Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xác định nhanh số lượng đồng phân cấu tạo của hợp chất hữu cơ

I. Lý do chọn đề tài :

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực ,chủ động ,sáng tạo , rèn luyện năng lực tự học cho học sinh ,là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học.Với tinh thần trên, giáo viên trong nhà trường phổ thông nói riêng và những người làm công tác giáo dục nói chung luôn phải sáng tạo, tìm tòi để thực hiện yêu cầu đó.

Hiện nay với hình thức kiểm tra trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu, rộng để hoàn thành bài kiểm tra với nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn. Do đó ngoài việc giúp học sinh nghiên cứu kiến thức, giáo viên cần giúp học sinh nghiên cứu các phương pháp giải quyết các dạng bài tập một cách nhanh chóng, chính xác.

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh còn lúng túng trong việc viết và xác định số đồng phân cấu tạo.Vì thế tôi chọn đề tài “Phương pháp xác định nhanh số lượng đồng phân cấu tạo của hợp chất hữu cơ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2010-2011, năm học với chủ đề “ Tiếp tục đổi mới quản lý và năng cao chất lượng giáo dục”

II .Đối tượng nghiên cứu :

 Đối tượng học sinh THPT khối 12

III.Mục đích nghiên cứu :

 - Xác định bản chất của hiện tượng đồng phân cấu tạo.

 - Xác định nhanh số lượng đồng phân của hợp chất hữu cơ.

 IV.Nhiệm vụ nghiên cứu :

 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề đồng phân.

 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng của hiện tượng đồng phân.

 - Sắp xếp hệ thống câu hỏi TNKQ về đồng phân theo từng bài học trong chương trình THPT.

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5775 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp xác định nhanh số lượng đồng phân cấu tạo của hợp chất hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tinh thần trên, giáo viên trong nhà trường phổ thông nói riêng và những người làm công tác giáo dục nói chung luôn phải sáng tạo, tìm tòi để thực hiện yêu cầu đó. 
Hiện nay với hình thức kiểm tra trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu, rộng để hoàn thành bài kiểm tra với nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn. Do đó ngoài việc giúp học sinh nghiên cứu kiến thức, giáo viên cần giúp học sinh nghiên cứu các phương pháp giải quyết các dạng bài tập một cách nhanh chóng, chính xác. 
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh còn lúng túng trong việc viết và xác định số đồng phân cấu tạo.Vì thế tôi chọn đề tài “Phương pháp xác định nhanh số lượng đồng phân cấu tạo của hợp chất hữu cơ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2010-2011, năm học với chủ đề “ Tiếp tục đổi mới quản lý và năng cao chất lượng giáo dục”
II .Đối tượng nghiên cứu :
 Đối tượng học sinh THPT khối 12
III.Mục đích nghiên cứu : 
 - Xác định bản chất của hiện tượng đồng phân cấu tạo.
 - Xác định nhanh số lượng đồng phân của hợp chất hữu cơ.
 IV.Nhiệm vụ nghiên cứu : 
 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề đồng phân.
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng của hiện tượng đồng phân.
 - Sắp xếp hệ thống câu hỏi TNKQ về đồng phân theo từng bài học trong chương trình THPT.
V . Phạm vi nghiên cứu : 
 Trường THPTĐặng Huy Trứ
VI. Phương pháp nghiên cứu : 
 Phương pháp lý luận , vấn đáp , trắc nghiệm 
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Thực trạng :
 Trong năm học 2010-2011 này ,tôi được phân công dạy môn Hoá lớp 12 , đa số các em đều thi đại học khối A,B nên môn hoá là môn rất quan trọng cho các em .Với hình thức thi đại học như hiên nay là thi trắc nghiệm nên ngoài việc các em nắm được kiến thức thì việc trang bị cho các em hpương pháp kĩ năng giải nhanh là rất quan trọng
II. Cơ sở lý luận :
 1. Khái niệm đồng phân.
Đồng phân là những hợp chất khác nhau (khác nhau về cấu trúc dẫn đến khác nhau về tính chất) nhưng có cùng công thức phân tử.
Chú ý: Trong các bài học về cá chất cụ thể của chương trình hóa học THPT chúng ta chỉ xét hiện tượng đồng phân do sự khác nhau về cấu tạo (đồng phân cấu tạo) và sự sắp xếp khác nhau quanh liên kết đôi (đồng phân hình học)
 2. Phân loại đồng phân
	Dựa vào cấu tạo phân tử và vị trí trong không gian có thể phân loại các đồng phân trong chương trình hóa học THPT theo sơ đồ sau:
Đồng phân
Đồng phân cấu tạo
Đồng phân mạch cacbon
Đồng phân hình học
Đồng phân cis
Đồng phân trans
Đồng phân nhóm chức
Đồng phân vị trí nhóm chức
Chú ý: Điều kiện để có đồng phân hình học:
Trong chương trình hóa học THPT chỉ xét hiện tượng đồng phân trong trường hợp hợp có liên kết đôi (C = C)
Điều kiện để có đồng phân hình học:
 	a	 c
 C=C
 	b	 d
 a khác b và c khác d
Nếu nhóm các nhóm thế lớn (lớn về khối lượng, kích thước, mức độ cồng kềnh) nằm về một phía so với liên kết đôi trong mặt phẳng chứa liên kết đôi ta có đồng phân cis. Nếu hai nhóm thế lớn nằm khác phía so với liên kết đôi trong mặt phẳng chứa liên kết đôi ta có đồng phân trans.
Chú ý: Phương pháp xác định đồng phân cis, trans của tài liệu sách giáo khoa hóa học 11 chỉ áp dụng trong phạm vi anken. 
 3. Cách viết đồng phân
Bước 1: Phân loại
Dựa vào thành phần nguyên tố và độ bất bão hòa để xét hợp chất có thể có loại nhóm chức gì.
Chú ý: Độ bất bão hòa (Tổng số liên kết và số vòng (v) trong phân tử): a = + v (một tương đương với một vòng)
Các xác định độ bất bão hòa (không áp dụng cho hợp chất chứa liên kết ion).
- Với hợp chất chỉ có cacbon và hidro (hidrocacbon): với số nguyên tử các bon là n thì số nguyên tử H tối đa là 2n + 2.
- Số hidro của hợp chất giảm so với hidro tối đa là 2a.
- Ngoài hai nguyên tố C, H nếu hợp chất có thêm các nguyên tố khác thì tùy thuộc vào hóa trị của nguyên tố đó mà số nguyên tử H tối đa có thể thay đổi cụ thể như sau:
+ Nếu thêm nguyên tố có hóa trị I. Số hidro tối đa giảm so với hidrocacbon tương ứng bằng số nguyên tử hóa trị I đó.
+ Nếu thêm nguyên tố có hóa trị II. Số hidro tối không thay đổi so với hidrocacbon tương ứng.
+ Nếu thêm nguyên tố có hóa trị III. Số hidro tối đa tăng so với hidrocacbon tương ứng bằng số nguyên tử hóa trị III đó.
+ Nếu thêm nguyên tố hóa trị IV. Số hidro tối đa tăng so với hidrocacbon tương ứng bằng hai lần số nguyên tử hóa trị IV đó.
Từ những điểm nêu trên ta có thể xác định độ bất bão hòa a bằng công thức sau: 	
 a = (số hidro tối đa - số hidro hiện có)/2
Ví dụ: Xác định độ bất bão hòa của hợp chất CxHyOzNtClk
a = [(2x + 2 + t - k) - y]/2
Bước 2: Viết đồng phân cho từng loại
- Với mỗi loại trước hết là viết đồng phân mạch cacbon
- Thay đổi vị trí của liên kết bội( nếu có.)
- Thay đổi vị trí nhóm chức( nếu có).
- Xét đồng phân hình học.
 Trên đây là nguyên tắc chung có thể áp dụng cho nhiều loại chất. Với mỗi loại chất ta có thể thay đổi trật tự hoặc kết hợp các thứ tự trong cách làm trên cho phù hợp.
III. Giải pháp thực hiện: 
 Với các bài tập xác định số lượng đồng phân cấu tạo của các hợp chất no, đơn chức, mạch hở. Đặc biệt với những hợp chất có nhiều nguyên tử cacbon, việc viết công thức cấu tạo các đồng phân để xác định số lượng sẽ mất nhiều thời gian, trong khi thời gian để xác định phương án trong của các câu hỏi trong đề kiểm tra trắc nghiệm không nhiều. 
 Để giải quyết vấn đề này một số tác giả đã đưa ra công thức xác định số đồng phân:
TT
Hợp chất
CT chung
CT tính
Điều kiện
1
Andehit no, đơn chức, mạch hở
CnH2nO
2n-3
2<n<7
2
Cacboxylic no, đơn chức, mạch hở
CnH2nO2
2n-3
2<n<7
3
Ancol no, đơn chức, mạch hở
CnH2n+2O
2n-2
1<n<6
4
Este no, đơn chức, mạch hở
CnH2nO2
2n-2
1<n<5
5
Amin no, đơn chức, mạch hở
CnH2n+3N
2n-1
1<n<5
Sau đây là một vài ví dụ minh hoạ cho công thức trên
Ví dụ 1 : Viết các đồng phân cấu tạo của hợp chất andehit có CTPH là C5H100
 C — C—C—C—CHO
 C— C—C—CHO
 |
 C
 C — C—C — CHO
 | 
 C
 C
	 |	
C — C — CHO
 |
 C
Kiểm tra bằng công thức : 2n-3 = 25-3 = 4
Ví dụ 2 : Viết các đồng phân cấu tạo của hợp chất axit có CTPH là C5H1002
C—C—C—C—COOH 	
C—C—C—COOH
 | 	 
 C 	 	
 C—C—C—COOH	
 | 
 C 
 C
 | 
C—C—COOH 
 |
 C
Kiểm tra bằng công thức : 2n-3 = 25-3 = 4
 Tuy nhiên việc áp dụng công thức trên tồn tại một số nhược điểm; khó nhớ, không linh động trong các hợp chất khác nhau. Việc áp dụng công thức không giúp học sinh thấy được bản chất của hiện tượng đồng phân cấu tạo.
Tôi nhận thấy, số lượng đồng phân cấu tạo của các hợp chất hữu cơ, no, đơn chức, mạch hở đều có điểm giống nhau là được hình thành qua đồng phân của gốc ankyl (CnH2n - 1 - ) giúp học sinh nhận định được điều đó ta có thể giúp học sinh nhanh chóng xác định được số lượng các đồng phân cấu tạo của các hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở thường gặp trong chương trình.
Với mức độ học sinh THPT thường liên quan đến các gốc ankyl có từ 1 đến 5 nguyên tử cacbon. Vì vậy để học sinh nắm được bản chất của phương pháp mà tôi đề cập, cần giúp học sinh viết thành thạo đồng phân của các gốc ankyl có từ 1 đến 5 nguyên tử cacbon. Cụ thể là:
Gốc ankyl có 1 đến 2 nguyên tử cacbon chỉ có 1 cấu tạo duy nhất tương ứng là: CH3- , CH3- CH2 - .
Gốc ankyl có 3 nguyên tử cacbon có 2 cấu tạo tương ứng là
 ; .
Gốc ankyl có 4 nguyên tử cacbon có 4 cấu tạo tương ứng là:
Gốc ankyl có 5 nguyên tử cacbon có 8 cấu tạo tương ứng là:
Tổng kết số đồng phân của một số gốc ankyl:
Số lượng cacbon
Công thức
Số đồng phân
1,2
CH3- , C2H5 - 
1
3
C3H7 - 
2
4
C4H9 - 
4
5
C5H11 - 
8
Chú ý: Ngoài ra với các hợp chất chứa một vòng benzen cần lưu ý trường hợp, khi trên vòng bezen có 2 nhóm thế, có 3 đồng phân cấu tạo (octo, meta, para) tạo nên từ sự thay đổi vị trí tương đối của 2 nhóm thế đó. 
Ví dụ các đồng phân của xilen
(o - xilen); (m xilen); (p - xilen)
Ví dụ áp dụng:
Ví dụ 1: Xác định số lượng các chất là đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H9Cl.
	Hướng dẫn:
- a = 0, có một nguyên tử Cl, vậy đây là dẫn xuất monoclo no, mạch hở
	- Công thức cấu tạo các đồng phân được tạo nên khi đính gốc C4H9 - với nguyên tử Cl => số đồng phân cấu tạo = số đồng phân của C4H9 - = 4
Ví dụ 2: Xác định số lượng các chất là đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C5H12O.
	Hướng dẫn:
	- a = 0, có một nguyên tử oxi, vậy đây là ancol hoặc ete no, đơn chức, mạch hở
	- Với ancol: Số đồng phân cấu tạo bằng số đồng phân của C5H11 - = 8.
	- Với ete: có dạng ROR’ (vai trò của R, R’ là như nhau). Số đồng phân cẩu tạo được tạo nên bởi sự thay đổi số lượng cacbon trong R, R’ và thay đổi cấu tạo của R, R’ (bằng số lượng đồng phân cấu tạo của gốc ankyl tương ứng).
	C1OC4: có 4 đồng phân tạo ra bởi gốc C4H9 - 
	C2OC3: Có 2 đồng phân tạo ra bởi gốc C3H7 - 
	Vậy số đồng phân cấu tạo là ete = 6
	Đ/Á: Tổng số đồng phân cấu tạo của C5H12O = 14.
Ví dụ 3: Xác định số lượng các chất no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C5H10O.
	Hướng dẫn:
- a = 1, có một nguyên tử oxi, vậy đây là andehit hoặc xeton no, đơn chức, mạch hở
- Với andehit: Dạng C4CHO có số đồng phân cấu tạo bằng số đồng phân của gốc C4H9 - = 4.
- Với xeton: Dạng RCOR’ (Vai trò của R và R’ là như nhau), số đồng phân cấu tạo tạo nên bởi sự thay đổi số lượng nguyên tử cacbon trong R, R’ và sự thay đổi cấu tạo của R, R’ (bằng số đồng phân gốc ankyl tương ứng).
C1COC4: có 4 đồng phân tạo ra bởi gốc C4H9 - 
C2COC3: Có 2 đồng phân tạo ra bởi gốc C3H7 - 
Vậy số đồng phân cấu tạo là xeton = 6
	Đ/Á: Tổng số đồng phân cấu tạo của C5H10O = 10.
Ví dụ 4: Xác định số lượng các hợp chất hữu cơ đơn chức là đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C6H12O2.
	Hướng dẫn:
	- a = 1, có 2 nguyên tử oxi, vậy đây là axit cacboxylic hoặc este no, đơn chức, mạch hở
	- Với axit cacboxylic: Dạng C5COOH số đồng phân cấu tạo bằng số đồng phân của C5H11 - = 8.
	- Với este: có dạng RCOOR’ (vai trò của R, R’ là khác nhau). Số đồng phân cẩu tạo được tạo nên bởi sự thay đổi số lượng cacbon trong R, R’ và thay đổi cấu tạo của R, R’ (bằng số lượng đồng phân cấu tạo của gốc ankyl tương ứng, R có thể là nguyên tử H).
	HCOOC5: có 8 đồng phân tạo ra bởi gốc C5H11 - (R’)
C1COOC4: có 4 đồng phân tạo ra bởi gốc C4H9 - (R’)
	C2COOC3: Có 2 đồng phân tạo ra bởi gốc C3H7 - (R’)
	C3COOC2: Có 2 đồng phân tạo ra bởi gốc C3H7 - (R)
	C4COOC1: có 4 đồng phân tạo ra bởi gốc C4H9 - (R)
	Vậy số đồng phân cấu tạo là ete = 20
	Đ/Á: Tổng số đồng phân cấu tạo của C6H12O2 = 28.
Ví dụ 5: Xác định số lượng các chất là đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H11N.
	Hướng dẫn:
	- a = 0, có một nguyên tử nitơ, vậy đây là amin no, đơn chức, mạch hở
	- Số đồng phân cấu tạo được tạo ra do sự thay đổi bậc, thay đổi số lượng nguyên tử cacbon trong các gốc và sự thay đổi cấu tạo của các gốc (bằng số lượng đồng phân cấu tạo của gốc ankyl tương ứng).
	Bậc 1: Dạng C4N: có 4 đồng phân tạo ra bởi gốc C4H9 - 
	Bậc 2: Dạng RNHR’ (vai trò R, R’ là như nhau)
C1NC3: Có 2 đồng phân tạo ra bởi gốc C3H7 - 
C2NC2: Có 1 đồng phân
Bậc 3: Dạng RNR’R” (vai trò R, R’, R” là như nhau)
C1NC1C2: Có 1 đồng phân 
	Đ/Á: Tổng số đồng phân cấu tạo của C4H11N = 8.
IV. MỘT SỐ CÂU HỎI TNKQ VỀ ĐỒNG PHÂN CẤU TẠO 
	Với phương pháp trên ta có thể áp dụng vào việc xác định các đồng phân cấu tạo của các hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở trong các bài học: Dẫn xuất halozen, ancol, ete, andehit, xeton, axit cacboxylic, este, amin. Trên cơ sở đó có thể mở rộng ra với nhiều loại hợp chất khác.
Câu 1. Xác định số lượng các chất là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử là C4H9Cl?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	 	D. 6.
Câu 2. Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C5H12O là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 12.	 	B. 13.	C. 14.	 	D. 15.
Câu 3. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là ancol bậc II có cùng công thức phân tử: C6H14O?
A. 3.	B. 4.	C. 5.	 	D. 6.
Câu 4. Khi phân tích thành phần một ancol đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân là ancol ứng với công thức phân tử của X là:
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 5. Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 2. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 1.
Câu 6. Khi thực hiện phản ứng tách nước với một ancol X thấy chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 7. Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C5H10O phản ứng được với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng là:
A. 4	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 8. Số đồng phân có cùng công thức phân tử C5H10O2 có phản ứng với dung dịch NaHCO3 là:
	A. 3.	B. 4.	 	C. 5.	D. 6.
Câu 9. Cho hợp chất hữu cơ đơn chức X có công thức phân tử là C4H8O2. Số đồng phân của X là:
	A. 8.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 10. Số đồng phân este của C5H10O2 là:
	A. 6.	B. 7.	C. 8.	D. 9.
Câu 11. Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng được với NaOH?
A. 6. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 2.
Câu 12. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:
A. 6. 	B. 4. 	C. 5. 	D. 2.
Câu 13. Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
A. 4	B. 5	C. 8	D. 9
Câu 14. Số đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C3H9N là: 	
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 15. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C4H11N?	
A. 5 	B. 6 	C. 7 	D. 8
Câu 16. Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N là đồng phân cấu tạo của nhau?	A. 3. 	B. 5. 	C. 6. 	D. 7. 
Câu 17. Số đồng phân cấu tạo là amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là: 	
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 18. Có bao nhiêu amin bậc hai là đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C5H13N ?	
A. 4. 	B. 5. 	C. 6. 	D. 7.
Câu 19. Hợp chất X không no mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hoá thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X (không kể đồng phân hình học):	
A. 4. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 20. Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là:
A. 8 	B. 7	C. 5	D. 4
V. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠMPHẠM VI ÁP DỤNG GIỜ LÊN LỚP Ể ĐẢM BẢO TRONG 45 PHÚT LÊN LỚP GIÁO VIÊN CUNG CẤP ĐÚNG, ĐỦ IỜ LÊN LỚP. ẾT SỨC KHÓ KHAƯN_______
Sau khi học sinh đã được rèn luyện thông qua 20 câu trắc nghiệm trên,tôi tiến hành kiểm tra 15 phút ở 2 lớp khác nhau ( 12B9 và 12B10) với cùng một hệ thống câu hỏi về xác định đồng phân cấu tạo .
 Đề bài
Câu 1. Xác định số đồng phân cấu tạo của các chất có công thức phân tử C3H7Cl?
	A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 2. Số đồng phân cấu tạo là ancol ứng với công thức phân tử C3H8O?
	A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 3. Ứng với công thức phân tử là C4H10O có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là ancol?
	A. 6.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 4. Tổng số đồng phân cấu tạo là andehit ứng với công thức phân tử C4H8O
	A. 2.	B. 6.	C. 3.	D. 5.
Câu 5. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là axit cacboxylic ứng với công thức phân tử C4H8O2?
	A. 3.	B. 2.	C. 5.	D. 7.
Câu 6. Tổng số đồng phân cấu tạo là axit cacboxylic có công thức phân tử C5H8O2:
	A. 4.	B. 3.	C. 7.	D. 6.
Câu 7. Xác định số lượng đồng phân cấu tạo là este có công thức phân tử C3H6O2?
	A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 8. Số đồng phân cấu tạo là este có công thức phân tử là C4H8O2?
Câu 9. Ứng với công thức phân tử C5H10O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là este?
	A. 15.	B. 11.	C. 16.	D. 5.
Câu 10. Xác định số đồng phân cấu tạo là ancol bậc hai ứng với công thức phân tử C5H12O?
	A. 3.	B. 2.	C. 5.	D. 8.
Câu 11. Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H10O là
	A. 4.	B. 2.	C. 6.	D. 7.
Câu 12. Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH?
	A. 6.	B. 4.	C. 8.	D. 2.
Câu 13. Ứng với công thức phân tử C5H10O2 Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là hợp chất hữu cơ đơn chức có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 14. Xác định số lượng các hợp chất hữu cơ đơn chức là đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử: C6H12O2?
	A. 8.	B. 12.	C. 20.	D. 22.
Câu 15. Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
A. 4	B. 5	C. 8	D. 9
C. KẾT LUẬN
I. Kết quả nghiên cứu: 
Kết quả của bài kiểm tra 15 phút.
Bảng : Thống kê tỷ lệ điểm của bài kiểm tra.
Lớp
sĩ số
< 5
5, <8
8
12B9
47
10(21.3%)
28(59.6%)
9 (19.1%)
12B10
42
11(26.2%)
23(54.8%)
8 (19.0%)
	Qua thống kê ở bảng tôi nhận thấy đề tài đã có tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh xác định nhanh số lượng đồng phân cấu tạo của phân tử hợp chất hữu cơ. giúp học sinh làm bài tập nhanh hơn, chính xác hơn. Đặc biệt phương pháp giúp nhiều học sinh khả năng viết công thức cấu tạo yếu vẫn có thể làm được những bài tập đơn giản.
II. Những ý kiến đề xuất: 
Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng ‘’ đổi mới quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học “ là tạo điều kiện đảm bảo cho việc ‘’dạy thật, học thật , kiểm tra thật , đánh giá thật’’ , để làm được như vậy thì mỗi một giáo viên chúng ta phải thường xuyên đổi mới phương pháp , phải học hỏi , phải cọ sát nhằm tìm ra phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh mình đang dạy va đồng thời cũng phải phù hợp với hình thức kiểm tra ,thi	
Đối với tôi , muốn giúp học sinh làm bài nhanh nhưng không phải rập khuôn , không làm mất đi
bản chất của vấn đề thì trước hết tôi phải phân tích từ từ ,logic , chứng minh cho học sinh thấy 
những kết luận ,những phương pháp là hoàn toàn phù hợp ,chứ không phải áp đặt. Tiếp đến tôi cho học sinh làm bài tập tự luận để một lần nữa hiểu rõ bản chất sau đó kiểm chứng bằng cách làm nhanh , dần dần “ mưa lâu thấm đất” , sau đó các em sẽ hoàn toàn làm theo cách nhanh để phù hợp với hình thức kiểm tra trắc nghiệm như hiện nay nhung hoàn hoàn không mất đi bản chất ,đặc thù của môn học . 
 Trên đây là suy nghĩ của riêng tôi , những phương pháp của riêng tôi . Tôi rất mong được sự đóng
góp của quý thầy cô trong tổ cũng như trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
 Hương Trà , ngày 28 tháng 04 năm 2011
 Người viết SKKN
 Nguyễn Thị Bích Đào
Nhận xét đánh giá của Hội đồng SKKN Trường

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan