Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xác định trọng âm từ trong tiếng Anh cho học sinh lớp 12

Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế - ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới. Nó không chỉ cần thiết cho người làm kinh doanh, du lịch mà đòi hỏi mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải có một trình độ tiếng Anh nhất định. Chính vì vậy tiếng Anh là một trong các môn học bắt buộc ở các cấp học và cũng là một trong các môn luôn có mặt ở các kì thi.

 Phương pháp dạy học ngoại ngữ theo hướng CLT (đường hướng giao tiếp) được cho là hiệu quả ngày nay. Người học và người dạy đều hướng tới mục đích cuối cùng đó là giao tiếp. Qua quá trình tự tìm tòi, học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, và qua hơn một năm tham gia công tác giảng dạy môn tiếng Anh trong trường THPT Nguyễn Bính tôi nhận thấy rằng trọng âm của một từ chính là chìa khóa diệu kỳ để hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh thành công. Người bản ngữ sử dụng trọng âm rất tự nhiên, trong khi đó người học rất lúng túng, khó khăn khi giao tiếp một phần do chưa biết cách sử dụng trọng âm đúng cách. Thực tế cho thấy đa số học sinh trong trường THPT Nguyễn Bính còn nhiều hạn chế trong phát âm và đánh dấu trọng âm của từ. Vì vậy có nhiều từ các em không biết phát âm và tìm trọng âm như thế nào cho đúng. Kết quả là các em lúng túng khi áp dụng vào bài chọn từ có trọng âm khác loại. Không những thế việc phát âm sai còn dẫn đến hiện tượng từ bị hiểu nhầm, hiểu sai.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6434 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xác định trọng âm từ trong tiếng Anh cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển. Khi tra một từ ta cần lưu ý âm tiết có dấu "'" ở trên chính là trọng âm chính của từ, âm tiết có dấu "," ở dưới là trọng âm phụ của từ. Từ có 2 hoặc 3 âm tiết thì có trọng âm chính; từ có 4 âm tiết trở lên có cả trọng âm chính và trọng âm phụ. Ví dụ: Với phiên âm của từ photograph là /'foutəgrɑ:f/ thì trọng âm rơi vào âm Pho. Phiên âm của từ communication là /kə,mju:nI'keI∫n/ thì trọng âm chính rơi vào Ca, trọng âm phụ rơi vào Mu.
5. Quy tắc của trọng âm từ trong tiếng Anh (Rules of Word Stress in English)
Có hai quy tắc cơ bản sau:
Một từ có một trọng âm chính. (Một từ không thể có hai trọng âm chính, nên nếu ta nghe thấy hai trọng âm thì đó chắc chắn là hai từ). 
Trọng âm của từ luôn rơi vào nguyên âm chứ không phải phụ âm. 
Ngoài ra còn có thêm một số quy tắc sau (Xin lưu ý là quy tắc không đúng cho tất cả các trường hợp vì vẫn có ngoại lệ).
1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Quy tắc
Ví dụ
Với hầu hết các danh từ có hai âm tiết
PREsent, EXport, CHIna, TAble
Với hầu hết các tính từ có hai âm tiết
PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy
2) Trọng âm rơi vào âm cuối
Quy tắc
Ví dụ
Với hầu hết các động từ có hai âm tiết
to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
3) Trọng âm rơi vào âm thứ hai tính từ cuối lên 
Quy tắc
Ví dụ
Với các từ kết thúc là : -ic 
GRAPHic, scienTIfic
Với các từ kết thúc là : -sion và -tion 
teleVIsion, reveLAtion
4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ cuối lên
Quy tắc
Ví dụ
Với các từ kết thúc là : -cy, -ty, -phy and -gy 
deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
Với các từ kết thúc là : - al
CRItical, geoLOgical
5) Với các từ ghép
Quy tắc
Ví dụ
Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần đầu tiên của từ.
BLACKbird, GREENhouse
Với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của từ.
bad-TEMpered, old-FASHioned
Với các động từ ghép, trọng âm rơi vào phần thứ hai của từ.
6) Trọng âm trong từ hai âm tiết (Unit 3: Ways of socializing, p. 30, English 12)
+Động từ hai âm tiết : Nếu âm tiết thứ 2 của động từ chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi (trừ /əƱ/) hoặc từ kết thúc là hơn 1 phụ âm thì âm tiết thứ hai mang trọng âm. Ví dụ: attract /ə’trækt/; suppose /sə’pəƱ/. nếu âm tiết cuối cùng của từ chứa 1 nguyên âm ngắn hoặc 1 (hoặc không có) phụ âm cuối thì âm tiết đầu tiên của từ mang trọng âm. Ví dụ: walking /’wkIŋ/
+ Danh từ hai âm tiết: Nếu âm tiết thứ hai của từ chứa 1 nguyên âm dài hoặc 1 nguyên âm đôi (trừ âm /əƱ/), âm tiết đó sẽ mang trọng âm. Ví dụ: police /pə’li:s/. Nếu âm tiết này chứa 1 nguyên âm ngắn thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: student /’stju:dnt/
+ Tính từ hai âm tiết: quy tắc trọng âm của tính từ hai âm tiết giống như của danh từ hai âm tiết. Ví dụ: polite /pə’laIt/. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: honest /’ɒnIst/, perfect /’pзfIkt, cả hai từ đều kết thúc là hai phụ âm nhưng trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ nhất. 
+ Động từ ba âm tiết: Nếu âm tiết cuối của từ chứa 1 nguyên âm ngắn và từ kết thúc không có hơn 1 phụ âm thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ. Ví dụ: encounter /Iŋ’kaƱntə/. Nếu âm tiết cuối chứa 1 nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi (trừ âm /əƱ/) hoặc động từ có 1 hoặc hơn 1 phụ âm cuối thì âm tiết đó sẽ mang trọng. Ví dụ: introduce /,Intrə’dju:s/. Nếu âm tiết cuối chứa âm "ate" /eIt/ hoặc "fly" /flaI/ hoặc "ize" (ise) /aIz/, thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ: concentrate /’kɒnsəntreIt/.
+ Danh từ ba âm tiết: 
Nếu âm tiết cuối của từ là 1 nguyên âm ngắn hoặc âm /əƱ/ và âm tiết ngay trước nó là 1 nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc từ kết thúc là hơn 1 phụ âm thì âm tiết ở giữa sẽ mang trọng âm Ví dụ: September /sep’tembər/.
Nếu âm tiết cuối là 1 nguyên âm ngắn hoặc âm /əƱ/ và âm tiết thứ hai chứa 1 nguyên âm ngắn thì âm tiết thứ nhất sẽ mang trọng âm. Ví dụ: mimosa /mI’məƱzə/. 
Nếu âm tiết cuối là 1 nguyên âm ngắn và âm tiết giữa chứa 1 nguyên âm ngắn, từ đó không có hơn 1 phụ âm ở cuối thì âm tiết thứ nhất mang trọng âm. Ví dụ: chemistry /’kemIstri/. 
Nếu âm tiết cuối chứa 1 nguyên âm dài hoặc 1 nguyên âm đôi hoặc từ kết thúc là hơn 1 phụ âm thì âm tiết đầu tiên sẽ mang trọng âm. Ví dụ: photograph /’fəƱtəgra:f/.
+ Trọng âm ở từ hơn ba âm tiết (Unit 5: Higher education, page 58, English 12)
Nếu từ kết thúc là các hậu tố: ‘_ic’ ‘_logy’ ‘_graphy’ ‘_ion’ ‘_ious’ ‘_ity’ ‘_ive’ ‘_ative’ ‘_itive’, thì trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước các hậu tố này. 
