Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh các bài toán nguyên phân, giảm phân và thụ tinh sử dụng máy tính cầm tay

Sinh học hiện là một trong những môn học đang được thực hiện kiểm tra, thi (Học kì, Tốt nghiệp, Đại học.) dưới hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Năm học 2007- 2008 là năm đầu tiên, Bộ giáo dục đào tạo đào tổ chức thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay đối với môn Sinh. Năm học 2008- 2009, Sở giáo dục- đào tạo Thanh Hóa đã triển khai thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay ở bốn môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh. Không chỉ của học sinh mà cả giáo viên đều mong muốn học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi, kiểm tra. Tuy nhiên, đối với các em học sinh phổ thông, hiện nay việc giải các bài toán Sinh học đặc biệt là muốn giải nhanh còn đang gặp những khó khăn nhất định.Vậy làm thế nào để khắc phục được những khó khăn đó? Thiết nghĩ, nếu các em nắm chắc kiến thức lí thuyết và phương pháp giải bài tập, biết vận dụng lí thuyết và phương pháp giải các bài tập và đặc biệt là biết sử dụng máy tính cầm tay một cách thành thạo để giải các bài toán thì có thể góp phần giải quyết được vấn đề trên.

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11431 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải nhanh các bài toán nguyên phân, giảm phân và thụ tinh sử dụng máy tính cầm tay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biÕn c¸c k× cña gi¶m ph©n I
C¸c k×
DiÔn biÕn
Trung gian
Gồm các pha như ở nguyên phân.
ADN nhân đôi --> NST nhân đôi ở pha S.
K× ®Çu
Các NST kép xoắn, co ngắn, đính vào màng nhân, sắp xếp định hướng.
Có sự tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp trương đồng và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không phải là chị em do đó đưa đến sự hoán vị gen.
K× gi÷a
Từng cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
K× sau
Hai NST kép trong cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào.
K× cuèi
Hai nhân mới được hình thành. Ở tế bào động vật, tế bào chất thắt lại ở giữa hình thành 2 tế bào con đều chứa bộ NST đơn bội (n) kép.
1.2.2. Giảm phân II
Bảng 4. DiÔn biÕn c¸c k× cña gi¶m ph©n II
C¸c k×
DiÔn biÕn
Trung gian
Diễn ra rất nhanh với hoạt động nhân đôi trung thể.
K× ®Çu
Các NST kép đính trên sợi tơ phân bào.
K× gi÷a
Các NST kép tập trung một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
K× sau
Mỗi NST kép tách ra ở tâm động hình thành hai NST đơn, mỗi NST đơn tiến về một cực của tế bào.
K× cuèi
Các nhân mới được hình thành, tế bào chất phân chia tạo ra các tế bào con.
1.2.3. Kết quả của quá trình giảm phân
Từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua quá trình giảm phân tạo ra 4 tế bào con đều có bộ NST đơn bội (n). Các tế bào con này là cơ sở hình thành giao tử đơn bội:
- Ở động vật đực, 4 tế bào con này sẽ hình thành nên 4 tinh trùng (giao tử đực) đều có khả năng thụ tinh.
- Ở động vật cái, 4 tế bào con này sẽ hình thành 1 trứng (giao tử cái) có khả năng thụ tinh và 3 thể định hướng không có khả năng thụ tinh. 
1.3. Thụ tinh
Là sự kết hợp nhân của giao tử đực với nhân của giao tử cái tạo thnàh hợp tử. Từ hợp tử sẽ sinh trưởng và phát triển thành cơ thể mới.
Sự thụ tinh giúp khôi phục lại bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài.
2. Nắm chắc phương pháp giải toán.
* Để giải nhanh các bài toán và sử dụng được máy tính để giải các bài toán HS phải:
- Xác định được dạng bài tập.
- Biết cách tiến hành một bài giải toán Sinh học.
- Biết cách lập các phương trình, hệ phương trình toán học.
- Sử dụng máy tính để giải các phương trình đó.
- Sử dụng kết quả hoặc chọn đáp án đúng (nếu là thi trắc nghiệm).
* Các dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải:
2.1. Phương pháp giải các bài toán về nguyên phân
2.1.1 Xác định thời gian trong chu kì nguyên phân (NP)
Với tốc độ NP không đổi thì :
+ Thời gian của cả quá trình NP = thời gian của một đợt NP × số đợt NP.
