Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu môn Ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông

- Đối tượng

Đối tượng của hoạt động đọc hiểu là các loại văn bản với sự đa dạng về nội dung và dạng thức tồn tại. Văn bản có thể là VB ngôn ngữ, có thể là biểu đồ, hình ảnh, biểu tượng, có thể kết hợp các dạng thức trên. Tuy nhiên, dạng thức tồn tại chủ yếu và phổ biến của văn bản Đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn là văn bản ngôn ngữ. Về nội dung, cuộc sống có bao nhiêu vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau thì có bấy nhiêu dạng nội dung văn bản là đối tượng của đọc hiểu, từ lĩnh vực khoa học, xã hội, đời sống, nghệ thuật, tâm linh,

 - Mục tiêu

Mục tiêu của hoạt động đọc hiểu nói chung là tiếp thu, lĩnh hội, hiểu rõ và vận dụng nội dung đọc được, kết quả của hoạt động đọc vào cuộc sống góp phần phát triển năng lực và hoàn thiện nhân cách con người.

Mục tiêu của đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông là hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản, giúp học sinh có năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tiếp nhận, lĩnh hội và sử dụng thông tin, năng lực ngôn ngữ.

 - Nội dung

Nội dung đọc hiểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích đọc hiểu, đặc điểm của văn bản đọc hiểu, Dựa vào các tiêu chí khác nhau như kiểu loại văn bản, mục đích đọc, cấp độ đọc, trình độ của bạn đọc, đối tượng đọc hiểu. mà nội dung đọc hiểu có những điểm khác nhau.

 - Kĩ năng

Quan niệm về kĩ năng là một vấn đề phức tạp trong tâm lí học, có hai hướng nghiên cứu chính:

Hướng thứ nhất: Nghiên cứu kĩ năng như là trình độ thực hiện hành động, thiên về mặt kĩ thuật của thao tác hành động.

Hướng thứ hai: Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh hiệu quả của hành động, coi kĩ năng là khả năng con người tiến hành công việc có kết quả trong những điều kiện cụ thể, với khoảng thời gian tương ứng.

Kĩ năng biểu thị mức độ thực hiện thành thạo, chuẩn xác các hoạt động dựa trên kiến thức, hành động đã từng được thực hiện nhiều lần và phù hợp với đối tượng của hành động. Ví dụ: kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nấu ăn, kĩ năng giải toán, kĩ năng làm văn,

Nói cách khác, kĩ năng là khả năng vận dụng tốt các kiến thức được học vào giải quyết các nhiệm vụ mới trong học tập, trong cuộc sống.

 

docx47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu môn Ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u phi thường ấy là:
+ Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
+ Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
+ Bởi: trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
- Cội nguồn sức mạnh đó gợi cho anh/chị liên tưởng đến những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ nào?
HS có thể nêu ra một trong số các câu sau: Lá lành đùm lá rách; hoặc: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng; hoặc: Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống những chung một giàn; hoặc: Thương người như thể thương thân,..
Câu 3. 
- Câu nói: “Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại” là của thủ tướng chính phủ đương thời nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tác dụng của việc trích dẫn câu nói:
 + Làm bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm, giàu sức thuyết phục.
 + Thể hiện tinh thần, truyền thống nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam: tinh thần tương thân tương ái và trách nhiệm cao cả, sự quan tâm lớn lao của chính phủ với công dân của mình trong đại dịch CoVid - 19.
Câu 4. 
-Học sinh nêu ra được các việc làm thiết thực của bản thân trong việc cùng cả nước chung tay phòng chống dịch bệnh CoVid - 19.
- Học sinh nêu được thông điệp:
Chẳng hạn:
 + Sống nhân ái, có trách nhiệm
 + Chống dịch như chống giặc
 + Đoàn kết chiến thắng đại dịch ,
..
Đề số 7.
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: 
Chống Trung Quốc và kỳ thị người Trung Quốc không phải là điều mới - Chủ nghĩa bài Trung là một hiện tượng đã tồn tại hàng thế kỷ. Nhưng vô số cách mà Chủ nghĩa bài Trung thể hiện trong đại dịch corona cho thấy mối quan hệ ngày càng phức tạp hiện nay giữa thế giới và Trung Quốc. Những chỉ trích thậm tệ liên quan đến virus corona đã xuất hiện khắp thế giới, được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.
Ở những nơi mà người châu Á là thiểu số như ở châu Âu, Mỹ và Úc, Chủ nghĩa bài Trung có vẻ bị thúc đẩy bởi những định kiến hời hợt rằng, người Trung Quốc là bẩn thỉu và thiếu văn minh. Cộng đồng thiểu số châu Á bị xa lánh nơi công cộng và trở thành mục tiêu của các cáo buộc và các vụ tấn công phân biệt chủng tộc. Ví dụ như bị gọi là “virus”, rất phổ biến. Các tiêu đề như “Mối nguy hiểm màu vàng”, “Gấu trúc nhiễm virus Trung Quốc”, “Trẻ em Trung Quốc nên ở nhà”, xuất hiện trên các báo ở Úc và Pháp. Do có thông tin virus này bắt nguồn từ một chợ buôn bán động vật hoang dã và có thể lây từ loài dơi, những lời đùa cợt quen thuộc như: “người Trung Quốc ăn mọi thứ động đậy” đã lan truyền khắp nơi. Trong khi đó, các bình luận tương tự cũng xuất hiện ở châu Á, các chỉ trích chống Trung Quốc được thực hiện với giọng điệu bài ngoại ở mức độ sâu sắc hơn. Một chủ đề phổ biến là sự nghi ngờ: chính Trung Quốc đã làm lây lan virus này cho dân của họ.
[] Một số người tin rằng làn sóng bài Trung này chủ yếu là do việc Trung Quốc đã cư xử thế nào, cả trong khủng hoảng hiện thời và trong các năm gần đây trên trường thế giới. Trong khi đó, căng thẳng và thất vọng đối với sự kỳ thị ngày càng sâu sắc tại nhiều cộng đồng thiểu số Trung Quốc và châu Á, khi đại dịch diễn biến phức tạp mà chưa có dấu hiệu kết thúc.
 (Theo Tessa Wong, BBC News Singapore, đăng trên BBC News Tiếng Việt, ngày 21/2/2020)
Câu 1. Cho biết nội dung của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra biểu hiện của “chủ nghĩa bài Trung” diễn ra tại “những nơi mà người châu Á là thiểu số”? (0.5 điểm)
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: quan niệm “người Trung Quốc là bẩn thỉu và thiếu văn minh” là một “định kiến”? (1.0 điểm)
Câu 4. Theo anh chị, có nên kỳ thị và phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc và người châu Á trong đại dịch không? Tại sao? (1.0 điểm)
Gơi ý làm bài
Câu 1. Nội dung của đoạn trích: Nói về chủ nghĩa bài Trung và mối quan hệ ngày càng phức tạp giữa thế giới và Trung Quốc giữa đại dịch corona.
Câu 2.
Biểu hiện của “chủ nghĩa bài Trung” diễn ra tại “những nơi mà người châu Á là thiểu số” như châu Âu, Mỹ, Úc ở chỗ: cộng đồng thiểu số châu Á bị xa lánh nơi công cộng và trở thành mục tiêu của các cáo buộc và các vụ tấn công phân biệt chủng tộc. Chẳng hạn:
+ Bị gọi là “virus” 
+ Các tiêu đề như “Mối nguy hiểm màu vàng”, “Gấu trúc nhiễm virus Trung Quốc”, “Trẻ em Trung Quốc nên ở nhà”, xuất hiện trên các báo ở Úc và Pháp. + Những lời đùa cợt quen thuộc như: “người Trung Quốc ăn mọi thứ động đậy” đã lan truyền khắp nơi
Câu 3. 
Tác giả cho rằng: quan niệm “người Trung Quốc là bẩn thỉu và thiếu văn minh” là một “định kiến” là vì:
+ Đó là ý kiến, quan điểm chủ quan, xuất phát từ cái nhìn sai lệch và đánh giá thấp người Trung Quốc 
+ Đó là quan niệm có sẵn từ lâu và khó thay đổi: cái nhìn hạ thấp người Trung Quốc đã xuất hiện từ lâu ở các nước phương Tây (trong sự phân biệt châu Á – châu Âu, Phương Đông – Phương Tây) và trong tình hình hiện nay khi virus corona xuất phát từ Trung Quốc và có nguy cơ lây lan toàn cầu, quan niệm đó thậm chí còn trở lại mạnh mẽ hơn.
=> Định kiến này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kì thị và phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc và châu Á.
Câu 4.
Học sinh được quyền thể hiện quan điểm cá nhân. Gợi ý:
* Cách giải quyết 1: Không nên kỳ thị và phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc và người châu Á trong đại dịch vì dễ dấn đến các hậu quả:
+ Làm tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần của người bị kì thị, phân biệt 
+ Khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn: vì sợ bị kì thị và phân biệt nên người có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc đã nhiễm bệnh không thực hiện các biện pháp phòng chống, cách li cộng đồng (số ca bệnh và số người chết tăng nhanh kỉ lục ở châu Âu minh chứng cho điều này)
+ Nghiêm trọng hơn, chủ nghĩa dân tộc bị xúc phạm cũng dễ dẫn đến bất ổn chính trị giữa các nước,...
* Cách giải quyết 2 (HS có thể đưa ra): Sự kì thị và phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc và người châu Á trong đại dịch là có thể hiểu được; và ở một phương diện nào đó giúp người dân tránh xa nguồn bệnh 
(Thực tế chứng minh, đây không phải cách hiểu đúng, GV cho điểm tùy vào khả năng diễn đạt, lập luận của HS)
..
Đề số 8.
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con người chúng ta rất chuyên chú vào chính bản thân mình. Ta có xu hướng nghĩ rằng làm người, theo cách nào đó, là rất đặc biệt và quan trọng, vì vậy, ta cứ băn khoăn về nó, thay vì hỏi rằng làm một con voi, con heo hay một con chim thì nghĩa là gì. Sự thiếu vắng nỗi tò mò này thuộc về một vấn đề đạo đức rộng lớn.
Chúng ta sống chung hành tinh với hàng tỉ sinh thể có cảm giác khác và chúng đều có những cách thức phức tạp của riêng mình để tồn tại, bất kể chúng là gì. Mọi động vật trong thế giới của chúng ta, như Aristotle quan sát và nhận định từ lâu, đều cố gắng để sống sót và sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Tất cả các loài vật này đều có khả năng tri nhận, đều có ham muốn. Và hầu hết đều di chuyển từ nơi này đến nơi khác để kiếm những gì chúng muốn và cần.
Loài người chúng ta giờ đây thống trị địa cầu đến nỗi chúng ta hiếm khi cảm thấy mình cần sống với những loài vật khác trong quan hệ tương hỗ. Các loài vật được thuần hóa chiếm một vị trí ưu tiên, nhưng kể cả như thế, chúng thường bị đối xử một cách tàn nhẫn (hãy nghĩ đến những con chó hoang hay mèo hoang bị ruồng bỏ). Những trang trại lợn, gà và các loài động vật khác là một hình thức tương đối mới của sự tàn nhẫn bị che giấu. Còn đối với những sinh vật “hoang”, chúng ta có thể thấy tội ác của loài người chúng ta đã dẫn đến những hệ quả lớn đối với chúng: những tổn hại đến từ các phòng thí nghiệm sử dụng các động vật; những tác hại nhiều mặt có tính chất đặc thù từ việc giam nhốt khỉ và voi trong các vườn bách thú; sự giảm sút số lượng cá voi do việc đánh bắt bằng lao móc
