Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hoạt động nhóm kích thích học sinh chủ động tìm tòi, hứng thú trong giờ học môn Sinh học

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài

1. Lý do khách quan

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông (THPT) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa (SGK), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá

 

doc28 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 3947 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp hoạt động nhóm kích thích học sinh chủ động tìm tòi, hứng thú trong giờ học môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bài tập nhưng theo thứ tự khác nhau, vì thế vào bất kỳ thời điểm nào ta cũng có các nhóm tiến hành các hoạt động khác nhau; nhưng đến cuối giờ các nhóm đều thực hiện xong phần việc của mình. Phương pháp này cho phép tiến hành được các bài tập có đòi hỏi giáo cụ và đồ dùng thí nghiệm nhưng không đủ cho cả lớp.
	Ví dụ: Có 3 nhóm A, B, C. Trong ma trận thứ nhất có 3 bài tập và thời lượng như nhau; ma trận thứ 2 có thể dùng 5 bài tập trong đó có bài tập 1 có thời gian dài gấp đôi các bài tập khác.
Nhóm
Bài tập
A
1
2
3
B
2
3
1
C
3
1
2
 Ma trận 1: 3 bài tập có cùng thời lượng và thời gian quay vòng là sau 10 phút 
Nhóm
Bài tập
A
1
1
2
3
4
5
B
2
3
4
5
1
1
C
4
5
1
1
2
3
 Ma trận 2: Bài tập1 kéo dài 10 phút, các bài tập khác kéo dài 5 phút. Thời gian quay vòng cũng sau 10 phút 
V. Các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm 
	1. Làm việc theo cặp 2 học sinh (Pairwork)
	Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực. Nhóm này thường được sử dụng khi giao cho HS chấm bài, sửa bài cho nhau (qua phiếu học tập, qua các bài tập lựa chọn trong sách giáo khoa...).Ưu điểm của hình thức tổ chức này là không mất thời gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được HS làm việc cùng nhau.
Mô hình nhóm 2 học sinh
	2. Làm việc theo nhóm 4-5 học sinh hoặc 7-8 học sinh (Group work)
	Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình huống do giáo viên nêu ra. 
	Có 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau (nhưng cùng 1 chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác. Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. Hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thường dùng cho những bài học có dung lượng không lớn.
 Mô hình nhóm 4-5 học sinh
	3. Nhóm chuyên gia hay nhóm chuyên sâu (JigsawII)
	Ở đây, tổ chức các nhóm có tính luân chuyển. Trước hết, giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm (nhóm xuất phát hay nhóm gốc). Nhóm gốc gồm những học sinh có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu về những thông tin đầy đủ, trong đó mỗi học sinh được phân công tìm hiểu một phần của các thông tin đó. Sau đó lập nhóm chuyên sâu (nhóm chuyên gia). Nhóm chuyên gia tập hợp những học sinh ở trong những nhóm xuất phát khác nhau có cùng chung một nhiệm vụ tìm hiểu sâu một phần thông tin.
	Như vậy, một học sinh sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm xuất phát và cùng làm việc, trao đổi kỹ ở nhóm chuyên sâu và sau đó lại trở về nhóm xuất phát để trình bày kết quả về các thông tin mình đã thu thập được.
 Nhóm chuyên sâu 	Nhóm chuyên sâu 
AA
AA
BB
BB
CC
CC
A B
C D
DD
DD
	Nhóm xuất phát
	Nhóm chuyên sâu 	 Nhóm chuyên sâu
	Ưu điểm của nhóm chuyên gia là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ do tất cả các thành viên của nhóm đảm nhận chứ không phải chỉ do một học sinh khá giỏi đảm nhận. Mỗi học sinh sẽ nắm một mảng thông tin để lắp ghép thành một thông tin hoàn chỉnh và sẽ không có một học sinh nào đứng ngoài hoạt động của lớp học.
	4. Nhóm kim tự tháp (Pyramid)
	Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bài học. Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập. Sau đó ghép 2 học sinh thành một cặp để các học sinh chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến các cặp sẽ tập hợp thành nhóm 8, nhóm 16Cuối cùng cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Như vậy, bất kỳ ý kiến cá nhân nào cũng đều dựa trên ý kiến của số đông.
	Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ, mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các định nghĩa, khái niệm, công thức đã học trong một chương.
Mô hình nhóm kim tự tháp
	5. Hoạt động trà trộn (Mingling Activities)
	Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các học sinh cảm thấy thích thú, năng động hơn. Đối với các học sinh yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ. Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi hoạt động trà trộn là bảng “trưng cầu ý kiến” và “khảo sát ý kiến” của tập thể. Hoạt động này thường được dùng trong phần mở đầu của tiết học nhằm “khởi động” hoặc kích thích nhận thức của học sinh trước khi học bài mới.