+ Thời gian của một đợt NP= thời gian kì trung gian+ thời gian kì trước+ thời gian kì giữa+ thời gian kì sau+ thời gian kì cuối.
2.1. 2. Xác định số NST, số crômatit, số tâm động của tế bào qua các kì NP
Bảng 5. Các pha của kì trung gian
Các pha
G1
S
G2
Số NST đơn
2n
0
0
Số NST kép
0
2n
2n
Số crômatit
0
4n
4n
Số tâm động
2n
2n
2n
Bảng 6. Các kì nguyên phân
Các kì nguyên phân
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Số NST đơn
0
0
4n
2n
Số NST kép
2n
2n
0
0
Số crômatit
4n
4n
0
0
Số tâm động
2n
2n
4n
2n
2.1.3. Xác định số đợt NP, số tế bào con sinh ra, nguyên liệu môi trường nội bào cung cấp cho quá trình phân bào tương đương số NST hoặc hàm lượng ADN:
* Số đợt NP là k (đ/k : k nguyên, dương)
- Nếu 1 tế bào sau k đợt NP thì:
+ Số tế bào con được tạo ra ở thế hệ tế bào cuối cùng: 2k
+ Tổng số tế bào con được sinh ra trong cả quá trình nguyên phân:
21+ 22+ 23+ 24+... 2k = 2.(2k-1)= 2k+1-2 (áp dụng công thức: Sn= u1. ).
+ Vì trong 1 chu kì NP, NST nhân đôi 1 lần--> số lần nhân đôi của NST bằng số đợt nguyên phân. Do đó, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu tương đương số NST bằng tổng số NST trong các tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng trừ đi số NST có trong tế bào mẹ ban đầu và được tính theo công thức: 2n. 2k- 2n= 2n. (2k- 1).
+ Số NST đơn mới hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường tế bào cung cấp cho quá trình nguyên phân k lần từ một tế bào: Bộ NST của tế bào mẹ ban đầu sẽ được nhân đôi, trong môi NST đó sẽ có một nửa là của mẹ. Do đó, dù ở thế hệ tế bào nào thì số NST đơn mới hoàn toàn do môi trường cung cấp là: 
2n. 2k- 2. 2n= 2n. (2k- 2).
- Nếu quá trình NP xảy ra ở a tế bào ban đầu, các tế bào NP với số lần bằng nhau và bằng k lần thì:
+ Số tế bào con được tạo ra: a.2k
+ Môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu cho quá trình NP tương đương số NST:
a. 2n. (2k- 1).
- Nếu quá trình NP xảy ra ở a tế bào nhưng số lần NP của các tế bào không bằng nhau; trong đó x tế bào NP k1 lần, y tế bào NP k2 lần:
+ Tổng số tế bào con sinh ra: 
x. 2k1+ y. 2k2
+ Nguyên liệu môi trường cung cấp tương đương số NST đơn:
x .2n.(2k1- 1)+ y.2n.( 2k2- 1).
2.1.4. Xác định số thoi vô sắc được hình thành và bị phá hủy trong quá trình NP:
Mỗi tế bào NP cho ra 2 tế bào con thì có 1 thoi phân bào được hình thành và cũng bị phá hủy sau đó. Số thoi phân bào được hình thành và bị phá hủy trong quá trình NP k lần từ một tế bào: 
 1+ 2+ 4+ 8+ 16+ ...+ 2k =
 20+ 21+ 22+ 23+ 24+ ...+ 2k = 2k- 1. (áp dụng công thức: : Sn= u1. ).
2.2. Phương pháp giải các bài toán về giảm phân và thụ tinh
2.2.1. Xác định số NST, crômatit, số tâm động của tế bào trong các kì của GP, nguyên liệu môi trường tế bào cung cấp cho quá trình GP:
- Xác định số NST, số crômatit, số tâm động dựa vào bảng sau:
Bảng 7. Số NST, crômatit, tâm động của tế bào trong các kì của GP
Các kì của GP
Giảm phân I
Giáp phân II
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
NST đơn
0
0
0
0
0
0
2n
n
NST kép
2n
2n
2n
n
n
n
0
0
Số crômatit
4n
4n
4n
n
n
n
0
0
Sô tâm động
2n
2n
2n
n
n
n
2n
n
Vì trong GP, NST chỉ nhân đôi một lần. Do đó, nguyên liệu môi trường cung cấpcho quá trình GP tương đương số NST đơn= số NST đơn có trong tế bào mẹ= 2n.