Thế giới cần đến một cuộc cách mạng về đạo đức, một phong trào khơi dậy ý thức trên quy mô toàn cầu đúng nghĩa. Nhưng cuộc cách mạng này lại bị cản trở bởi quán tính của con người vốn xem mình luôn là trung tâm. Hãy nỗ lực cho một thời đại mới mà việc làm người cũng có nghĩa là liên đới với những giống loài khác cũng đang chung sống với ta trên thế giới này.
(Trích: Martha C. Nussbaum - “Làm người nghĩa là gì?” - Xin ngừng hỏi câu ấy! Nguồn: https://hieutn1979.wordpress.com)
Câu 1. Xác định nội dung của văn bản trên? (0.5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra điểm chung của các “sinh thể có cảm giác” được đề cập đến trong văn bản. (0.5 điểm)
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Thế giới cần đến một cuộc cách mạng về đạo đức, một phong trào khơi dậy ý thức trên quy mô toàn cầu đúng nghĩa”? 
(1.0 điểm)
Câu 4. Theo anh/chị, cuộc cách mạng nói trên “bị cản trở bởi quán tính của con người vốn xem mình luôn là trung tâm” như thế nào? (1.0 điểm)
Gợi ý làm bài
Câu 1. Nội dung của văn bản: Hệ quả của việc con người luôn xem mình là trung tâm và sự cần thiết của một cuộc cách mạng về đạo đức.
Câu 2. Điểm chung của các “sinh thể có cảm giác” được đề cập đến trong văn bản:
+ Có những cách thức phức tạp của riêng mình để tồn tại
+ Cố gắng để sống sót và sinh sôi nảy nở nhiều hơn
+ Có khả năng tri nhận, có ham muốn 
+ Di chuyển từ nơi này đến nơi khác để kiếm những gì chúng muốn và cần
Câu 3. Tác giả cho rằng “Thế giới cần đến một cuộc cách mạng về đạo đức, một phong trào khơi dậy ý thức trên quy mô toàn cầu đúng nghĩa” vì:
- Hầu hết chúng ta thiếu vắng hiểu biết về “một vấn đề đạo đức rộng lớn”: quan tâm đến đời sống của các loài khác như đời sống của chính loài người. 
- Điều đó dẫn đến việc “chúng ta hiếm khi cảm thấy mình cần sống với những loài vật khác trong quan hệ tương hỗ”, làm tổn hại đến các loài động vật. 
- Nhiều phong trào bảo vệ động vật đã được thực hiện nhưng chưa “đúng nghĩa” vì bị cản trở bởi việc con người luôn xem mình là trung tâm. 
Câu 4: Cuộc cách mạng nói trên “bị cản trở bởi quán tính của con người vốn xem mình luôn là trung tâm”:
- Con người xem mình là trung tâm của thế giới: loài động vật bậc cao, có đủ phẩm chất để làm chủ thế giới (vẻ đẹp thể chất, tâm hồn, trí tuệ, giao tiếp, tư duy, lao động,) => tự cho mình mình quyền khai thác và phá hủy hệ sinh thái, trong đó có các loài vật khác.
Nhận thức trên đã trở thành “quán tính”, ý nói cố hữu, luôn như vậy từ trước tới nay, khó dừng lại (khó thay đổi, tác động).
- Do đó cuộc cách mạng về đạo đức bị cản trở:
+ Không nhận thức được sẽ không có hành động
+ Nếu có hành động thì cũng nhỏ lẻ, nửa vời (không thể trở thành quy mô toàn cầu, không triệt để)
..
Đề số 9.
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đừng bảo con cố gắng
Đừng bảo con
cố gắng có cuộc đời phi thường.
Sự cố gắng đó có thể đáng ngưỡng mộ
nhưng cũng thể hiện cái ngốc nghếch.
Thay vào đó, giúp con tìm thấy sự kì diệu
và màu nhiệm của cuộc sống bình thường.
Cho con thấy niềm vui được nếm hương vị
của cà chua, táo, lê.
Cho con biết xót thương
khi thú cưng hay ai đó đi xa.
Cho con cảm nhận sự ấm áp bất tận 
của bàn tay chạm.
Và khiến những điều bình thường trở nên sống động vì con.
Điều phi thường sẽ tự nhiên mà đến.
(William Martin, Do not ask your children to strive, 
Trương Phạm Hoài Chung dịch)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, trẻ em có thể tìm thấy “sự kì diệu” và “màu nhiệm của cuộc sống đời thường” ở những đâu? (0.75 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu ý thơ ở cuối bài: “Điều phi thường sẽ tự nhiên mà đến” như thế nào? (0.75 điểm) 
Câu 4. Anh/chị có cho rằng việc “cố gắng có cuộc đời phi thường” thể hiện sự “ngốc nghếch” hay không? Tại sao? (1.0 điểm)
Gợi ý làm bài
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Theo tác giả, trẻ em có thể tìm thấy “sự kì diệu” và “màu nhiệm của cuộc sống đời thường”:
 + trong hương vị của cà chua, táo, lê
 + trong sự xót thương khi thú cưng hay ai đó đi xa.
 + khi cảm nhận sự ấm áp bất tận của bàn tay chạm.
Câu 3. Ý thơ ở cuối bài: “Điều phi thường sẽ tự nhiên mà đến”có thể được hiểu như sau: 
Khi trẻ em biết trân trọng và yêu quý cuộc sống (qua việc phát hiện ra sự “kì diệu” và “màu nhiệm” của cuộc sống bình thường), thì sẽ không cần phải “cố gắng” để có cuộc đời phi thường nữa:
+ Người nào tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày (mà rất nhiều người trong số chúng ta luôn cảm thấy đơn điệu, vô vị, thậm chí đau khổ,) nghĩa là họ đã được sống một cuộc đời phi thường. 
+ Thành tựu sẽ đến dù cho họ có mong cầu hay không, vì tình yêu và sự trân quý cuộc sống sẽ luôn thôi thúc con người được sống hết mình và cống hiến cho đời.
Câu 4. Học sinh được quyền thể hiện quan điểm cá nhân. Gợi ý:
* Cách giải quyết 1: Có thể hiện sự “ngốc nghếch” ở chỗ: 
Dù vì mục đích cá nhân (được yêu quý, được tung hô, được thỏa mãn cái “tôi”) hay mục đích lớn lao hơn (đóng góp cho cộng đồng) thì trong quá trình cố gắng trở nên phi thường, nhiều lúc chúng ta vẫn bỏ qua, hoặc phải đánh đổi những điều ý nghĩa của cuộc sống bình thường.
* Cách giải quyết 2 (HS có thể đưa ra): Không thể hiện sự “ngốc nghếch” vì không ai tự nhiên trở nên phi thường cả, đó cũng là mong muốn rất dễ hiểu và dễ thông cảm của mỗi con người. Sự thành công nào cũng phải trả giá (Quan điểm khác với nội dung của văn bản đọc hiểu)
Ở cách 2, GV cho điểm tùy vào sự thuyết phục trong lập luận của HS.
..
Đề số 10.
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay...
( Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm)
Câu 1. Hãy chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. 
 (0.5 điểm)
Câu 2. Vẻ đẹp của quê hương tác giả được gợi lên từ những từ ngữ, hình ảnh nào? (0.5 điểm)
Câu 3. Câu thơ: “ Sao xót xa như rụng bàn tay...” sử dụng biện pháp tu từ nào? Giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)
Câu 4. Sông Đuống là cảm hứng về quê hương của Hoàng Cầm. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 câu) nói về cảm hứng của các nhà văn, nhà thơ về những dòng sông. (1.0 điểm)
Gợi ý làm bài
Câu 1. Những từ láy được sử dụng trong đoạn văn thơ là: Lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc, xót xa.
Câu 2. Vẻ đẹp quê hương của tác giả được gợi lên từ những từ ngữ, hình ảnh: cát trắng phẳng lì, một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng, xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc.
Câu 3. 
- Trong câu thơ: “Sao xót xa như rụng bàn tay”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
- Tác dụng: Diễn tả một cách cụ thể cảm giác bàng hoàng, đau đớn (như mất đi một phần thân thể) của nhà thơ khi nghe tin quê hương rơi vào tay giặc. Qua đó, nhà thơ bày tỏ tình cảm gắn bó sâu nặng, máu thịt với quê hương.
Câu 4. Học sinh vận dụng những kiến thức đã học, những trải nghiệm văn học về đề tài sông nước để viết đoạn văn nói về cảm hứng của các nhà văn, nhà thơ về những dòng sông (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh, Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường,). 
Đoạn văn có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau song cần tập trung làm nổi bật được cảm hứng yêu mến, tự hào, ngợi ca, của các tác giả về những dòng sông.
.
Đề số 11. 
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Mũi Cà Mau: Mầm đất tươi non 
Mấy mươi đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn. 
Lắng lại; và chân người bước đến 
Tổ quốc tôi như một con tàu 
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước. 
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
 Đước thân cao vút, rễ ngang mình 
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
 Tổ quốc tôi như một con tàu, 
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
 (Mũi Cà Mau – Xuân Diệu)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0.25đ)
Câu 2. Vì sao nhà thơ Xuân Diệu gọi Mũi Cà Mau là “mầm” mà không gọi là mảnh hay miền đất? Hình ảnh “Mầm đất” đó liệu có còn đúng nữa không trong tương lai? (0.5đ)
Câu 3. Xác định và chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: (0.5đ)
Tổ quốc tôi như một con tàu 
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
Câu 4. Từ hình ảnh “Tổ quốc – con tàu” của Xuân Diệu hãy liên tưởng đến một vài hình ảnh đẹp khác về Tổ quốc qua những trải nghiệm thơ ca của anh/chị? (0.25đ)
Gợi ý làm bài
Câu 1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ bao gồm: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. Nhà thơ gọi "Mũi Cà Mau" là "mầm" bởi sự lớn dần, ngày càng phình to của miền đất bồi này Phù sa vạn dặm tới đây tuôn/ Lắng lại; và chân người bước đến.
 Hình ảnh "mầm đất" đó sẽ vẫn đúng nếu nhân loại chung tay bảo vệ, "cứu" trái đất ra khỏi thảm họa biến đổi khí hậu và sẽ không còn đúng nếu tình trạng biến đổi khí hậu không được kiểm soát, ngăn chặn.
Câu 3. 
- Biện pháp tu từ: so sánh.
- Hiệu quả: đem đến cho người đọc một liên tưởng hết sức mới mẻ và đẹp đẽ về Tổ quốc, đồng thời bày tỏ tình yêu thương vô bờ với mảnh đất nơi đầu súng ngọn gió.
Câu 4. Những hình ảnh đẹp khác về Tổ quốc: Tổ quốc - bông sen; Tổ quốc - bà mẹ; Tổ quốc - người con gái... trong thơ Tố Hữu; Tổ quốc - cây tre trong thơ Nguyễn Duy...
..
Đề số 12.
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
	 MỘT TIA HY VỌNG
	 để tặng người tuyệt vọng
Những đêm không trăng sao
Những ngày không nói năng
Những người đang khó khăn
Những kỳ mưa bão lâu
Những quầng con mắt sâu
Những bàn tay với lên
Những thời gian tối đen
Những đời không ánh đèn.
 Em ơi em
Những khúc sống đang dầm mưa dãi gió
Khi người ta chỉ còn chết mà thôi
Ta hãy giữ chỉ một tia hy vọng
Một tia thôi để thắng và yêu.
 (Trích: Trần Dần, thơ, NXB Đà Nẵng và công ty Nhã Nam, 2008)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0.5điểm)
Câu 2. Cho biết hiệu quả của phép điệp được sử dụng ở đoạn (1)? (0.75điểm)
Câu 3.Theo anh/chị, tại sao tác giả đưa ra lời khuyên cho người tuyệt vọng rằng chỉ cần giữ “một tia hy vọng/ để thắng và yêu”? (0.75điểm)
Câu 4. Anh/chị có nghĩ rằng chỉ “những người tuyệt vọng” mới cần giữ niềm hy vọng hay không? Tại sao? (1.0 điểm)
Gợi ý làm bài
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Hiệu quả phép điệp được sử dụng ở đoạn (1):
+ Nhấn mạnh ý diễn đạt: nỗi đau khổ tưởng như kéo dài lê thê của rất nhiều số phận đang sống trong tuyệt vọng.
+ Tạo giọng điệu buồn thương, não nề.
Câu 3. Hy vọng là điều cuối cùng người ta có thể làm khi rơi vào bước đường cùng, nhưng cũng chính vì thế mà nó mang đầy sức mạnh: níu kéo lòng ham sống, yêu mến cuộc sống trong giờ phút khắc nghiệt nhất của số phận; vì người đó không có gì để mất nhưng cũng có tất cả: khao khát sống, khao khát “thắng và yêu”. 
Câu 4. Không chỉ những người tuyệt vọng mới cần giữ niềm hy vọng, tất cả chúng ta, ngay cả trong hạnh phúc cũng cần đến ngọn lửa của hy vọng, để tiếp tục sống. Đó là hạt giống cuối cùng còn sót lại trong chiếc hộp Pandora (theo thần thoại Hy Lạp), giữ gìn nó, chúng ta đều sẽ chống lại được mọi thứ xấu xa: chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh,
d. Kết quả khi thực hiện giải pháp
Đối tượng
 áp dụng
Số học sinh đã nghiên cứu đề được giao
Số học sinh có tiến bộ về tư duy trong số các học sinh 
đã tự nghiên cứu đề
Lớp 12 Toán
25
10
Lớp 11 Sử Địa
15
5
Bảng số liệu cho thấy kết quả thực hiện giải pháp 3, tính đến tháng 2 năm học 2020 – 2021
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
 a. Đối tượng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục dành cho học sinh Trung học phổ thông, tập trung vào đối tượng học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi Tốt nghiệp 2021.
 b. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Trong dạy học, kiểm tra và thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn.
7. 3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:
Thực tế sáng kiến đã được chúng tôi áp dụng những năm vừa qua, trên nhiều đối tượng học sinh, đem lại hiệu quả nhất định. Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn tại trường THPT Chuyên Bắc Giang, không chỉ phục vụ cho các kì thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn qua các năm, mà còn hướng tới mục tiêu giáo dục của môn học và của giáo dục nói chung: gìn giữ, phát triển niềm hứng thú với việc tư duy.
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
(Chữ ký dấu)
Tác giả sáng kiến
(Chữ ký và họ tên)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_dang_bai_doc_hieu_mon.docx