Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
Sự phát triển của kinh tế xã hội đã thực sự đặt Giáo dục - Đào tạo trước những cơ hội mới và thách thức mới. Văn kiện đại hội XI của Đảng đã khẳng định; “ GD-ĐT là một trong những lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội.”
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giáo viên, xuất phát từ mong muốn của bản thân, tôi chọn và viết lên kinh nghiệm này và còn bởi lẽ việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh là công việc mà bản thân tôi rất tâm huyết trong quá trình công tác và sự nghiệp giáo dục của mình. Qua thực hiện nhiệm vụ tôi có rút ra chút ít kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Từ những lý do trên tôi chọn vấn đề : “ Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện được mục tiêu phát triển GD Tiểu học.
Trong vườn,/ lắc lư /những chùm quả xoan vàng lịm / không trông thấy cuống,/ như những chuỗi tràng hạt bồ đề / treo lơ lửng //. Cách hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ của tôi như sau: + Tôi viết câu văn đó ra bảng phụ (đã chuẩn bị từ trước). + Tôi hướng dẫn học sinh theo cụm chủ ngữ, cụm vị ngữ hoặc cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ. Căn cứ vào đó học sinh có thể biết cách ngắt nghỉ những câu văn, câu thơ dài khác. + Với những câu văn khó, tôi đọc mẫu theo cách nghỉ như trên sao cho thật chuẩn. Sau đó tôi cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ của cô, nếu đúng tôi sẽ dùng phấn màu gạch chéo sau những từ cần ngắt. Nếu học sinh chưa phát hiện ra tôi có thể đọc mẫu lần thứ 2 những câu đó để học sinh có thể nhận ra. Đồng thời tôi luôn củng cố kỹ năng đọc khi gặp dấu chấm (phải nghỉ hơi), gặp dấu phẩy phải ngắt hơi. Khi đã nhận ra cách ngắt nghỉ sau cụm từ, sau dấu phẩy, sau dấu chấm tôi gọi một số học sinh khá đọc, sau đó mới gọi những em hay đọc ê a ngắc ngứ lên đọc. Có thể là một lần, cũng có thể là hai lần và nhiều lần trong một thời gian. Đồng thời phải sửa một cách triệt để hết cụm từ này rồi mới chuyển sang cụm từ khác và cũng theo trình tự đúng như vậy. Cuối cùng cho học sinh đọc lại cả đoạn văn đó. Giáo viên đọc mẫu + Khi đọc những câu văn dài, học sinh đã biết ngắt hơi, nhưng ngắt hơi trong thời gian bao lâu thì cũng là điều cần phải hướng dẫn các em. Thông thường, tôi hướng dẫn các em ngắt hơi sau cụm từ bằng thời gian ngắt hơi khi gặp dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy và đương nhiên thời gian đó phải ít hơn thời gian nghỉ khi đọc gặp dấu chấm. Tránh tình trạng học sinh ngắt nghỉ quá lâu làm cho người nghe cảm thấy rời rạc. + Một số người lầm tưởng hướng dẫn đọc ngắt nhịp trong thơ là hướng dẫn đọc diễn cảm. Không phải như vậy, mà đó mới chỉ là cách đọc đúng trong thơ mà thôi. Vậy muốn hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp thơ đúng thì giáo viên phải nắm vững cách đọc các thể thơ. Các bài thơ trong sách Tiếng Việt 4 thường được viết theo thể thơ tự do. Vì vậy, ngắt nhịp thơ còn phụ thuộc vào cách cảm nhận của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng học sinh cảm nhận theo cách khai thác được giá trị nội dung và giá trị thẩm mĩ cao nhất. Do vậy, tôi muốn nói khi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ thì giáo viên cần phải cho học sinh nhận biết bài thơ đó được viết ở thể thơ nào? Cách ngắt nhịp chung của toàn bài ra sao? Song cũng cần phải phát hiện những câu, những đoạn có cách ngắt nhịp khác biệt trong bài để hướng dẫn học sinh. Thực chất ngắt nhịp thơ cũng được dựa trên cơ sở ngắt nhịp theo cụm