2.2.2. Xác định số giao tử, số tế bào sinh giao tử trong giảm phân
Ở động vật sinh sản hữu tính:
- 1 tế bào sinh tinh qua GP tạo ra 4 tinh trùng (giao tử đực)
=> số tinh trùng= 4× số tế bào sinh tinh. 
- 1 tế bào sinh trứng qua GP tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng.
=> Số trứng = số tế bào sinh trứng.
2.2.3. Xác định số NST trong các tinh trùng hoặc trứng
Số NST trong các tinh trùng= số tinh trùng× n;
Số NST trong các trứng= số trứng × n.
2.2.4. Xác định số hợp tử được hình thành
Vì 1 tinh trùng thụ tinh với 1 trứng tạo ra một hợp tử nên:
Số hợp tử được hình thành= số tinh trùng được thụ tinh= số trứng được thụ tinh.
2.2.5. Xác định hiệu suất thụ tinh (TT) của tinh trùng hoặc của trứng
- Hiệu suất TT của tinh trùng= số tinh trùng được TT/ tổng số tinh trùng được sinh ra.
- Hiệu suất TT của trứng= số trứng được TT/ tổng số trứng được sinh ra.
2.2.6. Xác định số giao tử, hợp tử khác nhau về nguồn gốc NST:
- Số giao tử khác nhau về nguồn gốc NST:
+ Nếu trong GP không xảy ra trao đổi chéo thì số loại giao tử được tạo ra: 2n ( n: số cặp NST tương đồng).
+ Nếu trong GP xảy ra trao đổi chéo đơn ở m cặp NST tương đồng ( m≤ n) thì số loại giao tử: 2n+ m
- Số loại hợp tử= số giao tử đực được thụ tinh × số giao tử cái được thụ tinh.
+ Nếu không có trao đổi chéo trong GP: 
Số loại hợp tử= 22n.
+ Nếu có trao đổi chéo đơn tại một điểm ở m cặp NST trương đồng của một bên: 
 Số loại hợp tử= 2n × 2n+ m
 + Nếu có trao đổi chéo đơn tại một điểm ở hai bên bố mẹ, một bên xảy ra ở m cặp, một bên xảy ra ở k cặp: 
Số loại hợp tử= 2n+ m× 2n+ k ( m, k≤ n).
3. Biết cách giải các phương trình thường gặp trong chương trình Sinh 10 và một số phép tính trên máy tính cầm tay fx- 570MS hoặc fx- 570 ES. Trong phạm vi của SKKN này, xin được giới thiệu phương pháp giải bằng máy tính fx- 570MS.
3.1. Tính lũy thừa
=
5
^
2
ON
Ví dụ: Tính 25
Kết quả: 32
3.2. Tính căn bậc hai, bậc ba
Ví dụ 1. Tính 
=
2
ON
Kết quả: 1,41421
=
27
SHIFT
ON
Ví dụ 2. Tính 
Kết quả: 27
3.3. Giải phương trình mũ
Ví dụ: 2x+ 24x= 260
-
)
)
ALPHA
4
(
^
2
+
)
ALPHA
^
2
ON
SHIFT
SOLVE
=
SOLVE
SHIFT
0
6
2
Đợi trong giây lát, máy hiện kết quả: x= 2.
3.4. Giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn
Ví dụ: Giải hệ phương trình
 12x- 5y= -24
 -5x- 3y= 10
ON
MODE 
Giải
 	 3 lần, ấn tiếp 1 2
Máy hỏi a1 ? ấn 12 = 
Máy hỏi b1 ? ấn -5=
Máy hỏi c1 ? ấn -24=
Máy hỏi a2 ? ấn -5=
Máy hỏi b2 ? ấn -3=
Máy hỏi c2 ? ấn 10=
Kết quả x= -2 tiếp = kết quả y= 0.