Mô hình hoạt động trà trộn
VI. Một số thực nghiệm sư phạm về kiến thức thuộc chương trình sinh học 10 được thiết kế dạy học theo nhóm
1. Thiết kế hình thức tổ chức dạy học theo nhóm 2 HS
- Ví dụ : Kiến thức Cấu trúc và đặc tính hoá lí của nước (bài 03) 
I. Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
 - Nêu được cấu trúc và đặc tính hoá lí của nước. Nhận biết được trạng thái các liên kết hiđrô trong nước đá và nước thường.
II. Nội dung chính:
 - Cấu trúc: Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hoá trị.
- Đặc tính vật lí: ở nhiệt độ bình thường: chất lỏng không màu trong suốt; nhiệt độ thấp ( 00C): rắn; nhiệt độ cao ( 1000C): khí.
- Đặc tính hoá học: có tính phân cực ( qua liên kết hiđrô ).
+ Nước đá: các liên kết hiđrô luôn bền vững
+ Nước thường: các liên kết hiđrô luôn bị bẽ gảy
III. Tổ chức: Hoạt động nhóm 2 HS, thảo luận nội dung phiếu học tập học tập sau:
	Phiếu học tập :
 - Quan sát hình 3.1 SGK trang 16 cho biết cấu trúc và đặc tính hoá lí của nước.
 - Quan sát hình 3. 2 SGK trang 16, em hãy phân tích để chỉ ra trạng thái các liên kết hiđrô trong nước đá và nước thường. Cho biết hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá ở trong tủ lạnh?
2. Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm 4-5 HS hoặc 7-8 HS:
- Ví dụ : Kiến thức các cấp tổ chức của thế giới sống
I. Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
 - Hiểu được thế giới sống là một hệ thống mở có tổ chức phức tạp theo cấp bậc lệ thuộc
 - Phân biệt được các cấp độ tổ chức của hệ thống sống
 - Giải thích được sự đa dạng và thống nhất giữa các cấp tổ chức
 - Vẽ được sơ đồ các cấp tổ chức sống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
II. Nội dung chính:
* Đặc điểm nổi bậc của sự sống là có tổ chức phức tạp gồm nhiều cấp độ: Các cấp độ đó là: Tế bào ,Cơ thể ,Quần thể ,Loài ,Quần xã , Hệ sinh thái -Sinh quyển
1. Cấp tế bào: 
 - Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống
 - Thành phần chính: màng sinh chất, chất tế bào và nhân
 - Thành phần cấu tạo nên tế bào: các phân tử; các đại phân tử; các bào quan.
2. Cấp cơ thể:
 - Cơ thể đơn bào
 - Cơ thể đa bào: tế bào, mô,cơ quan, cơ thể
Như vậy: Cơ thể là một thể thống nhất, gồm nhiều cấp độ tổ chức nhưng hoạt động rất hoà hợp và thống nhất nhờ có sự điều hoà, điều khiển chung. Do đó, cơ thể thích nghi được với môi trường sống thay đổi.
3. Cấp quần thể:
 - Quần thể bao gồm các cá thể trong cùng một loài tập hợp với nhau trong mối quan hệ sinh sản và đó chính là cơ sở của tiến hoá dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
 - Loài là đơn vị phân loại của sinh giới, sự phân bố địa lý của tất cả các cá thể thuộc các quần thể nếu có khả năng giao phối hữu thụ sẽ thuộc về một loài
4. Cấp quần xã:
 - Quần xã là cấp tổ chức gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong một vùng địa lý nhất định.
 - Trong tổ chức quần xã có: + Tương tác giữa các cá thể trong quần xã
 + Tương tác giữa các quần thể trong quần xã
5. Hệ sinh thái- sinh quyển:
 - Hệ sinh thái là hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm một quần xã sinh vật và nơi sống của quần xã
 - Sinh quyển: Khoảng không gian trên trái đất có các cơ thể sống cư trú và các hệ sinh thái hoạt động
III. Tổ chức: Hoạt động nhóm 4-5 HS (Hoạt động trao đổi). 
	Phiếu học tập 1: (nhóm 1)
 - Em hãy đọc thông tin SGK trang 6 và cho biết thành phần cấu tạo nên tế bào và thành phần chính của tế bào?
- Tại sao nói cấp độ tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản của sự sống?
- Các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, các siêu cấu trúc như các màng bào quan có phải là vật chất sống không? Tại sao không xếp chúng vào các cấp tổ chức của sự sống?
Phiếu học tập 2: (nhóm 2)
- Bằng những hiểu biết của mình, em hãy cho biết vì sao cơ thể sinh vật thích nghi được với môi trường sống thay đổi?
- Em hãy tìm các ví dụ về cấp tổ chức cơ thể, dưới cơ thể và hoàn chỉnh sơ đồ sau: 
 Tế bào ® ------- ® ------- ® cơ thể
- Nếu mô cơ tim, quả tim cũng như hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể chúng có hoạt động, bơm máu và tuần hoàn máu được không? Tại sao?
 - Em hãy kể tên và chức năng 1 số mô, cơ quan, hệ cơ quan mà em biết?
 	Phiếu học tập 3: (nhóm 3)
- Tìm ví dụ về quần xã? Khái niệm quần xã?
- Vì sao ở cấp quần xã sinh vật giữ được mức cân bằng?
- Hãy sắp xếp tên các quần xã tương ứng theo nhiều cách gọi:
 + Theo địa điểm phân bố
 + Theo chủng loại phát sinh
 + Theo dạng sống
 + Theo loài hay nhóm sinh vật SV ưu thế
 Quần xã tương ứng
a.Quần xã(QX) thực vật ven hồ, QX động vật hoang mạc
b.QX SV đồng cỏ, QX cây bụi, QX sồi dẻ
c. QX SV bãi triều, QX SV núi đá vôi
d. QX SV nổi, QX SV tự bơi
	Phiếu học tập 4: (nhóm 4)
 - Em hãy đọc thông tin trong SGK và cho biết, tại sao nói quần thể là đơn vị sinh sản và tiến hóa? Cho ví dụ về quần thể? Có nhận xét gì về các cá thể trong quần thể?
 - Em biết gì về đơn vị phân loại loài?
 - Quần thể có tương ứng bằng loài không? Vì sao?
	Phiếu học tập 5: (nhóm 5 )
- Tìm ví dụ về hệ sinh thái? Khái niệm hệ sinh thái?
- Cho biết cấp độ tổ chức sống cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống là gì? Vì sao?
3. Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm kim tự tháp:
- Ví dụ : Kiến thức Cấu trúc và chức năng của ADN (bài 6)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
 - Giải thích và phân tích được thành phần hoá học của 1 nuclêotit và sự cấu thành nên axit nuclêic
 - Giải thích được mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của ADN
II. Nội dung chính:
 1. Nuclêic- đơn phân của ADN:
 - Có 4 loại nuclêôtit (hình vẽ 6.1 trang 27 SGK)
 - Thành phần 1 nuclêôtit: Bazơ nitơ, đường đêôxiribôzơ, nhóm photphat
 2. Cấu trúc và chức năng của ADN:
 - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (mỗi đơn phân là một nuclêôtit) nên thực hiện được chức năng mang thông tin di truyền
 - Cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được bảo quản tốt và truyền đạt được thông tin di truyền qua quá trình tự nhân đôi, phiên mã.
III. Tổ chức: Hoạt động nhóm kim tự tháp đối với Phiếu học tập học tập sau:
 Phiếu học tập 
 - Quan sát hình 6.1 SGK trang 27, em hãy cho biết (nhóm 2 HS)
 + Có mấy loại nuclêôtit, là những loại nào? Thành phần của nuclêôtit?
 + Các nuclêôtit cấu thành nên axit nuclêic bằng cách nào?
 - Vì sao tên gọi của các loại nuclêôtit chính là tên của bazơ nitric? Vì sao axit nuclêic có nghĩa là axit nhân? (nhóm 4 HS)
 - Quan sát hình 6.1 SGK trang 27, em hãy mô tả cấu trúc phân tử ADN và cho biết tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng? (nhóm 8 HS)
- Vì sao ADN có được chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền? (Hoặc ADN có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?) (Nhóm 16 HS)
4. Thiết kế hình thức dạy học theo nhóm chuyên gia:
Ví dụ : Kiến thức Cacbohiđrat (bài 4)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong kiến thức này, HS phải:
 - Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa có trong các cơ thể sinh vật và phân biệt được các loại đường này
 - Nêu được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
II. Nội dung chính:
 * Cacbon hiđrat: Là hợp chất hữu cơ đơn giản chỉ chứa 3 loại nguyên tố, công thức cấu tạo chung: Cn(H2O)n và được chia thành các loại: Monosaccarit, disaccarit, polisaccarit.
 1. Monosaccarit:
 - Công thức cấu tạo phân tử: C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch thẳng và mạch vòng
 - Có tính khử mạnh
 - Vai trò: + Tham gia tạo axit nuclêic (đường ribôzơ và đường đêôxiribôzơ)
 + Nguồn năng lượng của tế bào (glucôzơ, fructôzơ và galactôzơ)
 2.Disaccarit:
 - CTCTPT: C12H22O11 
 - Được tạo thành từ 2 phân tử monosaccarit
III. Tổ chức: Hoạt động nhóm chuyên gia
Đặt vấn đề: Từ công thức cấu tạo chung của gluxit: Cn(H2O)n , em hãy cho biết vì sao gluxit được gọi là cacbohiđrat?
 -Quan sát hình 4.1 SGK trang 20 tìm hiểu xem saccarit có mấy nhóm chính?
Tiếp tục phân HS vào các nhóm gốc và cho hoạt động nhóm chuyên gia đối với phiếu học tập giao việc 1, 2, 3.
	Phiếu học tập 1:
 - Kể tên các loại đường đơn em biết? Các loại đường này có gì khác biệt nhau trong cấu trúc?
 -Vì sao đường đơn còn được gọi là đường khử?
 - Em cho biết vai trò của các loại đường đơn? (có trong các loại thực phẩm nào?)	
Phiếu học tập 2: 
 - Phân biệt monosaccarit với disaccarit?
- Kể tên các loại đường đôi mà em biết, chúng có trong các loại thực phẩm nào?
- Vai trò của đường đôi?
 	Phiếu học tập 3:
- Đường phức được hình thành như thế nào? Kể tên các đường phức mà em biết?
- Chức năng của đường phức?
	Phiếu học tập 4: (Phát cho HS sau khi HS trở về nhóm gốc)
- So sánh đường đôi và đường đơn?
- Đường phức có gì khác với đường đôi và đường đơn?
5. Thiết kế hình thức dạy học theo kiểu hoạt động trà trộn
Ví dụ 1: Kiến thức Các nguyên tố hoá học của tế bào (bài 3)
I. Mục tiêu: Sau khi học kiến thức này, HS phải:
 - Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống
 - Trình bày được tính thống nhất về vật chất giữa giới vô cơ và giới hữu cơ
II. Nội dung chính:
 1. Những nguyên tố cơ bản của tế bào: O, C, H, N, Ca, P, K, S, Cl, Na, Mg, Fe...
 - Những nguyên tố này có những tính chất lý hoá phù hợp với cơ thể sống và các nguyên tố cấu trúc nên cơ thể sống có bản chất hoá học hoàn toàn giống với các nguyên tố đó ở ngoài tự nhiên
III. Tổ chức: Hoạt động trà trộn để thực hiện nội dung học tập sau:
Phiếu học tập
1. Em hãy kể tên các nguyên tố hoá học mà em biết? Có khoảng bao nhiêu nguyên tố cấu thành nên cơ thể sống?
2. Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguyên tố nhưng chỉ có chừng đó nguyên tố cấu thành nên cơ thể sống?
3. Tại sao các tế bào khác nhau nhưng lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định?
4. Các nguyên tố cấu trúc nên cơ thể sống có giống với các nguyên tố ở ngoài tự nhiên không? Qua đó ta rút ra kết luận gì?
VII. Những bài học khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo viên phải hướng dẫn kĩ cách làm việc theo nhóm ngay từ lần đầu tiên và cho học sinh nhận biết vai trò và trách nhiệm của bản thân trong nhóm. 
- Theo dõi và phân nhóm phù hợp và phù hợp với nội dung bài học 
- Giao việc phải phù hợp với trình độ của học sinh, việc không quá dễ cũng không quá khó với khả năng học sinh.
- Lắng nghe ý kiến của các nhóm, luôn có biện pháp động viên, khen thưởng và ngược lại kịp lúc.
- Tùy theo khả năng và sức học của từng lớp học mà giao việc hợp lí.
C. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết quả
1. Thực trạng ban đầu của công việc đã làm trước khi có sáng kiến
Trước khi có sáng kiến hình thức hoạt động nhóm tôi cho học sinh làm đó là những bài tập nhỏ, chưa có tính chủ động, sáng tạo, tự chiếm lĩnh kiến thức, còn mang tính hình thức, mờ nhạt và chưa thấy rõ khả năng kết hợp giữa các thành viên trong nhóm, các em chưa có sự hợp tác chặt chẽ, các nhóm chưa có sự thúc đẩy nhau để đạt được kết quả tốt nhất cho nhóm mình, đôi khi chỉ có một vài thành viên trong nhóm làm việc, thời gian cho các nhóm làm việc ngắn, bài làm khá đơn giản Nói chung hình thức thực hiện nhóm trước đây mang nặng tính hình thức chưa phát huy tốt khả năng hợp sức và giúp đỡ nhau cùng học tập.
Phương pháp dạy và học hoạt động theo nhóm là mới với đa số giáo viên THPT.
Có khuynh hướng hình thức, lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy và học, hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy và học càng đổi mới.
2. Kết quả đã đạt được của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tôi mạnh dạn áp dụng hình thức học nêu trên nhiều hơn thì kết quả rất khả quan, qua hình thức cho học sinh học tập trên tôi nhận thấy nó đã đem đến cho lớp học của tôi kết quả như sau:
- Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn sinh học THPT theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
- Hình thành thói quen sử dụng SGK ở học sinh.
- Lật ngược và khắc sâu vấn đề.
- Dần cá biệt hoá đối tượng.
- Cả lớp → thoải mái
- Cá nhân → tự giác, linh động, sáng tạo, phát triển khả năng diễn đạt, khả năng giao tiếp, mạnh dạn tự tin hơn.
- Nhóm → hợp tác thích nghi, giúp đỡ trách nhiệm, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức.
- Học sinh tập trung, thi đua, vui vẻ, tích cực, thân thiện, cởi mở, hứng thú trong giờ học môn sinh học.
- Tiết học nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động hơn, học sinh có cảm giác như được vui chơi giữa giờ học ngay trên lớp.
- Giáo viên có nhiều cơ hội lắng nghe ý kiến học sinh, học sinh có nhiều cơ hội lắng nghe ý kiến của nhau.
3. Khả năng áp dụng 
- Với những điều trình bày trên theo tôi có thể áp dụng cho các bài trong SGK sinh học THPT, thậm chí có thể mạnh dạn áp dụng cho bộ môn và khối lớp khác.
- Ngoài ra, đề tài còn có thể là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn đồng nghiệp.
4. Hạn chế
- Hơi tốn thời gian cho các nhóm trình bày, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn xác khi nhận xét các nhóm, đầu tư cho học sinh thông thạo với cách làm việc theo nhóm ban đầu hướng dẫn khá công phu.
- Sự thành công của bài học phụ thuột vào việc lựa chọn phương pháp nhằm đạt hiệu quả cao, phụ thuộc vào trình độ, nghệ thuật sư phạm, lòng nhiệt tình, vốn sống của giáo viên.
- Đối với mỗi loại kiến thức có những yêu cầu riêng cần đạt và những phương pháp thích hợp mà giáo viên biết vận dụng trong điều kiện cụ thể giúp học sinh sáng tạo, chủ động khi tiếp thu kiến thức có hiệu quả.
II. Kiến nghị
GV và cán bộ quản lí trường THPT cần nắm được những yêu cầu và quy trình đổi mới các phương pháp dạy và học, đặc biệt cán bộ quản lí chịu trách nhiệm trực tiếp việc này cần quan tâm và đặc vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở đúng tầm của nó trong sự phối hợp các hoạt động tồn diện của nhà trường. Ban Giám hiệu cần trân trọng ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên và cúng cần thiết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp, với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học ở địa phương, làm cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được mở rộng và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy và học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại.
Trên đây là những kinh nghiệm chủ quan mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy với kết quả khách quan, là một kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻ nhưng tôi hi vọng nó cũng giúp cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy và đó cũng là ý kiến của cá nhân tôi nên chắc chắn khi trình bày sáng kiến này nhất định còn hạn chế và sẽ không được trọn vẹn nếu không có sự góp ý chân thành của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm, tôi mong được sự giúp đỡ của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm. Xin chân thành cám ơn quí Hội đồng !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để tiến hành đề tài này tôi dựa trên một số tài liệu:
1. Một số tài liệu mang tính chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục 
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sinh.
3. Lý luận dạy học sinh học phổ thông.
4. Ngô Thị Thu Dung (2001). Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp. Tạp chí giáo dục, (3), tr 21-22.
5. Nguyễn Thị Hồng Nam (2002). Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm. Đại học Cần Thơ.
6. Spencer Kagan, Ph.D (1985). Cooperative Learning. Kagan Cooperative Learning, San Juan Capistrano, CA.

File đính kèm:

  • docSKKN_Phuong_phap_hoat_dong_nhom_kich_thich_hoc_sinh_chu_dong_tim_toi_hung_thu_trong_gio_hoc_mon_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan