Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức học theo nhóm của lớp 2 mô hình trường học mới VNEN

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền tảng. Sự thành công của giáo dục Tiểu học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển và chất lượng của các bậc học tiếp theo. Đây là bậc học cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển của một Quốc gia. Mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học hiện nay: “ Hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ” Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN. Các Sở - Phòng Giáo dục đang thực hiện dạy thử nghiệm mô hình trường học mới cho một số trường trên toàn quốc. Tôi nhận thấy rằng người giáo viên tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, hình thành phương pháp tự học, hình thành nhân cách cho học sinh. Nhưng làm được điều đó không phải là dễ và đây là điều chúng tôi luôn trăn trở trong quá trình thực hiện dạy học theo mô hình VNEN. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này, chúng tôi nghĩ là bước tiến quan trọng trong cải cách giáo dục.

doc22 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 5121 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức học theo nhóm của lớp 2 mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển từ xa trợ giúp học sinh nuôi dưỡng ý thức, tạo dựng môi trường tự quản. Bởi vì chỉ có học sinh, chính các em chứ không phải ai khác mới là người có quyền lợi và trách nhiệm gắn bó, xây dựng, điểm tô cho lớp học - ngôi nhà thứ hai của mình trở lên thân thiện, gần gũi và đẹp hơn trong mắt mọi người. Học theo nhóm là chủ yếu, học ở trong lớp và cả ở ngoài lớp học. 
3. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên 
a. Người giáo viên phải hiểu đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là như thế nào? 
- Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm vừa là giá đỡ, vừa là trụ cột chi phối các hoạt động sư phạm trong nhà trường VNEN. Tổ chức lớp học không chỉ phù hợp với phương pháp của VNEN mà còn tạo ra môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong trường và với cộng đồng. Mô hình VNEN sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy tốt nhất các năng lực cá nhân và giá trị đích thực của các em. Kiểu cấu trúc bài học được khuyến khích sử dụng trong mô hình VNEN, đó là tổ chức dạy học người ta thường khuyến khích sử dụng quy trình thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS, quy trình gồm 5 bước chủ yếu sau: Gợi động cơ, tạo hứng thú Trải nghiệm Phân tích, khám phá,rút ra bài học Thực hành vận dụng. Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức. Chẳng hạn: 
Tạo hứng thú cho học sinh: Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học. Giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống, tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác 
 Ví dụ : 
 Bài 68: Bảng chia 4. Một phần tư ( Tài liệu HDH Toán lớp 2 trang 57).
Sau khi học xong tiết 1, GV tổ chức HS chơi trò chơi “Kết bạn”. Các em sẽ biết nếu “kết 4” mà lớp mình có 39 bạn thì lớp mình sẽ thành lập được 6 nhóm còn dư 3 bạn ( bạn bị dư sẽ bị phạt). Thông qua trò chơi, HS sẽ cảm thấy trò chơi mà mình vừa được tham gia rất gần gũi với bản thân, không chỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú trong học tập giúp các em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới.
 b. Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên: 
- Tăng cường việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn. Trước tiên mỗi giáo viên phải nắm chắc các phương pháp dạy học tích cực và các kỹ thuật dạy học tích cực được áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền và đã mang lại kết quả cao đó là : 
- Các phương pháp dạy học tích cực : 
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 
+ Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ. 
+ Phương pháp trò chơi 
+ Phương pháp đóng vai 
- Các kỹ thuật dạy học tích cực 
+ Kĩ thuật hỏi và trả lời
+ Kĩ thuật khăn trải bàn 
+ Kĩ thuật mảnh ghép 
+ Kỹ thuật trình bày một phút 
Một tiết dạy là một cơ cấu hoàn chỉnh từ phút đầu đến phút chót, có tính đặc thù về trình tự, về nhịp điệu, về tiến trình theo từng môn học. Vì vậy, việc làm trước, việc làm sau đương nhiên liên quan với nhau. Hoạt động trước làm nảy sinh hoạt động sau, hoạt động sau củng cố hoặc nối tiếp hoạt động trước. Dùng cách tổ chức học tập nào trước, sau đều cần có lí do trong mối quan hệ này, tránh hiện tượng xen kiểu học nhóm vào để được tiếng là có đổi mới phương pháp.
*Cần đảm bảo trình tự tiến hành phương pháp dạy học theo nhóm: Bất cứ phương pháp dạy học nào cũng đếu có quy trình thực hiện của nó. Việc đảm bảo quy trình giúp giáo viên tránh được những lúng túng trong khi hướng dẫn học sinh. Nó còn thể hiện được tính khoa học trong tổ chức dạy học, đồng thời giúp học sinh tham gia thảo luận, chọn vấn đề tốt hơn. Tuy nhiên việc thực hiện quy trình có thể bỏ qua khi thường xuyên dùng. Nên tránh máy móc mất thời gian nhưng cũng không được lạm dụng việc làm vắn tắt quá mức làm mất hứng thú trong học tập. Ví dụ: vừa nghe giáo viên nói đến thảo luận nhóm thì lập tức đã có nhóm ngay và cứ y như cũ: A là nhóm trưởng, B là thư kí 
- Giáo viên nêu vấn đề: Giúp học sinh xác định đúng nhiệm vụ cần giải quyết. 
 	- Chia nhóm: Từ việc nắm chắc nội dung, đối tượng học sinh trong lớp, đồ dùng dạy học mình có, giáo viên chọn cách chia nhóm sao cho phù hợp: Khi nội dung yêu cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia nhóm ngẫu nhiên.- Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ nên chia nhóm cùng trình độ. - Khi nội dung đơn vị kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tập thì nên chia nhóm đủ trình độ. 
 - Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Khi tổ chức dạy học nhóm thông thường mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ khác nhau hoặc 2-3 nhóm cùng một nhiệm vụGiáo viên cần làm cho tất cả các thành viên trong nhóm đều nắm rõ nhiệm vụ của nhóm cũng như nhiệm vụ của bản thân. Nên giao việc sau khi đã chia xong nhóm và các nhóm đã về vị trí của mình. Có thể giao nhiệm vụ cho từng nhóm chung ở giữa lớp, việc này có ưu điểm là nhóm nào cũng biết được nhiệm vụ của nhóm khác để có thể tự tham khảo thêm và sẽ bổ sung cho nhóm bạn dễ dàng hơn. Hoặc giao nhiệm vụ dưới dạng phiếu giao việc cho từng nhómNhưng dưới hình thức nào thì cũng cần cho nhóm nêu nội dung mà nhóm cần thảo luận.
- Hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ: 
 	 Trong điều kiện hiện nay, các nhóm học sinh tiểu học nên chỉ từ 4 – 6 học sinh là tốt nhất. Các chức danh nhóm trưởng và thư kí (đối với lớp 4-5) nên luân phiên. Khi bắt đầu làm việc, nhóm trưởng phải phân công các thành viên trong nhóm, mỗi người một việc, sau đó cá nhân làm việc độc lập rồi từng em đưa ra ý kiến để thảo luận trong nhóm. Ý kiến thống nhất được ghi nhận để chuẩn bị trình bày trước lớp. Người trình bày cũng nên luân phiên để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được rèn kĩ năng. 
 	Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên thường xuyên theo dõi để hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm trao đổi thảo luận đúng yêu cầu bài học, tránh thảo luận tùy hứng dẫn đến nguy cơ đi chệch yêu cầu hoặc giáo viên gợi mở thêm nhằm mở rộng kiến thức cho các em.
 	- Tổ chức thảo luận chung: Trước khi cho đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn đề để cả lớp tập trung lắng nghe. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung nhóm bạn vừa trình bày. Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản biện. 
Quá trình thảo luận chung nếu điều hành tốt thì sẽ giúp học sinh rút thêm kinh nghiệm khi điều hành thảo luận trong nhóm sau này và kĩ năng hợp tác nhóm của học sinh sẽ ngày một cao hơn.
 	- Tổng kết vấn đề - Nhận xét quá trình làm việc: Giáo viên cần dự kiến trước các hướng trả lời của học sinh để có thể xử lí tốt các kết luận. 
Ví dụ: Chuẩn bị câu hỏi gợi mở để làm rõ vấn đề hơn hoặc liên hệ thực tế để giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nếu kết quả làm việc nhóm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì có thể sử dụng để hệ thống thành bài học. Điều này sẽ làm tăng sự thích thú làm việc của học sinh bởi vì các em rất tự hào khi tự mình có thể hình thành được bài học cho cả lớp, đồng thời giảm bớt sự can thiệp của giáo viên trong quá trình học.
Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những lần làm việc sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có:
- Sự phân công trong nhóm
- Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thảo luận.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp.
Cần khen ngợi những học sinh biết lắng nghe và đưa ra những câu hỏi thắc mắc phù hợp.
4/ Đổi mới về cách học của học sinh
Trước hết giáo viên rèn cho học sinh các kỹ năng làm việc có hiệu quả ngay từ đầu năm học. Để thực hiện có hiệu quả phương pháp dạy học theo mô hình VNEN người giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh một số kỹ năng học tập. Trước hết phải rèn cho học sinh kỹ năng tự học theo nhóm. Mỗi hướng dẫn học trong sách hay Lôgô bao gồm một chuỗi các nhiệm vụ, các hoạt động được thiết kế nhằm giúp học sinh tự học bằng cách thực hiện các yêu cầu, chỉ dẫn trong bài học. Vì vậy, trước hết người giáo viên cần quan tâm luyện tập cho học sinh các kỹ năng sau:
- Kỹ năng đọc – hiểu tài liệu: các nhiệm vụ, các câu lệnh các chỉ dẫn, các yêu cầu, các dạng hoạt động học tập (các kí hiệu Lôgô) .
- Kỹ năng làm việc các nhân, khi học sinh hoạt động cá nhân giáo viên phải rèn cho học sinh ý thức tập trung suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tự mình trình bày ý kiến các nhân và tự đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân.
- Kỹ năng làm việc hợp tác theo cặp, theo nhóm, giáo viên phải rèn cho học sinh biết tổ chức hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm nhận trách nhiệm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt công việc của nhóm.
- Kỹ năng sử dụng đồ dùng học tập ở các góc học tập, sử dụng tài liệu tham khảo ở thư viện trong lớp học.
- Kỹ năng tự học ở môi trường xung quanh, gia đình, cộng đồng. Đồng thời giáo viên.
5/ Các ví dụ dạy theo nhóm
a/ Ví dụ về cách hoc nhóm theo Tài liệu hướng dẫn học 
Bài : Mẩu giấy vụn 
 Nhiệm vụ 1: Đọc tên câu chuyện: Mẩu giấy vụn, xem tranh và trả lời câu hỏi
Bức tranh có những ai?
Một bạn gái đang làm gì?
Cô giáo và các bạn đang nhìn bạn gái thế nào?
Hãy đoán xem câu chuyện này sẽ nói về ai?
Việc 1: Nhóm trưởng nêu các câu hỏi yêu cầu các bạn trong nhóm trả lời.
Việc 2: Nhóm trưởng hỏi: Các bạn có thống nhất với các câu trả lời không?
 Bạn nào có câu trả lời khác?
 Nếu không thống nhất thì cần sự trợ giúp của cô 
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình với cô giáo bằng cách giơ thẻ.
Nhiệm vụ 3: Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ở cột B
 A B
bày tỏ sự đồng ý (1)
a/ Tiếng xì xào
b/Đánh bạo
tiếng bàn tán nhỏ (2)
dám vượt qua e ngại, rịt rè để nói hoặc làm một việc. (3)
c/Hưởng ứng
Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm đọc thầm các từ ở cột A và B 
 	Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm tự làm.
Việc 3: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ: Vì sao bạn chọn 2 ô đó với nhau? Tại sao không chọn ô khác?
Việc 4: Nhóm trưởng cho các bạn thảo luận đi đến thống nhất
Việc 5: Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình với cô giáo bằng cách giơ thẻ.
b/ Ví dụ về cách học nhóm theo Điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học 
Ví dụ 1: Bài 5A: Thế nào là một học sinh ngoan? 
 (Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 Tập 2A Trang 58 )
Nhiệm vụ 2 : Đọc tên bài Chiếc bút mực, xem tranh và trả lời câu hỏi :
Cô giáo đang làm gì? 
Các bạn học sinh đang, làm gì? 
Hãy đoán xem có chuyện gì xảy ra liên quan tới chiếc bút mực. 
 	Để giúp học sinh đổi mới các học, ở nhiệm vụ này các thành viên trong tổ 2 đã thống nhất Điều chinh bài hướng dẫn học như sau :
Các em thực hiện cho cô nhiệm vụ 2 theo phiếu học tập
 	Việc 1: Em hãy đọc thầm tên bài Chiếc bút mực.
 	Việc 2: Em hãy quan sát tranh trong Tài liệu Hướng dẫn học trang 58
Việc 1: Em và bạn chia sẻ câu trả lời của mình:
- Cô giáo đang làm gì?
- Các bạn học sinh đang, làm gì? 
- Hãy đoán xem có chuyện gì xảy ra liên quan tới chiếc bút mực. 
Việc 2: Nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.
Việc 1: Nhóm trưởng nêu các câu hỏi yêu cầu các bạn trong nhóm trả lời
 	Việc 2: Nhóm trưởng hỏi: Các bạn có thống nhất với các câu trả lời không?
 Bạn nào có câu trả lời khác?
 Nếu không thống nhất thì cần sự trợ giúp của cô 
Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình với cô giáo bằng cách giơ thẻ.
Ví dụ 2: Bài 86: Viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị 
 (Tài liệu Hướng dẫn học Toán 2 Tập 2B Trang 34 )
	Trong tổ đã thống nhất điều chỉnh bài hướng dẫn học nhiệm vụ 3 như sau
Nhiệm vụ 3: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
Việc 1: Em nghĩ rồi viết ra giấy nháp 1 số có 3 chữ số
Việc 2: Em biểu thị số vừa viết bằng thẻ trăm, chục, đơn vị ( xếp thẻ trên mặt bàn)
Việc 3: Đọc số vừa sắp xếp được từ thẻ.
Việc 4: Viết số thành tổng vào vở nháp.
Việc 5: Đọc nội dung Hoạt động cơ bản ( trang 34) và đối chiếu với cách thực hiện của em.
Việc 1: Em cùng bạn trình bày cho nhau nghe về cách làm và kết quả
Việc 2: Trao đổi, chia sẻ và đánh giá kết quả cảu bạn, cùng thống nhất, bổ sung nếu có. 
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn báo cáo kết quả thực hiện viết số thành tổng trăm, chục, đơn vị.
Việc 2: Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo bằng cách giơ thẻ.
V. KẾT QUẢ
GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS, như: mọi HS đều được trình bày ý kiến, HS tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v... và phát triển những kĩ năng XH cho HS, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,v.v...
Còn đối với GV thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn v..v.
Học sinh bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí; bước đầu biết bày tỏ quan điểm/ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của cả nhóm. Hình thành thói quen sử dụng SGK ở học sinh.
Hoạt động cả lớp -> thoải mái, tránh đồng loạt.
Hoạt động cá nhân -> tự giác, linh động, sáng tạo, tự tin.
Hoạt động Nhóm -> hợp tác thích nghi, giúp đỡ trách nhiệm, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức.
- Tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Lớp học trở nên thân thiện gần gũi đối với học sinh tạo cho các em có cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 
Kết quả khảo sát qua 8 tuần học năm học 2016 – 2017 áp dụng dạy học mô hình mới VNEN của 3 lớp chúng tôi dạy như sau: 
Kết quả khảo sát tuần 22
Môn Tập đọc 
Tổng số
Đọc diễn cảm
Đọc đạt chuẩn
Đọc còn chậm
Đọc còn đánh vần
83 em
40 em
25 em
10 em
8 em
 Môn Toán
Tổng số
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
83
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
28
34
21
0
0
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ những thực tế trên, qua việc vận dụng các biện pháp và kết quả thu được, chúng tôi rút ra bài học như sau:
Thành công - Hạn chế.
a/Thành công: 
 	Từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia của HS, phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của các em thì dạy học theo nhóm đã được coi là phương pháp dạy học hữu hiệu và bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS như: mọi HS đều được trình bày ý kiến, HS tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v... và phát triển những kĩ năng XH cho HS, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,v.v...; Còn đối với GV thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn.v.v.... GV đã có kiến thức và một số kỹ năng để tiến hành dạy học theo nhóm: Qua dự giờ của một số giáo viên đều cho thấy về cơ bản GV biết sử dụng phương pháp dạy học nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung bài học. GV bước đầu đã biết lựa chọn hình thức và cơ cấu nhóm tương đối phù hợp, đã nêu được các bước dạy học theo nhóm. Khâu chuẩn bị của GV cho HS trong nhóm làm việc theo 10 bước học tập cũng rất tốt. 
HS bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí; biết bày tỏ ý kiến 
	b/Hạn chế: 
 	Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định, cụ thể là: Gia đình các em đa số làm nông, kinh tế một số gia đình khó khăn nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, phải lo cuộc sống mưu sinh còn phó mặc công việc học tập của con em mình cho nhà trường. 
Khi tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, GV chủ yếu hướng HS nhằm vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể mà nhóm HS cùng nhau thực hiện chứ chưa chú trọng giáo dục cho HS những kĩ năng xã hội quan trọng mà làm việc nhóm có ưu thế.Sau khi các nhóm thảo luận GV ít quan tâm chốt lại những kiến thức, kết luận chung làm cho HS không biết ý kiến nào là phù hợp. Dạy học nhóm chưa được sử dụng đồng đều ở tất cả các môn học. Còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành và nhiệm vụ giao cho nhóm. Nhiệm vụ giao cho nhóm còn đơn giản, ít phương án trả lời, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân và thiếu định hướng để HS buộc phải phân chia công việc hay phải trưng cầu ý kiến riêng của từng người trong nhóm.
2) Mặt mạnh – Mặt yếu. 
 	a/ Mặt mạnh : 
 	- Dạy học theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng học sinh, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Dạy học theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Thực hiện tốt theo 10 bước học tập.
 	- Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới. Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề. 
- Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ
- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng người và trở thành niềm vui chung của tất cả. Họ gắn kết với nhau theo phương thức Nhà trường – Gia đình – Cộng đồng.
 	b/Mặt yếu:
 	Một số khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm.
 	Bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp cho dạy học nhóm, một số HS lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong nhóm. Một số học sinh còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm. Việc quan sát, đánh giá của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức.
 	- Học nhóm theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học.
- Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.
- Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua HĐ ứng dụng của mỗi bài, rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong mỗi tiết học.
- Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện
- Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. 
- Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm trong quá trình dạy học.
 	- Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm.
 	- Rèn luyện cách chia nhóm thông qua các tiết học một cách thường xuyên.
 	- Chuẩn bị tốt cho mình bộ đồ dùng phục vụ cho việc học nhóm của HS. 
 	- Hoạt động nhóm có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các khối lớp ở cấp Tiểu học, đặc biệt là mô hình trường học mới VNEN. 
Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ của chúng tôi về việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong các giờ học ở tiểu học. Rất mong đây sẽ là một trong những kinh nghiệm được chia sẻ cùng đồng nghiệp và cũng hy vọng được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp gần xa.
 , ngày 27 tháng 3 năm 20014
 Người thực hiện: 

File đính kèm:

  • docSKKN_Mot_so_phuong_phap_to_chuc_hoc_theo_nhom_cua_lop_2_mo_hinh_truong_hoc_moi_VNEN.doc
Sáng Kiến Liên Quan