MODE
Để thoát khỏi chương tình ấn 1 
3.5. Gải hệ phương trình bậc nhất 3 ẩn
Ví dụ: Giải hệ phương trình sau :
 x- 4y+ 5z= 9
 2x+ 5y- 3z= -7.
 -2y+ 6z= -9
ON
MODE
Giải:
Ấn 3 lần, ấn tiếp 1 3
Máy hỏi a1 ? ấn 1=
Máy hỏi b1 ? ấn -4=
Máy hỏi c1 ? ấn 5= 
Máy hỏi d1 ? ấn 9=
Máy hỏi a2 ? ấn 2=
Máy hỏi b2 ? ấn 5=
Máy hỏi c2 ? ấn -3=
Máy hỏi d2 ? ấn -7=
Máy hỏi a3 ? ấn 0=
Máy hỏi b3 ? ấn -2=
Máy hỏi c3 ? ấn 6=
Máy hỏi d3 ? ấn -9=
Kết quả : x= 4,51923, ấn = 
 y= -5,13461, ấn =
MODE
 z= -3,21153.
Để thoát khỏi chương trình ấn 1
3.6. Giải phương trình bậc hai một ẩn
Ví dụ : Giải phương trình: x2-8x+ 13= 0.
MODE
ON
Giải: 
 Ấn 3 lần, ấn 1 2
Máy hỏi a ? ấn 1= 
Máy hỏi b ? ấn -8=
Máy hỏi c ? ấn 13=
Kết quả : x1= 5,73205, ấn =
 x2 = 2,26794.
MODE
Để thoát khỏi chương trình ấn 1
3.7. Giải phương trình bậc 3 một ẩn
Ví dụ : Giải phương trình: 2x3+ x2- 8x- 4=0
MODE
ON
Giải :
Ấn 3 lần, ấn 1 3
Máy hỏi a ? ấn 2=
Máy hỏib ? ấn 1=
Máy hỏi c ? ấn -8=
Máy hỏi d ? ấn -4=
Kết quả : x1= 2, ấn =
 x2 = -2 ấn =
 x3= -0,5.
MODE
Để thoát khỏi chương trình ấn 1
4. Biết vận dụng lí thuyết và phương pháp giải toán vào giải các bài toán.
Sau khi đã hoàn tất chương trình lí thuyết, giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách vận dụng kiến thức lí thuyết và phương pháp giải toán vào giải các bài tập liên quan. Có những bài tập có thể giải theo cách giải bình thường, không cần sử dụng đến máy tính. Tuy nhiên, có những bài tập mà trong quá trình giải sẽ lập nên những phép tính hay những phương trình mà nếu biết sử dụng máy tính sẽ giúp cho học sinh có thể giải chính xác và nhanh hơn nhiều lần so với giải thông thường. Sau đây là một số ví dụ (Các ví dụ trong SKKN được hướng dẫn sử dụng máy tính fx- 570MS):
Bài toán 1. 
Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 4800 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tọa ra 4650 NST cho quá trình nguyên phân nói trên.
Xác định số NST của mỗi hợp tử khi chúng đang ở kì sau.
Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
Giải
Số NST của mỗi hợp tử khi chúng đang ở kì sau của quá trình nguyên phân:
Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n ( n: nguyên, >0)
Theo đầu bài ta có phương trình: 3. 2n= 4800- 4650.(1)
Giải thông thường
(1) 2n= (4800- 4650): 3
 2n= 150: 3
 2n= 50
Sử dụng máy tính cầm tay
x
ALPHA
)
-
4
3
ON
- xem 2n = x trên máy tính
6
5
0
4
+
0
0
8
SOLVE
Shift
SOLVE
Shift
đợi giây lát máy hiện x= 50 tức là 2n= 50.
Số NST của hợp tử đang ở kì sau của NP là 4n= 100 NST đơn.
b. Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử
Gọi số đợt NP của mỗi hợp tử là k (k: nguyên, >0)
Theo đầu bài ta có phương trình: 3.2n. 2k= 4800 (2). Theo câu a ta có: 2n= 50 thay vào (2) ta được: 3. 50. 2k= 4800 (3). 
Giải thông thường
(3) 150. 2k= 4800 
 2k= 4800 : 150
 2k= 32= 25
 => k= 5
Sử dụng máy tính cầm tay
^
2
x
0
5
1
ON
- xem k = x trên máy tính
ALPHA
)
-
4
8
0
0
=
SOLVE
Shift
SOLVE
Shift
đợi giây lát máy hiện x= 5 tức là k= 5.
Vậy mỗi hợp tử đã nguyên phân 5 lần.
 Đáp số: 1. 2n= 50.
 2. k= 5 lần
Bài toán 2. ( Bài 1- đề A thi chọn HSG tỉnh Thanh Hóa năm học 2008- 2009- Giải toán trên máy tính cầm tay)
Ba hợp tử cùng loài, lúc chưa nhân đôi, số lượng NST đơn trong mỗi hợp tử là 20. Hợp tử 1 có số lần nguyên phân bằng ¼ số lần nguyên phân của hợp tử 2. Hợp tử 2 có số lần nguyên phân bằng 50% số lần nguyên phân của hợp tử 3. Số lượng NST đơn lúc chưa nhân đôi trong tất cả các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 5.480.
a. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
b. Số lượng NST đơn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường tế bào cung cấp cho mỗi hợp tử nguyên phân là bao nhiêu?
c. Nêu dãy bấm máy để cho ra kết quả ở câu a.
Giải 
a. Số đợt NP của mỗi hợp tử
- Gọi x là số đợt NP của hợp tử 1--> số đợt NP của hợp tử 2 là 4x, của hợp tử 3 là 8x (x nguyên, >0).
- Số tế bào con được tạo ra từ mỗi hợp tử lần lượt là: 2x, 24x, 28x
Theo bài ra ta có phương trình: 2x+ 24x+ 28x= 5480: 20.
 2x+ 24x+ 28x= 274 (1)
Giải thông thường
Với phương trình (1) nếu giải theo cách thông thường thì hoặc là phải nhẩm đoán nghiệm rất mất thời gian.
^
2
+
)
ALPHA
^
2
ON
Sử dụng máy tính cầm tay
(
^
2
+
)
)
ALPHA
4
(
7
4
2
-
)
)
ALPHA
8
=
SOLVE
Shift
SOLVE
Shift
đợi giây lát máy hiện x= 1.	 	
Vậy số lần phân bào của mỗi hợp tử: 
- Hơp tử 1: 1 lần; Hợp tử 2: 4 lần; Hợp tử 3: 8 lần.
b. Số lượng NST đơn của môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình NP của mỗi hợp tử:
Áp dụng công thức: 2n( 2x- 1)
- Hợp tử 1: 20. (21-1)= 20
- Hợp tử 2: 20. (24- 1)= 300
=
)
1
-
8
^
2
(
x
0
2
ON
- Hợp tử 3: 20. (28- 1)= 	
Dùng máy tính: 	
Kết quả là 5100.
 Đáp số: a. - Hơp tử 1: 1 lần;
 - Hợp tử 2: 4 lần;
 - Hợp tử 3: 8 lần.
	b. 20, 300, 5100.
Bài tập 3. Một hợp tử của 1 loài nguyên phân cho ra 4 tế bào A, B, C, D.
Tế bào A nguyên phân một số đợt liên tiếp cho các TB con, số TB con bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài.
 	Tế bào B nguyên phân cho các tế bào con với tổng số NST đơn gấp 4 lần số NST đơn của một tế bào.
	Các TB C và D đều nguyên phân cho các tế bào con với tổng số NST đơn là 32.
Tất cả các TB con được hình thành nói trên có 128 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi.
Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
Số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
Giải 
1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài (n: nguyên, dương).
Theo đầu bài:
- Số tế bào con do tế bào A nguyên phân tạo ra là 2n=> số NST đơn trong các tế bào con này là: 2n.2n. 
- Số NST đơn trong các tế bào con do tế bào B nguyên phân tạo ra 4.2n.
- Số NST đơn trong các tế bào con do tế bào C và D nguyên phân tạo ra là 32.
 Theo bài ra ta có phương trình:
2n.2n+ 4.2n+ 32= 128 n2 + 2n- 24= 0 (1)
Giải thông thường
Tính ∆’= 25=> ’= 5
 Tính n1= 4; n2= -6 (loại)
Sử dụng máy tính cầm tay
MODE
ON
2
1
 ấn 3 lần 3 lần, ấn
=
Máy hỏi a? ấn 1 
=
Máy hỏi b? ấn 2 
=
Máy hỏi c? ấn -24
=
Kết quả x1= 4 ấn 	 
	 x2= -6 (loại)	 	
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n= 8.
2. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào
- Số tế bào con do tế bào A sinh ra 
2n.2n= 8.8= 64.
Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào A=> 2k= 64= 25 => k= 5.
- Số tế bào con do tế bào B nguyên phân tạo ra : 2k1= = 4= 22=> k1= 2.
- Số tế bào con do tế bào C và D nguyên phân tạo ra : = 4.
Vậy số lần nguyên phân của mỗi tế bào:
- Tế bào A nguyên phân 5 lần.
- Tế bào B nguyên phân 2 lần.
- Tế bào C và D đều nguyên phân 1 lần. 
	Đáp số : 2n= 8
 Tế bào A : 5 lần;
 Tế bào B: 2 lần;
Tế bào C= tế bào D: 1lần.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Dạy lí thuyết và phương pháp giải bài tập
Giáo viên dạy lí thuyết và luyện cho HS kĩ năng giải các bài toán Sinh học.
- Hướng dẫn cách sử dụng máy tính cầm tay hỗ trợ cho việc giải toán.
2. Học sinh rèn kĩ năng giải bài tập.
Học sinh luyện kĩ năng giải các bài tập có sử dụng máy tính cầm tay hỗ trợ việc giải các bài toán.
3.Tổ chức kiểm tra đối chiếu kết quả.
3.1. Ra đề kiểm tra
Đề kiểm tra dưới 2 hình thức : Trắc nghiệm và tự luận
3.2. Tổ chức kiểm tra
- Chọn 80 học sinh thuộc lớp 10T2 và lớp 10T8;
- Chia mỗi lớp ra thành 2 nhóm có lực học tương đương: Nhóm thực nghiệm: 40 HS (nhóm có sử dụng máy tính cầm tay để giải) và nhóm đối chứng : 40 HS (nhóm giải không sử dụng máy tính cầm tay). 
- Tiến hành kiểm tra. 
- Chấm bài, so sánh kết quả.
 KIỂM TRA
Thời gian: 60 phút
I. Trắc nghiệm
Câu 1.( 2 điểm) Một tế bào sinh dục sơ khai NP một số lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 98 NST đơn mới tương đương. Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n=14.
a. Số tế bào con được tạo ra là
A. 8 ; B. 16 ; C. 6 ; D. 10.
b. Số thoi vô sắc đã bị phá hủy trong quá trình phân bào
A. 6 ; B. 7 ; C. 8 ; D. 9.
Câu 2. (2 điểm) Biết các cặp NST tương đồng gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau. Khi không có trao đổi đoạn và đột biến, số kiểu giao tử của loài đạt tối đa là 256 kiểu.
a. Bộ NST của loài là
A. 10 ; 	 B. 12 ; C. 8 ; D. 16.
b. Khi có trao đổi đoạn xảy ra tại 1 điểm trên 1 cặp NST tương đồng của cơ thể cái, còn cá thể đực thì không xảy ra trao đổi đoạn. Khi thụ tinh tạo ra tối đa số loại hợp tử :
A. 256 ; B. 512 ; C. 128 ; D. 258.
Câu 3.( 3 điểm) Ở lợn có 2n= 38. Một nhóm tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng ở lợn khi giảm phân đã lấy nguyên liệu của của môi trường tế bào tạo ra 760 NST đơn. Số NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng là 1140. Số tinh trùng và số trứng được tạo thành từ nhóm tế bào sinh dục chín nói trên là
A. 8 và 8; B. 4 và 4; C. 12 và 4; D. 16 và 4.
II. Tự luận
Câu 4. (3 điểm)Tổng số tế bào được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ một tế bào lưỡng bội của của người là 62. Biết hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của người là 6,6pg. 
Xác định số NST trong thế hệ tế bào cuối cùng.
Xác định hàm lượng ADN được cấu tạo từ nguyên liệu môi trường tế bào cung cấp cho quá trình nguyên phân đó.
Xác định tổng số tâm động ở kì sau của thế hệ tế bào cuối cùng.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
Câu 1. 
a. A.
b. B.
Câu 2. 
a. C.
b. B.
Câu 3. D
II. Tự luận:
Giải
1. Tổng số NST trong thế hệ tế bào cuối cùng
	Bộ NST lưỡng bội của người là 2n= 46.
 Áp dụng công thức: 2. (2k-1)= 62 => số tế bào ở thế hệ tế bào cuối cùng là 2k= 32.
=> Số NST trong thế hệ tế bào cuối cùng: 2n. 32= 46. 32= 1472 (NST)
2. Hàm lượng ADN được cấu tạo từ nguyên liệu môi trường tế bào cung cấp cho quá trình nguyên phân: 
Áp dụng công thức: 6,6. (2k-1)= 6,6. (32- 1)= 204,6 (pg)
3. Tổng số tâm động ở kì sau của thế hệ tế bào cuối cùng:
 	Áp dụng công thức: 4n. 32= 4. 23. 32= 2944 (tâm động).
 Đáp số: 1- 32 tế bào.
 2- 204,6pg.
3- 2.944 tâm động.
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
1.1. Kết quả điểm kiểm tra
Bảng 8. Kết quả điểm kiểm tra
Lớp
Đối tượng
Đơn vị
Điểm
3
4
5
6
7
8
9
10
10T8, 10T2
Nhóm thực nghiệm
Số lượng bài
4
6
9
6
8
4
3
0
%
10
15
22,5
15
20
10
7,5
0
Nhóm đối chứng
Số lượng bài
6
7
8
8
7
3
1
0
%
15
17,5
20
20
17,5
7,5
2,5
0
Qua kết quả thống kê trên cho thấy:
Giữa 2 nhóm đối tượng có sự chênh lệch về kết quả. Trong đó:
- Số bài đạt điểm 3, điểm 4, 6 thì nhóm thực nghiệm chiếm tỷ lệ tương ứng 10%, 15% và 15% ít hơn nhóm đối chứng tương ứng là 15%, 17,5% và 20%. 
- Số bài đạt điểm 5, 7, 8, 9: nhóm thực nghiệm: đều cao hơn nhóm đối chứng. 
1.2. Kết quả so sánh số lượng bài làm 
Bảng 9. Kết quả về số câu giải đúng trong 60 phút.
Lớp
Đối tượng
Đơn vị
Số câu giải đúng trong thời gian 60 phút
0
1-1,5
2- 2,5
3- 3,5
4
10T8, 10T2
Nhóm thực nghiệm
Số lượng bài
0
4
21
15
0
%
0
10
52,5
37,5
0
Nhóm đối chứng
Số lượng bài
0
6
25
11
0
%
0
15
62,5
27,5
0
 Qua kết quả thống kê ở bảng 9 cho thấy: trong thời gian 60 phút thì:
- Số bài có số câu giải đúng là 1- 1,5 và 2- 2,5 câu thì nhóm thực nghiệm ( tương ứng là 10% và 52,5%) đều thấp hơn nhóm đối chứng (tương ứng là 15% và 62,5%).
- Số bài có số câu trả lời đúng là 3- 3,5 câu thì nhóm thực nghiệm (37,5%) cao hơn nhóm đối chứng (27,5%).
2. Những bài học kinh nghiệm
- Không phải tất cả bài tập sinh học đều sử dụng máy tính cầm tay để giải. Tuy nhiên, có nhiều bài tập nếu học sinh biết sử dụng máy tính cầm tay để giải sẽ cho kết quả nhanh hơn, rút ngắn thời gian làm bài.
- Sử dụng máy tính cầm tay trong việc giải một số bài tập phần nguyên phân, giảm phân giúp các em củng cố kiến thức đồng thời có phương pháp học và làm bài tập, chuẩn bị cho các em hành trang để học và làm các bài thi, kiểm tra tốt hơn ở những năm học tiếp theo.
3. Đề nghị
- Học sinh cần chủ động hơn nữa trong việc tự học đối với môn sinh học và học cách sử dụng máy tính cầm tay.
- Giáo viên Sinh học cần luyện cho các em cách sử dụng máy tính cầm tay trong việc giải các bài toán ngay từ lớp 10.

File đính kèm:

  • docSKKN_nam_hoc_2008_2009Giai_nhanh_cac_bai_toan_NP_GP_bangmay_tinh_cam_tay.doc
Sáng Kiến Liên Quan