Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài toán Quang hình môn Vật lý lớp 9

Môn Vật lý là một môn học chính thức được đưa vào chương trình phổ thông từ lớp 6. Trước đó, học sinh đã bước đầu làm quen với kiến thức Vật lý qua một số bài học từ bậc Tiểu học trong môn Khoa học. Vì vậy, lên cấp học THCS, Vật lý luôn là một trong những môn học quen mà lạ, hay mà khó, là một thách thức đối với không ít học sinh.

Cách thức tổ chức các hoạt động trong mỗi tiết dạy của từng giáo viên có những điểm khác nhau nhưng cơ bản tuân thủ theo quy trình gồm 3 hoạt động chính là:

- Phân tích các hiện tượng quang học để tìm ra kiến thức (lí thuyết);

- Ghi nhớ các kiến thức theo kiểu “học thuộc lòng”;

- Áp dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài tập.

Việc giải các bài tập vật lý nói chung (bài tập phần định lượng), bài tập vật lý quang hình lớp 9 nói riêng, phương pháp thường dùng trước đây chủ yếu là chuỗi hoạt động: Giáo viên đưa ra bài tập (riêng lẻ), học sinh giải bài tập, giáo viên chữa bài cho học sinh. Cách làm này giúp đảm bảo được nội dung cần đạt về kiến thức của tiết học, nhưng việc tiếp cận kiến thức của học sinh còn thụ động. Hoạt động chủ yếu của thày và trò là giải quyết nội dung bài tập theo yêu cầu của sách giáo khoa mà chưa chú ý rèn học sinh cách tự tư duy tìm hiểu, phân tích đề bài, phân loại dạng bài hay tìm cách tiếp cận khác của đề bài.

Mặt khác, do chương trình Vật lí 9 đa số các tiết dạy đều là lí thuyết, chỉ có một tiết lí thuyết nên giáo viên có ít thời gian để rèn được kĩ năng giải bài toán cho học sinh.

Bài tập giáo viên đưa ra có nguồn chủ yếu từ SGK nhưng lại chưa được xây dựng hướng giải chung theo mạch kiến thức của các bài tập. Vì vậy nhiều học sinh chưa biết cách giải bài toán vật lý, đặc biệt bài toán quang hình. Từ các bài tập riêng lẻ ấy học sinh chỉ giải được các bài tập tương tự, khi gặp dạng đề mở rộng nâng cao hoặc có cách tiếp cận đề theo cách khác thường khiến học sinh lúng túng không tìm được cách giải.

 

docx41 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài toán Quang hình môn Vật lý lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13,9
39
33,9
2.2. Hiệu quả trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tình cảm nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên; nâng cao uy tín của giáo viên và nhà trường
Áp dụng “Phương pháp giải bài toán Quang hình môn Vật lý lớp 9” chính là cải tiến cách dạy, cách học. Nó đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tự bồi dưỡng về kiến thức và phương pháp dạy học. Những kiến thức của người giáo viên không chỉ “đóng khung” trong bộ môn được đào tạo mà là tất cả những gì có liên quan, là sự ứng dụng rộng rãi trong các tình huống phong phú của cuộc sống hàng ngày. Việc dạy “Phương pháp giải bài toán Quang hình môn Vật lý lớp 9” đã kích thích sự sáng tạo không ngừng của mỗi người giáo viên và qua đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của người thầy. 
Các tiết học hấp dẫn đã góp phần tạo ra uy tín cho giáo viên. Thầy sáng tạo dạy, trò hứng thú học là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chất lượng giáo dục được nâng lên đã góp phần tạo ra niềm tin của học sinh và phụ huynh đối với môn học và đối với nhà trường.
2.3. Hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng học tập và nâng cao tình cảm của học sinh đối với môn Vật lý
Môn Vật lý được coi là một môn học khó, “môn học dành cho con trai” bởi nó đòi hỏi tư duy khoa học, đòi hỏi sự tập trung chú ý cao, sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo trong học tập. Chính vì vậy, nhiều học sinh “sợ” khi phải học Vật lý; những học sinh học giỏi môn Vật lý thường được bạn bè và thầy cô đánh giá rất cao.
Việc giải bài tập vật lý phần quang hình theo hướng tích cực là một phương tiện để ôn tập, củng cố kiến thức lí thuyết đã học một cách sinh động và có hiệu quả. Giúp học sinh được rèn luyện tư duy liên tưởng sáng tạo; từ đó giúp các em biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống phong phú của thực tiễn. Học Vật lý theo cách trên cũng giúp các em có thói quen, có phương pháp học tập chủ động, tích cực; luôn say mê tìm tòi, khám phá khoa học. Thông qua hoạt động giải bài tập vật lý có thể rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt như tinh thần tự lập, tính cẩn thận, tính kiên trì, tinh thần vượt khó.
Qua khảo sát tại 02 thời điểm trước và sau khi áp dụng sáng kiến đối với 50 học sinh khối 9 của trường tôi nhận thấy: sau những tiết học vật lý, học sinh đã từng bước biết làm bài tập đơn giản và có hướng giải quyết những bài tập với dữ kiện đề bài thay đổi, từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học, thêm say mê khám phá hơn. Cụ thể: 
Nội dung khảo sát
Kết quả tại các thời điểm khảo sát
Tháng 5/2018
Tháng 5/2019
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
Số học sinh thích học môn học Vật lí
21
48,0
33
66,0
Số học sinh đăng kí tham gia đội tuyển Vật lí
15
30,0
25
50,0
Số học sinh coi Vật lí là môn học khó
42
84,0
25
50,0
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
Sáng kiến được áp dụng trong tại trường trung học cơ sở nơi tôi công tác trong điều kiện toàn ngành đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới hình thức thi vào 10 trung học phổ thông, vì vậy đã thu được những kết quả khả quan.
Qua thực tế giảng dạy, tôi có thể khẳng định: “Phương pháp giải bài toán quang hình vật lý 9” có thể áp dụng hiệu quả được ở các trường trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời có thể áp dụng tương tự cho các môn học khác như Hóa, Sinh ôn thi vào 10 trung học phổ thông đạt hiệu quả.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./.
	Nho Quan, ngày tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Đỗ Thị Việt Hà
ĐỒNG TÁC GIẢ
Đinh Thị Thu Ngọc
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHO QUAN
XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN NHO QUAN
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Học sinh tiến hành thí nghiệm rất say sưa
Các câu hỏi được đưa ra rất vô tư và thực tế
Thao tác kiểm chứng bài học ảnh của một vật tạo bởi 
thấu kính phân kỳ trên phần mềm mô phỏng
Hình ảnh kiểm chứng bài học ảnh của một vật tạo bởi 
thấu kính phân kỳ do học sinh thiết kế
Bài kiểm tra của học sinh
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA 
Chú ý: Thông tin mà bạn cung cấp dưới đây chỉ nhằm mục đích nghiên cứu thực tế không dùng để đánh giá thái độ học tập của bạn.
Xin chân thành cảm ơn bạn dã cung cấp thông tin chính xác!
1. Theo bạn những nhận định sau đây là Đúng hay Sai
Nội dung
Mức độ
Không bao giờ
Ít khi
Thường xuyên
1.Đọc nội dung bài mới trước khi đến lớp
2. Phát biểu trong giờ học
3. Áp dụng kiến thức trên lớpđể tự giải thích các hiện tượng thực tế.
4. Có cảm giác tự hào khi làm đúng bài tập.
5. Yêu thích môn học Vật lý
2. Bạn vui lòng cho biết:
- Bạn có bao giờ nghĩ việc học môn Vật lý 8 là không cần thiết đối với bạn?
.....
- Bạn có thích giờ Vật lý9 không? Lí do?
.....
-Bạn có muốn tham gia đội tuyển Vật lý 9 không? Lí do?
.....
PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN TIẾT DẠY MINH HỌA
Bài 49 – MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức 
- Trình bày được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kì; đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính hội tụ.
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.
2. Kỹ năng 
- Vẽ hình giải thích cách khắc phục tật cận thị và mắt lão.
- Vận dụng các kiến thức vào giải các bài tập.
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế, có ý thức phòng tránh các tật của mắt.
- Nghiêm túc trong giờ học.	
4. Năng lực
- Phát triển năng lực tự chủ, tự học thông qua việc tích cực tìm hiểu biểu hiện của tật cận thị, biểu hiện của mắt lão và cách khắc phục thông qua các hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo thông qua hoạt động vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Hiểu được nguyên nhân của tật cận thị qua đó phòng tránh được tật “khúc xạ học đường”
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nghiên cứu bài học, trao đổi, thảo luận trong nhóm học tập. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
Soạn bài, thiết kế nội dung các câu hỏi, máy chiếu đa năng.
+ Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ. 
+ Kính cận, kính lão.
Phương pháp dạy học sử dụng trong bài: Nghiên cứu trường hợp điển hình, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, bàn tay nặn bột.
Kĩ thuật dạy học sử dụng trong bài: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, khăn trải bàn, động não, tia chớp.
2. Học sinh: 
Tìm hiểu về những biểu hiện của tật cận thị và đặc điểm của mắt lão. Tìm hiểu về cách khắc phục trong thực tế.
Nghiên cứu trước nội dung bài 49: Mắt cận và mắt lão
III. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoat động 1: Khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: 
+ Tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của học sinh với những kiến thức mới.
+ Tạo sự đoàn kết, khí thế vui tươi, phấn khởi cho học sinh bước vào tiết học.
+ Đánh giá được năng lực của học sinh thông qua các hoạt động.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu 2 nhiệm vụ:
* Nhiệm vụ 1: (GV chiếu các câu hỏi) 
- GV: Yêu cầu HS nêu cấu tạo của mắt? Sự điều tiết của mắt?
- GV: Theo em mắt và máy ảnh có những điểm nào giống nhau?
- GV: Gọi 1 HS đeo kính và hỏi em bị mắc tật gì với mắt? 
* Nhiệm vụ 2: GV Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn làm một bài tập: Hãy xác thống kê số HS bị tật cận thị trong lớp. Tính tỉ lệ HS bị cận thị và HS không bị cận thị trong lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện 2 nhiệm vụ trên
- Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân: nêu cấu tạo mắt. Suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV.
- Nhiệm vụ 2: Làm việc nhóm quan sát để thống kê số HS bị cận thị trong lớp và tính toán.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Nhiệm vụ 1: HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
- Nhiệm vụ 2: HS lên bảng làm phần bài tập GV giao.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện
- GV: Nhật xét, đánh giá cụ thể về kết quả và thái độ làm việc, tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhóm.
- GV: Nhận xét câu trả lời của HS.
Chuyển ý vào bài: Hiện nay tỉ lệ người bị cận thị khá nhiều và đang có xu hướng gia tăng. Cận thị là một tật về mắt có thể phòng tránh nếu hiểu về nó. Ngoài cận thị thì mắt lão cũng là một tật về mắt. Vậy cận thị và mắt lão có những đặc điểm gì? Để khắc phục tật cận thị và mắt lão ta làm gì? 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
2.1. Tìm hiểu về mắt cận và cách khắc phục tật cận thị (15’)
- Mục tiêu: 
+ Trình bày được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn rõ các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kì.
+ Giải thích được cách khắc phục tật cận thị.
- Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
Câu 1: Trong các biểu hiện sau biểu hiện nào là triệu chứng của tật cận thị
+ Khi đọc sách, phải đặt gần hơn mắt bình thường.
+ Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.
+ Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ. 
+ Ngồi trong lớp không nhìn rõ các vật ngoài sân trường.
Câu 2: Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn của mắt cận ở xa hay gần mắt hơn bình thường.
 	Để khắc phục tật cận thị trong thực tế người ta thường dùng cách nào? Hãy tìm cách kiểm tra xem kính cận là một thấu kính hội tụ hay phân kỳ.	
	Bằng cách dựng ảnh của một vật qua kính cận với chú ý là trong trường hợp này kính cận có F ≡ Cv để giải thích tại sao kính cận có thể giúp mắt cận nhìn rõ các vật ở xa.
	Câu hỏi chính trên khăn trải bản: Từ các kết quả trao đổi ở trên đi đến kết luận về kính cận (là thấu kính gì? Đeo kính cận có tác dụng gì? Kính cận thích hợp với người cận có đặc điểm gì?)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
2 HS là thảo luận các câu trên và trả lời vào một ô của khăn trải bàn:
+ HS thảo luận nhóm làm câu hỏi 1: HS chỉ ra được biểu hiện của tật cận thị là chỉ nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn bình thường.
+ Tìm cách kiểm tra kính cận là thấu kính gì có thể bằng những cách sau: 
 So sánh phần rìa và phần ở giữa
 Chiếu 1 chùm sáng song song qua nó
 Quan sát ảnh của một dòng chữ qua kính.
+ Thảo luận giải thích tác dụng của kính cận: dựng được ảnh của một vật qua kính cận, dựa vào hình vẽ HS đưa ra được nhận xét: Khi không đeo kính thì mắt không nhìn thấy rõ vật vì vật nằm ngoài điểm Cv, khi đeo kính mắt nhìn rõ vật vì lúc này ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn của mắt. 
- Nhóm trưởng thống nhất ý kiến lựa chọn trả lời câu hỏi chính của khăn trải bàn: Kính cận là thấu kính phân kỳ. Người cận đeo nó để nhìn rõ các vật ở xa. Kính cận thích hợp có F ≡ Cv
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- 1 nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm.
- Nhận xét kết quả.
- Thống nhất đáp án đúng
	Cả lớp xem clip về tình trạng cận thị trong học đường hiện nay.
2.2. Tìm về mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão (10’).
- Mục tiêu: 
+ Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn rõ các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tụ.
+ Giải thích được cách khắc phục tật mắt lão.
- Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
	Quan sát hình ảnh sau: GV cho HS quan sát hình ảnh một số người già đọc sách nhưng phải đặt sách xa hơn mắt bình thường.
	+ Người trong tranh đọc sách có gì khác so với bình thường? 
	+ Mắt lão nhìn rõ các vật ở gần hay ở xa mắt? 
	+ Điểm cực cận Cc của mắt lão so với mắt bình thường?
	+ Để đọc sách dễ dàng ông bà em phải làm gì?
	+ Tìm cách kiểm tra xem kính ông bà em đeo (kính lão) là thấu kính hội tụ hay phân kỳ?
	Bằng cách dựng ảnh của một vật qua kính lão hãy giải thích tác dụng của kính lão. Từ đó rút ra kết luận về tật mắt lão.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
	HS quan sát tranh và thấy được người trong tranh đọc sách để sách xa hơn bình thường. Từ đó nhận ra được biểu hiện của mắt lão.
	HS biết được ở nhà ông bà phải đeo kính để đọc sách, cầm kính và kiểm tra để được kính lão là một thấu kính hội tụ bằng một trong các cách:	
+ Đưa kính lão ra ngoài trời nắng và cho ánh nắng Mặt trời đi qua.
+ Kiểm tra độ dày phần rìa và phần giữa
+ Quan sát ảnh của dòng chữ qua kính.
	HS vẽ được hình và dựa vào hình giải thích được tác dụng của kính lão là giúp mắt quan sát các vật ở gần như bình thường.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- 1 nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét hoạt động của các nhóm.
- Nhận xét kết quả.
- Thống nhất đáp án đúng
I. Mắt cận
1. Biểu hiện của tật cận thị
Mắt cận chỉ nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn bình thường.
2. Cách khắc phục tật cận thị
Kính cận là thấu kính phân kỳ. Người cận đeo nó để nhìn rõ các vật ở xa. Kính cận thích hợp có F ≡ Cv
A
II. Mắt lão
1. Những đặc điểm của mắt lão
Mắt lão chỉ nhìn rõ các vật ở xa, điểm cực cận của mắt lão ở xa hơn bình thường.
2. Cách khắc phục tật mắt lão
Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần.
Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút)
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức giải một số bài tập đơn giản.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật tia chớp.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu nội dung các câu hỏi trên màn hình đa năng. Yêu cầu HS tự suy nghĩ tìm cách làm.
Câu 1.  Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 15cm trở ra đến 40cm. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không ?
A. Không mắt tật gì.
B. Mắt tật cận thị.
C. Mắt tật viễn thị.
Câu 2. Điểm cực viễn của mắt lão:
A. xa hơn điểm cực viễn của mắt thường	
B. gần hơn điểm cực viễn của mắt thường
C. bằng điểm cực viễn của mắt thường
D. bằng điểm cực viễn của mắt cận.
Câu 3. Một người cận phải đeo kính phân kì có tiêu cự 50cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách mắt xa nhất là bao nhiêu?
A. 75cm	B. 25cm	
C. 15cm	D. 50cm
Câu 4. Mắt của bạn Đông có khoảng cực viễn là 40cm. Loại kính thích hợp để bạn ấy đeo là 
A. hội tụ, có tiêu cự 40cm. 	
B. phân kỳ, có tiêu cự 40cm. 
C. hội tụ, có tiêu cự lớn hơn 40cm. 	
D. phân kỳ, có tiêu cự lớn hơn 40cm.
Câu 5. Biết tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận ?
A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.
D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.
Câu hỏi C7; C8/SGK-132 làm ý thứ nhất (do ở lớp thường có kính cận), cho HS dự đoán trường hợp với kính của mắt lão.
Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm câu hỏi sau:
Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và nêu cách khắc phục. Giải thích tác dụng của kính cận, kính lão?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS làm các câu hỏi trên.
Trao đổi thảo luận với các bạn cùng bàn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: Yêu cầu học sinh trình bày câu trả lời trước lớp.
- HS: Cá nhân nêu câu trả lời.
- GV: Chiếu kết quả trên máy chiếu, nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV: Nhận xét hoạt động của các nhóm và kết quả sau khi thảo luận.
- HS: Bổ sung kiến thức cho nhóm bạn.
- GV: Nhận xét về tinh thần làm việc, thái độ hợp tác của các thành viên trong nhóm.
- GV: Sau bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những nội dung gì?
- HS: Nêu lại các nội dung chính đã học.
III. Luyện tập.
Câu 1. B
Câu 2. A
Câu 3. D
Vì tiêu điểm của kính cận trùng với điểm cực viễn của mắt nên khi không đeo kính người này có điểm cực viễn cách mắt 50cm. Nên người này nhìn rõ vật cách mắt xa nhất là 50cm
Câu 4. B
Khoảng cực viễn của bạn Đông là 40cm ở gần mắt nên bạn bị mắc tật cận thị.
Khắc phục đeo thấu kính phân kỳ có F trùng với điểm cực viễn
Câu 5. D
Hoạt động 4: Vận dụng ( 5 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống thực tế liên quan
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 Hàng ngày em chăm sóc và bảo vệ mắt như thế nào để không bị mắc các chứng bệnh về mắt. Trong hoạt động vui chơi và học tập cần chú ý điều gì để mắt không bị cận?
	Tìm hiểu về bảng thị lực và tìm cách kiểm tra xem mắt của em có bị cận không?
	Hãy nêu ra một số khó khăn đối với các bạn bị cận trong cuộc sống hàng ngày. Để tránh bị tật về mắt khi học tập và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí em cần phải lưu ý những điều gì? Hàng ngày em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ mắt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS: thảo luận theo nhóm về các yêu cầu trên.
Có thể cho HS thử bảng thị lực.
Mỗi nhóm sắp xếp có HS bị cận thị để HS nêu ra những khó khăn khi bị cận thị trong cuộc sống hàng ngày.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của GV.
- HS: Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV: Nhận xét hoạt động của HS.
- HS: Bổ sung kiến thức cho các bạn.
- GV: Nhận xét về tinh thần làm việc, thái độ hợp tác của các thành viên trong nhóm
Dự kiến câu trả lời của học sinh
HS nếu khó khăn trong cuộc sống hàng ngày có thể như sau:
- Không nhìn rõ vật ở xa nên lúc nào cũng phải đeo kính cận (kính phân kỳ)
- Vướng khi tham gia các hoạt động.
- Khi mồ hôi hoặc nước mưa rất khó nhìn...
HS có thể đưa ra một số cách chăm sóc và bảo vệ mắt:
- Có thời gian cho mắt nghỉ ngơi đúng cách.
- Ánh sáng: Đủ ánh sáng cho vui chơi và học tập.
- Đọc và viết đúng khoảng cách quy định.
- Tư thế lúc ngồi học (cách sách và bàn khoảng 25cm).
- Xem ti vi, làm việc với máy tính không nên quá lâu.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt.
- Khám mắt định kỳ
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu: Tìm tòi mở rộng nội dung kiến thức đã học liên hệ thực tế để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn hiện nay. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu xem trong thực tế khi khám mắt tại các phòng khám người ta làm thế thế nào để biết mắt có bị cận hay không?
+ Thể thủy tinh của mắt là thấu kính hội tụ và cho ảnh thật ngược chiều với vật nằm trên màng lưới của mắt, tại sao khi quan sát các vật mắt ta lại nhìn thấy các vật vẫn cùng chiều không bị đảo ngược.
+ Trong thực tế ngoài cách khắc phục các tật của mắt là đeo kính còn có cách nào khác không? Ngoài tật cận thị và tật viễn thị mắt còn có thể mắc các tật nào khác.
+ Một người khi còn trẻ bị cận thị khi về già bị tật mắt lão. Hỏi khi đó mắt người đó phải đeo kính gì để khắc phục
- GV: Cho cả lớp xem clip về tình trạng cận thị trong học đường hiện nay và yêu cầu HS về nhà
+ Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Tìm hiểu thống kê số lượng người bị cận thị và mắt lão tại 4 khu vực dân cư. 
+ So sánh tỉ lệ cận thị và mắt lão. 
+ So sánh tỉ lệ cận thị và viễn thị giữa các khu vực.
+ Làm thành bài thuyết trình báo cáo vào tiết sau.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Tìm kiếm thông tin trong phần ”Có thể em chưa biết” SGK/ trang 132 để trả lời câu hỏi.
- HS: Tìm kiếm thông tin làm bài thuyết trình theo nhóm để báo cáo vào giờ sau
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS: Đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi của GV.
- GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ở đầu buổi học sau
- HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả dưới dạng bài thuyết trình ở tiết sau
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV: Căn cứ vào kết quả của học sinh để nhận xét đánh giá
Đáp án nội dung câu hỏi GV giao nhiệm vụ cho học sinh về 
Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và nêu cách khắc phục. Giải thích tác dụng của kính cận, kính lão?
Nội dung
Mắt cận
Mắt lão
Đặc điểm 
Nhìn rõ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa.
Nhìn rõ các vật ở xa, không nhìn rõ các vật ở gần.
Điểm cực viễn ở gần hơn so với mắt thường.
Điểm cực cận ở xa hơn so với mắt thường
Khắc phục
Đeo thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với Cv của mắt. 
Đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ.
Tác dụng của kính cận và kính lão
 Khi không đeo kính, vật nằm ngoài khoảng Cv mắt không nhìn rõ.
Khi không đeo kính, vật nằm trong khoảng Cc mắt không nhìn rõ.
Kính cận tạo ra ảnh ảo nằm gần mắt hơn điểm Cv nên mắt nhìn thấy ảnh của vật.
Kính lão tạo ra ảnh ảo nằm xa mắt hơn điểm Cc nên mắt nhìn thấy ảnh đó.
* Rút kinh nghiệm bài học:

File đính kèm:

  • docxPGD NQ Phương pháp giải bài toán Quang hình môn Vật lý lớp 9.docx
Sáng Kiến Liên Quan