Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giúp học sinh tự học tự nghiên cứu
Thế kỷ 21 với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn tồn tại đều phải học, học suốt đời. Vì thế năng lực học tập của con người phải được nâng lên mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học biết “Học cách học” và người dạy biết “Dạy cách học”. Như vậy thầy giáo phải là “Thầy dạy việc học, là chuyên gia của việc học”.
Ngày nay dạy cách học đã trở thành một trong những mục tiêu đào tạo, chứ không còn chỉ là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm, giải quyết nhanh, sáng tạo và hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đưa ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của các nhân, gia đình và cộng đồng, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà được đặt ra như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Mặt khác, để thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bộ giáo dục và đào tạo chủ trương áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra và thi cử. Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra kiến thức chính xác khách quan. Thông qua các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm các em học sinh có dịp củng cố khắc sâu các kiến thức đã học trong sách giáo khoa, đồng thời nó giúp thầy và trò điều chỉnh việc dạy và học nhằm đạt kết quả cao hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC TỰ NGHIÊN CỨU A. CẤU TRÚC ĐỂ TÀI Sáng kiến kinh nghiệm được trình bày các phần như sau: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do khách quan 2. Thực trạng II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 2. Những thuận lợi khó khăn trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài: a. Thuận lợi: b. Khó khăn: 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề a.Phương pháp nghiên cứu a.1. Về lý luận: a.2. Về thực tiễn: a.3. Phạm vi nghiên cứu: b. Yêu cầu đối với giáo viên: c. Yêu cầu đối vơi học sinh d. Yêu cầu đối với phụ huynh học sinh 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 5. Kiến nghị III. KẾT LUẬN B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lý do khách quan: Thế kỷ 21 với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn tồn tại đều phải học, học suốt đời. Vì thế năng lực học tập của con người phải được nâng lên mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học biết “Học cách học” và người dạy biết “Dạy cách học”. Như vậy thầy giáo phải là “Thầy dạy việc học, là chuyên gia của việc học”. Ngày nay dạy cách học đã trở thành một trong những mục tiêu đào tạo, chứ không còn chỉ là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm, giải quyết nhanh, sáng tạo và hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đưa ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của các nhân, gia đình và cộng đồng, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà được đặt ra như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Mặt khác, để thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bộ giáo dục và đào tạo chủ trương áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra và thi cử. Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra kiến thức chính xác khách quan. Thông qua các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm các em học sinh có dịp củng cố khắc sâu các kiến thức đã học trong sách giáo khoa, đồng thời nó giúp thầy và trò điều chỉnh việc dạy và học nhằm đạt kết quả cao hơn. Thực trạng: @Thực tế qua giảng dạy bộ môn hoá học bậc THCS cho thấy : Học sinh chưa nắm được các định luật, các khái niệm cơ bản về hoá học, chưa hiểu được đầy đủ ý nghĩa định tính và định lượng của ký hiệu, công thức và phương trình hoá học. Hóa học là một môn học thực nghiệm kết hợp lý thuyết, thực tế về việc giải các bài tập hóa học đối với học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn vì đây là môn học học sinh mới tiếp cận. Nhiều học sinh chưa biết cách giải bài tập hoá học, lí do là học sinh chưa nắm được phương pháp chung để giải hoặc thiếu kĩ năng tính toán . Tuy nhiên đó chưa đủ kết luận học sinh không biết gì về hoá học, mà còn do những nguyên nhân khác, khiến phần lớn học sinh khi giải bài tập thường cảm thấy khó khăn lúng túng. Các kỹ năng như xác định hoá trị, lập công thức và phương trình hoá học còn yếu và chậm. Chưa được quan tâm đúng mức hoặc phổ biến hơn là ít được rèn luyện. Do đó học sinh có khả năng giải được các bài tập nhỏ song khi lồng ghép vào các bài tập hoá học hoàn chỉnh thì lúng túng, mất phương hướng không biết cách giải quyết. Câu hỏi hoặc bài tập do giáo viên đưa ra, chưa đủ kích thích tư duy của học sinh, chưa tạo được những tình huống giúp học sinh phát hiện và giải quyết được vấn đề. Hs chöa coù kyõ naêng khaùi quaùt hoùa kieán thöùc, ghi nhôù kieán thöùc moät caùch maùy moùc, thaùi ñoä yeâu thích boä moân chöa cao. Với suy nghĩ và trong thực tiễn làm công tác giảng dạy, tôi soạn thảo sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp giúp học sinh tự học tự nghiên cứu”, nhằm giúp các em phát hiện và giải quyết những vấn đề mình chưa nắm rỏ hoặc chưa hiểu, để từ đó các em củng cố vững chắc các kiến thức lý thuyết và tự hoàn thiện các kỹ năng phân tích, rèn luyện cho các em kỹ năng nhạy bén khi chọn câu trả lời đúng trong các bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận. Cũng như rèn luyện các em kỹ năng suy luận quy nạp, yeâu thích boä moân. Hy vọng với chút ít kinh nghiệm được rút kết từ bản thân, cộng với những kinh nghiệm học hỏi được qua đồng nghiệpsẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân tình của quý đồng nghiệp để chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn trong nghề nghiệp. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Dạy học nêu vấn đề là một hình thức có hiệu quả để nâng cao tính tích cực tư duy của học sinh, đồng thời gắn liền hai mặt kiến thức và tư duy. Tư duy của học sinh thường bắt đầu từ vấn đề mới lạ, đòi hỏi phải được giải quyết, nghĩa là tư duy của học sinh bắt đầu hoạt động, khi các em có thắc mắc về nhận thức, lúc đó tư duy sẽ mang tính chất tích cực tìm tòi phát hiện và từ đó học sinh sẽ có hứng thú cao với vấn đề nghiên cứu. Học tập sẽ không có kết quả cao, nếu không có sự hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, nếu các em không tập trung chú ý vào vấn đề nghiên cứu, nếu không có lòng ham muốn, nhận thức điều chưa biềt. Dạy học nêu vấn đề góp phần đáng kể vào việc hình thành ở học sinh nhân cách, có khả năng sáng tạo thực sự, góp phần vào việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh. Muốn phát triển được trí thông minh, cần cho các em luyện tập, tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức một cách sâu sắc và có hệ thống. Dạy học nêu vấn đề giúp cho học sinh không chỉ nắm được tri thức, mà còn nắm được cả phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Dạy học nêu vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù phương pháp dạy học, nó đòi hỏi đổi mới nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong mối quan hệ thống nhất. Dạy học nêu vấn đề dùng “Vấn đề ” làm điểm kích thích và làm tiêu điểm cho hoạt động học tập của học sinh, thường bắt đầu từ những vấn đề đặt ra, hơn là từ sự trình bày kiến thức, nó tạo điều kiện để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thông qua giải quyết những vấn đề đặt ra, được sắp xếp một cách logic và được lấy từ nội dung bài học và sự hỗ trợ của giáo viên. 2. Những thuận lợi khó khăn trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài: Thuận lợi: Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ như: Bảng phụ, bút lông bảng. Bảng từ ( trang bị cho tất cả các phòng học). Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong nhà trường . Mạng Internet đã cung cấp được rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử. Khó khăn: Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian truy cập mạng Internet để tìm thông tin cho bài dạy. Thời gian thực hiện chuyên đề quá ít, khảo sát học sinh chưa mang tính chất đại trà. Phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho môn Hóa học thật sự hiệu quả thì rất hiếm cũng ít người biết đến, mới chỉ có một số ít người biết sử dụng các phần mềm đó. - Riêng môn hóa học còn mới mẻ đối với các em => việc lĩnh hội kiến thức mới của các em còn nhiều bất cập. - Đa số PHHS làm ruộng lam lũ với đồng án nên ít quan tâm đến việc học tập của con em mình. - Trường, lớp và cơ sở vật chất còn thiếu, chưa có các phòng chức năng riêng biệt (phòng thực hành, thí nghiệm, phòng bộ môn, ) nên việc phục vụ cho nhu cầu giảng dạy chưa được đáp ứng. - HS còn nghỉ học theo mùa. - HS chưa ý thức cao trong việc tự học. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề a.Phương pháp nghiên cứu a.1. Về lý luận: · Vận dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn Hóa học. · Lý thuyết về dạy học tích cực. · Đánh giá một tiết dạy, và sự nắm bài của học sinh khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm. a.2. Về thực tiễn: Đề tài được nghiên cứu theo hướng khảo sát thực nghiệm, dựa trên ý tưởng “Tiết dạy tốt là tiết dạy giải quyết tốt các mối liên hệ, tương tác giữa 3 thành tố cấu thành lớp học” Thầy Trò Bài học Trong đó, sự tương tác giữa Trò (người học) với Bài dạy (tri thức) dễ đem đến cho người học sự hiểu biết sâu và bền vững về bài dạy (tri thức). Từ đó để người học lĩnh hội tốt tri thức thì việc tự học, tự nghiên cứu bài học ở nhà góp phần vô cùng quan trọng, nên tôi đề ra sáng kiến giúp học sinh tự học tự nghiên cứu bằng cách: “trong quá trình nghiên cứu bài học những vấn đề học sinh chưa hiểu hoặc nắm rỏ, học sinh sử dụng viết khác màu để gạch dưới chân hoặc sử dụng dấu chấm hỏi”. Nếu qua quá trình nghiên cứu những tài liệu khác học sinh giải quyết được thì rất tốt, hoặc có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè hoặc thầy cô. Vấn đề học sinh vướng mắc được giải quyết, nên ghi phần trả lời vào mẫu giấy nhỏ và dán ngay vào trang phần kiến thức mà các em chưa hiểu. Sau cùng học sinh có thể xóa phần gạch chân hoặc dấu chấm hỏi, nhưng tốt nhất học sinh nên dùng viết chì gạch nhẹ lên phần đã thông hiểu a.3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề học sinh vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào học tập từ đó khảo sát kết quả học tập của học sinh có tiến bộ hay không?! b. Yêu cầu đối với giáo viên: - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự học, tự tìm tòi tham khảo tài liệu, sách báo, internet, dự giờ trao đổi các đồng nghiệp về chuyên môn, cách thức tiếp cận học sinh. Làm cho học sinh nhận rõ tầm quan trọng của việc học môn hóa học có ích như thế nào đối với cuộc sống và tương lai chúng ta. - Giúp học sinh có phương pháp học môn hóa học có hiệu quả như: kỹ năng làm một số thí ngiệm thực hành, đọc sách, cách tóm tắt một số dạng bài tập, cách viết phương trình hóa học. Nếu có điều kiện thì cho học sinh quan sát một số tài liệu trên tranh ảnh, trên máy,. Trên cơ sở đó các em phân loại kiến thức thành các phần để các em tự học và tự củng cố thêm. - Sưu tầm một số tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo để nghiên cứu và biên soạn một số bài tập theo các chủ đề và cho học sinh làm các bài tập từ dễ đến khó để học sinh nắm được kiến thức một cách theo trình tự của bộ môn. - Bên cạnh đó tạo cơ hội cho các em hỏi ngay những vấn đề chưa hiểu ở trên lớp hoặc có thể trao đổi riêng, để các em rõ hơn về trình độ nhận thức và nguyện vọng của từng em và phân công các em khá, giỏi giúp đỡ các bạn học yếu hơn trong lớp để cùng tiến bộ. - Luôn kiểm tra đánh giá sự nhận thức của các em, có nhận xét đánh giá khen, chê kịp thời. Đây là khâu quan trọng nhằm khích lệ các em thi đua học tập. c. Yêu cầu đối vơi học sinh - Nhận thức rỏ tầm quan trọng, vị trí của môn hóa học, có long say mê học tập, yêu mến bộ môn, có phương pháp học tập ở nhà cũng như ở trên lóp. - Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của giáo viên đề ra, hoàn thành nhiệm vụ của người học: “Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài”, học đi đôi với hành, luôn luôn chuẩn bị sẵn những bài tập giáo viên giao cho,. sưu tầm mua thêm một số tài liệu tham khảo nâng cao kiến thức bộ môn. Tích cực làm thí nghiệm, thực hành để bản thân được củng cố thêm một số hiện tượng trong thực tế. d. Yêu cầu đối với phụ huynh học sinh - Gia đình giám sát thời gian biểu của học sinh. - Gia đình là nền tảng tinh thần đối với sự phát triển của mỗi học sinh, là nguồn động lực to lớn để mỗi học sinh yên tâm học tập. Do đó việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần của mỗi gia đình là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của học sinh. - Tạo góc học tập cho con em mình. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm - Học sinh nhiệt tình ủng hộ tiết học sôi nỗi, có hiệu quả. - Phong trào học tập của lớp đi lên. - Chất lượng giáo dục của học sinh có tiến bộ. 5. Kiến nghị - Tạo điều kiện cơ sở vật chất ( tài liệu, phòng thực hành thí nghiệm, phương tiện dạy học, hóa chất,) - Đào tạo đội ngũ cán bộ phụ tá thí nghiệm. - Có chế độ thích hợp đối với giáo viên dạy hóa học khi làm thí nghiệm thực hành. KẾT LUẬN Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn đạt kết quả cao thì các điều kiện sau đây đóng vai trò quyết định: Một là cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của bộ môn. Hai là đội ngũ giáo viên phải được trang bị đầy đủ, đúng đắn về nhận thức và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Ba là học sinh xác định đúng động cơ học tập, có thái độ, hành vi học tập tốt, yêu thích môn học. Hướng mở của đề tài Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, theo suy nghĩ của bản thân tôi nếu được mở rộng và áp dụng vào bộ môn năng khiếu nói riêng và môn học nói chung thì kết quả đạt được sẽ như mong đợi của những người làm giáo dục. Trên đây là những kinh nghiệm và những kết quả đạt được trong những năm học vừa qua khi áp dụng nội dung đề tài này của bản thân. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong khi viết đề tài, nhưng chắc sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp ý kiến và sự thông cảm của người đọc. Thủ trưởng đơn vị nhận xét và xác nhận Người viết
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem.doc