Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường Trung học Phổ thông chuyên Phan Bội Châu

Thực trạng

Với lợi thế của trường chuyên, đặc biệt là lợi thế về chất lượng đội ngũ và

năng lực của học sinh, từ nhiều năm nay, trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã

triển khai nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Điển hình là các lớp

chuyên Sinh đi trải nghiệm ở Rừng quốc gia Cúc Phương, Pù Mát; các lớp chuyên

Hóa đi trải nghiệm ở Nhà máy Sữa Vinamilk; các lớp chuyên Sử đi trải nghiệm tại

các di tích, danh thắng. Ngoài ra, đáng chú ý là hoạt động trải nghiệm thông qua

hình thức các Câu lạc bộ: Câu lạc bộ Văn học dân gian, Câu lạc bộ Tiếng Anh,

Câu lạc bộ Tiếng Pháp Những hoạt động ấy đã góp phần hỗ trợ việc thực hiện

nhiệm vụ dạy và học của giáo viên, học sinh nhà trường.

Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan

Bội Châu những năm trước vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau đây:

- Thứ nhất là hạn chế về số lượng. Tần suất các hoạt động trải nghiệm quá ít,

thưa thớt. Trung bình một năm học toàn trường chỉ có khoảng 7-10 hoạt động.

- Thứ hai, về cơ bản, việc quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn lỏng

lẻo. Từ lãnh đạo nhà trường, Đoàn trường, các tổ chuyên môn đến các lớp và từng

cá nhân giáo viên phần lớn chưa có kế hoạch cụ thể và dài hơi về việc tổ chức các

hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Nhìn đại thể, các hoạt động trải

nghiệm sáng tạo diễn ra khá tùy hứng, thiếu kế hoạch. Mặt khác, việc quản lý tài10

chính chưa nhất quán, nhiều trường hợp phó thác cho giáo viên và phụ huynh học

sinh.

- Thứ ba, chất lượng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn hạn chế. Phần

lớn mới dùng ở trải nghiệm chứ chưa có sáng tạo, thậm chí nhiều hoạt động trải

nghiệm chỉ là các chuyến du lịch trá hình. Ngoài ra, các hoạt động ấy chủ yếu do

giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và phụ huynh tổ chức, học sinh chưa phát

huy được vai trò chủ thể của hoạt động.

- Thứ tư, hình thức tổ chức các hoạt động còn đơn điệu, nhàm chán, chưa

phong phú, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh.

- Thứ năm, nhận thức về hoạt động trải nghiệm còn phiến diện, dẫn đến việc

phần lớn chỉ chú trọng tổ chức các hoạt động dã ngoại,khá cồng kềnh, tốn kém,

chưa chú ý tổ chức các hoạt động trong khuôn viên nhà trường.

- Thứ sáu, công tác đánh giá, rút kinh nghiệm qua các hoạt động trải nghiệm

chưa được quan tâm. Vì thế, khâu cuối cùng của hoạt động trải nghiệm là khái quát

hóa về nhận thức, đúc rút kinh nghiệm, kỹ năng chưa được thực hiện, hiệu quả của

hoạt động trải nghiệm bị hạn chế.

- Thứ bảy, công tác thi đua khen thưởng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

hầu như chưa được quan tâm, chưa trở thành tiêu chí đánh giá giáo viên và học

sinh. Vì thế, ít nhiều làm giảm động lực và khát vọng sáng tạo của thầy và trò, của

tập thể nhà trường.

