Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng tranh minh họa trong dạy học bộ môn Ngữ văn 6
“Văn học là nhân học” Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ có tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra ỵêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết gắn học với hành gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
Khánh Hưng là một xã nghèo nằm trong chương trình 135 được sự ưu tiên mọi mặt của chính phủ, phần lớn học sinh sống trên địa bàn nằm trên kênh rạch đường xá đi lại khó khăn điều kiện kinh tế của đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp, ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên kinh tế gặp không ít khó khăn. Chất lượng đầu vào thấp làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó nhận thức của phụ huynh học sinh còn hạn chế ít quan tâm đến con em mình, phần lớn thiết bị dạy học kém chất lượng cũng làm giảm tính hiệu quả của giờ dạy.
Trong những năm qua, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn 6 Trường THPT Khánh Hưng. Bản thân tôi luôn phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh theo tinh thần đổi mới. Một phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học đó là việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn ngữ văn 6.
Với tinh thần “Bám sát sách giáo khoa, lấy sách giáo khoa là phương tiện dạy học cơ bản” tôi đã cố gắng phát huy tối đa phương tiện dạy học này, ngoài ra Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cũng đã hỗ trợ thêm một số bức tranh, còn các phương tiện khác như: phiếu thảo luận, sơ đồ, biểu bảng tự giáo viên chuẩn bị. Để có được các phương tiện dạy học bổ sung buộc giáo viên phải tự làm, sáng chế như: bảng phụ, giấy khổ to, vẽ thêm tranh minh họa
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH MINH HỌA TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN 6 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ “Văn học là nhân học” Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ có tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra ỵêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lý thuyết gắn học với hành gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Khánh Hưng là một xã nghèo nằm trong chương trình 135 được sự ưu tiên mọi mặt của chính phủ, phần lớn học sinh sống trên địa bàn nằm trên kênh rạch đường xá đi lại khó khăn điều kiện kinh tế của đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông nghiệp, ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên kinh tế gặp không ít khó khăn. Chất lượng đầu vào thấp làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó nhận thức của phụ huynh học sinh còn hạn chế ít quan tâm đến con em mình, phần lớn thiết bị dạy học kém chất lượng cũng làm giảm tính hiệu quả của giờ dạy. Trong những năm qua, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn 6 Trường THPT Khánh Hưng. Bản thân tôi luôn phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh theo tinh thần đổi mới. Một phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học đó là việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn ngữ văn 6. Với tinh thần “Bám sát sách giáo khoa, lấy sách giáo khoa là phương tiện dạy học cơ bản” tôi đã cố gắng phát huy tối đa phương tiện dạy học này, ngoài ra Bộ Giáo Dục & Đào Tạo cũng đã hỗ trợ thêm một số bức tranh, còn các phương tiện khác như: phiếu thảo luận, sơ đồ, biểu bảng tự giáo viên chuẩn bị. Để có được các phương tiện dạy học bổ sung buộc giáo viên phải tự làm, sáng chế như: bảng phụ, giấy khổ to, vẽ thêm tranh minh họa Từ những vấn đề trên tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với nhan