Dạng bài tập 3: Cho câu chủ đề, triển khai câu chủ đề thành đoạn văn nghị luận có lập luận chặt chẽ. 
Một số bài tập sau:
Ví dụ 1: Cho ý sau làm câu chủ đề của đoạn văn: Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O. Hen-ri đã thể hiện rất cảm động tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
Hãy viết tiếp 5 câu để làm sáng tỏ ý trên, trong đó có sử dụng một số cụm từ mở đầu câu như:
- Tình yêu thương đã khiến cho....
- Đó chẳng phải là....
- Đó chính là ....
Ví dụ 2: 
Em hãy phát triển luận điểm trong hệ thống luận điểm đã xây dựng cho đề bài: Chứng minh rằng Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người nông dân bất hạnh, nhưng có những phẩm chất trong sạch đẹp đẽ.
Ví dụ 3:
Chọn hai luận điểm trong hệ thống luận điểm đã xây dựng trong các bài tập xây dựng hệ thống luận điểm. Mỗi luận điểm viết thành một đoạn văn (diễn dịch hoặc qui nạp). Có sử dụng từ ngữ lập luận chặt chẽ và liên kết đoạn văn phù hợp. hoặc viết đoạn văn diễn dịch sau đó chuyển thành đoạn văn qui nạp. Từ đó giúp học sinh có kỹ năng trình bày đoạn văn diễn dịch hoặc qui nạp một cách thành thạo.
4.3.4 Dạng bài tập 4: Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm sử dụng phép lập luận chứng minh, giải thích...
Ví dụ: "Sách là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta."
a) Em hãy viết một đoạn văn chứng minh cho đề trên.
b) Em hãy viết một đoạn văn giải thích cho đề trên.
Sau khi các em viết hoàn thành 2 đoạn văn, tôi cho học sinh so sánh cách lập luận của hai đoạn văn, để học sinh nắm chắc đặc điểm cơ bản của phép lập luận chứng minh khác với phép lập luận giải thích như thế nào. Từ đó các em hình thành các kỹ năng lập luận và áp dụng thành thạo các thao tác lập luận đó vào làm một bài văn nghị luận cụ thể.
Với những dạng bài tập trên tôi đã nâng cao dần từng bước khả năng viết văn nghị luận cho các em, tôi yêu cầu các em làm nhiều bài tập này, viết nhiều đoạn văn trình bày luận điểm để các em thành thạo trong việc viết đoạn văn nghị luận. Các em có kỹ năng viết đoạn văn, chuyển đoạn bằng từ ngữ, câu nối đoạn. Từ hệ thống bài tập này, từng bước từ dễ đến khó tôi đã rèn luyện cho các em các bước cần thiết để làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
4.4. Rèn luyện kỹ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận:
Bài văn nghị luận không chỉ tác động đến lý trí mà còn tác động vào tình cảm, cảm xúc của người đọc (người nghe). Do đó văn nghị luận rất cần phải có yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn nghị luận tăng thêm sức thuyết phục. Để làm văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những điều mình nói (viết) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng các từ ngữ biểu cảm, câu văn cảm thán. Nhưng sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực không được phá vỡ mạch lạc nghị luận, lấn át nghị luận của bài văn. Chính vì vậy tôi cho các em hiểu rằng: không phải vì chú ý tạo ra các yếu tố biểu cảm cho bài văn mà quên rằng văn nghị luận ở kiểu bài giữ vai trò chủ yếu, yếu tố biểu cảm chỉ là phụ trợ. Vậy cần hết sức tránh không để yếu tố biểu cảm tách rời nghị luận hoặc gây cản trở mạch lạc nghị luận hay lấn át vai trò nghị luận.
Với kĩ năng này, tôi yêu cầu các em làm bài tập thực hành viết văn nghị luận và luôn có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn nghị luận. Mỗi luận điểm đan xen yếu tố biểu cảm như thế nào cho vừa đủ và phù hợp.
Để rèn luyện kĩ năng này, tôi hướng dẫn các em làm các bài tập trong sách giáo khoa. Từ các bài tập trong các văn bản nghị luận chuẩn mực trong chương trình các em học tập cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận và thấy được vai trò tác dụng của các yếu tố biểu cảm đó.
Bên cạnh bài tập trong SGK, tôi đưa thêm một số bài tập khác như sau:
4.4.1 Dạng bài tập 1: Điền vào chỗ trống những từ ngữ cần thiết để đoạn văn nghị luận có sức biểu cảm thuyết phục hơn.
Ví dụ: Đoạn văn:
"Những ngày thơ ấu là một tập hồi kí ..... về tuổi thơ..... của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Ở đoạn trích "Trong lòng mẹ” tác giả đã miêu tả một cách..... những rung động.... của một tâm hồn trẻ dại. Đó là nỗi nhớ thương yêu quí sâu sắc của bé Hồng với người mẹ của mình."
Tôi đưa ra nhiều đoạn văn tương tự trên tổ chức cho các em trao đổi thảo luận và cùng nhau thống nhất điền từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán vào chỗ trống cho phù hợp để đoạn văn nghị luận trở lên giàu cảm xúc hơn.
4.4.2 Dạng bài tập 2: Cho trước câu chủ đề yêu cầu học sinh phát triển câu chủ đề thành một đoạn văn nghị luận sao cho đoạn văn vừa có lý lẽ chặt chẽ vừa có sức truyền cảm. 
Mục đích của bài tập này giúp cho học sinh từ những kiến thức thu được ở các văn bản mẫu đã học trong chương trình học tập vận dụng vào việc viết đoạn văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm một cách chính xác, hiệu quả.
4.5. Rèn luyện kỹ năng đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận. 
Trong thực tế đời sống tự sự, miêu tả, biểu cảm là những phương thức biểu đạt khác nhau. Tuy nhiên trong bài văn nghị luận người nói (người viết) cũng có thể đưa yếu tố tự sự và miêu tả như yếu tố biểu cảm, làm cho bài văn nghị luận tăng hiệu quả diễn đạt lên nhiều lần. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận điểm luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng cụ thể, sinh động hấp dẫn hơn. Và do đó bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận phải thực sự xuất phát từ nhu cầu nghị luận. Các yếu tố tự sự và miêu tả đưa vào phải phù hợp với luận điểm, luận cứ, phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, không phá vỡ sự mạch lạc nghị luận của bài văn. 
Ngoài bài tập SGK, rèn kĩ năng này , tôi cho các em làm các bài tập sau:
4.5.1 Dạng bài tập 1:
Tìm yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận mẫu mực đã học như : "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn, "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn; “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc, hay trong một số văn bản, đoạn văn nghị luận tiêu biểu khác, phân tích ý nghĩa, tác dụng của chúng trong đoạn văn, văn bản. 
Dạng bài tập này giúp cho các em nhận biết các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản nghị luận, nhận xét cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả của người viết, từ đó các em học tập cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài viết của mình.
4.5.2 Dạng bài tập 2: Tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
Ví dụ: Với câu chủ đề: "Chị Dậu có tinh thần phản kháng mãnh liệt”. Sau khi đọc đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", em hãy viết một đoạn văn triển khai câu chủ đề trên. (Chú ý sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả để lập luận).
Với bài tập này, tôi rèn cho các em kiên trì luyện tập, không nóng vội. Được luyện tập viết nhiều đoạn văn nghị luận, giúp các em sử dụng thành thạo kĩ năng xây dựng đoạn văn và luôn có ý thức xây dựng đoạn văn nghị luận kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả tự sự biểu cảm trong bài văn nghị luận.
Trên đây là các kỹ năng tôi đã rèn luyện làm văn nghị luận cho học sinh lớp 8. Với kinh nghiệm này đòi hỏi giáo viên nắm vững nội dung kiến thức và mục tiêu chương trình, đối tượng học sinh để chọn những bài tập luyện tập cụ thể phù hợp và từng bước hình thành, rèn luyện cho các em có được những kỹ năng làm văn nghị luận, phát huy khả năng tư duy, năng lực phát triển và tự thể hiện, luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
5. Kết quả đạt được
Kinh nghiệm này tôi đã tiến hành thực hiện áp dụng cho học sinh lớp 8. Trong các tiết dạy cụ thể: Ôn tập luận điểm, Luyện tập xây dựng trình bày luận điểm, đưa yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận. Với các dạng bài tập như tôi đã trình bày ở trên. Ngoài luyện tập trên lớp, tôi yêu cầu các em luyện tập ở nhà, kiểm tra và sửa chữa rút kinh nghiệm về kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận. Với cách dạy như vậy tôi đã tạo được hứng thú học tập cho các em, đã phát huy được khả năng duy sáng tạo và khả năng diễn đạt trong nói viết của học sinh. Thực hiện các hình thức luyện tập này, từ đối tượng học sinh yếu cũng nắm được kỹ năng viết bài, bài viết đủ 3 phần. Đối tượng học sinh trung bình - khá bài viết của các em đã tương đối đủ ý theo yêu cầu của đề bài. Thêm vào đó cùng với khả năng diễn đạt, sử dụng từ ngữ, viết câu có hình ảnh, bài viết của các em chắc chắn sẽ đạt kết quả cao. Như vậy, với cách dạy như trên vừa mang lại hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Mặt khác dạy theo cách đó sẽ đáp ứng được yêu cầu giáo dục: phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo tạo điều kiện phát triển trí tuệ của học sinh...tức là mang lại hiệu quả cao.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã kiểm tra đánh giá tổng kết kết quả chất lượng giảng dạy qua 2 bài kiểm tra với một lớp thực nghiệm (lớp 8A) và một lớp chưa thực nghiệm (lớp 8B) : 1 bài 15 phút và 1 bài viết hoàn chỉnh ở lớp 8 như sau:
* Khảo sát chất lượng lớp 8:
a- Bài kiểm tra 15 phút.
Đề bài: Cho câu sau: “Lão Hạc là người cha rất mực yêu thương con”. Em hãy viết đoạn văn triển khai câu chủ đề.
- Kết quả đạt được:
Lớp
Dưới TB
Trung bình
Khá
Giỏi
Lớp thực nghiệm (8A) 32 HS
3 = 9,4 %
10 = 31,2 %
12 = 37,5 %
7 = 21,9 %
Lớp chưa thực nghiệm (8B) 31 HS
11 = 35,4 %
17 = 54,9 %
3 = 9,7 %
0 %
b - Đề bài viết 2 tiết: Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn là một trong những nội dung tư tưởng chính của văn học trung đại Việt Nam. Dựa vào các văn bản. "Chiếu dời đô” - Lý Công Uẩn, "Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn và "Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi, em làm sáng tỏ nhận xét trên.
- Kết quả đạt được:
Lớp
Dưới TB
Trung bình
Khá
Giỏi
Lớp thực nghiệm (8A) 32 HS
3 = 9,4 %
10 = 31,2 %
12 = 37,5 %
7 = 21,9 %
Lớp chưa thực nghiệm (8B) 31 HS
11 = 35,4 %
17 = 54,9 %
3 = 9,7 %
0 %
6. Điều kiện để sáng kiến nhân rộng
 Nội dung sáng kiến này có khả năng áp dụng rộng rãi chỉ cần giáo viên chuẩn bị chu đáo, đầu tư thời gian để hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
7. Bài học kinh nghiệm.
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào việc dạy - học văn nghị luận, tôi thấy đây là hình thức hay và dễ áp dụng đối với học sinh lớp 7, lớp 8, 9. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
a) Đối với giáo viên:
- Phải yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, kiên trì và có phương pháp dạy học linh hoạt, có kiến thức sâu rộng về văn học, về các kiểu loại văn bản, về lịch sử, địa lý về đời sống xã hội ...
- Biết phối hợp linh hoạt các hình thức luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo sự hứng thú học tập.
- Trong mỗi tiết dạy, giáo viên nắm chắc yêu cầu cần đạt của bài học để xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng làm văn hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao.
b) Đối với học sinh:
+ Các em phải thực sự say mê học môn Ngữ văn. Mỗi học sinh luôn có ý thức tự giác làm bài tập rèn luyện kĩ năng giáo viên giao cho và hoàn thành tốt bài tập.
+ Học sinh thường xuyên đọc văn bản, một số tác phẩm văn học dùng trong nhà trường, đọc tư liệu, tài liệu tham khảo, tích luỹ kiến thức mọi mặt trong thực tế đời sống xã hội ... và thường xuyên ghi chép vào sổ tay văn học.
+ Trên lớp, học sinh tập trung nghe giảng và có suy nghĩ độc lập, hoạt động tích cực khi giáo viên giao bài tập và hoàn thành bài tập.
Vận dụng tốt những bài học kinh nghiệm trên, giáo viên tổ chức các hình thức luyện tập rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận phù hợp thực sự mới đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Một trong những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực học tập của học sinh, tạo điều kiện cho các em được suy nghĩ, tìm tòi khám phá vấn đề. Đây là việc làm cần thiết trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Với việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, kiểu loại văn bản quan trọng trong chương trình Tập làm văn THCS sẽ phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tìm hiểu, giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống tương lai.
Trong tiết học 45 phút việc luyện tập kĩ năng này không được nhiều. Nhưng không vì thế mà coi nhẹ vai trò của nó, đặc biệt là đối với Tập làm văn, người giáo viên cần hết sức chú trọng việc luyện tập. Tất nhiên với đề tài này việc thực hiện có đạt hiệu quả cao hay không còn tuỳ thuộc vào trình độ của giáo viên; sự tiếp thu và ý thức tự giác của học sinh.
Theo tôi, bất cứ sự lặp lại đơn điệu, hoặc áp dụng phương pháp nào một cách máy móc cũng không đem lại kết quả tốt như mong muốn. Vì thế, việc thực hiện rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh cần phải vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh, với yêu cầu của bài dạy thì mới hy vọng tạo sự hứng thú say mê học tập của học sinh, mới khơi gợi cảm xúc chân thực trước vấn đề nghị luận, có như vậy bài viết mới có sức hấp dẫn và thuyết phục. Cuối cùng là đem đến câu trả lời: Đạt mục tiêu và yêu cầu giáo dục.
2. Khuyến nghị - đề xuất
 - Đề nghị các cấp quản lý giáo dục đầu tư kinh phí mua sắm thêm đồ dùng tài liệu, sách tham khảo, các tác phẩm văn học dùng trong nhà trường, bổ sung cho thư viện nhà trường để giáo viên và học sinh mượn đọc tham khảo học tập tích luỹ kiến thức phục vụ tốt cho học môn Ngữ văn.
- Đối với Phòng giáo dục đào tạo huyện tăng cường hơn nữa tổ chức các chuyên đề, hội thảo khoa học và phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng để cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Đối với nhà trường, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn tập trung tổ chức chuyên đề, dự giờ rút kinh nghiệm để giáo viên trực tiếp dạy môn Ngữ văn thường xuyên được học tập nâng cao bồi dưỡng chuyên môn và thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
 Trên đây là kinh nghiệm của tôi về việc rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận lớp 8. Vấn đề tôi nêu ra không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được đồng chí đồng nghiệp trong hội đồng khoa học nhà trường, phòng giáo dục đào tạo huyện đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm để đề tài này được hoàn thiện và được vận dụng hiệu quả vào giảng dạy Tập làm văn với kiểu bài nghị luận ở cấp THCS.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_van_nghi_luan_cho_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan