Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng khai thác mạch kiến thức trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam cho học sinh Lớp 9

Thực trạng của việc khai thác mạch kiến thức các văn bản truyện Việt Nam hiện đại môn Ngữ văn lớp 9.

Các văn bản truyện Việt Nam hiện đại là nội dung quan trọng được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 9 bao gồm 5 tác phẩm: Làng – Kim Lân, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Bến quê – Nguyễn Minh Châu, Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. Tất cả đều là truyện ngắn, được sáng tác sau năm 1945, phản ánh cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và từ sau năm 1975.

Qua thực tế giảng dạy các tiết văn bản truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tôi nhận ra rằng:

* Về phía giáo viên:

Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :

- Một số không ít giáo viên chưa tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm, chưa thực sự nhập tâm vào cốt truyện, vào nhân vật, chưa đặt mình trong hoàn cảnh nhân vật sống, nhân vật suy nghĩ và hành động hoặc giáo viên chưa vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, vốn tư tưởng tình cảm. Thế là, giáo viên chưa tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn và đời, giữa thực tại và hư cấu

- Hiện nay, mặc dù đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nhưng vẫn còn không ít giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều.

- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. Việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học chưa được thường xuyên làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh .

- Một bộ phận giáo viên chưa nghiên cứu kĩ SGK, SGV, nội dung chuẩn kiến thức, chưa xác định được mạch kiến thức trọng tâm của bài. Giáo viên còn lệ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn.

 * Về phía học sinh

- Trên địa bàn trường mà tôi giảng dạy, học sinh đa số là con em nông thôn, nhiều gia đình còn khó khăn nên việc đầu tư về vật chất cũng như thời gian cho con cái học tập chưa cao. Ngoài giờ đến lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ các công việc gia đình, không có thời gian để tự học.

- Một số phụ huynh chỉ giao phó cho nhà trường mà không quan tâm nhắc nhở việc học tập của con em mình.

- Thực tế mà nói còn có những suy nghĩ lệch lạc của một số phụ huynh và học sinh chỉ chú trọng các môn khoa học tự nhiên mà xem nhẹ các môn khoa học xã hội. Bởi vậy nhiều em chưa chú trọng học môn Văn hoặc có học thì học chiếu lệ, qua loa.

- Một số em có thói quen học vẹt, học tủ theo những nội dung kiến thức đã cho sẵn, học sinh chưa chịu khó đọc thêm sách báo, tài liệu tham khảo để nâng cao kiến thức.

- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn.

- Không ít các em học sinh thường không đọc kĩ tác phẩm hoặc đoạn trích trước khi bắt tay vào phân tích, khám phá văn bản nên thường lệch lạc hoặc hiểu chưa đúng, thậm chí là hiểu sai tác phẩm.

Bản thân tôi là giáo viên vào ngành được gần 5 năm. Trong những năm qua tôi được phân công giảng dạy môn văn ở nhiều khối lớp từ 6 đến 9. Khi dạy môn Ngữ văn 9, tôi nhận thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp thu và cảm nhận các văn bản truyện hiện đại Việt Nam. Kỹ năng phân tích và cảm thụ những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung còn chung chung chưa sâu sắc. Không ít trường hợp, học sinh còn tỏ ra lúng túng trước một tác phẩm truyện. Thậm chí có những diễn đạt tỏ ra hời hợt. Vì thế số bài đạt điểm khá chưa cao.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng khai thác mạch kiến thức trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”, “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền”. Mặc dù đây là một công việc khá quen thuộc nhưng mỗi lần bắt đầu, Định lại có những cảm giác như thế: hồi hộp, lo lắng, căng thẳng. Kề bên cái chết im lìm, đáng sợ, bất ngờ từng cảm giác của cô gái trở nên sắc nhọn hơn. Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ nhắn, nhạy cảm, giàu mơ mộng mà cũng thật anh hùng. Đó là diễn biến tâm lí rất chân thực mà chỉ có người trong cuộc mới có thể diễn tả như vậy.
* Về cử chỉ, hành động của nhân vật:
Phẩm chất, tính cách của nhân vật cũng được thể hiện qua hành động và cử chỉ bởi lẽ nhân vật trong tác phẩm trước hết là con người của hành động và hành động của con người được thể hiện qua hành vi. Bản chất của con người ta bộc lộ chân xác, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động. Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kĩ nhất các cử chỉ, hành động. Đó là sự thật hiển nhiên. Nhưng đáng chú ý là bản chất nhân vật không chỉ bộc lộ ở việc nhân vật ấy làm mà còn qua cách làm việc ấy của nhân vật nữa.Vế sau này cũng là một phương diện vô cùng quan trọng để nhà văn cá tính hóa nhân vật.
Ví dụ: Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” bất ngờ gặp anh Sáu, nó nhất định không chịu gọi ba chỉ vì vết thẹo dài trên mặt anh đã khiến anh không giống với bức hình mà Ba đã chụp chung với má nó. Trong hai ngày anh Sáu ở nhà, mặc kệ những lời nói, cử chỉ âu yếm, vỗ về của anh Sáu, bé Thu vẫn thờ ơ, bướng bỉnh, không chịu gọi Ba, thậm chí khi bị dồn vào thế bí, phải nhờ đến sự giúp đỡ của anh Sáu. Mẹ dặn nó trông nồi cơm, đến khi cơm sôi nó rất hoảng sợ cứ tưởng con bé sẽ cất tiếng gọi ba, nào ngờ nó nhất định không gọi mà chỉ nói trống không: “Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái!”, “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”. Đó là phản ứng tâm lí tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. Trong sự cứng đầu của bé Thu ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu đối với người cha trong bức hình chụp chung với má. Cho đến khi, anh Sáu chuẩn bị lên đường trở về căn cứ thì thái độ của Thu thay đổi đột ngột, kì lạ đến khó hiểu và rất cảm động. Nhà văn đặc tả: “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
-Baaaba! 
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba mà nó cố đè nén bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
Miêu tả những cử chỉ, hành động ấy của nhân vật nhà văn không chỉ thể hiện sự am hiểu tâm lí trẻ thơ, tình cảm yêu mến, trân trọng những tình cảm hồn nhiên, trong trẻo của các em mà còn giúp người đọc nhận ra trong giờ phút chia tay cuối cùng (khi bé Thu hiểu ra nguyên nhân ba nó có vết thẹo dài trên mặt ) tình yêu, nỗi nhớ, niềm ân hận và hối tiếc của bé Thu bị dồn nén bấy lâu, nay bỗng bùng ra mạnh mẽ, hối hả và cuống quýt, mãnh liệt, ào ạt. Qua biểu hiện thái độ và hành động ấy ta thấy Thu là một cô bé có cá tính mạnh mẽ, dứt khoát, yêu ghét rạch ròi, quyết liệt mà vô cùng sâu sắc.
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, hành động trao gói củ tam thất cho bác lái xe, bó hoa cho cô gái, ấm trà và làn trứng cho hai vị khách, cái nắm tay tạm biệt của anh thanh niên và cô gái tất cả những hành vi cử chỉ đó giúp người đọc cảm nhận đựơc lòng hiếu khách, mến khách, sự quan tâm chu đáo và tình cảm chân thành mà các nhân vật đã dành cho nhau.
* Lời các nhân vật khác về nhân vật
Để khắc họa tính cách, bản chất một nhân vật, nhà văn còn mượn lời nói, lời đánh giá của các nhân vật khác. Lắm khi, nhà văn còn “tổ chức” cho các nhân vật khác thảo luận, bàn bạc về nhân vật ấy. Trong tác phẩm văn học, các nhân vật thường ở giữa những mối quan hệ tương tác, ràng buộc nhiều khi rất phức tạp, thường nhận (hoặc chịu) sự nhận xét, đánh giá của các nhân vật khác.
Một trong những thành công của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là khắc họa nhân vật chính qua cái nhìn của các nhân vật phụ khác: Anh thanh niên không xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện mà nhà văn đã để cho bác lái xe giới thiệu về anh với hai người khách trong chuyến xe khách lên Sa Pa ( Ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ). Lời giới thiệu đầy ấn tượng của bác đã làm cho ông họa sĩ, cô kĩ sư và cả người đọc đón chờ sự xuất hiện của nhân vật: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Cũng qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật chính (tuổi tác, hoàn cảnh sống, công việc và nỗi thèm được gặp người của anh thanh niên khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”). Đặc biệt là qua những quan sát, suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên ta thấy như một ánh sáng được lọc qua nhiều lớp kính nó trở nên trong trẻo và rực rỡ hơn. Anh hiện lên rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm trở nên sâu rộng hơn.
Tuy nhiên, không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện (lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ, hành động, qua lời của nhân vật khác). Tùy trường hợp mà có chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế, không phải cứ máy móc tìm đủ, khai thác đủ mà cần biết tập trung, xoáy sâu vào các phương diện thành công nhất của tác phẩm. Cũng không cứ phải tuần tự theo các phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế, theo ý chủ quan của người phân tích. 
Truyện ngắn “Làng” đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật nên khi phân tích nhân vật ông Hai cần tập trung vào hai phương diện này. Còn nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” lại hiện lên chủ yếu qua cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ. Cuối cùng, tổng hợp các mặt phân tích về nhân vật thành một nhận định khái quát, nêu bật được ý nghĩa tác dụng nhận thức cũng như giáo dục của nhân vật gợi ra.
Phân tích nhân vật theo từng mặt như trên là nhằm tìm hiểu được đầy đủ, sâu sắc về tính cách của nhân vật. Tuy các nhân vật trong truyện thường có tính cách hoặc ít nhiều đa dạng, nhưng những tính cách đó bao giờ cũng thống nhất, cũng quy tụ về một vài nét nào đó là quan trọng, chủ yếu nhất. Mỗi nhân vật như vậy thường tập trung phản ánh một cuộc sống thực tế và tập trung biểu hiện một tư tưởng nào đó của nhà văn. Tác dụng giáo dục của các nhân vật văn học được phát huy từ chính đặc điểm của bản thân nhân vật. Vì vậy khi phân tích nhân vật không chỉ dừng lại ở chỗ phân tích mà tổng hợp, khái quát lại, đi sâu vào ý nghĩa xã hội giáo dục của hình tượng văn học.
Ví dụ: Sau khi phân tích những cử chỉ, ngôn ngữ, diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai giáo viên cần tổng hơp, khái quát: Truyện ngắn “Làng ” của Kim Lân giúp người đọc thấy được hình ảnh của một người nông dân Việt Nam mộc mạc, chất phác, giàu tình yêu làng, yêu Tổ quốc. Tình yêu làng quê của ông Hai giản dị như gié lúa nhành khoai, sáng trong như giếng khơi đầu làng, gắn bó như máu thịt. Yêu làng gắn với yêu nước nhưng tình yêu Tổ quốc phải được đặt lên trên hết, đó là mệnh lệnh của trái tim. Khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính ông vui mừng khôn kể xiết, đến nỗi nhà bị đốt mà ông vẫn cứ múa tay lên để khoe. Đó là bằng chứng cảm động cho lòng yêu nước, thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của ông Hai. Ông Hai tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp: yêu nước, yêu làng sâu sắc, sẵn sàng hi sinh tài sản và tính mạng cho kháng chiến và cách mạng. Cốt truyện diễn biến theo tâm lí tạo tình huống căng thẳng để thử thách nội tâm, Kim Lân đã đưa người đọc tới một thứ tình cảm cao đẹp: lòng yêu làng của một lão nông trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen được khoe về làng mình. Tình yêu ấy thống nhất với tình yêu dân tộc khi đất nước đang bị kẻ thù xâm chiếm. Đó cũng là tình cảm sắt son của dân tộc Việt Nam:
“Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông,
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy”.
2.2.4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh cảm và hiểu được cái hay, thú vị trong lời kể của tác giả (hay chính là lời của người kể chuyện) 
Lời kể chính là ngôn ngữ nghệ thuật của truyện. Phân tích lời kể của tác giả thực chất là phân tích ngôn ngữ khi giảng truyện. Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng nhằm khêu gợi được sự sống và truyền đạt được cảm xúc. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong lời kể chuyện. Cái hay của lời kể trong truyện chính là ở chỗ tự nhiên, nhuần nhị, sinh động và truyền cảm. Một câu chuyện hay là câu chuyện tự nó sống qua lời kể. Muốn vậy lời kể phải xen lẫn với miêu tả (tả cảnh, tả vật, tả người, tả tình). Khi phân tích lời kể trong truyện cần chú trọng chỉ ra được sức mạnh gợi tả của ngôn ngữ, chỉ rõ các từ ngữ, câu văn, cách viết, lối kể của tác giả đã làm hiển hiện được cảnh, việc, người như thế nào? Đồng thời gây xúc cảm cho người đọc ra sao? Ngôn ngữ lời văn được xem là hay khi diễn đạt được tốt nhất nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. Cái hay của ngôn ngữ nghệ thuật là ở chỗ sinh động và rung cảm, chất chứa chất liệu đời sống và tình ý con người. Văn chương hay thực sự không phải ở chỗ màu mè, hoa mỹ. Cái hay của truyện lại càng thường ngưng đọng ở sự trong sáng, giản dị mà sinh động, rung cảm. 
Ví dụ: Một trong những thành công của truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là việc lựa chọn nhân vật người kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật. Đồng thời, qua những ý nghĩ và cảm xúc của người kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục. Người kể chuyện là bạn của ông Sáu đã chứng kiến cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động cho người kể chuyện “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó.”. Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hy sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến ông “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt lấy trái tim”. Chọn nhân vật người kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. 
Hay truyện ngắn “Làng” của Kim Lân thành công bởi ngôn ngữ truyện vô cùng đặc sắc: Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ và là lời ăn, tiếng nói của nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba). Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động. Như vậy giảng dạy truyện thì phải phân tích lời kể của truyện, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Lời kể truyện là sợi tơ dệt nên tình tiết, dệt nên toàn bộ hình tượng nhân vật.
2.2.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh khai thác chất liệu cuộc sống trong các tác phẩm.
Mạch kiến thức trong một số tác phẩm còn thể hiện ở chất liệu cuộc sống mà các nhà văn đưa vào trang viết. Chất liệu cuộc sống làm cho tác phẩm văn học trở nên gần gũi, thân thuộc, sinh động và còn góp phần quan trọng việc bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Đối với tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” chất liệu cuộc sống thể hiện từ tiêu đề, đến cả tên gọi nhân vật và công việc mà nhân vật đảm nhận. Tất cả tạo nên cái lặng lẽ cho tác phẩm, cái lặng lẽ đáng trân trọng về sự hi sinh thầm lặng và lí tưởng sống cống hiến của những người lao động bình thường. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về cuộc sống mới cho ta ngẫm nghĩ và tin yêu. Không khí kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ hi sinh được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Vượt lên hoàn cảnh chiến đấu ác liệt người đọc có thể nhận ra vẻ đẹp của tính cách anh hùng và tâm hồn trong sáng của các cô gái. Các chị mang những phẩm chất chung cuả những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường: sống có lí tưởng; tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ; lòng dũng cảm không sợ hi sinh, có sức chịu đựng phi thường, tình đồng đội gắn bó và tinh thần lạc quan cách mạng. 
 2.2.6. Giải pháp 6: Thuyết trình và giảng bình của người dạy là chất “men” gợi xúc cảm cho học trò về nhân vật, hoặc tác phẩm
Bình giảng xoáy vào ấn tượng chủ quan và không nhất thiết phải xem xét toàn diện đối tượng. Khi sử dụng lời bình cần chắt lọc xem yếu tố nào gây ấn tượng đậm nhất, lay động mình sâu xa nhất. Ấn tượng càng sâu đậm, càng ám ảnh bao nhiêu thì càng dễ truyền cảm bấy nhiêu. Ngọn nguồn của lời bình bao giờ cũng phải là sự truyền cảm. Nếu bình nghiêng về cảm thì giảng nghiêng về hiểu. Bình nghiêng về sự rung động tâm hồn thì giảng nghiêng về nhận thức trí tuệ. Bình là sự thăng hoa cất cánh còn giảng là sự đào sâu tìm cơ sở, làm điểm tựa, làm đòn bẩy cho sự cất cánh của lời bình. Sử dụng lời bình hợp lý sẽ tạo nên điểm sáng cho bài dạy.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, giáo viên nên sử dụng lời bình về những chi tiết độc thoại nội tâm của ông: “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu?”. Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm giúp người đọc cảm nhận được chiều sâu tâm lí rất tinh tế, nhạy cảm của nhân vật ông Hai ( đau xót, dằn vặt, tự trọng, nhạy cảm, dễ xúc động), những câu độc thoại nội tâm được coi là “chiếc chìa khóa mầu nhiệm” để người đọc khám phá thế giới nội tâm phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn của nhân vật. Ở truyện “Chiếc lược ngà” chi tiết chiếc lược ngà như một điểm nhấn cho giai điệu của bài ca về tình cha con trong chiến tranh và cũng là một chi tiết tuyệt hay. Nó cho thấy sự hồn nhiên của trẻ thơ, nó là niềm an ủi anh Sáu những ngày tháng xa con ở đơn vị. Nó là cầu nối hai câu chuyện: chuyện cha con anh Sáu và chuyện của người kể chuyện- bác Ba. Chiếc lược ngà là một chi tiết bất ngờ: khi anh Sáu cố gắng hết sức để có kỉ vật chờ ngày về thực hiện lời hứa với con thì bom đạn kẻ thù không cho anh làm việc ấy, bất ngờ nhưng là hiện thực tất yếu và đau xót của chiến tranh.
 Như vậy một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định rằng, việc phát hiện mạch kiến thức trong văn bản là việc làm quan trọng, giúp giáo viên thiết kế một bài soạn hợp lý. Từ đó rèn luyện cho học sinh kỹ năng khai thác và cảm thụ sâu sắc những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Năm học 2018-2019, tôi đã áp dụng đề tài nghiên cứu này vào giảng dạy cho học sinh khối lớp 9. Tôi nhận thấy rằng những biện pháp nói trên đã phục vụ hữu ích và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của các giờ dạy-học văn bản truyện hiện đại Việt Nam. Bước đầu chúng tôi đã thu được một số kết quả khá khả quan:
* Đối với học sinh:
- Số học sinh nắm chắc và nắm sâu kiến thức bài học, hiểu và cảm thụ sâu sắc những giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm có chiều hướng tăng lên. 
- Học sinh đã được hình thành kỹ năng, phương pháp và thói quen tìm hiểu, khám phá, phân tích tác phẩm: các em đã có ý thức hơn trong việc đọc kĩ văn bản để nắm cốt truyện và xác định tình huống truyện; biết chọn lọc, sắp xếp các chi tiết tiêu biểu để phân tích các khía cạnh khác nhau của tác phẩm, nhân vật. Từ đó có thể khái quát được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Các em đã dần hình thành được thói quen liên hệ thực tế bản thân sau khi học văn bản. 
- Đã có những học trò có ý thức tìm tòi, có phát hiện riêng, thể hiện được những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích, sáng tạo của các em đối với một tác phẩm, một nhân vật.
* Đối với giáo viên:
- Các giáo viên được trực tiếp phân công giảng dạy đã chủ động hơn trong việc chuẩn bị các kiến thức và phương pháp cơ bản cho một tiết dạy văn bản văn học hiện đại Việt Nam. 
- Giáo viên đã chịu khó, kiên trì học hỏi, đầu tư thêm trong việc thiết kế bài soạn hợp lí, nhằm dẫn dắt học sinh khai thác và cảm thụ sâu những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi thấy rằng bước đầu đã khơi dậy trong học sinh niềm đam mê và ý thức học tập, khám phá các tác phẩm . Tuy nhiên, để đạt kết quả cao hơn và lâu bền hơn đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi học hỏi để làm giàu thêm vốn kiến thức cho bản thân đồng thời phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, với từng bài dạy. Có như vậy, chúng ta mới nuôi dưỡng được tình cảm của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn.
Qua việc khảo sát chấm chữa các bài kiểm tra tôi nhận thấy rằng các em đã có sự tiến bộ một cách rõ rệt, kết quả như sau: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
9A
29
3
10.3%
8
27.6 %
15
51.8 %
3
10.3%
9B
29
2
6.9%
10
34.5 %
14
48.3 %
3
10.3 %
Như vậy, việc áp dụng “Khai thác sâu mạch kiến thức trong các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam môn Ngữ văn lớp 9” làm cho đa số học sinh hiểu sâu hơn nội dung kiến thức tác phẩm, năng lực, trí tuệ của học sinh được nâng lên. Học sinh đã phân tích được tác phẩm, khắc phục những lúng túng vướng mắc vốn có đồng thời củng cố được kiến thức đã học.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thời gian nghiên cứu áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy phần văn bản truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn 9, tôi thấy, đây là những kinh nghiệm tốt để giúp người giáo viên dạy văn có thể tự tin và chủ động trong khai thác, phân tích và tiếp cận các tác phẩm văn chương. Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Để nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm cho học sinh cũng như giúp các em lĩnh hội được những thông điệp thẩm mỹ của các tác giả, người thầy phải phát hiện và khai thác có hiệu quả mạch kiến thức của văn bản, tức là phải nhận ra được những tín hiệu thẩm mỹ của từng tác phẩm. Từ đó có phương pháp khai thác và thiết kế bài soạn phù hợp . 
- Người giáo viên dạy văn phải thực sự là người nghệ sĩ tinh tế. Từ việc rung cảm, phát hiện giá trị nghệ thuật văn chương, người thầy mới truyền được những dấu ấn đẹp đẽ của văn chương mà mỗi nhà văn kì công gửi vào tác phẩm đến học trò. Muốn vậy, mỗi người thầy đứng lớp đều phải có phương pháp khám phá, tìm tòi. Truyền phương pháp ấy cho học trò, nghĩa là đã trao cho các em chìa khoá sự thành công để rung cảm nghệ thuật. Làm được như thế, mới có thể đảm bảo được đặc trưng của phân môn: “Dạy văn - Dạy người”, như nhà văn M. Gorki từng nói : “Văn học là nhân học”. 
- Ngoài ra, giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh, tránh gò ép học sinh theo những khuôn mẫu nhất định. Phải biết khơi gợi những cảm xúc của học sinh, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở học sinh những nhu cầu đồng cảm, khát vọng nhận thức cái mới qua hình tượng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, tình huống truyện. 
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Trên đây là những kết luận sư phạm của cá nhân, thông qua thực tế giảng dạy tại trường THCS nơi tôi công tác. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp trao đổi, thảo luận, góp ý để chuyên đề có tính thực tiễn hơn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_khai_thac_mach_kien_thuc_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan