Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học Khối 9

Thực trạng nội dung cần nghiên cứu

 Thực tế cho thấy kiến thức Sinh học về di truyền và biến dị rất trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có những đặc trưng và cách giải riêng. Bên cạnh đó nội dung SGK không cung cấp cho học sinh những công thức để giải các dạng bài tập. Một lí do khách quan là các em học sinh không có nhiều hứng thú với môn Sinh học, việc nắm bắt kiến thức và tìm hiểu các cách giải các bài tập đối với các em học sinh còn rất nhiều khó khăn.

 Qua nhiều năm giảng dạy Sinh học lớp 9 và kết quả kiểm tra kiến thức của học sinh tôi nhận thấy, các em học sinh chưa nắm được phương pháp giải bài tập phần di truyền, đặc biệt là chưa có kỹ năng giải bài tập, cách phân loại các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập. Nhất là các em học sinh chỉ có thể giải bài tập lý thuyết còn phần bài tập phải tính toán, bài tập về các thí nghiệm của Men đen phải biện luận. hầu hết các em học sinh không làm được. Như vậy việc rèn cho học sinh có những phương pháp, kỹ năng cơ bản để vận dụng giải các bài tập phần di truyền là một vấn đề đáng quan tâm đối với giáo viên và học sinh.

 + Đối với giáo viên:

 - Đa số giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, đôi lúc lên lớp còn mất bình tĩnh, thiếu tự tin, đặc biệt khi có đồng nghiệp dự giờ, thể hiện một phong thái gấp gáp, dẫn đến hỏi học sinh dồn dập có khi người dự cũng không theo dõi kịp.

 - Khả năng tìm tòi phương pháp giải toán qua sách tham khảo, tạp chí Thế giới trong ta chưa được thường xuyên.

 - Khả năng truyền cảm khi diễn đạt của giáo viên còn có hạn chế nhất định, khó lôi cuốn HS, khó gây hứng thú yêu thích học bộ môn.

 - Phương tiện, thiết bị, dạy học của trường phần nào vẫn còn thiếu dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao làm cho tiết học chưa thực sự linh động, hứng thú và có hiệu quả.

 - Sách tham khảo cho giáo viên phần nào vẫn còn hạn chế.

 + Đối với học sinh:

 - Phương pháp học tập bộ môn ở một số em thiếu tích cực dẫn đến chất lượng chưa cao vì đây là một trong những kiến thức khá khó.

 - Phương pháp giải bài tập của học sinh còn nhiều hạn chế nên chưa tạo được hứng thú cho các em với lòng đam mê yêu thích môn học.

 - Học sinh chỉ có thể giải được các bài tập khi các em nắm vững, đầy đủ hệ thống các kiến thức lý thuyết.

 - Đa số các em sách tham khảo còn rất ít nên chưa rèn luyện được các kỷ năng về phương pháp để giải toán.

 - Dạng bài tập di truyền là dạng bài tập mà học sinh lớp 9 hay giải sai hoặc giải rập khuôn, máy móc. Đa số các em chưa nắm được phương pháp giải chưa linh hoạt trong các dạng toán. Vì vậy nhiều em khi nghe nói đến dạng toán này rất sợ, không có hứng

thú trong học tập bộ môn.

 Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm " Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học lớp 9” Tôi tiến hành khảo sát trên 2 lớp 9A,B Trường THCS nơi bản thân tôi đang công tác trong năm học 2012 - 2013 dạng toán giải bài tập di truyền.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập di truyền chương trình Sinh học Khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
 Trơn 12 trơn 3
 = =
 Nhăn nhăn 1
Như vậy, mỗi cặp tính trạng tương phản đều phân ly theo đúng định luật 2 của Menđen và không phụ thuộc vào nhau.
 c. Định luật: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 2( hoặc nhiều) cặp tính trạng thuần chủng thì sự di truyền của mỗi cặp tính trạng không phụ thuộc vào các cặp tính trạng khác.
 d. Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập:
 Gọi gen A quy định tính trạng hạt màu vàng
 Gọi gen a quy định tính trạng hạt màu xanh
 Gọi gen B quy định tính trạng hạt trơn
 Gọi gen b quy định tính trạng hạt nhăn
 Các gen quy định màu sắc và hình dạng hạt nằm trên NST thường khác nhau.
 P có kiểu gen: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
 AABB aabb
 P chỉ cho 1 loại giao tử AB và ab
 F1: AaBb nên kiểu hình là vàng, trơn.
 Vì F1: Các NST phân ly độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên do đó tạo nên 4 loại giao tử.
 Tổ hợp các loại giao tử sẽ tạo nên tỷ lệ như sơ đồ sau:
 P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
 AABB aabb
 GP: AB ab
 F1: AaBb
 F1 x F1: AaBb x AaBb
 GF1: AB: Ab: aB: ab 
 F2: 
GF1
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
 Tỷ lệ kiểu gen: 1AABB: 2 AABb: 1AAbb: 
 2AaBB: 4 AaBb: 2Aabb: 
 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
2. Điều kiện nghiệm đúng:
 Ngoài những điều kiện đã nêu trong định luật đồng tính và định luật phân tính thì định luật phân ly độc lập còn thêm các điều kiện sau:
 - Các cặp gen xác đinh các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- Các gen phải tác động riêng rẻ lên sự hình thành tính trạng. Nghĩa là một gen quy định một tính trạng, một tính trạng do một gen quy định.
2.2. Phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn phương pháp giải từng loại bài tập sau khi học sinh đã nắm bắt được lý thuyết.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. Phương pháp giải bài tập về lai một cặp tính trạng
Dạng 1: Đề bài đã cho biết tính trội, lặn của tính trạng hay gen quy định tính trạng và kiểu hình của P.
 Xác định kiểu gen, kiểu hình, và tỷ lệ phân ly về kiểu gen và kiểu hình ở F.
* Phương pháp giải:
 Bước 1: Viết ký hiệu gen quy định tính trạng.
 Bước 2: Từ kiểu hình P xác định kiểu gen P.
 Bước 3: Viết sơ đồ lai từ P đến F theo yêu cầu của bài toán, qua đó xác định kiểu hình, kiểu gen, tỷ lệ phân ly của F.
 * Ví dụ: Ở Cà chua quả đỏ là tính trội hoàn toàn so với quả vàng, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
 a. Cho cây có quả màu đỏ thuần chủng lai với cây có quả màu vàng. Xác định tỷ lệ phân ly về kiểu gen và về kiểu hình ở F2.
 b. Làm thế nào để xác định được cây có quả đỏ là thuần chủng hay không thuần chủng ở F2 trong phép lai trên.
Giải:
a. Bước 1: Quy ước: Gen A quy định tính trạng quả màu đỏ
 Gen a quy định tính trạng quả màu vàng.
 Bước 2: Do P thuần chủng nên cây có quả màu đỏ có kiểu gen AA, cây có quả màu vàng có kiểu gen aa.
 Bước 3: Sơ đồ lai.
 P: Quả đỏ x quả vàng
 AA aa
 GP: A a
 F1: Aa – Quả đỏ
 F1 x F1: Aa x Aa
 GF1: (1A, 1a ) (1A, 1a ) 
 F2: Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
 Kiểu hình: 3 đỏ: 1 vàng.
b. Cà chua quả đỏ ở F2 gồm có các cây thuần chủng AA và các cây không thuần chủng Aa do đó muốn phân biệt được những dạng này cần tiến hành lai phân tích, nghĩa là cho chúng lai với cà chua quả vàng aa.
 P: Quả đỏ (F2) x quả vàng
 A- aa 
 Nếu FB đều quả đỏ điều đó chúng tỏ Cà chua quả đỏ F2 chỉ cho 1 loại giao tử mang A do đó nó phải là thể đồng hợp AA thuần chủng.
 Nếu FB có tỷ lệ 1 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng thì cà chua quả đỏ phải cho 2 loại giao tử là A và a do đó nó thể dị hợp – không thuần chủng Aa.
Dạng 2: Đề bài cho biết P thuần chủng và sự phân ly kiểu hình ở F2.
 Xác định kiểu gen và kiểu hình P.
* Phương pháp giải:
 Bước 1: Xác định tỷ lệ kiểu hình dựa vào các số liệu kiểu hình.
 Bước 2: Biện luận để suy ra kiểu gen và kiểu hình trên. Khi biện luận dựa vào quy luật hoặc căn cứ vào số tổ hợp kiểu hình.
 Bước 3: Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
* Ví dụ: Cho giao phối giữa 2 cây ngô thuần chủng với nhau được F1, cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 gồm 127 quả đỏ, 42 quả trắng.
 Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Giải:
 Bước 1: Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2: 127 quả đỏ: 42 quả trắng = 3 quả đỏ: 1 quả trắng.
 Bước 2: Biện luận:
 P thuần chủng và F2 có sự phân ly theo tỷ lệ 3 quả đỏ: 1 quả trắng, điều này chứng tỏ sự di truyền tính trạng màu sắc quả bị chi phối bởi quy luật phân ly của Medden. Trong đó quả đỏ là tính trạng trội, qủa trắng là tính trạng lặn.
 Quy ước: Quả đỏ do gen A quy định
 Quả trắng do gen a quy định.
 Vậy kiểu gen của P là: Quả đỏ AA, quả trắng aa
 Bước 3: Sơ đồ lai:
 P: Quả đỏ x quả trắng
 AA aa
 GP: A a
 F1: Aa( quả đỏ)
 F1 x F1: Aa x Aa
 GF1: (1A, 1a ) (1A, 1a ) 
 F2: Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
 Kiểu hình: 3 đỏ: 1 trắng.
Dạng 3: Đề bài cho biết tính trội, lặn và kiểu hình của F.
 Xác định kiểu gen và kiểu hình của P.
* Phương pháp giải:
 Bước 1: Dựa vào kiểu hình F1 để biện luận và xác định kiểu gen, kiểu hình P.
 Bước 2: Viết sơ đồ lai từ P đến F2
* Ví dụ: Ở ruồi giấm thân xám là trội hoàn toàn so với thân đen, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.
 a. P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để các con sinh ra đều có thân xám.
 b. P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để các con sinh ra có thân xám, có con thân đen.
Giải:
 a. Bước 1: Các con đều có thân xám vậy trong kiểu gen của nó ít nhất phải có 1 gen trội.
 Quy ước: Gen B quy định thân xám
 Gen b quy định thân đen 
 Vậy kiểu gen và kiểu hình có những khả năng sau:
 - Thân xám (BB) x thân xám (BB)
 - Thân xám (BB) x thân xám (Bb)
 - Thân xám (BB) x thân đen (bb)
 Bước 2: Sơ đồ lai:
 - TH 1: P: Thân xám (BB) x thân xám (BB)
 GP: B; B
 F1: BB – 100% thân xám
 - TH 2: P: Thân xám (BB) x thân xám (Bb)
 GP: B; B, b
 F1: 1BB: 1Bb – 100% thân xám
 - TH 3: P: Thân xám (BB) x thân đen (bb)
 GP: B; b
 F1: Bb – 100% thân xám
b. Bước 1: Để có con thân đen thì ít nhất ở bố và mẹ đều mang 1 gen lặn. Để có con thân xám thì cả bố lẫn mẹ mang 1 gen trội hoặc chỉ 1 bên mang 1 gen trội. Vậy có những khả năng sau:
 - Thân xám (Bb) x thân xám (Bb)
 - Thân xám (Bb) x thân đen (bb)
Bước 2: Sơ đồ lai:
 - TH 1: P: Thân xám (Bb) x thân xám (Bb)
 GP: B, b ; B,b
 F1: 1BB: 2Bb: 1bb
 3 thân xám: 1 thân đen
 - TH 2: P: Thân xám (Bb) x thân đen (bb)
 GP: B, b; b
 F1: 1Bb: 1bb 
 1 thân xám: 1 thân đen
Dạng 4: Đề bài cho biết kiểu hình của P và tính trạng do một gen quy định.
 Xác định kiểu gen của P.
* Phương pháp giải:
 Bước 1: Dựa vào kết quả của phép lai để xác định tính chất trội lặn của tính trạng.
 Bước 2: Viết sơ đồ lai dựa vào kết quả của phép lai.
* Ví dụ: Theo dõi sự di truyền màu sắc thân ở cà chua người ta thu được kết quả sau:
 a. Phép lai 1: Thân đỏ x thân đỏ F1: 100% thân đỏ
 b. Phép lai 2: Thân xanh x thân xanh F1: 100% thân xanh
 c. Phép lai 3: Thân đỏ x thân xanh F1: 50% thân đỏ: 50% thân xanh
 d. Phép lai 4: Thân đỏ x thân đỏ F1: 75,1% thân đỏ: 24,9% thân xanh
 Xác định kiểu gen của P trong các phép lai trên, viết sơ đồ lai cho từng trường hợp. Biết rằng màu sắc thân do 1 gen quy định.
Giải:
 Bước 1: Phép lai 4: Vì F1 có 75,1% thân đỏ: 24,9% thân xanh = 3 thân đỏ: 1 thân xanh.
 Vậy tính trạng màu sắc thân di truyền theo định luật phân ly, trong đó thân đỏ là tính trạng trội ( A) còn thân xanh là tính trạng lặn (a)
 Bước 2: 
a. Phép lai 1: Vì F1 toàn thân đỏ do đó có các khả năng sau:
 P: Thân đỏ x thân đỏ
 AA AA
 GP: A; A
 F1: AA – 100% thân đỏ
 Hoặc 
 P: Thân đỏ x thân đỏ
 AA Aa
 GP: A; A, a
 F1: 1AA: 1Aa – 100% thân đỏ	
b. Phép lai 2: Vì F1 có 100% thân xanh mà thân xanh là tính trạng lặn vì vậy chỉ có khả năng sau:
 P: Thân xanh x thân xanh
 aa aa
 GP: a; a
 F1: aa – 100% thân xanh
c. Phép lai 3: Vì F1: 50% thân đỏ: 50% thân xanh, chứng tỏ đây là kết quả của phép lai phân tích, cây thân đỏ dị hợp Aa.
 P: Thân đỏ x thân xanh
 Aa aa
 GP: A, a; a
 F1: 1Aa: 1aa 
 1 thân đỏ: 1 thân xanh
d. Phép lai 4: Để F1 có tỷ lệ phân ly kiểu hình 3: 1 thì P đều phải dị hợp tử.
 P: Thân đỏ x thân đỏ
 Aa Aa
 GP: A, a; A, a
 F1: 1AA: 2Aa: 1aa 
 3 thân đỏ: 1 thân xanh
II. Phương pháp giải bài tập về lai hai cặp tính trạng
Dạng 1: Đề bài cho biết tính chất di truyền của mỗi loại tính trạng và kiểu hình của P. 
 Xác định kiểu gen, kiểu hình và tỷ lệ phân ly kiểu gen, kiểu hình ở F 
* Phương pháp giải:
 Bước 1: Xác định kiểu gen của P dựa vào kiểu hình của P
 Bước 2: Viết sơ đồ lai từ P đến F.
* Ví dụ: Ở gà, cho rằng gen A quy định chân thấp, gen a quy định chân cao.
 Gen B quy định lông đen, gen b quy định lông trắng. Biết rằng mỗi gen nằm trên 1 NST.
 Cho nòi gà thuần chủng chân thấp, lông trắng giao phối với nòi gà chân cao, lông đen được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau.
 Xác định tỷ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình ở F2?
Giải:
 Bước 1: Do P thuần chủng nên kiểu gen của P là:
 Gà chân thấp, lông trắng có kiểu gen AAbb
 Gà chân cao, lông đen có kiểu gen aaBB
 Bước 2: Sơ đồ lai
 P: Gà chân thấp, lông trắng x gà chân cao, lông đen
 AAbb aaBB
 GP: Ab; aB
 F1: AaBb – Gà chân cao, lông đen
 F1 x F1: AaBb x AaBb
 GF1: ( AB: Ab: aB: ab) ( AB: Ab: aB: ab)
 F2: 1AABB: 2AABb: 1AAbb: 
 2AaBB: 4AaBb: 2Aabb
 1aaBB: 2aaBb: 1aabb 
 Kiểu hình: 9 thấp, đen: 3 thấp, trắng: 3 cao, đen: 1 cao, trắng
Dạng 2: Đề bài cho biết kiểu hình P, kết quả lai.
 Xác định kiểu gen P
* Phương pháp giải:
 Bước 1: Tìm quy ước cho các tính trạng, xác định kiểu gen F1 dựa vào sự phân tính của từng cặp tính trạng.
 Bước 2: Tìm phép lai của từng tính trạng một và tìm quy luật di truyền chi phối.
 Bước 3: Từ kiểu hình P suy ra kiểu gen của nó và viết sơ đồ lai.
* Ví dụ: Khi cho lai 2 giống thực vật thuần chủng màu đỏ, quả dài và màu vàng, quả tròn được F1 đều cho quả đỏ, dạng tròn. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thì được F2 thu được 901 cây quả đỏ, tròn: 299 cây quả đỏ, dài: 301 cây quả vàng, tròn: 103 cây quả vàng, dài.
 Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Giải:
 Bước 1: Tỷ lệ phân ly của từng cặp tính trạng ở F2
 Quả đỏ 901 + 299 3
 = =
 Quả vàng 301+ 103 1
 Quả tròn 901 + 301 3
 = =
 Quả dài 299 + 103 1
 Như vậy màu sắc cũng như hình dạng quả đều bị chi phối bởi định luật phân ly, trong đó các quả tròn và đỏ là tính trạng trội.
 Quy ước: Gen A quy định tính trạng quả đỏ
 Gen a quy định tính trạng quả vàng
 Gen B quy định tính trạng quả tròn
 Gen b quy định tính trạng quả dài 
 Như vậy F1 dị hợp hai cặp gen( AaBb)
Bước 2: Tỷ lệ phân tính ở F2 là 9 cây quả đỏ, tròn: 3 cây quả vàng, tròn: 3 cây quả đỏ,
dài: 1 cây quả vàng, dài = ( 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng)( 3 cây quả tròn: 1 cây quả dài). Điều này chứng tỏ các gen di truyền theo quy luật phân ly độc lập.
 Bước 3: Do P thuần chủng Cây quả đỏ, dài có kiểu gen AAbb; cây quả vàng, tròn có kiểu gen aaBB
Sơ đồ lai: 
 P: Cây quả đỏ, dài x cây quả vàng, tròn
 AAbb aaBB
 GP: Ab; aB
 F1: AaBb – cây quả đỏ, tròn
 F1 x F1: AaBb x AaBb
 GF1: ( AB, Ab, aB, ab) ( AB, Ab, aB, ab)
 F2:
GT
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
 Tỷ lệ kiểu gen: 1AABB: 2AABb: 1AAbb 
 2AaBB: 4AaBb: 2Aabb
 1aaBB: 2aaBb: 1aabb 
 Tỷ lệ kiểu hình: 9 quả đỏ, tròn: 3 quả đỏ, dài: 3 vàng, tròn: 1 vàng, dài.
2.3. Chọn phương pháp giảng dạy phù hợp đối tượng học sinh để giúp các em nắm được phương pháp giải bài tập di truyền. 
 Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã đúc rút kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu thêm sách tham khảo và phân loại được các dạng bài tập và trong quá trình hướng dẫn học sinh giải bài tập tôi thấy học sinh dễ hiểu hơn, kỹ năng giải bài tập của học sinh thành thạo hơn, đem lại sự hứng thú, đam mê trong học tập. Học sinh có hứng thú và ham thích học môn Sinh học và không còn ngại khi giải các bài tập di truyền. 
 Tuy nhiên trong quá trình dạy học tôi nhận thấy rằng trong các bài tập tuỳ theo các dạng bài tập học sinh có thể nhận thức nhanh hay chậm, tuỳ thuộc mức độ của từng bài và từ đó tôi phân loại học sinh theo mức độ nhận thức để đưa ra các dạng bài tập khác nhau phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
2.4. Bồi dưỡng học sinh khả năng phân dạng bài tập để các em tự đưa ra phương pháp giải đúng và phù hợp nhất.
 Thật vậy, để có cách nhìn tổng quát về loại bài này, giáo viên phải chịu khó đầu tư trí tuệ, thời gian để tìm tòi, phát hiện ra các bài tập và xếp chúng vào các nhóm cùng dạng theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, tuyệt đối không nên bỏ qua các dạng cơ bản vì rất có thể nếu chưa được làm quen chắc chắn học sinh sẽ lúng túng khi gặp phải.
 * Đưa ra định huớng làm bài phù hợp đối với từng dạng bài.
 Sau khi có các dạng bài cơ bản, giáo viên nhận xét, phân tích từng dạng bài và đưa ra cách giải phù hợp. Nếu càng có nhiều cách giải cho một dạng bài càng tốt. Tuy nhiên, giáo viên phải có chọn lọc và nên đưa ra cách giải đơn giản nhất, tránh phức tạp hoá vấn đề và làm cho học sinh thêm rối rắm.
 * Giảng bài và hướng dẫn cho học sinh làm bài.
 Khi đưa ra một dạng bài tập, giáo viên phải vấn đáp học sinh từ những điều cơ bản nhất để tạo nên cơ sở làm bài cho các em. Giáo viên không nên tự đưa ra cách làm bài tổng quát rồi yêu cầu học sinh đọc thuộc và làm theo mà tất cả các bước làm giáo viên phải cùng học sinh xây dựng nên, cách làm bài phải xuất phát từ kiến thức, suy luận của học sinh để học sinh tin tưởng vào cách làm bài và dễ ghi nhớ.
Sau khi đã xây dựng cách làm, giáo viên cần cho học sinh làm bài tập áp dụng ngay. Khi đã có đầy đủ các dạng bài, mỗi lần học sinh tiếp cận với loại bài tập này giáo viên yêu cầu học sinh xác định xem chúng thuộc dạng bài nào và nhắc lại cách làm rồi mới 
cho học sinh tiến hành.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Chuyên đề này tôi thực hiện trong học kì I năm học 2013-2014. Tiến hành dạy 5 tiết thực nghiệm ở mỗi lớp trong đó 3 tiết lý thuyết, 2 tiết bài tập.
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 9A,B – tại đơn vị tôi đang công tác, tôi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra (cũng với nội dung kiến thức tương đương với năm trước), thu được kết quả như sau:
Lớp
Số bài
kiểm tra
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu, kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
33
5
15,2
8
24,2
14
42,4
6
18,2
9B
32
4
12,5
7
21,9
15
46,8
6
18,8
 Qua kết quả kiểm tra so với năm trước tôi thấy chất lượng tăng lên đáng kể: tỷ lệ học sinh khá giỏi cao, giảm được tỷ lệ học sinh yếu, không có học sinh kém. Học sinh có nề nếp, tích cực hơn trong hoạt động học tập, số học sinh yếu lúc đầu rất lơ là, thụ động trong việc tìm ra kiến thức thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi trong lớp, sau này đã có thể tham gia góp sức mình vào kết quả học tập của cả lớp, qua đó các em tự tin hơn không mặc cảm vì mình yếu kém hơn các bạn, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài.
 - Học sinh hiểu sâu hơn nội dung kiến thức mới.
 - Lớp hoạt động sôi nổi, giữa thầy và trò có sự hoạt động nhịp nhàng, thầy tổ chức các hình thức hoạt động, trò thực hiện một cách tích cực.
 - Kỹ năng làm bài và trình bày bài của học sinh lôgíc có khoa học.
 - Học sinh tự tin có hứng thú môn học, chất lượng bài tập tốt hơn...
III. PHẦN KẾT LUẬN
 1. Ý nghĩa của sáng kiến.
 Qua quá trình nghiên cứu đề tài phương pháp giải bài tập di truyền sinh học lớp 9 tôi đã hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản của phần các quy luật di truyền của Menđen nhằm giúp cho học sinh nắm vững các kiến thức trong các tiết dạy chính khóa cũng như ngoại khóa. Đồng thời đưa ra được những phương pháp giải cụ thể một số bài tập thông dụng, tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt bộ môn hơn. Từ đó học sinh có thái độ tích cực trong học tập.
 Để tiến hành giải một bài tập thuộc phần quy luật di truyền của Menđen, học sinh cần nắm vững những vấn đề sau:
 - Các định luật di truyền 1 - 2 - 3 của Menđen.
 - Cơ sở tế bào học của các định luật đó.
 - Cơ sở lý thuyết đã được hệ thống hóa trong chương I(Sinh học 9).
 - Phân biệt được các dạng bài tập cơ bản, các tỷ lệ cơ bản.
 - Nắm vững các bước tiến hành giải các dạng bài tập.
 Để nâng cao chất lượng bộ môn, bên cạnh phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, tăng cường hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại thì việc phân dạng và đưa ra phương pháp giải bài tập cụ thể cũng hết sức quan trọng. 
 Muốn thực hiện tốt biện pháp này giáo viên cần phải:
 Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, chịu khó đầu tư trí tuệ để sắp xếp các bài tập theo dạng một cách hợp lý, tuyệt đối không được bỏ qua các dạng cơ bản để học sinh làm bài tập theo hệ thống.
 Đưa ra phương pháp giải phù hợp dễ hiểu đối với từng dạng bài, đúng với từng đối tượng học sinh, tránh việc phức tạp hóa vấn đề làm cho học sinh thêm khó hiểu.
 Nắm bắt được lực học của từng học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
 Giáo viên phải là người hoạch định, biết cách định hướng về cách giải bài tập cho từng học sinh ở lớp và ở nhà. Phải tìm mọi cách tạo bầu không khí học tập thân thiện, hứng khởi, trên tinh thần cởi mở, đoàn kết, thi đua lành mạnh, biết khơi dậy nhu cầu học hỏi, hiểu biết của học sinh và đánh thức khả năng tiềm ẩn trong học sinh. 
 Cần tổ chức cho các em tự lực giải các bài tập dựa vào phương pháp phân dạng bài 
tập để giải.
 Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, cho bài tập để học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào việc rèn luyện phương pháp giải bài tập.
Giáo viên chủ động, sáng tạo, khoa học, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp mà mình đã chọn.
 2. Kiến nghị, đề xuất:
 Để thực hiện mục tiêu của bộ môn, bản thân tôi đã phải cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu, song vẫn còn những hạn chế nhất định.
 Để đề tài thực sự đem lại kết quả tôi xin có một số kiến nghị như sau:
 + Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
 - Tăng cường mua bổ sung một số tài liệu, sách tham khảo, sách nâng cao về phương pháp giải các bài tập di truyền, biến dị để phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy.
 - Cần tổ chức các buổi ngoại khóa, các câu lạc bộ sinh học tạo sân chơi cho các em vừa kích thích tính tự giác chủ động sáng tạo trong học sinh vừa giúp các em nắm bắt kiến thức sâu hơn.
 - Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tự tích lũy chuyên môn nghiệp vụ qua các tiết dự giờ, thao giảng, ngoại khóa,.
 - Tăng cường hoạt động ngoại khoá, tổ chức hội thảo chuyên đề, tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học phục vụ cho dạy học....
 + Đối với Hội đồng bộ môn phòng giáo dục:
 - Mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận phương pháp giảng dạy mới nhanh và hiệu quả hơn.
- Tăng cường triển khai các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường để giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tạo điều kiện để các giáo viên tham dự các tiết dạy học theo chuyên đề trong toàn huyện
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do điều kiện thời gian và kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều do đó không tránh khỏi một vài khiếm khuyết. Vì vậy, kính mong hội đồng khoa học bộ môn cũng như các bạn đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ thêm để bản sáng kiến kinh nghệm ngày càng có tính khả thi hơn góp phần vào việc đẩy mạnh giảng dạy bộ môn sinh học trung học cơ sở - đáp ứng yêu cầu chất lượng trong dạy học trong thời kì mới.
 Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp đã quan tâm, góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này./ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Sinh học 9(Nguyễn Quang Vinh, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Minh Công, Mai Sỹ Tuấn) – NXBGD 
2. Sách giáo viên Sinh học 9( Nguyễn Quang Vinh, Lê Thị Huệ, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Bá Hoành) – NXBGD 
3. Để học tốt Sinh học 9( Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Văn Sang) – NXBGD 
4. Phương pháp giải bài tập di truyền( Vũ Đức Lưu) – NXBGD 
5. Những kiến thức cơ bản về di truyền học( Nguyễn Sỹ Mai) – NXBGD 
6. Những kiến thúc cơ bản về di truyền học( Nguyễn Sỹ Mai) – NXBGD 
7. Di truyền học( Lê Đình Trung, Đặng Hữu Lanh) – NXBGD 
8. Lý thuyết và bài tập sinh học( Đỗ Mạnh Hùng) – NXBT 
 Ngư Thủy Nam, ngày 02 tháng 04 năm 2014
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN 
 Nguyễn Ngọc Phưởng Nguyễn Thị Thanh Tân

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_bai_tap_di_truyen_chu.doc
Sáng Kiến Liên Quan