Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8 trường Trung học Cơ sở

Thực trạng đối với học sinh: Một văn bản nhật dụng thường chỉ đề cập đến một vấn đề của đời sống xã hội nhưng khi có sự tích hợp liên môn bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, có sức lôi cuốn thông qua các tranh ảnh, đồ dùng trực quan. Giúp học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, không phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.

 Trong quá trình học tập ở nhà trường, khi được học tất cả các bộ môn thuộc nhóm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đặc biệt khi được giáo viên giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu những kiến thức liên quan của từng môn học, điều đó các em sẽ tự rút ra được những kiến thức giữa các môn có mối quan hệ gắn bó và bổ trợ lẫn nhau. Từ đó giúp các em hiểu sâu hơn về những kiến thức mình được học, gây sự hứng thú cho việc học. Nhưng trong quá trình tìm tòi kiến thức các em cũng còn có những hạn chế nhất định.

 Đa số học sinh còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn học nói chung, trong đó có văn bản nhật dụng. Mặt khác do trình độ nhận thức của một số học sinh còn yếu, chưa có tư duy sáng tạo.

 Hiện nay một số học sinh sử dụng sách tham khảo, tài liệu bán trên thị trường chất lượng kém, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về một văn bản nhật dụng làm cho các em lúng túng, thiếu tự tin, bị động, không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của từng cá nhân. Vì vậy phần lớn các em sao chép tài liệu một cách máy móc không xác định được kiến thức trọng tâm trong từng đơn vị bài học.

 Một thực tế đang tồn tại ở các trường THCS là học sinh bị thiếu vốn sống, vốn hiểu biết xã hội từ các cấp học dưới, các em học trước quên sau. Cho nên trong quá trình học rất khó tiếp thu được kiến thức của văn bản khi chưa hiểu hết ý nghĩa của tích hợp kiến thức liên môn .

 Học sinh ngoan nhưng ý thức về học tập bộ môn chưa cao, phần lớn các em có hứng thú tìm hiểu kiến thức các môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, không thích học các bộ môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8 trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục công dân lớp 7 (Tiết 22,23) phần bảo vệ môi trường, Lớp 8 (Tiết 20, 21) phòng chống các tệ nạn xã hội; môn Âm nhạc 8 (Bài 7: Ngôi nhà chung của chúng ta); Môn Mĩ thuật 8
Vẽ tranh cổ động ( Bài 20) để trả lời câu hỏi.
Các bức tranh đó giúp em hiểu được điều gì về tác hại của thuốc lá ? 
Theo em các nước đã làm gì khi “ôn dịch thuốc lá” ngày một lan rộng ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt nội dung củng cố: 
 - Tác hại đối với sức khỏe con người, đối với môi trường sống, ảnh hưởng đến nhân cách đạo đức con người, thiệt hại về kinh tế.
 - Các nước đã tiến hành chiến dịch chống thuốc lá: Cấm hút thuốc nơi công cộng, 
 phạt nặng những người vi phạm, cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, và các hành động tuyên truyền chống thuốc lá.
Ví dụ2: Hoặc khi tổng kết bài “Ôn dịch thuốc lá” yêu cầu học sinh củng cố nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.
Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của môn Mĩ thuật về nhà vẽ tranh cổ động phòng chống thuốc lá.
Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát bài “ Ngôi nhà chung của chung của chúng ta”
Phần hướng dẫn về nhà giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của môn sinh học, giáo dục công dânđể thuyết phục người thân, gia đình, bạn bènếu có người hút thuốc lá.
 Đối với giải pháp này, năng lực của học sinh về khả năng liên hệ, vận dụng vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng được cải thiện đáng kể.
 * Thiết kế giáo án minh họa
 Tiết 48 – Văn bản: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
 (Nguyễn Khắc Viện)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 * Đối với môn Ngữ văn:
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người và đạo đức xã hội.
- Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. 
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
 * Đối với môn Sinh học 8:
 - Cho học sinh hiểu được tác hại của việc hút thuốc lá gây ung thư phổi, sẩy thai, sinh thiếu tháng... do chất nicotin gây nên (Tiết 23: Bài vệ sinh hệ hô hấp, tiết 65: Đại dịch HIV/ AIDS) 
 * Đối với môn toán học 6:
- Học sinh hiểu cách làm phép tính nhân về tổng hao tốn tiền bạc trong một năm của một người hút thuốc lá và số tiền phải chi cho việc hút thuốc lá hàng năm của từng nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. ( Bàì 15, chương III: Tìm một số biết giá trị phân số).
 * Đối với môn giáo dục công dân 7, 8:
- Học sinh hiểu thêm về các tệ nạn xã hội, môi trường sống của con người cụ thể ở lớp 7(Tiết 22,23) phần bảo vệ môi trường, Lớp 8 ( Bài 3:Nếp sống văn minh thanh lịch, tiết 20, 21: Phòng chống các tệ nạn xã hội ) 
 * Đối với môn Mĩ thuật 7: 
- Vẽ tranh cổ động phòng chống thuốc lá ( Bài 20)
 2. Kỹ năng:
- Thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề.
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về sức khỏe, đạo đức, kinh tế. Đặc biệt tuyên truyền hiểu biết về tác hại của thuốc lá đến với mọi người. 
- Viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
 3. Thái độ: 
- Thể hiện thái độ nghiêm túc trong việc lên án việc hút thuốc lá của bạn bè, trong trường, lớp, người thân và ngoài xã hội.
- Cùng hành động với xã hội trong việc tuyên truyền phòng chống thuốc lá.
- Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác. 
4. Định hướng phát triển năng lực HS:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
+ Năng lực xã hội
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
+ Năng lực công cụ:
- Năng lực tính toán
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
 II. CHUẨN BỊ: 
 - Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá hiện nay.
 - Học sinh: soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản sgk.
 các nhóm làm việc theo yêu cầu đã được phân công
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn đinh lớp: ( 1’) GV kiểm tra sĩ số, khuyến khích lớp học tập sôi nổi. 
2. Bài cũ: ( 5’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới (35’)
Hoạt động 1: (2’)
 Giáo viên giới thiệu bài mới bằng cách cho học sinh quan sát tranh
- GV dẫn : Em có suy nghĩ gì về các bức tranh vừa được xem ? 
Chất ni-cô-tin đóng lại trong phổi
Chất ni-cô-tin đóng lại trong phổi
 Quan sát những người thân trong gia đình mình em thầy họ có hút thuốc không? 
 ( Yêu cầu học sinh tích hợp với môn sinh học lớp 8 để trả lời )
Hoạt động 2: (5’)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả
 Nguyễn Khắc Viện 
- HS trung bình trả lời, HS khá nhận xét, bổ sung
- GV bổ sung thêm kiến thức: Ông quê ở Hà Tĩnh, đỗ bác sĩ ở Pháp trong những năm 40 của thế kỉ XX, bản thân Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, một nhà nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều với bệnh nhân. Là một người tâm huyết với nghề, nên hơn ai hết ông hiểu rõ những tác hại ghê gớm từ khói thuốc lá đối với đời sống con người. 
 ? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm
- HS yếu trả lời, HS trung bình nhận xét
Hoạt động 3: (5’)Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung
+ Yêu cầu : Đọc rõ ràng mạch lạc 
GV đọc mẫu, gọi hai học sinh đọc tiếp 
? Hãy cho biết thể loại của văn bản ? Được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Đề cập đến vấn đề gì
- HS trả lời theo cá nhân
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích 4,8 ở sgk 
Văn bản có thể chia bố cục thành mấy phần, nêu nội dung của mỗi phần 
- HS trả lời cá nhân
GV: ( Trình chiếu bố cục )
? Em hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản ''Ôn dịch thuốc lá''
- HS giỏi trả lời
- GV chốt kiến thức, trình chiếu: Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm lây lan rộng làm cho người chết hàng loạt. Là một tiếng chửi rủa (Đồ ôn dịch) nhằm tẩy chay dịch bệnh .
Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
- Gọi hs đọc to đoạn 1
? Những tin tức nào được thông báo trong phần mở bài ? Trong đó thông tin nào được nêu thành chủ đề của văn bản 
- HS trả lời theo cá nhân
? Tác giả so sánh thuốc lá với đại dịch nào 
? Em hiểu gì về nạn dịch AIDS
(Yêu cầu học sinh tích hợp kiến thức môn Sinh học 8. Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài ngườiđể trả lời)
(Hình ảnh trình chiếu minh hoạ nạn dịch HIV/AIDS )
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong lời cảnh báo trên ? Nhận xét về đặc điểm lời văn thuyết minh trong các thông tin đó ? Với cách sử dụng lối so sánh ấy tác giả muốn nhấn mạnh điều gì
- HS Tb trả lời, cá nhân khác nhận xét
- GV chốt đúng 
(Hình ảnh trình chiếu minh hoạ nạn dịch hút thuốc lá)
GV chuyển ý : Thuốc lá đã trở thành một nạn dịch lớn ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.Theo báo Dân trí, tại Việt Nam khói thuốc lá “giết khoảng 40.000 người mỗi năm.So với số ca tử vong do HIV/AIDS là 48.000 ca kể từ ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên (năm 1992), hay so với tai nạn giao thông , mỗi năm 13-14.000 ca tử vong , thì số người chết do khói thuốc gây ra khủng khiếp hơn nhiều...
? Em hiểu gì khi tác giả trích dẫn câu nói của Trần Hưng Đạo: “ Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
- HS khá trả lời, cá nhân khác nhận xét
? Vậy tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào
HS trả lời cá nhân 
- Hủy hoại sức khỏe con người
- Thiệt hại kinh tế
- Ảnh hưởng tới nhân cách đạo đức con người.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận ba vấn đề trên ( Mỗi nhóm một vấn đề, thời gian: 3 phút )
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm giải quyết từng vấn đề một. 
 ? Vì sao nói hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người ? Tác giả đưa ra những chứng cứ nào để người đọc hiểu được tác hại của thuốc lá đối với người hút ( Nhóm 1)
(Hướng dẫn học sinh tích hợp kiến thức bộ môn sinh học8 để trả lời)
- Giáo viên giải thích thêm về các chất có trong thuốc lá (Máy chiếu ).
Chất nicotin đóng lại trong phổi Chất hắc ín dính vào phổi
- Hàng vạn công trình nghiên cứu đã phát hiện tới trên 4000 chất hoá học trong khói thuốc lá có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người như: Nicotin, hắc-ín, Ô-xít cacbon(CO2)... 
? Vậy những người không hút thuốc lá có bị ảnh hưởng không? Vì sao
- HS trả lời cá nhân 
- GV thuyết trình và trình chiếu tranh minh họa về tác hại của thuốc lá
Những người không hút thuốc lá cũng bị vạ lây, do khói thuốc lá làm ô nhiễm môi trường, vẩn đục bầu không khí trong lành, làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.Đặc biệt là những bà mẹ đang mang thai, là nguyên nhân gây đẻ non, quái thai. 
Hút thuốc lá gây ung thư phổi Thai nhi bị nhiễm độc
? Em có nhận xét gì về câu nói: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”
- HS khá, giỏi trả lời, cá nhân khác nhận xét
? Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tổn hại đến kinh tế ? Vì sao
( Nhóm 2) 
(Hướng dẫn HS tích hợp môn Toán 6: Bàì 15 chương III: Tìm một số biết giá trị phân số để trả lời)
- Giáo viên giải thích thêm về tỉ lệ người hút thuốc lá hàng năm ở nước ta, đồng thời liệt kê số tiền trên mỗi bao thuốc lá (Trình chiếu )
 Hình ảnh các loại bao thuốc lá
Ở Việt Nam hằng năm số người hút thuốc lá đã lên khoảng 2 triệu người: Năm 2013 tiêu tốn khoảng 8.200 tỷ đồng. Sau 3 năm 14.000 tỷ đồng. Nếu số tiền này không chi cho việc mua thuốc độc như thuốc lá thì sử dụng được rất nhiều việc có ích: Cải thiện cuộc sống gia đình giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
? Thuốc lá không chỉ nguy hại sức khoẻ, tổn hại đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến đạo đức nhân cách con người như thế nào ( Nhóm 3 )
- HS thảo luận, tự do trả lời
(Hướng dẫn HS tích hợp môn Giáo dục công dân lớp 7- Tiết 22,23: Phần bảo vệ môi trường; Lớp 8 Bài3: Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch, bài 20: Phòng chống các tệ nạn xã hội để trả lời )
- Giáo viên giải thích thêm về tệ nạn hút thuốc lá ở Việt Nam (Trình chiếu )
- Tỉ lệ hút thuốc lá ở các thành phố lớn ở nước ta ngang với thành phố ở châu Âu- Mĩ.
- Theo điều tra của Trạm y tế trên địa bàn ta tỉ lệ hút thuốc lá cao chiếm 60% dân số. Theo thống kê của Bộ y tế, năm 2013 có 17% học sinh hút thuốc trước 10 tuổi. Không chỉ là bắt chước mà hút thuốc lá sang còn để thể hiện đẳng cấp, đến lúc thiếu tiền dẫn đến trộm cắp, phì phèo điều thuốc, lân la hàng quán, kết bạn với kẻ xấu, bị lôi kéo vào nhiều tệ nạn khác.
? Vậy ở trường ta em đã thấy có bạn nào hút thuốc lá chưa, nếu có em sẽ làm gì?
- HS trả lời theo cá nhân
? Qua phân tích, em thấy tác giả thuyết minh bằng những phương pháp nào.Từ đó giúp em hiểu thêm được điều gì về tác hại của thuốc lá
- GV chuyển ý
- Gọi học sinh đọc phần cuối.
 Em hãy cho biết phần cuối văn bản tác giả cung cấp thông tin gì ?
- HS yếu trả lời	
? Các nước đã làm gì khi ôn dịch thuốc lá đang lan rộng.
- Học sinh làm việc cá nhân
 GV: Tích hợp kiến thức môn mĩ thuật để cung cấp thêm thông tin bằng hình ảnh chiến dịch chống thuốc lá trên máy chiếu .	
? Em có nhận xét gì về chiến dịch chống thuốc lá của các nước trên thế giới và ở Việt Nam chúng ta
- HS thảo luận, tự do trả lời: Các nước trên thế giới đã hành động khá triệt để, song ở Việt Nam chúng ta chưa triệt để.
? Vậy theo em chúng ta nên có những giải pháp triệt để nào nhằm mang lại hiệu quả thiết thực 
- HS thảo luận, tự do trả lời
+ Không trồng cây thuốc lá, đóng cửa các nhà máy sản xuất, phạt nặng đối với người hút...
 ? Nhận xét về cách thuyết minh của tác giả qua lời kêu gọi trên ? Vậy em có nhận xét gì về thái độ của tác giả qua chiến dịch này 
- HS trả lời theo cá nhân
Hoạt động 4: (5’) Hướng dẫn HS tổng kết
? Sau khi học xong văn bản em hiểu gì về thuốc lá và tác hại của thuốc lá
? Theo em bài viết có sức thuyết phục người đọc bởi những biện pháp nghệ thuật nào
? Sau khi học xong văn bản em dự định sẽ làm gì nếu gia đình, bạn bè, hàng xóm em có người hút thuốc lá 
- HS trả lời theo cá nhân
(GV hướng dẫn HS tích hợp với môn GDCD lớp 8- Bài 3:Nếp sống văn minh thanh lịch để trả lời) 
Hoạt động 5: (1’) Hướng dẫn HS luyện tập
 Tích hợp với môn Mĩ thuật 7-Bài 20:Vẽ tranh cổ động phòng chống thuốc lá 
I.Vài nét về tác giả, tác phẩm 
 1.Tác giả: 
-Nguyễn Khắc Viện (1913- 1997) là một bác sĩ, nhà báo, nhà văn.
- Năm 2000 ông được truy tặng giải thưởng nhà nước cho quyển “Việt Nam một thiên lịch sử”.
2. Tác phẩm
- Trích trong cuốn “ Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện” Xuất bản năm 1992
II. Đọc và tìm hiểu chung: 
 1. Đọc:
2. Thể loại: Văn bản nhật dụng, thuyết minh về vấn đề khoa học xã hội. 
3. Tìm hiểu chú thích: 
- Hắc ín
- Nicotin
4. Bố cục: 3 phần
- Phần1: Từ đầu đến ->AIDS: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
- Phần 2: tiếp -> con đường phạm pháp: Tác hại của thuốc lá
- Phần còn lại:Kiến nghị chống thuốc lá.
III. Đọc - Hiểu văn bản
1.Thông báo về nạn dịch thuốc lá 
- Một số ôn dịch: Dịch hạch, dịch tả đã diệt được. Đại dịch AIDS khủng khiếp chưa tìm ra giải pháp.	
- Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn bệnh AIDS và các loại dịch bệnh khác.
- Ngệ thuật so sánh, vào đề khéo léo, thông báo ngắn gọn, chính xác. 
 - Nhấn mạnh hiểm hoạ của nạn dịch thuốc lá.
2.Tác hại của việc hút thuốc lá 
a.Huỷ hoại sức khoẻ con người:
- Chất hắc- ín : Gây ho hen, ung thư vòm họng , phổi .
- Chất Ni- cô - tin : Gây huyết áp cao , tắc động mạch , nhồi máu cơ tim , có thể tử vong .
- Khói thuốc còn đầu độc người xung quanh khiến họ cũng mắc bệnh hiểm nghèo, có thể tử vong. Đặc biệt nguy hiểm đối với thai nhi.
- Khói thuốc chính là kẻ giết người, gây tội ác một cách vô hình.
b. Làm ảnh hưởng kinh tế
- Tốn kém về tiền bạc.
c. Ảnh hưởng đến nhân cách con người.
- Thanh thiếu niên nước ta hút nhiều, để có tiền hút thuốc sinh ra các tệ nạn.
- Từ nghiện thuốc đến nghiện ma tuý dẫn đến con đường phạm tội.
- Nêu gương xấu cho người khác.
- Thuyết minh bằng phương pháp so sánh, dùng số liệu, dẫn chứng thuyết phục, cho ta thấy:
 Thuốc lá huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người, thiệt hại về kinh tế, và làm nguy hại đến nhân cách đạo đức con người, xã hội.
3. Kiến nghị chống thuốc lá 
 Các nước đã tiến hành chiến dịch chống thuốc lá bằng cách: 
 - Chống thuốc lá:
+Cấm hút thuốc nơi công cộng.
+Phạt nặng những người vi phạm.
+Cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 - Hành động tuyên truyền:
+Pa nô, Khẩu hiệu chống thuốc lá.
+ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng
+ Tổ chức diểu hành chống thuốc lá
- Thuyết minh bằng cách trình bày,giải thích, phân tích số liệu, đưa ra các dẫn chứng.
- Tuyên truyền, cổ vũ, thuyết phục bạn đọc tin vào chiến thắng ở chiến dịch này.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung: 
-Thuèc l¸ lµ mét «n dÞch g©y t¸c h¹i nghiªm träng ®Õn søc khoÎ, kinh tế vµ lèi sèng cña con ng­êi v× thÕ chóng ta cÇn quyÕt t©m chèng l¹i «n dÞch nµy. Đồng thời c¶nh b¸o vÒ sù nguy hiÓm cña nã.
2. Nghệ thuật: 
Văn bản thuyết minh bằng biện pháp: So sánh độc đáo, nêu số liệu, thống kê, phân tích. 
- Bố cục trình bày theo trình tự, lập luận rõ ràng, có tính thuyết phục cao.
V. Luyện tập: Vẽ tranh phòng chống thuốc lá.
4. Củng cố: (2’) Hệ thống toàn bộ nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.
- GV tích hợp với môn âm nhạc 8 bắt nhịp cho học sinh hát bài: Ngôi nhà chung của chúng ta để kết thúc tiết học.
5. Dặn dò: (2’) Về nhà học bài, hoàn thành vẽ tranh phòng chống thuốc lá.
 - Làm bài tập 2 (tr122). Đọc văn bản trong phần đọc thêm số 2 sgk và ghi lại cảm nghĩ của mình.
 - Vận động thuyết phục người thân trong gia đình quyết tâm không hút thuốc.
 - Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
D. Rút kinh nghiệm: 
* Đánh giá kết quả học tập của học sinh 
 a. Hình thức đánh giá: Quan sát tranh sau đó làm bài kiểm tra 15 phút trên giấy
 * Quan sát tranh: 
 b. Câu hỏi và đáp án đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Thuốc lá có những chất chủ yếu gì?
- Hút thuốc lá có hại như thế nào?
- Phải làm gì để chống thuốc lá?
 * Nội dung trả lời: 
- Thuốc lá có những chất chủ yếu: chất hắc ín, chất ô- xit -các bon, chất nicôtin.
- Tác hại của thuốc lá: 
+ Tác hại về sức khoẻ : Gây ung thư phổi, vòm họng; gây tắc nghẽn phổi mãn tính;
 gây chảy máu não; có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ ( sẩy thai, sinh thiếu tháng).
+ Tác hại về kinh tế, xã hội: 
	+ Lãng phí, tốn kém tiền bạc.
	+ Nghiện hút – Ma tuý – HIV/AIDS
+ Hút thuốc dẫn đến trộm cắp, tù tội
- Chống thuốc lá : 
 + Cấm hút thuốc nơi công cộng.
 + Phạt nặng những người vi phạm.
 + Cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 Tuyên truyền chống thuốc lá:
 + Pa nô, áp phích, khẩu hiệu chống thuốc lá.
 + Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng
 + Tổ chức diểu hành chống thuốc lá 
 c. Kết quả : 
Lớp
TS HS
Kết quả khảo sát
Khá - Giỏi
< 5
0 - 2
TB trở lên
Yêu thích dạng văn bản nhật dụng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
38
14
36.8
6
15.8
0
0
32
84.2
35
92.1
8B
40
13
32.5
8
20
0
0
32
80
35
87.5
Cộng
78
27
34.6
14
17.9
0
0
64
82.1
70
89.7
 Qua phần sản phẩm của học sinh và đối chiếu hai lớp dạy tôi đã thu được những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợp (8A) kết quả đã có sự chuyển biến rõ nét. Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu. khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức. Kết quả khảo sát độ tin cậy, nắm chắc bài, hiểu biết kiến thức cũng được nâng lên.
III. PHẦN KÉT LUẬN
 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
 1.1 Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học:
 Đối với giáo viên: 
 - Khi thực hiện đề tài này tôi đã đưa ra đồng bộ các giải pháp đó là: Tích hợp kiến thức liên môn trong giới thiệu bài mới; tích hợp kiến thức liên môn trong khi tổ chức các hoạt động dạy học và tích hợp kiến thức liên môn thông qua phần củng cố bài học. Vì thế đề tài có ý nghĩa trong việc nhận thức và kĩ năng vận dụng của người giáo viên về lí thuyết dạy học theo quan điểm tích hợp kiến thức liên môn vào một tiết dạy
 cụ thể trong dạy học văn bản nhật dụng thuộc chương trình Ngữ văn 8.
 - Góp phần giúp bản thân và đồng nghiệp nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về phương pháp tích hợp liên môn vào giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS.
 - Tạo ra cái nhìn mới, cách nghĩ mới trong việc làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học nói riêng. Đơn giản hóa được khâu thiết kế bài giảng, chủ động trong chọn phương pháp, phương tiện dạy học. Và quan trọng nhất là làm cho các tác phẩm văn bản nhật dụng vốn khô khan trở lên gần gũi, hấp dẫn hơn với cả người dạy và người học.
 Đối với học sinh: 
 - Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn ngữ văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng. Nếu các giờ dạy học môn Ngữ văn đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
 1.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn xã hội: 
- Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học bộ môn Ngữ văn và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học ở mỗi bộ môn trong quá trình tích hợp. Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh.
 2. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
 Đối với nhà trường:
 - Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính cần được sử dụng rộng rãi hơn nữa. 
 - Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử dụng ứng dụng trong dạy học.
 Đối với cơ quan giáo dục cấp trên
 - Tạo điều kiện nhiều hơn nữa để giáo viên được giao lưu giữa các trường, các tổ chuyên môn thông qua những cuộc hội thảo chuyên đề.
	 Trên đây là giải pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng Ngữ văn 8 mà tôi đã áp dụng từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015. Do phạm vi áp dụng hẹp, kinh nghiệm tích hợp chưa nhiều nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day.doc
Sáng Kiến Liên Quan