Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Thanh Xuân nam

Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển. Nền kinh tế thời hội nhập, cửa mở ra cho đất nước ta những vận hội lớn nhưng cũng đặt ra vô vàn khó khăn, thử thách mà chúng ta cần vượt qua. Hơn lúc nào hết, việc giáo dục thanh thiếu niên được đặc biệt chú trọng. Trách nhiệm lớn lao ấy đặt lên vai những người làm công tác giáo dục, những người có tác động rất lớn đến sự hình thành phát triển nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, mỗi ngành học cấp học, mỗi tập thể, mỗi cá nhân làm công tác giáo dục làm đều phải nỗ lực hết mình, lao động và sáng tạo không mệt mỏi để góp sức mình tạo nên những thành quả tốt đẹp trong công cuộc "Trồng người".

Trong những năm qua, việc GDĐĐ học sinh tiểu học đã được nhà trường chú trọng thường xuyên song chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Bên cạnh phần đông học sinh có có phẩm chất đạo đức tốt, chăm ngoan, lễ phép, khiêm tốn, thật thà, các em còn nhiều hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo trước cám dỗ của cuộc sống. Số học sinh vi phạm về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức, các chuẩn mực có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học tuy đã thu được kết quả quan trọng song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập hạn chế. Trước tình hình đó, việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh càng cấp thiết và cần được quan tâm trước tiên. Đây là bước đầu tiên quyết định chất lượng giáo dục. Mặc dù việc giáo dục đạo đức học sinh có tầm quan trọng như vậy, nhưng thực trạng hiện nay, một số cán bộ quản lý, giáo viên chỉ tập trung việc dạy kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh, thậm chí chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh.

 

docx56 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Thanh Xuân nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM
 -------***-------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 
 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM
 Lĩnh vực : Quản lý
 Cấp học : Tiểu học 
 Tên tác giả : Nguyễn Lệ Hằng
 Đơn vị : Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam 
 Chức vụ : Hiệu trưởng 
 "Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Nam, 
 Thanh Xuân, Hà Nội" 
 DANH MỤC VIẾT TẮT
Giáo dục và đào tạo GD & ĐT
Giáo dục đạo đức GDĐĐ
Quản lý giáo dục QLGD
Quản lý giáo dục đạo đức QLGĐĐ
Giáo viên chủ nhiệm GVCN
Thiếu niên tiền phong TNTP 
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CNH – HĐH
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Cha mẹ học sinh CMHS
Nhà xuất bản NXB
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CH XHCN
Tổng phụ trách TPT
Giáo viên chủ nhiệm GVCN
Hoạt động ngoài giờ chính khóa HĐNGCK
Ngoài giờ chính khóa NGCK
Giáo viên tiểu học GVTH
Ban giám hiệu BGH
Công tác chủ nhiệm CTCN
Đoàn thanh niên ĐTN
Xã hội hóa giáo dục XHHGD
Lực lượng xã hội LLXH
Hội đồng sư phạm HĐSP
Kỹ năng sống KNS
Chất lượng giáo dục CLGD
Kiểm tra đánh giá KTĐG
Cơ sở vật chất CSVC
Hoạt động ngoại khóa HĐNK "Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Nam, 
 Thanh Xuân, Hà Nội"
chế. Trước tình hình đó, việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh càng cấp thiết và 
cần được quan tâm trước tiên. Đây là bước đầu tiên quyết định chất lượng giáo dục. Mặc 
dù việc giáo dục đạo đức học sinh có tầm quan trọng như vậy, nhưng thực trạng hiện nay, 
một số cán bộ quản lý, giáo viên chỉ tập trung việc dạy kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục 
tình cảm đạo đức cho học sinh, thậm chí chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh.
 Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Quản lý 
giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội" 
với mong muốn tìm ra biện pháp hữu hiệu, góp phần giải bài toán thực tiễn trên.
2. Khách thể, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
 * Khách thể nghiên cứu
 Quản lý GDĐĐ cho học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Nam, quận Thanh 
Xuân, thành phố Hà Nội.
 * Đối tượng nghiên cứu
 Quản lý GDĐĐ cho học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Nam, quận Thanh 
Xuân, thành phố Hà Nội.
 * Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục đạo 
đức cho học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà 
Nội.
 Phạm vi điều tra, khảo sát thuộc trường tiểu học Thanh Xuân Nam, quận Thanh 
Xuân, thành phố Hà Nội.
 Các số liệu sử dụng từ năm 2019 đến nay.
 * Thời gian nghiên cứu
 Từ năm 2019 đến nay.
 2/16 "Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Nam, 
 Thanh Xuân, Hà Nội"
2.1.2. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh 
a. Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
 Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã nêu:
 “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển 
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học 
sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
 Quản lý GDĐĐ trong nhà trường là hướng tới việc thực hiện phát triển toàn diện nhân 
cách cho người học, giáo dục con người vừa hồng, vừa chuyên. Quản lý GDĐĐ cho học sinh 
tiểu học là hướng tới việc phát triển những phẩm chất cần và đủ mà xã hội yêu cầu đối với 
các em để vươn tới một nhân cách toàn diện.
b. Quản lý kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
 Quản lý kế hoạch GDĐĐ chỉ học sinh tiểu học gồm: việc quản lý xây dựng kế 
hoạch GDĐĐ cho học sinh giúp người quản lý tư duy một cách có hệ thống để tiên liệu 
các tình huống có thể xảy ra, phối hợp mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ 
chức việc GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả. 
c. Quản lý tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
- Tổ chức: Người CBQL cần triển khai việc bố trí nhân lực cho công tác GDĐĐ cho học 
sinh một cách hợp lý. Thành lập Ban đức dục gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổng phụ 
trách, bí thư chi đoàn giáo viên, GVCN, đại diện CMHS. 
- Chỉ đạo: Người CBQL cần hướng dẫn các tổ chức trong và ngoài nhà trường, cán bộ - 
giáo viên - nhân viên trong nhà trường cách thức thực thi kế hoạch, đặc biệt chú trọng 
việc GDĐĐ tích hợp với các môn học khác, các hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt 
động ngoại khóa.
d. Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh tiểu học
 Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh tiểu học là 
sự tổ chức các mối quan hệ một cách biện chứng để pháp huy được sức mạnh tổng hợp, 
xây dựng môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi về cả vật chất 
và tinh thần để phục vụ cho quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Người CBQL cần 
nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý nội dung, phương pháp phối hợp giáo 
dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội để có sự quản lý đúng đắn và linh hoạt.
e. Quản lý kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
 Cách kiểm tra: Kiểm tra từ trên xuống những hoạt động của các tổ chức quản lý 
của Ban đức dục, kiểm tra qua các bài thi tìm hiểu, kiểm tra quan sát, tự kiểm tra đánh giá 
của đội sao đỏ, đội tự quản của học sinh, kiểm tra qua các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể của 
từng hoạt động, kiểm tra qua các tình huống.
 Tổng kết đánh giá: Đánh giá thi đua, khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau, 
xếp loại hạnh kiểm.
 Rút kinh nghiệm, tìm ra phương pháp quản lý tốt, chưa tốt, bổ sung, điều chỉnh kế 
hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh ở những năm sau.
 4/16 "Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Nam, 
 Thanh Xuân, Hà Nội"
 Vẫn còn một số học sinh còn mải chơi, trong lớp không nghe thầy cô giảng bài, 
ngồi nói chuyên riêng thậm chí còn chọc phá các bạn. Bên cạnh đó còn có những học sinh 
vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, mất trật tự, trong giờ học không tập 
trung, nói, đọc truyện trong giờ học,... 
b. Thực trạng quản lý GDĐĐ cho học sinh trường tiểu học 
 - Điểm mạnh: 
 Trong những năm qua đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức đúng đắn 
về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho học sinh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để 
phát triển toàn diện cho học sinh.
 Nội dung GDĐĐ cho học sinh được nhà trường thường xuyên đổi mới đa dạng, 
phong phú, phù hợp đặc điểm học sinh tiểu học. 
 Nhà trường đã vận dụng linh hoạt đa dạng, sinh động các hình thức giáo dục, thu 
hút đông đảo học sinh tích cực, tự giác tham gia hoạt động GDĐĐ.
 Công tác xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh luôn được nhà trường coi trọng, 
quan tâm và được diễn ra thường xuyên, có chất lượng.
 Việc thực hiện kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh đã được trường triển khai 
đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả thiết thực.
 Công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện nghiêm túc, kiểm tra thường xuyên và 
kiểm tra đột xuất.
 Sự phối kết hợp giữa ba môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội luôn thường 
xuyên. Đặc biệt là sự phối kết hợp giữa GVCN và CMHS.
 - Điểm yếu
 Nhìn chung, công tác QLGDĐĐ của trường còn những tồn tại như: Việc xây dựng 
kế hoạch GDĐĐ chưa thật cụ thể, chưa thật phù hợp với đặc điểm tình hình mà thường 
xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn; các phương pháp GDĐĐ chưa được sâu; vai 
trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc 
kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, 
răn đe kịp thời; GVCN chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc 
thù riêng của lớp, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác chủ nhiệm; ý thức thực 
hiện nội quy của học sinh chưa cao, nhiều em thường xuyên vi phạm. Như vậy có thể đánh 
giá chung việc quản lý GDĐĐ của trường chỉ ở mức khá tốt.
2.3. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
2.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các chủ thể quản lý nhà trường đối 
với GDĐĐ cho học sinh 
 * Nội dung của biện pháp
 Tác động của đối tượng CBQL để họ chủ động học tập, nâng cao hiểu biết, thấm 
nhuần chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định quy chế 
của Bộ GD&ĐT, các chỉ đạo của Sở, phòng giáo dục về hoạt động GDĐĐ. Có thái độ 
 6/16 "Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Thanh Xuân Nam, 
 Thanh Xuân, Hà Nội"
đức, các biện pháp GDĐĐ và đặc biệt là các hình thức GDĐĐ, bởi họ chỉ có thể hành 
động đúng và hiệu quả khi họ có cơ sở lý luận vững chắc. 
2.3.2. Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ và QLGDĐĐ cho học sinh Tiểu học
 * Nội dung biện pháp
 Kế hoạch vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể, đảm bảo tính toàn diện và 
chú ý đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân. Bản kế hoạch GDĐĐ 
cho năm học gồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu, mức huy động 
về nhân lực, tài lực, vật lựckế hoạch xây dựng phải làm sao khai thác được triệt để thế 
mạnh của các lực lượng tham gia giáo dục. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng 
thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Các loại kế hoạch bao gồm:
 - Kế hoạch cho cả năm học, học kỳ, tháng, tuần.
 - Kế hoạch cho các ngày lễ lớn.
Kế hoạch GDĐĐ và kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh tiểu học cần những kế hoạch 
lâu dài, chiến lược, định hướng đón đầu cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có kế hoạch 
cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần, từng hoạt động chủ điểm, 
dịp lễ, kỷ niệm, phong trào, cuộc vận động lớn. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định các 
nguồn lực phục vụ cho thực hiện kế hoạch, chú ý huy động và tranh thủ tối đa tiềm năng 
các nguồn lực, lường trước, ngăn ngừa và hạn chế đến mức cao nhất những khó khăn, 
những tác động có ảnh hưởng xấu đến GDĐĐ cho học sinh.
 * Cách thức tiến hành biện pháp
 Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện khách quan, chủ quan, Hiệu trưởng cần 
rà soát, đánh giá đúng đặc điểm tình hình của nhà trường, dự đoán về những biến động 
của đời sống xã hội trong khu vực, của địa phương và diến biến tình hình đạo đức của HS, 
từ đó tiến hành xây dựng kế hoạch GDĐĐ đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, cụ thể, thiết 
thực và khả thi.
 Bước 1: Khảo sát tình hình cán bộ, giáo viên, học sinh và yếu tố tài lực, vật lực 
trong nhà trường trước khi bắt đầu năm học 
 Chỉ đạo GVCN phân loại học sinh, quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, 
học sinh khuyết tật, học sinh con gia đình chính sách. Có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ 
từng đối tượng học sinh; lưu ý các em học sinh lưu ban, hoặc phải rèn luyện trong hè về 
năng lực phẩm chất cũng như một số học sinh cá biệt.
 Kiểm tra lại CSVC, các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học, các phương tiện 
cho HĐNK, chuẩn bị tốt nhất theo khả năng của nhà trường hiện có.
 Bước 2: Lập kế hoạch nhất thiết phải bám sát các quy định, nhiệm vụ trọng tâm 
của ngành trong năm học đó song cũng linh hoạt xây dựng kế hoạch theo tình hình nhà 
trường và tình hình địa phương.
 Bước 3: Lập kế hoạch
 Thành lập Ban đức dục bao gồm: 1 trưởng ban, có thể là hiệu trưởng hoặc một phó 
hiệu trưởng, 1 phó ban là Tổng phụ trách, hoặc Bí thư đoàn thanh niên, các ủy viên là các 
GVCN của các lớp. 
 8/16

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh.docx
Sáng Kiến Liên Quan