từ. Do vậy, ngắt nhịp thơ không đúng câu thơ sẽ trở nên tối nghĩa khó có thể cảm nhận được nội dung của bài. Khi đọc văn bản văn xuôi cũng cần chú ý tới ngắt nhịp, chú ý nghỉ hơi ngắn ở những câu ngắn (ví dụ: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm.) nhằm thể hiện nhịp thở của người đang hít vào để cảm nhận mùi hương lan trong không gian.Tôi tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm đôi để các em giúp đỡ nhau tiến bộ. Học sinh đọc nhóm đôi Số học sinh mắc lỗi đọc ê a, ngắc ngứ không nhiều nên chỉ sau 3 tuần kiên trì rèn đọc cho các em thì loại lỗi này không còn trong lớp tôi nữa. Các em đọc đã khá trôi chảy, lưu loát và tự mình có khả năng xác định đúng những chỗ ngắt, nghỉ trong các câu văn dài. 4.1.3. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm: Chúng ta đều biết đọc diễn cảm không hề dễ. Đọc diễn cảm không chỉ đòi hỏi phát âm đúng; đọc lưu loát; biết ngắt, nghỉ đúng mà còn phải biết lên, xuống giọng sao cho đúng. Thực tế nhiều học sinh không có kỹ năng đọc diễn cảm nhưng cứ cố đọc nên xảy ra tình trạng các em đọc nâng cao, hạ thấp hay nhấn giọng một cách tùy tiện khiến cho bài đọc nghe rất khó chịu. Theo tôi muốn khắc phục tình trạng này thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh: + Ta thường hay nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (cũng có thể là những từ láy, từ ghép) Ví dụ, trong bài “Tre Việt Nam” (TV4- tập I/41), hướng dẫn học sinh nhấn giọng ở một số từ ngữ trong một đoạn của bài như sau: Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc, tre nhường cho con. Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu. + Cách đọc các kiểu câu: Câu kể: ở cuối câu có dấu chấm khi đọc thường xuống giọng ở cuối câu. Câu hỏi: ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên giọng ở cuối câu. Câu kể có dấu chấm lửng: khi đọc phải kéo dài giọng. Câu cảm, cầu cầu khiến: ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên giọng ở cuối câu. Ví dụ: Trong bài "Ông Trạng thả diều” (TV4, tập 1, tr.104) tôi hướng dẫn học sinh cách đọc các loại câu này như sau: Chép đoạn văn đó lên bảng phụ. Hỏi học sinh trong đoạn văn đó có những câu văn nào là câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến và cách đọc của từng loại câu này, giáo viên dùng phấn mầu ghi ký hiệu lên giọng & , xuống giọng m ở cuối mỗi loại câu. Sau đó tôi hoặc học sinh đọc mẫu theo cách đọc đó rồi cho học sinh nhất là những em đọc chưa tốt luyện đọc. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên khi gặp những bài tập đọc có các kiểu câu như vậy, có như thế mới hình thành được thói quen đọc đúng. Sau khoảng thời gian 1 tháng số học sinh mắc lỗi này đã giảm chỉ còn 2/22 em. Ngoài những yếu tố trên ra, đọc diễn cảm còn đòi hỏi người đọc phải nắm chắc nội dung từng đoạn, từng bài, tâm tình và lời nói của từng nhân vật để diễn tả cho đúng tinh thần của câu văn, bài văn. Cho nên, mục đích đọc diễn cảm là bộc lộ ra được cái bản chất của nội dung và trên cơ sở đó muốn truyền đạt đúng những ý nghĩ và tình cảm của tác giả. Muốn đọc diễn cảm tốt phải hiểu kỹ nội dung của bài tập đọc và phải truyền đạt tốt sự hiểu biết của mình tới người nghe. Học sinh đọc diễn cảm chưa tốt là có một phần nguyên nhân: giáo viên chưa giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Giúp học sinh hiểu rõ bài văn, bài thơ hoặc văn bản phải đọc là cái gốc để giúp học sinh đọc diễn cảm tốt hơn. Điều đó cho thấy việc đọc hiểu và phần đọc diễn cảm có quan hệ mật thiết với nhau. Học sinh có khả năng đọc hiểu tốt sẽ tạo điều