Những hậu tố bản thân mang trọng âm
 ‘__ain’ /__eIn/ (for verb only) eg. ‘entertain’ /entə’teIn/
‘__ee’ /i:/	 eg. ‘refugee’ /refju’Xi:/ 
‘__eer’ /__Iər/	 eg. ‘mountaineer’ /,mɑƱntə’nIər/
‘__ese’ /__i:z/	 eg. ‘journalese’ /Xз:nl’i:z/
‘__ette’ /__et/	 eg. ‘cigarette’ /sIgr’et/
‘__esque’ /__ɪque/, /__esk/, /__Ik/, /__i:k/	eg. ‘pisturesques’ /pIkʧə’resk/
	 ‘unique’ /ju:’ni:k/
'______oo' /___u:/	eg. Balloon /bə'lu:n/
Những hậu tố không ảnh hưởng đến trọng âm của từ
‘__able’	‘__age’	‘__al’	‘__en’	‘__ful’	‘__ing’	
‘__ish’	‘__like’	‘__less’	‘__ly’	‘__ment’	‘__ness’
‘__ous’	‘__wise’	‘__y’
* Quy tắc riêng I:
- Những từ có hai âm tận cùng bằng _ANT hay _ENT thường được nhấn mạnh ở âm tiết đầu. 
VD: constant, distant, instant, absent, accent, current
- Những từ có tận cùng bằng _ENT thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. 
VD: to ac'cent, to con'sent, to fre'quent, to pre'sent
Ngoại lệ:
Những từ có hai âm tiết tận cùng bằng _ENT sau đây có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai dù nó là danh từ, động từ hay tính từ. e'vent, la'ment, des'cent, des'cend, con'sent, to la'ment, to des'cent, to con'sent, to con'tent 
* Quy tắc riêng II:
- Những từ có hai âm tiết tận cùng bằng _ER thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu
VD: 'father, 'mother, 'flower, to 'enter, to 'suffer
Ngoại lệ:
Những động từ sau đây tận cùng bằng _ER nhưng lại được nhấn mạnh ở âm tiết sau : to con'fer, to pre'fer, to re'fer 
* Quy tắc riêng III:
- Những từ có hai âm tiết mà âm tiết đầu là âm tiết yếu /ə/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai: a'bed, a'baft, a'live, a'lone, a'bout, a'bove, a'back, a'go, as'leep, a'gain, a'broad, a'side, a'chieve, a'buse, a'byss, a'fraid, a'like...
* Quy tắc riêng IV:
- Những từ có tận cùng là _ETY, _ITY, _ION, _IC, _ICAL, _OUS, có trọng âm rơi vào âm tiết đứng ngay trước chúng
VD: 'guiety,'piety, e'quality, fer'tility, dic'tation, e'lection, 'public, 'civic, his'toric, his'torical, e'lectrical, 'famous, 'nervous...
Ngoại lệ:
'catholic, 'lunatic, 'arobic, 'rhetoric, 'politics, a'rithmetic
* Quy tắc riêng V:
- Trong nhiều từ có trên 3 âm tiết (bốn hoặc năm âm) mà tận cùng là _Y, _AR, _ER thường trọng rơi vào âm tiết thứ ba tính từ cuối lên.
VD: fa'miliar, par'ticular, in'terpreter, ge'ography, go'emetry...
* Quy tắc riêng VI:
- Những từ có tận cùng bằng _ATE, nếu là từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất, nếu là từ có 3 âm tiết trở lên thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tình từ cuối lên.
VD: 1. Từ 2 âm tiết: 'climate, 'private, 'senate, 'nitrate...
Từ có từ 3 âm tiết trở lên: con'gratulate, o'riginate, com'municate, 'concentrate, 'regulate...
* Quy tắc riêng VII:
- Những từ có tận cùng bằng _URE thường có trọng âm rơi vào âm tiết trước nó.
VD: cre'ature, 'feature, 'fixture, 'lecture, 'nature, ad'venture, 'pressure...
Ngoại lệ: 'literature, 'temperature, ma'ture, unma'ture 
* Quy tắc riêng VIII:
- Những từ có tận cùng là _ADE, _ESE, _EE, _EER, _OO, _OON có trọng âm rơi vào chính những âm tiết này
VD: lemon'ade, colon'nade, balus'trade, Vietnam'ese, Japan'ese,
Absen'tee, refu'gee, engi'neer, bam'boo, ta'boo, ty'phoon, ty'coon, sa'loon, bal'loon..
* Quy tắc riêng IX:
- Những trạng từ chỉ thể cách (adverbs of manner) tận cùng bằng _LY thì trọng âm theo tính từ gốc (radical adjective) của nó.
VD: 'patiently, 'differently, 'difficultly, com'paratively, con'tinuously
MỘT SỐ QUY TẮC KHÁC
1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
- Hầu hết danh từ và tính từ hai âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
VD: Danh từ PREsent, EXport, CHIna, TAble
Tính từ PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy
- Đối với động từ nếu âm tiết thứ hai chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. VD: ENter, TRAvel, Open...
- Các động từ có âm tiết cuối là _ow thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu. VD: FOllow, BOrrow...
- Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhấn trọng âm. VD: PAradise, EXercise
2) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
- Hầu hết động từ hai âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. VD: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
- Nếu động từ hai âm tiết, âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó mang trọng âm. VD: proVIDE, proTEST, aGREE...
- Đối với động từ 3 âm tiết, quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ hai sẽ nhấn trọng âm. VD: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...
3) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai tính từ cuối lên
- Những từ có tận cùng bằng _ic, _sion, _tion thì trọng âm rơi vào âmt tiết thứ hai tính từ cuối lên. VD: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic, suggestion, reveLAtion...
Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
4) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ cuối lên
- Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy, -ical thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba tính từ cuối lên. VD: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy, CRItical, geoLOgical
5) Từ ghép có hai vần
- Đối với các danh từ ghép, trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...
- Đối với tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ hai: bad-TEMpered, old-FASHioned...
- Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ hai: to OVERcome, to overFLOW...
Lưu ý:
1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm từ: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.
2. Các phụ tố bản thân mang trọng âm: -ain(entertain), -ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese),
-ique(unique), -ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer), -ality (personality), -oo
(bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine
3. Trong các từ có hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
4. Quy tắc khác
- Đa số những từ hai âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết đầu, nhất là khi có tận cùng bằng: er, or, y, ow, ance, ent , en, on.
VD: ciment/ si'ment/: ximăng; event /i'vent/: sự kiện.
- Đa số những từ có ba âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết đầu, nhất là khi tận cùng là các âm: ary, erty, ity, oyr
- Đa số những từ có hai âm tiết trọng âm mà âm đầu tiên là /I/ thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu. VD: repeat / ri'pi:t/ 
- Những từ kết thúc là những vần sau đây thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai tính từ cuối lên: -cial, -tial, -cion, -sion, -tion,-ience,-ient,-cian ,-tious,-cious, -xious VD: 'special, di'cussion, 'nation, poli'tician
- Những từ 3 âm tiết kết thúc là các âm sau thì trọng âm rơi vào âm tiết trước nó: -ic, -ical, -ian,-ior, -iour,-ity,-ory, -uty, -eous,-ious,-ular,-ive Ex: 'regular, expensive,
- Danh từ chỉ các môn học trọng âm cách âm tiết cuối 1 âm tiết. VD: ge'ology, bi'ology
- Từ có tận cùng bằng -ate, -ite, -ude,-ute có trọng âm cách âm tiết cuối 1 âm tiết. VD: institute / 'institju/
- Đa số danh từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết đầu. VD: 'raincoat 
- Tính từ ghép trọng âm rơi vào âm tiết đầu. VD: homesick
- Trạng từ ghép trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. VD: downstream
- Tính từ ghép có tính từ đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ thì trọng âm rơi vào từ thứ hai, tận cùng bằng _ed. VD: well-dressed/ wel'drest/
III. Gợi ý một số phương pháp dạy và học trọng âm từ
Trọng âm từ dường như là khái niệm tương đối lạ đối với học sinh. Học sinh thường không thể nhận trọng âm trong quá trình phát âm từ. Các em thường nói từ tiếng Anh với cùng một ngữ điệu vì vậy các em không thể xác định được từ loại khi nghe. Chính vì vậy, giáo viên nên giúp các em nắm bắt được trọng âm của từ và tầm quan trọng của nó.
	Để giúp học sinh nhân biết được trọng âm từ dễ dàng hơn, giáo viên nên cố gắng sử dụng sự kết hợp giữa phương pháp cũng như thủ thuật giảng dạy. Bên cạnh đó, tạo cho học sinh tinh thần thoải mái, tự tin bằng cách tập cho học sinh cách chú trọng vào âm tiết cũng như trọng âm từ và nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng.
	Để giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của trọng âm từ cũng như khả năng tự tin khi nói, giáo viên nên sử dụng phương pháp diễn đạt và mô phỏng trên bảng cũng như phiếu học tập cho học sinh một cách dễ hiểu và dễ nhớ. (BBC/teachingenglish.org.uk); ví dụ như phương pháp dùng vòng tròn lớn nhỏ để xác định trọng âm (0o). Phương pháp này dễ nhận biết và thuận lợi trong việc xác định số lượng âm tiết trong từ cũng như các âm tiết mang trọng âm.
	Học sinh cũng cần nắm được các kí hiệu trọng âm trong từ điển. Bằng cách này học sinh sẽ có thể tự mình kiểm tra trọng âm từ. 
	Hơn nữa, giáo viên không cần tách biệt bài giảng về trọng âm. Thay vì đó, giáo viên có thể kết hợp dạy trọng âm từ với các kĩ năng ngôn ngữ.
	Hướng dẫn học sinh tìm ra các mẫu tự trọng âm từ một cách nhanh chóng và đơn giản, và đánh dấu lên bảng cũng là một phương pháp tốt giúp học sinh nhớ được trọng âm từ lâu. (Underhill, 1994)
	Học sinh có thể sử dụng các kí hiệu trọng âm để nhận biết và phân loại từ vựng. Ví dụ, trong sách từ vựng kí hiệu 0o là dành cho danh từ và tính từ hai âm tiết, ki hiệu o0 là dành cho động từ hai âm tiết. .
	Nhấn mạnh vào âm tiết mang trọng âm trong quá trình nói là một phương pháp hiệu quả giúp học sinh hình thành được khả năng nhận biết trọng âm. Giáo viên phát âm từ với nhiều cách khác nhau phân biệt giữa âm tiết mang trọng âm và âm tiết không mang trọng âm, sau đó yêu cầu học sinh chỉ ra cách phát âm tự nhiên nhất của từ. Bằng cách nghe phát âm từ không chính xác, học sinh có thể dễ dàng xác định được trọng âm của từ.
	Eg. o o 0 compuTER
 	 o 0 o comPUter
 	 0 o o COMputer
	Hơn nữa học sinh có thể phát hiện được những từ đồng âm nhưng lại có trọng âm khác nhau. Một phương pháp hiệu quả là giáo viên giúp học sinh phát hiện ra sự liên kết của các từ cùng loại. 	
	 E.g. 0 o 	NEUtral
 o 0 o o 	neuTRAlity
	 	 0 o o	NEUtralise
	 o o o 0 o	neutraliZAtion
	Như chúng ta biết, từ tiếng Anh mang trọng âm, nhưng không có quy tắc đánh dấu trọng âm cố định cho tất cả các từ. Vì vậy, giáo viên chỉ đưa ra những trường hợp trọng âm thường gặp cho học sinh nhận biết, và khuyến khích học sinh tập thói quen tra từ điển.
	Theo Roach (2000: 76-84), để xác định được trọng âm của từ cần phải nắm được các thông tin sau:
Từ đó có đơn giản và có mang tính chất hình thái học hay không hay đó là từ phức tạp có chứa một hoặc nhiều phụ tố để tạo thành từ ghép hay không. 
Thành phần chức năng ngữ pháp của từ. 
Số lượng âm tiết trong từ. 
Cấu trúc âm vị của các âm tiết đó. 
IV. Một số bài tập mẫu về trọng âm từ
Học sinh dựa vào những kiến thức đã học về trọng âm từ có thể luyện tập bằng cách làm các bài tập sau đây:
Exercise 1: Chọn từ có trọng âm chính nhấn vào âm tiết có vị trí khác với những từ còn lại
1. 	A. study 	B. reply 	C. apply 	D. rely
2. 	A. deficiency 	B. deficit 	C. reference 	D. deference
3. 	A. employee 	B. referee 	C. committee 	D.refugee
4. 	A. tenant 	B.common 	C. rubbish 	D.machine 
5. 	A. company 	B. atmosphere 	C.customer 	D. employment
6. 	A. animal 	B. bacteria 	C. habitat 	D.pyramid 
7. 	A. neighbour 	B.establish 	C. community 	D. encourage
8. 	A. investment 	B. television 	C. provision 	D. document
9. 	A.writer 	B.teacher 	C.builder 	D. career 
10. 	A. decision 	B. deceive 	C. decisive 	D. decimal
Exercise 2: Xác định trọng âm chính và trọng âm phụ (nếu có) trong các từ sau
	Decide	determine	apology
	Communication	farmer	engineer
	Bamboo	technology	photographical
	Interesting	defeat	compulsory
	Picturesque	international	nation 
PHẦN KẾT LUẬN
	Trong quá trình giảng dạy môn tiếng Anh lớp 12, tôi đã giới thiệu cho các em học sinh những kiến thức cơ bản về trọng âm từ trong tiếng Anh. Đối với từng đối tượng học sinh khác nhau thì yêu cầu về kiến thức cũng khác nhau. Đối với những học sinh yếu hoặc chỉ học để phục vụ cho thi học kỳ và thi tốt nghiệp THPT thì tôi chỉ giới thiệu những quy tắc đơn giản và thường gặp nhất như trọng âm trong từ hai âm tiết, trọng âm trong từ từ ba âm tiết trở lên với các phụ tố tiêu biểu _tion, _sion, _ic, _graph, _al, _logy, etc. Còn đối với học sinh khá, giỏi, học sinh học khối D thì tôi giới thiệu cụ thể quy tắc liên quan đến các âm tiết như Roach đã đưa ra. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng hầu hết các em học sinh đã nắm được phần cơ bản của kiến thức và áp dụng làm bài tập trắc nghiệm phục vụ cho việc làm bài kiểm tra và thi. Tuy nhiên, đối với học sinh yếu thì các em vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng vì trọng âm từ là phần kiến thức không phải dễ trong tiếng Anh. Vì vậy khi dạy về trọng âm từ tôi thường lồng ghép trong tất cả các tiết kỹ năng, hướng dẫn học sinh xác định trọng âm từ và khắc sau cho học sinh nhớ bằng cách nhắc lại các quy tắc cơ bản. 
Đề xuất
	Là một giáo viên trẻ, tham gia giảng dạy chưa lâu, kinh nghiệm chưa nhiều nên tôi biết vấn đề mình đưa ra còn nhiều hạn chế. Vì vậy tôi mong nhận được sự tham gia xây dựng của các thầy cô, đồng nghiệp để vấn đề tôi đưa ra được hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!
	Vụ Bản, ngày 10 tháng 5 năm 2011
	 Người thực hiện
	Phạm Thị Lan Hương
MỤC LỤC
Tên đề mục	Trang
Phần mở đầu..............................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................1
III. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................1
IV. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
V. Cơ sở nghiên cứu..................................................................................................2
VI. Tóm tắt nội dung.................................................................................................2
VII. Tài liệu tham khảo.............................................................................................2
Phần nội dung...........................................................................................................4
I. Thực trạng nhận biết trọng âm từ của học sinh lớp 12
 trường THPT Nguyễn Bính..................................................................................4
II. Âm tiết và trọng âm từ trong tiếng Anh...............................................................4
1. Âm tiết..................................................................................................................4
2. Trọng âm từ..........................................................................................................5
3. Tầm quan trọng của trọng âm từ..........................................................................6
4. Vị trí đánh dấu trọng âm từ trong tiếng Anh........................................................6
5. Quy tắc của trọng âm từ trong tiếng Anh.............................................................6
III. Gợi ý một số phương pháp dạy và học trọng âm từ...........................................13
IV. Một số bài tập mẫu về trọng âm từ....................................................................15
Phần kết luận............................................................................................................16
Đề xuất.....................................................................................................................17

File đính kèm:

  • docongang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan