Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp gây hứng thú cho học sinh Lớp 8 trong việc học phân môn Đọc hiểu văn bản

Trước hết ta cần nhận biết rằng: “hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng”.

Hiểu một cách khái quát đó là: “Hứng thú là thái độ con người đối với sự vật, hiện tượng nào đó. Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân với hiện thực khách quan, biểu hiện sự ham thích của con người về sự vật, hiện tượng nào đó”.

Muốn hình thành hứng thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của sự vật và hiện tượng với cuộc sống của mình. Nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hứng thú.

Vì vậy, trong học tập để tạo được hứng thú học tập cho học sinh trước hết ta tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức được lợi ích của việc học bộ môn đó, kiến thức được học từ bộ môn đó vận dụng trong thực tế cuộc sống cụ thể như thế nào. để từ đó tạo động cơ học tập cho học sinh. Đồng thời ngay từ những tiết học đầu tiên của bộ môn ta cũng nên giúp học sinh thấy được cái hay cái đẹp, cái ý nghĩa của bộ môn mình đang học. Để làm được điều đó ngay từ những ngày đầu học sinh đến trường, chúng ta cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp gây hứng thú cho học sinh Lớp 8 trong việc học phân môn Đọc hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG VIỆC HỌC 
PHÂN MÔN: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
 Nguyễn Ngọc Tuấn
 Giáo viên trường THCS Tân Hiệp
I. NHẬN THỨC 
Trước hết ta cần nhận biết rằng: “hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng”.
Hiểu một cách khái quát đó là: “Hứng thú là thái độ con người đối với sự vật, hiện tượng nào đó. Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân với hiện thực khách quan, biểu hiện sự ham thích của con người về sự vật, hiện tượng nào đó”.
Muốn hình thành hứng thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của sự vật và hiện tượng với cuộc sống của mình. Nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hứng thú.
Vì vậy, trong học tập để tạo được hứng thú học tập cho học sinh trước hết ta tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức được lợi ích của việc học bộ môn đó, kiến thức được học từ bộ môn đó vận dụng trong thực tế cuộc sống cụ thể như thế nào... để từ đó tạo động cơ học tập cho học sinh. Đồng thời ngay từ những tiết học đầu tiên của bộ môn ta cũng nên giúp học sinh thấy được cái hay cái đẹp, cái ý nghĩa của bộ môn mình đang học. Để làm được điều đó ngay từ những ngày đầu học sinh đến trường, chúng ta cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực. 
Việc tạo được hứng thú cho HS yêu thích môn học của mình có một vai trò rất lớn trong quá trình dạy học và nâng cao chất lượng của bộ môn chính mình giảng dạy. Đây không phải là việc làm đơn giản, chính vì vậy, để làm được điều đó, ta cần phải có sự đầu tư, sự miệt mài trong việc tìm ra các hình thức, biện pháp, phương pháp, kĩ thuật mới trong giảng dạy để HS cảm thấy thoải mái, cảm thấy thích thú khi đến giờ học bộ môn của mình. Qua quá trình thực tế giảng dạy nhiều năm sau đây tôi xin mạnh dạn trình bày một biện pháp mà tôi thường hay sử dụng trong giờ dạy Đọc hiểu văn bản của môn Ngữ văn đó là biện pháp: “Gây hứng thú cho HS lớp 8 trong việc học phân môn đọc hiểu văn bản”. 
II. THỰC TRẠNG
Số liệu học sinh:
- Lớp 8/1: 39 em. 
- Lớp 8/2: 39 em.
- Lớp 6/3: 39 em.
1. Thuận lợi
	- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn, 
GVCN, Phụ huynh học sinh.
	- Đa phần là học sinh có ý thức tốt trong học tập. Tích cực, chăm chỉ, có sự cố gắng.
	2. Khó khăn
	Mặc dù HS chăm chỉ trong học tập nhưng chưa có thái độ yêu thích môn Ngữ Văn.
	Chưa có đủ thiết bị, tranh ảnh phục vụ cho một số chủ đề trong chuơng trình SGK.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Tạo hứng thú học tập phân môn Đọc hiểu văn bản bằng cách phối hợp các phương pháp và các kĩ thuật trong giảng dạy
Như chúng ta đã biết mục tiêu giảng dạy của mọi môn học đó là tạo hứng thú cho học sinh yêu thích chính môn học đó. Bên cạnh việc tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò. Thì hứng thú của HS còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, kĩ thuật , thủ thuật, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học theo hình thức kết nối kiến thức mới với trải nghiệm của bản thân. Tùy vào từng nội dung bài học mà GV có thể sử dụng nhiều kĩ thuật giảng dạy khác nhau. Sau đây tôi xin trình bày cụ thể về một số kĩ thuật tôi thường sử dụng trong giảng dạy giờ đọc hiểu phân môn văn bản như sau: 
	Kĩ thuật chia nhóm
     	Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, tôi thường sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:
a. Cách 1: Tôi chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,: 
     	- Tôi tiến hành bằng cách yêu cầu học sinh điểm danh từ 1 đến 4/5/6 ... (tùy theo số nhóm tôi muốn có là 4,5 hay 6 nhóm, ...); hoặc điểm danh theo các màu (Xanh, Đỏ, Tím, Vàng, ...); hoặc điểm danh theo tên các loài hoa (Hồng, Lan, Huệ, Cúc, ...); hay điểm danh theo các mùa  (Xuân, Hạ, Thu, Đông, ...).
    	- Sau đó tôi yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một màu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.
b. Cách 2: Tôi chia nhóm theo hình ghép.
    	- Để tiến hành kĩ thuật này tôi cắt một số bức hình ra thành 3/4/5 ... mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5... HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà tôi muốn có.
   	 - Sau đó tôi yêu cầu HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt.
   	 - HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh.
    	- Những học sinh có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm.  
c. Cách 3: Chia nhóm theo sở thích
    	Với cách này tôi có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,...
d. Cách 4: Chia nhóm theo góc.
 	 - Trước hết ta cân biêt được đây là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. 
 	- Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội “Khám phá”, ‘Thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm. Do vậy, theo tôi học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Đây là một kĩ thuật thú vị nhất trọng việc kích thích phát huy hết sự hứng thú cho HS trong việc học bộ môn Ngữ văn của mình.
Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc dân số trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 có thể tổ chức các góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảo luận...về nội dung chủ đề.
 - Cách tiến hành : 
+ Trước hết tôi sắp xếp lớp thanh 4 hoặc 5 góc tùy theo chủ đề, nội dung bài hôm đó HS học, sau đó tôi giao nhiều nhiệm vụ với các mức độ và năng lực khác nhau theo từng nội dung học tập,  mỗi cá nhân tự hoàn thành nhiệm vụ với sự tương tác của người dạy và thành viên trong nhóm.
+ Yêu cầu mỗi góc phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng nội dung học tập và nhiệm vụ các góc  cùng hướng tới mục tiêu bài học. 
 - Ở kĩ thuật này tôi thường áp dụng dạy học ở hầu hết các dạng bài học và các bài tập tích hợp kiến thức nhiều môn học. 
Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc dân số trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 tôi sẽ chia nhóm học tập theo 4góc và cho HS thời gian lam việc là 10 phút như sau : 
- Góc 1: Tìm hiểu các bước vẽ - Khám phá: ở góc này tôi sẽ yêu cầu HS vẽ các bức tranh về đề tài môi trường ( HS co thể tự do vẽ về bảo vệ hay thực trạng ô nhiễm...) Hoặc nếu là đề tài dân số thi yêu cầu HS vẽ tranh tuyên truyền về hạn chế gia tăng dân số..... Sau đó yêu cầu HS trình bày cái mục đích của bản thân khi vẽ bức tránh đó.
- Góc 2: Quan sát, nhận xét các đoạn clip, hình ảnh về môi trường, dân số 
- Sau đó cho HS trình bày trải nghiệm bản thân sau khi xem xong clip, tranh ảnh về các vấn đề đó.
- Góc 3: Thảo luận - Phân tích vần đề về một vài khía cạnh tiêu biểu của vấn đề.
- Góc 4: Thực hành - Áp dụng ở góc này tôi yêu cầu HS viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ, cảm nhận bản thân về vấn đề môi trường, hoặc dân số hiện nay.
	=> Hết thời gian làm việc tôi không yêu cầu HS trình bày ngay mà tôi tiếp tục yêu cầu 4 nhóm thay đổi vị trí làm việc. Nhóm 1 sẽ trở thành nhóm 2, nhóm 2 thành nhóm 3, nhóm 3 thành nhóm 4, nhóm 4 thành nhóm 1. Tương tự tôi sẽ xoay vòng cho HS cả 4 nhóm cùng trải nghiệm ở 4 góc học tập khác nhau. Cùng khám phá cùng làm nhiệm vụ giải quyết xoay quanh một vấn đề cụ thể. Như vậy học sinh sẽ tự nắm được vấn đề 1 cách toàn diện hơn, học sinh sẽ thấy thú vị hơn khi tự mình khám phá ra tri thức về vấn đề chứ không thụ động tiếp thu tri thức 1 chiều từ giáo viên như trước đây nữa.
Tuy nhiên việc phân chia các góc theo các phong cách và nội dung học tập không nhất thiết phải đủ tất cả 4 góc như trên, mà có thể linh hoạt tổ chức 2 hoặc 3 góc tùy theo điều kiện và nội dung học tập, nhằm đảm bảo học sâu, thoải mái. Ngoài ra với kĩ thuật này theo tôi chúng ta nên áp dụng khi dạy chủ đề, bởi vì dạy chủ đề thì chúng ta làm chủ thời gian tốt hơn, dễ dàng phân chia thời lượng cho mỗi góc hoạt động hợp lí hơn.
Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy, để phát huy hết khả năng học tập tìm tòi , khám phá của HS Tôi còn kết hợp với kĩ thuật các mảnh ghép trong giờ dạy đọc hiểu văn bản đó là khi phân tích văn bản .
Ở kĩ thuật này tôi thường tiến hành cụ thể như sau: 
- Trước hết tôi cho HS được phân thành các nhóm, sau đó tôi phân công 
cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: 
+ Nhóm 1 - thảo luận vấn đề A. 
+ Nhóm 2 - thảo luận vấn đề B. 
+ Nhóm 3 - thảo luận vấn đề C.
+ Nhóm 4 - thảo luận thảo luận vấn đề D, .
- Tiếp theo tôi tiến hành cho HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công.
- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D, ... và mỗi “chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
	Ví dụ: Khi dạy chủ đề tệ nạn xã hội qua văn bản “Ôn dịch thuốc lá” tôi tiến hành kĩ thuật này như sau:
- Trước hết tôi chia lớp thành 4 nhóm ứng với 4 mảnh ghép, với thời gian làm việc nhóm cụ thể trong vòng bao nhiêu phút. Mỗi nhóm có thể (8-10 em) tùy vào HS mỗi lớp.
- Tiếp theo tôi giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ N1: Tìm hiểu về vấn đề thực trạng của việc hút thuốc lá hiện nay.
+ N2: Tìm hiểu các nguyên nhân của việc hút thuốc lá. 
+ N3: Tìm hiểu hậu quả của việc hút thuốc lá mang lại.
+ N4: Tìm ra các giải pháp để hạn chế.....
=> Sau đó, tôi sẽ tách 1 số em của nhóm 1 sang nhóm 2, 1 số em của nhóm 2 sang nhóm 3, .... để tạo thành nhóm mới cho các em tiếp tục trao đổi tìm hiểu các vấn đề với nhau. Sau cùng sẽ gọi HS trình bày trải nghiệm của bản thân mình.
	Với việc áp dụng kĩ thuật này , bản thân tôi quan sát các em và thấy trong quá trình học, bản thân học sinh được nhiều cơ hội trải nghiệm, tiếp xúc với vấn đề. Mặc dù phải làm việc tích cực nhưng các em lại hứng thú với cách học này. Nên theo tôi đây cũng là một yếu tố để tạo hứng thú cho HS yêu thích học môn Ngữ Văn của mình.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Qua qua trình thực hiện biện pháp nêu trên kết quả đạt được của HKI năm học 2020 - 2021 so với kết quả cuối năm học 2019 - 2020 như sau:
1/ Kết quả đầu năm năm học 2020 - 2021 của môn Ngữ văn:
Môn
Lớp
TS HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Ngữ Văn
8/1
39
9
23,1
20
51,3
10
25,6
8/2
39
4
10,3
27
69,2
8
20,5
6/3
39
2
5,1
9
23,1
20
51,3
8
20,5
Tổng 
117
15
12,8
56
47,8
38
32,5
8
6,9
2/ Kết quả HKI năm học 2020 - 2021 của môn Ngữ văn:
Môn
Lớp
TS HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Ngữ Văn
8/1
39
15
38,46
23
58,97 
1
2,56
8/2
39
6
15,4
30
77,0
3
7,6
6/3
39
2
5,13
15
38,46
18
46,15
4
10,26
Tổng 
117
23
19,65
68
58,11
22
18,80
4
3,44
Qua so sánh giữa 2 bảng số liệu ta thấy kết quả học tập của học sinh có sự thay đổi. Số lượng HS khá giỏi tăng nhiều hơn. Số lượng HS yếu kém cũng giảm chứng tỏ với biện đề ra đã mang lại hiệu quả cao. Cho thấy HS cũng yêu thích bộ môn Ngữ văn nhiều hơn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình giảng dạy cũng như đã áp dụng một số kĩ thuật trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau: 
- Để thực hiện tốt các kĩ thuật trong giảng dạy, bản thân người giáo viên cần nắm chắc các thao tác cũng như cách thức tổ chức thực hiện các kĩ thuật ấy.
- Trong quá trình tổ chức dạy học người Gv phải bao quát, điều khiển 
được hết các nhóm đã chia.
- GV phải tạo được tình huống có vấn đề, tạo được không khí lớp học sinh động, kích thích khả năng tìm tòi của HS.
IV. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện giải pháp có hiệu quả cao hơn nữa, tôi có vài đề xuất đó là 
nhà trường cần bổ sung thêm cho bộ môn Ngữ văn một số tranh ảnh, video, clip về một số chủ đề trong chương trình SGK hiện hành./. 
 Người viết
 Nguyễn Ngọc Tuấn 
Xác nhận của Hiệu trưởng
 Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp..... của giáo viên:.. áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Tân Phong, ngày .. tháng .. năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
 Lâm Phi Long

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh_lo.doc
Sáng Kiến Liên Quan