kiện cho học sinh đó đọc diễn cảm tốt hơn. Song học sinh có thể đọc diễn cảm tốt hơn nếu như học sinh được nghe cô giáo mình đọc hay, đọc truyền cảm. Giọng đọc hấp dẫn của cô chính là một thứ phương tiện trực quan có hiệu quả nhất giúp trò đọc tốt hơn. Để rèn cho mình khả năng đọc diễn cảm, tôi thường soạn bài thật kỹ. Bài soạn của tôi không chỉ dựa trên những gợi ý của sách giáo viên mà chủ yếu căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình (về trình độ nhận thức cũng như khả năng đọc của học sinh) để có một bài soạn phù hợp nhất, cân đối nhất giữa phần rèn đọc và cảm thụ. Xem lại toàn bộ nội dung bài soạn trước khi lên lớp để nắm chắc nội dung bài, thẩm thấu toàn bộ nội dung của bài và nắm được suy nghĩ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài văn, đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả. Từ đó giọng đọc của cô mới là cầu nối giữa tác giả và người nghe. Với các bước tiến hành rèn luyện như vậy cùng với sự kiên trì luyện đọc mà mỗi lần tôi đọc mẫu đã thực sự cuốn hút các em chú ý vào nội dung của bài, học sinh thấy thích thú với bài đọc và cung muốn đọc hay như cô. Từ đó các em sẽ cố gắng luyện đọc cho hay hơn, tốt hơn. Ngoài ra trong giờ tập đọc, tôi thường xuyên quan tâm đến những em rụt rè, nhút nhát, kịp thời khuyến khích động viên để các em có khả năng đọc tốt hơn. Tôi hướng dẫn học sinh khi đọc bài ở tư thể đứng thì phải đứng thẳng. Nếu đọc ở tư thế ngồi thì phải ngồi ngay ngắn, đầu ngẩng hơi cao một chút, phát âm to tương ứng với nốt La trong âm nhạc. Kết hợp với việc đọc mẫu của giáo viên, cho những em đọc tốt khác đọc mẫu để các em học tập lẫn nhau. Đặc biệt trong giờ Tập đọc, tôi luôn tạo cho lớp học một không khí thoải mái để các em phấn khởi học tập. Trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh tôi không sử dụng sự gò ép, áp đặt, mà thường xuyên sử dụng phương pháp gợi mở để phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo ở mỗi học sinh, có thi đua, khen thưởng để khích lệ. Từ đó các em có điều kiện thể hiện giọng đọc của mình một cách tốt nhất. 4.1. Tích hợp rèn đọc qua những hoạt động khác: a. Rèn đọc qua các môn học khác: Tất cả các môn học đều liên quan tới phân môn đọc. VD: khi ra một đề Toán yêu cầu các em phải đọc đúng thì mới hiểu được nội dung bài toán cho gì, hỏi gì. Hay một đề tập làm văn cũng thế yêu cầu các em đọc đúng mới hiểu được bài yêu cầu gì. Từ đó các em mới có thể làm đúng yêu cầu bài ra. Hay các môn học như Khoa, Sử, Địa... khi học sinh đọc phát âm sai, đọc chưa đúng, đọc ngắc ngứ làm cho nội dung, ý nghĩa bài không liên kết bắt buộc giáo viên phải sửa cho các em để các em hiểu được nội dung bài.... b. Học đọc qua các hoạt động ngoại khóa: VD: Qua các trò chơi hái hoa dân chủ nếu học sinh đọc sai, đọc chậm bắt buộc GV phải hướng dẫn các em khắc phục tình trạng để kịp với tốc độ mà trò chơi yêu cầu. Khi tham gia sinh hoạt chủ điểm, các em cũng phải nói to, nói rõ ràng, có sức truyền cảm thì mới hấp dẫn người nghe. Học sinh đọc nhóm 4 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 do tôi chủ nhiệm, với phương pháp dạy học này sẽ giúp các em lớp 4 học tốt phân môn Tập đọc. Các em có phương pháp để sửa chữa những lỗi mà mình thường mắc phải. 4.2. Kết quả: Với những biện pháp nêu trên cùng với sự nỗ lực cố gắng của các em học sinh từ năm học 2013- 2014 cho đến học kì I của năm học 2015- 2016 tôi đã thu được kết quả đọc thành tiếng của lớp 4 như sau: Đánh giá Năm học 2013 - 2014 Năm học 2014 - 2015 Năm học 2015- 2016 - Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Tốc độ đọc đạt yêu cầu. 85% 95% 100% - Đọc đúng, ngắt nghỉ đúng. Đọc có biểu cảm, tốc độ đọc đạt yêu cầu. 30% 40% 50% Từ kết quả trên tôi thấy việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng học các môn khác nói chung. Với cách rèn như vậy tôi hi vọng và tin rằng chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ngày một khả quan hơn! Bằng thực tế giảng dạy, để đạt được kết quả như trên về "Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” tôi tự rút ra một số kinh nghiệm sư phạm sau: - Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết việc đọc mẫu của thầy phải chuẩn mực, bởi thầy luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc diễn cảm để học sinh soi vào. Chính vì vậy, thầy phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ thầy nói, đọc phải chính xác và chuẩn mực. - Thầy cần phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nắm chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa... để giúp học sinh hiểu và cảm thụ bài đọc. Thực tế cho thấy sách dùng cho học sinh, cho giáo viên có nhiều ưu điểm nổi bật và đa số giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy, song đi vào từng bài cụ thể thì vẫn còn lúng túng không ít. Do vậy, nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên sọan là quan trọng, song chưa đủ, còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và tài ứng xử linh hoạt trong giảng dạy. - Phải nắm chắc đối tượng học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng, nhằm phát huy tính tích cực trong học tập, nâng cao ý thức tự giác để từ đó các em sẽ “Học vui, vui học” và hiệu quả học tập sẽ cao hơn. - Người giáo viên phải có tâm huyết trong nghề, nhiệt tình trong soạn, giảng, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh nhất là học sinh học yếu, đọc sai, đọc ngọng để kịp thời uốn nắn, sửa chữa cho học sinh thật tận tình, chu đáo để các em khắc phục. - Luôn động viên, khích lệ những em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt để các em ngày càng đọc tốt hơn. Động viên các em chép những câu văn, câu thơ, bài văn, bài thơ hay vào sổ tay của mình; khuyến khích các em nói, đọc trước đám đông. Tổ chức cho các em thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp vào những giờ ngoại khoá. - Bên cạnh đó, muốn rèn đọc cho học sinh có hiệu quả thì người giáo viên phải nắm chắc phương pháp dạy đọc bao gồm: a, Phương pháp đọc rõ văn xuôi: Hướng dẫn học sinh đọc chính xác (phát âm đúng, đọc đúng những tiếng có vần khó, những tiếng có dấu thanh học sinh hay nhầm lẫn, hướng dẫn học sinh biết đọc ngắt theo cụm từ, đọc đúng các kiểu câu). b, Phương pháp dạy đọc rõ văn vần (đó là cách ngắt nhịp các thể thơ). c, Phương pháp dạy đọc to và đọc thầm: Cần phải lưu ý có đọc to đúng thì đọc thầm mới đúng được. Do đó, khâu hướng dẫn đọc đúng phải được tiến hành trước và phải làm thật tốt. Trong giờ tập đọc, một em được chỉ định đọc to thì đồng thời giáo viên cũng yêu cầu các em khác luyện đọc thầm theo bạn. Như vậy trong một giờ tập đọc có khoảng 15 em đọc thì cả lớp cũng được luyện đọc thầm 15 lần. d, Phương pháp dạy đọc diễn cảm: Cơ sở để giúp học sinh luyện đọc tốt là phải hiểu và cảm thụ được nội dung của bài. Đồng thời phải tạo cho các em một tâm trạng bình tình, tự nhiên và thoải mái khi đọc. Các em không thể đọc diễn cảm được nếu như trong một trạng thái sợ sệt, hồi hộp, lo lắng. Vận dụng tốt những phương pháp đã dạy đọc như đã nêu ở trên là nhằm mục đích đạt được 4 yêu cầu về đọc đó là: đọc chính xác, đọc lưu loát, đọc thầm, đọc diễn cảm. Bốn yêu cầu đó phải được thâm nhập vào nhau, hỗ trợ nhau mà không nên tách rời thì mới có thể nâng cao hiệu quả của giờ tập đọc - Trong một giờ tập đọc, giáo viên cần khéo léo tổ chức để thu hút tất cả học sinh đều làm việc với sách giáo khoa, chú ý vào nội dung bài tập đọc. Muốn làm được điều đó, tôi nghĩ chúng ta cần: a, Phải xây dựng cho lớp một nề nếp học tập nghiêm túc, có tính kỉ luật cao b, Giáo viên phải luyện cho mình khả năng đọc mẫu thật tốt để cuốn hút học sinh chú ý vào nội dung bài. c, Trong một giờ tập đọc, giáo viên cần phải coi trọng cả hai yêu cầu đó là rèn đọc cho học sinh và giúp các em cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Hai yêu cầu này cần phải được bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau nên không thể tách bạch từng phần riêng lẻ. Vì thế, khi soạn bài, giáo viên cần lựa chọn và đưa ra hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Có câu hỏi khó dành cho học sinh có năng khiếu, có câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu hơn để mọi học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng của mình mà không cảm thấy nhàm chán hoặc quá sức. d, Cần sử dụng có hiệu quả nhiều hình thức đọc khác nhau: đọc to, đọc thầm, đọc mấp máy môi, đọc nối tiếp, đọc phân vai để thay đổi không khí của lớp học, thu hút học sinh vào bài. e, Để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong các giờ học tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Thả thơ” được dùng khi dạy các bài tập đọc là bài thơ; trò chơi “Ai tinh, ai nhanh” được dùng khi dạy các bài tập đọc là văn xuôi. Những trò chơi này tuy chỉ tiến hành trong khoảng thời gian từ 3- 4 phút nhưng rất hấp dẫn đối với học sinh và mang lại kết quả tốt cho bài dạy. Rèn luyện kĩ năng cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng quả là một công việc khó khăn. Giáo viên phải có kiến thức vững, phải đọc mẫu hay và phải kiên trì, bền bỉ, tâm huyết với nghề thì mới thành công được. 4.3. Ưu điểm của giải pháp mới : Với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt .Học sinh hứng thú học tập, học động tích cực hơn, mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài.Học sinh được rèn đọc đúng âm vần và đọc đúng ngữ điệu các bài văn , thơ, bước đầu nắm được nội dung toàn bài. Học sinh biết đọc phân biệt lời nhân vật ,biết thể hiện ngữ điệu Học sinh có khả năng đọc to, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm, có sức hấp dẫn với người nghe, tạo điều kiện tốt cho khă năng giao tiếp, thương lượng, hùng biện sau này,...Từ đó góp phần tạo ra những người công dân có trình độ học vấn, có trí tuệ, có năng lực sáng tạo, có khả năng áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, chắc chắn sẽ có những nhà lãnh đạo tài ba, có những bài phát biểu hùng hồn đầy tính thuyết phục.Thông qua đọc học sinh không những thấy được, hiểu được, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của văn bản mà còn thấy được giá trị nghệ thuật của từng văn bản, có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về chúng. Số em đọc chưa đạt yêu cầu giảm đi, số em đọc đúng diễn cảm nâng lên rõ rệt. 4.4. Tính sáng tạo của giải pháp: Hướng dẫn từng bước để luyện cho học sinh đọc vì thế các phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Giúp học sinh hiểu rõ bài văn, bài thơ hoặc văn bản là cái gốc để giúp học sinh đọc diễn cảm tốt. Đọc diễn cảm tốt giúp các em có điều kiện học tốt các môn học khác, phát triển trí tuệ cho học sinh. Thông qua việc đọc diễn cảm giúp cho học sinh khám phá tác phẩm văn chương, hiểu rõ giá trị đích thực của tác phẩm văn học. Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng đạo đức, thẩm mĩ cho các em, giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương làm cho các em yêu thích văn học. Từ đó có ý thức luyện đọc diễn cảm. C. Kết thúc vấn đề. Rèn đọc diễn cảm cho học sinh làm cho chất lượng học sinh được nâng lên, học sinh đọc tốt hơn. Học sinh có khả năng đọc to, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm, có sức hấp dẫn với người nghe, tạo điều kiện tốt cho khă năng giao tiếp, thương lượng, hùng biện sau này,... hiểu văn bản tốt, có khả năng áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, Rèn đọc diễn cảm cho học sinh làm cho học sinh mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Học sinh đọc tốt sẽ học tốt các môn học khác. Và rèn đọc diễn cảm cho học sinh làm cho phụ huynh học sinh phấn khởi khi thấy được con em mình học có tiến bộ rõ rệt. V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được: 1. Hiệu quả kinh tế. Sau 3 năm áp dụng chất lượng đọc diễn cảm của học sinh được nâng lên rõ rệt, Kỹ năng sống, các kỹ năng giáo tiếp được phát triển hơn, các em tự tin, mạnh dạn, hợp tác tốt. cuối năm học lớp tôi có 50% số học sinh được khen về môn Tiếng Việt góp phần chung cho chất lượng giáo dục của nhà trường. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 100% 2. Hiệu quả xã hội. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực phát triển theo hướng hội nhập mạnh mẽ đòi hỏi đội ngũ giáo viên của chúng ta phải vững về chuyên môn nghiệp vụ có kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng với yêu cầu của đất nước hiện nay. VI. Điều kiện và khả năng áp dụng kinh nghiệm trong giảng dạy: Giáo viên phải là người có năng lực, nhiệt tình trách nhiệm và tâm huyết với nghề. Kinh nghiệm nêu trên có thể áp dụng với các lớp trong bậc Tiểu học trên địa bàn cả nước. VII. Kết luận và kiến nghị Th«ng qua thùc tÕ trong gi¶ng d¹y, t«i ®i ®Õn kÕt luËn: Muèn rÌn ®äc diÔn c¶m cho häc sinh tèt th× ®iÒu kiÖn quan träng nhÊt lµ ngêi thÇy. Bëi thÇy lµ ngêi híng dÉn c¸c em c¸ch ®äc ®óng ®äc hay. V× vËy thÇy ph¶i híng dÉn thËt cô thÓ chu ®¸o tõng từ, tõng cụm từ... víi tõng ®èi tîng häc sinh. §Æc biÖt lµ ®äc mÉu bëi thÇy cã vai trß quan träng trong viÖc ®äc diÔn c¶m cña trß. Muèn ®¹t ®îc ®iÒu ®ã ®ßi hái thÇy ph¶i lµ ngêi cã t©m thùc sù quan t©m ®Õn trß nhiÖt t×nh trong ph¬ng ph¸p so¹n gi¶ng, trau dåi nghiÖp vô, häc hái kinh nghiÖm ®Ó n©ng cao chÊt lîng gi¶ng d¹y c¸c m«n häc, ®Æc biÖt lµ ph©n m«n TËp ®äc. - Tăng cường khả năng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. - Thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp để nắm vững phương pháp giảng dạy, từ đó khắc phục kịp thời những tồn tại để thống nhất phương pháp giảng dạy đặc biệt là việc rèn đọc diễn cảm. - Khơi dậy phong trào thi ngâm thơ, kể chuyện, đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên trong khối, trong trường. - Trao đổi kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh để áp dụng trong thực tế giảng dạy, từ đó nhân rộng phạm vi áp dụng của đề tài trong trường, trong huyện Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc “Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”. Do kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để tôi giảng dạy được tốt hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Nhạc, ngày 25 tháng 4 năm 2016 Xác nhận của Ban lãnh đạo Người viết Nguyễn Thị Quế
File đính kèm:
- 1. PGD YK Ren ky nang doc dien cam cho hoc sinh lop 4.doc