pdf36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường Trung học Phổ thông chuyên Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền 
thống lịch sử, đồng thời góp phần tạo môi trường để các em hiểu nhau hơn. Các 
lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham 
quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các nhà máy, xí 
nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng 
25
Hàng năm, nhà trường phối hợp với Hội phụ huynh tổ chức cho học sinh 
tham quan, chăm sóc các di tích lịch sử (Nhà thờ cụ Phan Bội Châu, Di tích 
Truông Bồn), tổ chức các chuyến dã ngoại Rừng Quốc gia Pù Mát, Rừng Cúc 
Phương.
3.5.3. Hoạt động nhân đạo
Hoạt động nhân đạo thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương và trách nhiệm 
của học sinh trước những con người còn khó khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo, 
học sinh biết thêm cuộc sống của người nghèo, nỗi buồn của trẻ em mồ côi, người 
tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc 
biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống... để kịp thời 
giúp đỡ, giúp họ phần nào khắc phục khó khăn, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình 
cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các 
em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho 
học sinh biết chia sẻ, cảm thông, biết yêu thương và trách nhiệm với mọi người. 
Đồng thời, thông qua hoạt động nhân đạo, học sinh cũng được nâng cao nhận thức 
về chính bản thân, biếttrân trọng hạnh phúc, trân trọng những giá trị bình dị của 
cuộc sống; biết tiết kiệm, tránh lãng phí
Đây là hoạt động rất ý nghĩa nhưng cũng đầy nhạy cảm, cần có sự hướng dẫn 
chu đáo của giáo viên. Khi tổ chức hoặc hỗ trợ học sinh tham gia các hoạt động 
thiện nguyện, ngoài những lưu ý chung đối với hoạt động trải nhiệm, chúng tôi đặc 
biệt chú ý tới một số vấn đề sau:
- Điểm đến của hoạt động: phải tìm hiểu kỹ càng, để trao tấm lòng đúng 
người, đúng đối tượng. Việc trao quà hoặc hỗ trợ sai đối tượng không những làm 
cho hoạt động trở nên vô nghĩa mà còn làm mất niềm tin của người trao và tạo nên 
sự ỷ lại hoặc sự mặc cảm của người nhận.
- Nguồn tài chính: có nhiều phương thức huy động tài chính để hỗ trợ hoặc tổ 
chức các hoạt động, trong đó, chúng tôi đặc biết chú trọng đến việc động viên học 
sinh tiết kiệm chi tiêu hoặc dùng những suất học bổng, những phần thưởng của 
mình để tặng quà cho những người kém may mắn hơn. Điều này, vừa tạo động lực 
cho các em cố gắng trong học tập và sinh hoạt, vừa là hình thức truyền lửa cho 
những người được nhận quà. Rất nhiều học sinh vùng cao, học sinh có hoàn cảnh 
khó khăn đặc biệt xúc động khi được nhận quà từ những suất học bổng hoặc phần 
thưởng của học sinh trường Phan. Ngoài ra, chúng tôi còn tăng cường việc huy 
động sách, vở, đồ dùng học tập hoặc quần, áo, xe đạp cũ của học sinh để làm quà. 
Điều này vừa giáo dục các em ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, vừa tạo ra mối dây 
khăng khít hơn giữa người tặng và người được tặng bởi những món quà chứa đầy 
kỷ niệm. Kết thúc năm học, học sinh nhà trường thường tổ chức góp sách cũ, phân 
loại, sửa sang, bọc và đóng gói thành từng bộ sách để tặng cho học sinh một số 
trường vùng sâu, vùng xa như trường THPT Quế Phong.
26
- Nội dung hoạt động: trừ một số tình huống đặc thù, còn thường thì khi tổ 
chức các hoạt động thiện nguyện, chúng tôi không chỉ thực hiện mục tiêu giải 
quyết những khó khăn trước mắt cho những người kém may mắn và giáo dục học 
sinh, mà thường tích hợp với việc hướng tới những mục tiêu lâu dài. Đồng thời, 
chúng tôi quan tâm lựa chọn những nội dung phù hợp với điều kiện, năng lực, sở 
trường của học sinh. Với việc xác định rõ thế mạnh của học sinh nhà trường là tri 
thức, phương pháp học tập, chúng tôi tăng cường các hoạt động hỗ trợ học tập đối 
với học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Những hoạt động 
này không đòi hỏi nhiều về điều kiện tài chính, dễ tổ chức nhưng rất ý nghĩa. Với 
suy nghĩ đó, trong nhiều năm qua, học sinh nhà trường đã tổ chức chương trình “Vì 
tiếng cười trẻ thơ”, trong đó có một nội dung hoạt động là hướng dẫn, hỗ trợ và 
dạy các em làng trẻ SOS học tập.
- Phương thức tổ chức hoạt động: ông cha ta từng di huấn “Của cho không 
bằng cách cho”. Văn hóa từ thiện đang là một vấn đề nóng trên các diễn đàn gần 
đây, có lẽ phần lớn cũng bắt đầu từ những bất ổn trong “cách cho”của một số 
người, một số tổ chức.Ý thức được điều đó, chúng tôi rất mực quan tâm đến 
phương thức tổ chức hoạt động từ thiện. Các hoạt động tặng quà thường được khéo 
léo kết hợp với các hoạt động giao lưu học tập, giao lưu văn nghệ, thể thao Cùng 
với thái độ, cách ứng xử văn minh và tế nhị, phương thức này cũng góp phần tạo 
sự thân thiện, gần gũi giữa người trao và người nhận, hạn chế tạo nên sự tổn 
thương, mặc cảm của những người kém may mắn. 
Trong những năm qua, học sinh trường chuyên Phan Bội Châu đã tổ chức 
nhiều hoạt động nhân đạo có ý nghĩa. Hàng năm, ngoài kế hoạch hành động do nhà 
trường, Đoàn trường, Công đoàn nhà trường triển khai, học sinh đã chủ động tổ 
chức nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa: dạy học cho các em học sinh ở làng trẻ 
SOS; tổ chức vui Tết Trung thu cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ; tặng quà chúc 
mừng những người phụ nữ sống đơn độc nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ủng hộ 
sách vở, quần áo cho trẻ em và tặng quà cho đồng bào vùng cao; tặng quà và chăm 
sóc người khuyết tật
Những hoạt động này mang lại cho học sinh những trải nghiệm quý giá,vừa 
tạo điều kiện giúp học sinh hình thành và phát triển nhiều kỹ năng, năng lực quan 
trọng như tinh thần tự chủ, hoạt động tập thể, kiểm soát tài chính, xây dựng kế 
hoạch Đồng thời góp phần hình thành và phát triển nhiều phẩm chất quý giá như 
lòng nhân ái, tình yêu thương con người và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng 
xã hội. Bên cạnh đó, với sự thấu hiểu hoàn cảnh của những người kém may mắn, 
các em sẽ biết trân quý hơn những giá trị bình dị và quý giá mà mình đang có, biết 
chắt chiu vun đắp, dựng xây và trân trọng hạnh phúc, biết tiết kiệm, tránh lãng 
phí
27
Hình 6. Chương trình “Nắng về trên bản” và “Gánh chữ lên non”
28
Hình 7. Học sinh tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho đồng bào vùng cao
Hình 8. Học sinhtổ chức đón Tết với các em làng trẻ SOS
3.5.4. Hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết 
để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những cá nhân 
và tập thể có tính điển hình, tiêu biểu trong một hoặc một số hoạt động, lĩnh vực 
29
nào đó. Qua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời 
khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. 
Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp trong việc thực hiện 
nhiệm vụ trải nghiệm sáng tạo. Đặc biệt, hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức 
trong mọi điều kiện của lớp, của trường.
Ở trường chuyên Phan Bội Châu trong những năm qua, nhiều hoạt động giao 
lưu đã được tổ chức: giao lưu với cựu học sinh tiêu biểu; giao lưu với các nhà thơ, 
nhà văn (Nguyễn Trọng Tạo, Bùi Vợi); giao lưu với các nhà khoa học (GS. Ngô 
Bảo Châu, GS. Nguyễn Lân Dũng)
 Đặc biệt, nhà trường chủ động tìm kiếm và tạo điều kiện cho học sinh tham 
gia giao lưu tại trại hè quốc tế: trại hè thủ lĩnh Đông Nam Á tại Hoa Kỳ; trại hè 
thanh niên Artek ở LB Nga; trại hè Belarus... 
Hình 9. Học sinh trường Phan Bội Châu 
biểu diễn văn nghệ tại Liên bang Nga Hình 10. Học sinh trường chuyên Phan Bội Châu trong tiết vẽ cây bạch dương 
với học sinh trường Hồ Chí Minh - Liên 
bang Nga
3.5.5. Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho 
học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng 
lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. 
Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện học sinh được hình thành và phát triển 
nhiều kỹ năng, rèn luyện tính tỉ mỉ, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, 
kiên nhẫn; biết cách giao tiếp với cá nhân và tập thể, làm việc nhóm; có khả năng 
làm việc theo nhóm; có sức khỏe và niềm đam mê; biết xử lý tình huống; biết cách 
trình bày vấn đề, có năng lực thuyết phục, thương thảo; biết cách huy động và quản 
30
lý tài chính; nhận thức được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực của 
mình; biết cách thích nghi với hoàn cảnh
Các sự kiện học sinh có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ 
nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng,...; Các buổi triển lãm, buổi giới 
thiệu, hội thảo khoa học, hội diễn nghệ thuật; Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm 
tra thể hình, thể chất của học sinh; Đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu; 
Hoạt động học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật; Hoạt động 
tìm hiểu về di sản văn hóa, về phong tục tập quán; Chuyến đi khám phá đất nước, 
trải nghiệm văn hóa nước ngoài...
Ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu, từ nhiều năm nay, nhà trường đã chỉ 
đạo, tạo điều kiện cho học sinh tổ chức nhiều sự kiện như: Lễ đón chào học sinh 
mới; Lễ chia tay cuối năm của học sinh khối 12; Hội chợ giới thiệu các câu lạc bộ; 
Tổ chức các giải thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cờ vua, văn nghệ; Tổ chức chương 
trình Rung chuông vàng và Đường lên đỉnh Olympia; Câu lạc bộ Văn học dân 
gian; Câu lạc bộ Tiếng Anh; Tiếng Pháp, Tiếng Nga; Đón các đoàn khách quốc tế 
đến tham quan; Ra quân làm sạch môi trường; Hiến máu tình nguyện; Tiếp sức 
mùa thi
Đặc biệt, từ năm học 2020-2021, nhà trường đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ và tạo 
điều kiện cho học sinh tổ chức các lễ chào cờ đầu tuần. Trong các lễ chào cờ, học 
sinh tự xây dựng nội dung giới thiệu về lớp, về khối chuyên; tổ chức các trò chơi, 
các hoạt động văn nghệ, thể thao; tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, các giá trị văn 
hóa; tìm hiểu luật pháp
31
Hình 11. Học sinh tổ chức Giải cờ vua và Rung chuông vàng
Hình 12. Học sinh tổ chức chương trình “Vì tiếng cười trẻ thơ” 
ở Làng trẻ SOS
32
3.6. Làm tốt công tác xã hội hóa, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, 
gia đình và xã hội.
Các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất phong phú: hoạt động câu 
lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội 
thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động 
cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ 
chức các ngày hộiTrong đó, nhiều hoạt động diễn ra với quy mô lớn và ở ngoài 
phạm vi nhà trường, thậm chí ở một địa phương khác. Bên cạnh đó, các hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo thường đòi hỏi nguồn kinh phí khá lớn.
Để giúp các em tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoài sự cố gắng 
của nhà trường, giáo viên và học sinh thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là phụ 
huynh học sinh là vô cùng quan trọng. 
Nhận thức được điều đó, từ nhiều năm qua, lãnh đạo nhà trường cùng tổ, 
nhóm chuyên môn, các tổ chức đoàn thể phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các 
ban ngành đoàn thể địa phương; các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa 
phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động... cùng 
tham gia các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các 
cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu 
chăn nuôi, đồng ruộng đều có thể là địa điểm lý tưởng để học sinh được thực 
hành, trải nghiệm sáng tạo.
Hình 13. Hình ảnh về sự hỗ trợ của cơ quan an ninh trong các hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo của học sinh trường chuyên Phan Bội Châu
33
Đặc biệt, những năm gần đây, nhà trường phối hợp với các tập đoàn, các công 
ty, nhà máy để tìm kiếm sự hỗ trợ về tài lực, nhân lực, vật lực nhằm nâng cao chất 
lượng, hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong năm học 2018 - 2019, 
nhà trường đã tìm kiếm sự hỗ trợ của tập đoàn Vingroup. Hàng tuần, các chuyên 
gia, các nhà khoa học đến từ tập đoàn Vingroup tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho 
giáo viên và học sinh trong CLB STEM. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo 
các tổ/nhóm chuyên môn (đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên) triển khai hoạt 
động dạy học gắn với sản xuất kinh doanh.
4. Kết quả đạt được
Với nhiều giải pháp đồng bộ, với sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo, đặc biệt 
là những đột phá trong công tác quản lý; sự nỗ lực của giáo viên, nhân viên và học 
sinh; sự đồng hành của phụ huynh; sự ủng hộ của cộng đồng xã hội, trong những 
năm qua, hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu có 
nhiều kết quả đáng ghi nhận.
- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về hoạt 
động trải nghiệm đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Từ đó mở rộng trường 
nhìn, tầm nhìn để có những hoạch định và kế hoạch hoạt động tích cực, hiệu quả 
hơn trong hành trình thực hiện mục tiêu xây dựng trường THPT chuyên Phan Bội 
Châu theo mô hình trường tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong giáo 
dục và đào tạo.
- Năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của giáo viên, học sinh 
ngày một phát triển. 100% học sinh nhà trường được tham gia các hoạt động trải 
nghiệm và phần lớn các em có năng lực tổ chức các hoạt động ở mức độ khá và tốt. 
Đội ngũ giáo viên đã thành thục và chủ động, sáng tạo hơn trong việc tổ chức các 
hoạt động trải nghiệm. 
- Số lượng và chất lượng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngày một cao, 
ngày càng đi vào chiều sâu. Ba tiêu chí: Hoạt động - Trải nghiệm - Sáng tạo luôn 
được đảm bảo. 
Nhiều hoạt động có sức lan tỏa rộng lớn, được vận dụng ở nhiều trường 
THPT trên toàn tỉnh: hoạt động của các câu lạc bộ; hoạt động của Đội thanh niên 
tình nguyện; Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc; chương trình phát thanh: Phút thứ 
46...
- Những nỗ lực của thầy và trò đã góp phần phát triển bền vững chất lượng 
giáo dục của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, góp phần quan trọng tạo nên 
một môi trường giáo dục năng động, hiện đại, thay đổi mạnh mẽ diện mạo nhà 
trường và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của giáo viên, phụ huynh, đặc biệt là 
học sinh. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã thực sự góp phần thay đổi cái nhìn 
về trường chuyên Phan Bội Châu, và từ đó góp phần mở trộng trường nhìn về vai 
trò của hệ thống trường chuyên nói chung. Không chỉ là một địa chỉ giáo dục có uy 
34
tín trong việc phát hiện và bồi dưỡnghọc sinh giỏi quốc gia, quốc tế, trường THPT 
chuyên Phan Bội Châu thực sự là một môi trường giáo dục năng động, hiện đại, 
cởi mở. Nơi đó, giáo viên và học sinh có điều kiện để trải nghiệm sáng tạo, thỏa 
mãn đam mê, khát vọng, có điều kiện thuận lợi để tiếp cận, hội nhập với các xu 
hướng giáo dục tiến bộ trên thế giới. 
Với sự đi đầu trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trường THPT chuyên 
Phan Bội Châu tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong việc giáo dục và đào tạo 
nguồn nhân lực cao cho quê hương, đất nước và cộng đồng xã hội. Với kết quả đầu 
ra là những học sinh không chỉ được chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng mà 
còn là những con người giàu khát vọng, dũng cảm bước ra vùng an toàn của bản 
thân để khám phá chính mình và chinh phục những thử thách mới. Nhiều học sinh 
tham gia và đạt kết quả cao trong các sân chơi lớn: vô địch Đường lên đỉnh 
Olympia năm thứ 19; tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế
- Những trải nghiệm qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã giúp nhà 
trường có những bài học kinh nghiệm quý giá, là nền tảng và bệ phóngvững chắc 
để bước vào một giai đoạn mới của GD&ĐT nước nhà, mà trước mắt là việc thực 
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và xây dựng thí điểm trường THPT chất 
lượng cao.
35
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử đã nói:“Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. 
Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Đây được coi là một 
trong những nguồn gốc tư tưởng của giáo dục trải nghiệm, để từ đó dạy học thông 
qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trở thành một mô hình giáo dục phổ biến 
trên thế giới, đã và đang khẳng định sự ưu việt. Mô hình này tạo nên sự phong phú, 
đa dạng về phương pháp giáo dục, tránh nhàm chán, đơn điệu và kích hoạt sự sáng 
tạo, khát khao tìm tòi của học sinh. Ngoài ra, nó còn góp phần hình thành nhiều 
năng lực, phẩm chất của học sinh như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, 
năng lực tự quản lý, năng lực hợptác
Được sự chỉ đạo của UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT Nghệ An, trong những năm 
qua, trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã kịp thời nắm bắt cơ hội, tận dụng thế 
mạnh của một trường chuyên để chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải 
pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Việc tổ chức 
các hoạt động trải nghiệm ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu trong những 
năm qua đã có sự thay đổi cả về lượng lẫn về chất, ngày càng phong phú, đa dạng 
hơn và có sự tác động tích cực hơn tới chất lượng dạy - học của nhà trường. Trong 
đó, điều đặc biệt nhất là đã thay đổi mạnh mẽ sản phẩm của quá trình giáo dục, đó 
là đội ngũ học sinh được chuẩn bị chu đáo, toàn diện hơn cả về kiến thức lẫn năng 
lực, thái độ, trở thành những công dân toàn cầu. 
Từ kinh nghiệm thực tiễn của nhà trường, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải 
giáp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường 
THPT như sau:
- Làm tốt công tác giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức của học sinh, 
giáo viên và phụ huynh về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Xây dựng quy chế, kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động 
trải nghiệm cho giáo viên và học sinh.
- Phát huy vai trò hướng dẫn của giáo viên và tính chủ thể, sáng tạo của học 
sinh.
- Đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Làm tốt công tác xã hội hóa, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia 
đình và xã hội. 
2. Kiến nghị
Trong qua trình triển khai thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng 
tôi đã nhận thấy nhiều bất cập, thách thức đòi hỏi phải được nhìn nhận khách quan 
36
và đầy đủ. Đó là sự không đồng bộ và xuống cấp của hệ thống cơ sở vật chất; quán 
tính truyền thống trong nhận thức của ít nhiều giáo viên và phụ huynh là trở lực 
đáng kể; điều kiện tài chính của nhà trường và gia đình học sinh có lúc chưa đáp 
ứng yêu cầu
Qua đề tài này,chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:
- Đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp 
ứng nhu cầu dạy học hiện đại theo xu hướng hội nhập trong đó có việc triển khai 
dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo xu thếhội 
nhập. Chú trọng cử cán bộ, giáo viên tham gia học tập và dự các hội thảo khoa học 
quốc tế để được trao đổi thảo luận những kết quả nghiên cứu khoa học với các nhà 
khoa học, các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia của cơ sở giáo dục đào tạo 
quốc tế. Có chính sách thu hút, sử dụng hiệu quả học sinh, sinh viên Việt Nam học 
tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp quay trở lại đóng góp xây dựng quê hương, 
trong đó có lĩnh vực GD&ĐT. 
- Xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh 
giá đáp ứng yêu cầu đổi mới. Mong muốn ngành GD&ĐT có những thay đổi đột 
phá trong việc xây dựng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, 
kiểm tra đánh giá các môn học theo tiêu chí phát triển năng lực, để từ đó điều 
hướng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. 
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý các hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu được thực hiệnvới 
rất nhiều cố gắng của các tác giả, nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những sơ 
suất, thiếu sót, những ý kiến mang màu sắc chủ quan. Các tác giả đề tài rất mong 
nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các đồng nghiệp để đề tài được hoàn 
thiện hơn.
 Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả đề tài
Ngô Sỹ Thủy
Nguyễn Thị Giang Chi 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_cac_hoat_dong_trai_nghiem_sang.pdf
Sáng Kiến Liên Quan