đề là: “Phương pháp sử dụng tranh minh họa trong dạy học bộ môn ngữ văn 6”. PHẦN II : NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 - Đặc điểm: Bộ môn Ngữ văn 6 có đặc thù riêng nó khác với các bộ môn khác ở chỗ: Học sinh cảm nhận văn bản chủ yếu bằng ngôn từ trong văn bản. Tranh minh họa chỉ là một phương tiện hỗ trợ cho quá trình tiếp nhận văn bản ở học sinh. Tuy nhiên, tranh minh họa cũng rất cần thiết đối với việc giảng dạy. Nó góp phần tạo nên sự hứng thú trong học tập ở học sinh và giúp cho học sinh tiếp thu tri thức một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả hơn. 2 - Thực trạng Năm học 2008-2009, tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 Trường THPT Khánh Hưng. Mới bước đầu làm quen với phương pháp mới, tôi đã cố gắng nhưng còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng các phương tiện dạy học. Bộ Giáo dục & Đào tạo có cấp cho nhà trường một số bức tranh minh họa. Còn lại những phương tiện khác thì tự giáo viên chuẩn bị. Việc sử dụng tranh minh họa của tôi trong các tiết dạy mới chỉ dừng lại ở việc quan sát tạo tâm thế hứng thú học tập của học sinh, hơn nữa có một số tiết dạy không có tranh riêng mà chỉ có tranh trong sách giáo khoa. Qua một năm học tôi nhận thấy học sinh chưa cảm nhận được sâu sắc văn bản bằng ngôn từ mà phải có tranh minh hoạ. Vì vậy kênh hình phải được khai thác triệt để hơn. 3 - Các biện pháp sử dụng tranh minh họa: 3 . 1 Giáo viên phải có sự chuẩn bị: Để tiết dạy đạt được mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng, chu đáo. Đối với việc sử dụng tranh minh họa, giáo viên phải biết rõ Bộ Giáo dục & Đào tạo có cấp tranh cho văn bản đó không, trong sách giáo khoa có hình vẽ không? Nếu có thì giáo viên có thể sử dụng nếu không thì giáo viên tự phải thuê vẽ hoặc tự vẽ thêm tranh minh họa. Giả sử phải vẽ thêm tranh minh họa cho bài dạy thì yêu cầu bức tranh phải có nội dung phù hợp có ý nghĩa giáo dục cao, tránh tình trạng tranh không đúng với chủ đề bài giảng , gây cảm giác hoang mang ở học sinh trong khi sử dụng hoặc làm học sinh khó hiểu. Như vậy sự chuẩn bị của giáo viên là rất cần thiết trước khi lên lớp dạy. Ví dụ: khi dạy văn bản “Treo biển” chúng ta có thể vẽ một bức tranh minh họa nói về nội dung của cái biển trong từng lần thay đổi. 3 . 2 Cần sử dụng tranh đúng thời điểm (đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung). Việc sử dụng tranh cần kết hợp linh hoạt với hệ thống câu hỏi. Trong quá trình phân tích văn bản giaùo viên cần đưa tranh minh họa để bổ sung, khắc sâu kiến thức. Nhưng cũng cần lưu ý tránh tình trạng đưa tranh liên tục làm cho học sinh có cảm giác lan man. Khi đưa tranh cho học sinh quan sát trả lời ý cần khai thác xong cần cất tranh ngay. Cũng có thể đưa tranh khi đã phân tích đầy đủ nội dung, ý nghĩa văn bản để học sinh mở rộng, liên hệ kiến thức, đồng thời cũng có thể vừa phân tích kênh chữ vừa phân tích kênh hình. Ví dụ khi dạy tiết 31 bài 8 văn bản: “Cây bút thần” tôi đã chuẩn bị 3 bức tranh do Bộ Giáo dục & Đào tạo cấp. (1: Mã Lương vẽ cá, chim. 2: Mã Lương vẽ cho người nghèo. 3: Mã Lương vẽ cho vua). Khi bước vào phân tích văn bản tôi treo bức tranh thứ nhất lên bảng cho học sinh quan sát rồi nêu câu hỏi. Giáo viên: Em hãy cho biết Mã Lương ham học vẽ như thế nào? Học sinh: Khi đi kiếm củi Mã Lương dùng que vạch xuống đất để vẽ chim, dùng tay nhúng xuống nước để vẽ cá. Giáo viên: Tại sao Mã Lương có được năng khiếu đó? Học sinh: Vì Mã Lương vẽ giỏi và say mê học vẽ. Khi giảng xong nội dung đó, tôi cất bức tranh thứ nhất đi, đến nội dung thứ hai tôi treo bức tranh thứ hai lên để học sinh quan sát rồi nêu câu hỏi. Giáo viên: Em hãy cho biết Mã Lương đang vẽ những gì cho người nghèo? Học sinh: Vẽ cày, vẽ cuốc, đèn, xô múc nước Giáo viên: Tại sao Mã Lương không vẽ những vật quý như: Vàng, bạc, đá quý ? Học sinh: Vì cuốc, cày là những công cụ lao động tạo ra của cải vật chất. Giảng xong nội dung thứ hai tôi cất bức tranh đó đi và treo bức tranh thứ ba lên cho học sinh quan sát rồi đặt câu hỏi: Giáo viên: Mã Lương đang vẽ những gì? Cảnh tượng Mã Lương vẽ ra sao? Học sinh: Mã Lương vẽ thuyền biển cho vua đi chơi. Trên biển sóng cuồn cuộn làm thuyền của vua bị chao đảo. Tôi treo lại bức tranh thứ hai và nêu yêu cầu cho học sinh thảo luận. Giáo viên: Em hãy so sánh và cho biết thái độ của Mã Lương đối với người nghèo, đối với nhà vua? Qua đó cho ta biết gì về phẩm chất của Mã Lương? Học sinh: + Bức tranh thứ hai: Mã Lương rất vui hạnh phúc khi vẽ cho người nghèo. + Bức tranh thứ ba: Mã Lương căm giận bọn thống trị đang ra tay trừng trị bọn chúng. Phẩm chất của Mã Lương: Mã Lương là người thông minh, yêu quý người nghèo, căm nghét bọn thống trị tham lam độc ác . Giáo viên: Em hãy cho biết tình cảm của em đối với Mã Lương ? Học sinh : Khâm phục,yêu quý . Giáo viên: Qua nhân vật Mã Lương em rút ra được bài học gì? Học sinh: Phải cố gắng chăm chỉ học tập tốt để trở thành người công dân tốt của xã hội. 4 - Kết quả: Trong năn học 2008-2009, với việc áp dụng cách sử dụng tranh minh họa như trên tôi đã thấy có sự khác biệt trong nhận thức của học sinh. Số học sinh hứng thú học: 95% Số học sinh tìm ra được phẩm chất của Mã Lương: 85% Số học sinh rút ra được bài học cho bản thân: 98% Trên đây là một kết quả khả quan trong quá trình thực hiện của bản thân tôi. PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 - Kết luận: Qua các tiết dạy tôi nhận thấy việc sử dụng tranh minh họa muốn đạt được hiệu quả tối ưu cần phải có sự linh hoạt trong quá trình sử dụng. Tùy từng văn bản mà ta áp dụng cho đúng lúc. đúng chỗ. Việc sử dụng tranh minh họa sẽ tạo tâm thế học tập hứng thú ở học sinh, tạo cho tiết dạy sinh động, không nhàm chán. Đồng thời giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản. Việc sử dụng tranh minh họa là cả môt quá trình tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo của bản thân người giáo viên. Là một giáo viên nên cần học hỏi nhiều hơn ở đồng nghiệp, vì vậy tôi rất mong được sự góp ý của Ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. 2 - Đề xuất, kiến nghị 2. 1/ Đối với phụ huynh: - Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều thời gian cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc của gia đình. - Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách, định hướng tình cảm, bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có điều kiện thuận lợi trong việc bộc lộ và phát triển cảm xúc. - Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn văn để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình. 2 . 2/ Đối với Phòng giáo dục - Tổ chức hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn trong từng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìn ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn văn. - Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, đặt biệt là đầu tư công nghệ thông tin để hỗ trợ cho giaùo viên giảng dạy môn văn. 2 . 3/ Đối với địa phương - Quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh Internet và các điểm dịch vụ không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. - Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời cho hoạt động dạy và học. Khánh Hưng, ngày 10 tháng 04 năm 2009 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Mai Bé Tùng
File đính kèm:
- SKKN - MAI BE TUNG.doc