Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy và học chương 2 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Hóa học Lớp 10 - THPT ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

Dạy học tích cực là quá trình dạy học phát huy được cao độ tính tích cực nhận thức của học sinh trong hoạt động học tập, nó được dựa trên cơ sở quan niệm về tính tích cực hóa hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm của quá trình học tập. Để đạt được tính tích cực trong dạy học cần phải đổi mới về “chất” tất cả các quá trình dạy học Hóa học.

 Quá trình dạy học Hóa học là một hệ toàn vẹn bao gồm các thành tố: Mục đích, nội dung dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hình thức tổ chức dạy học và kết quả của sự dạy học. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, quan hệ thống nhất và chi phối lẫn nhau.

 Điểm mới trong đổi mới mục tiêu dạy học:

 Do yêu cầu phát triển xã hội hướng tới một xã hội tri thức nên mục tiêu dạy học cũng cần phải được thay đổi để đào tạo ra những con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống. Có khả năng hòa nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là có năng lực hành động, tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp và khả năng học tập suốt đời.

 Hiện nay, ở nước ta đang tiến hành đổi mới giáo dục, mục tiêu của các cấp học, bậc học có sự đổi mới tập trung vào việc hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng cho học sinh.

 Mục tiêu của việc dạy và học Hóa học tập trung nhiều hơn tới việc hình thành năng lực hành động cho học sinh. Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, có kĩ năng, kĩ xảo và có kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.

 Ngoài những kiến thức, kĩ năng cơ bản mà học sinh cần đạt được ta cần chú ý nhiều hơn tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức, tiến hành nghiên cứu khoa học như:

- Biết quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận, kiểm tra kết quả và mô tả.

- Phân loại, ghi chép thông tin, đề ra các giả thuyết khoa học, giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ tìm tòi nghiên cứu khoa học.

- Biết thực hiện một số thí nghiệm hóa học từ đơn giản tới phức tạp theo hướng độc lập và hoạt động theo nhóm.

- Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống có liên quan tới hóa học.

 Trong các hoạt động, chú trọng tới việc động viên học sinh từ phát hiện và giải quyết một cách chủ động, sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hóa học.

 

doc63 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy và học chương 2 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Hóa học Lớp 10 - THPT ban cơ bản theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm được MA. (Có 3 cách tìm).
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,33 % oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố đó. (Đáp án: M =28; Si).
Câu 2. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khívới hidro, R chiểm 82,35 % về khối lượng. Xác định R? (Đáp án: M =14;N).
DẠNG 3: XÁC ĐỊNH 2 NGUYÊN TỐ THUỘC HAI NHÓM A LIÊN TIẾP TRONG BTH.
Nếu giả sử ZA < ZB
 + Nếu A và B thuộc cùng một chu kì thì ZA = ZB - 1
 + Nếu A và B không biết có thuộc cùng một chu kì hay không thì phải dựa vào : và ZA < < ZB.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong BTH, tổng số đơn vị ĐTHN của X và Y là 25. 
a/ Viết cấu hình e của X, Y?
b/ Xác định tính chất hóa học cơ bản, công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hidro (nếu có) của X, Y?
Câu 2. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng một chu kì và thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong BTH, tổng số đơn vị ĐTHN của X và Y là 33. Xác định vị trí của X, Y trong BTH?
Câu 3. Hai nguyên tố X và Y thuộc 2 nhóm A liên tiếp trong BTH, tổng số đơn vị ĐTHN của X và Y là 31. Xác định vị trí của X, Y trong BTH? (Gợi ý: có 3 cặp nghiệm).
Câu 4. Phân tử X2Y có tổng số hạt proton là 23, biết X, Y ở 2 nhóm A liên tiếp trong một chu kì. Xác định tên và vị trí của X, Y trong BTH?
Câu 5. Hai nguyên tố A, B ở 2 nhóm A liên tiếp trong BTH. B thuộc nhóm V A. Ở trạng thái đơn chất A và B không phản ứng với nhau. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của A và B là 23. Xác định tên A, B?
Câu 6. Ba nguyên tố X,Y, Z có tổng số ĐTHN là 16. X, Y đứng kế tiếp nhau trong BTH. Tổng số e trong ion XO3 là 32. Xác định X, Y, Z/.
DẠNG 4: XÁC ĐỊNH HAI NGUYÊN TỐ THUỘC CÙNG MỘT NHÓM A Ở HAI CHU KÌ LIÊN TIẾP THÔNG QUA Z.
Cần nhớ một số điểm sau:
- Nếu tổng số hiệu nguyên tử (số ĐTHN): 4 < ZT < 32 thì A, B sẽ thuộc các chu kì nhỏ hay ZA - ZB = 8
- Nếu ZT > 32 thì ta phải xét cả 3 trường hợp:
+ A và B cách nhau 8 đơn vị .
+ A và B cách nhau 18 đơn vị .
+ A và B cách nhau 32đơn vị .
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số đơn vị ĐTHN của A và B là 22. Viết cấu hình e nguyên tử của A, B và gọi tên?
Câu 2. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số đơn vị ĐTHN của A và B là 28 . Xác định vị trí và tính chất hóa học cơ bản của A, B ?
Câu 3. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số đơn vị ĐTHN của A và B là 58. Viết cấu hình e nguyên tử, xác định vị trí, tính chất hóa học cơ bản của A, B và gọi tên?
DẠNG 5: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ THÔNG QUA NGUYÊN TỬ KHỐI.
Cần nhớ:
- Muốn xác định được nguyên tố đó là nguyên tố nào thì phải tìm được M hoặc (nếu là hỗn hợp).
- Giả sử MA < MB thì MA < < MB
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 6,9 gam một kim loại thuộc nhóm IA cần dùng vừa đủ 150 ml dung dịch HCl 2M.
a/ Xác định tên kim loại.
b/ Tính nồng độ mol của muối trong dung dịch thu được.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam một kim loại thuộc nhóm IIIA bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Tìm tên kim loại đó?
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe bằng dung dịch axit HX loãng, dư (X là halogen). Sau phản ứng thu được 19,05 gam muối. X là nguyên tố nào?
Câu 4. Hòa tan 5,6 gam hỗn hợp hai kim loại ở nhóm IA, hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 3,36 lít khí (đktc) và dd A. 
a/ Xác định hai kim loại đó.
b/ Cho dung dịch A tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch MClx thì thu được 29,4 gam kết tủa. Tìm M?
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp, nhóm IIA bằng 100 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch A.
a/ Tìm hai kim loại đó?
b/Tính nồng độ % của dung dịch HCl ban đầu và của các muối trong dung dịch thu được?
Câu 6. Hòa tan 16,8 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp, nhóm IA vào nước thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch A
a/ Xác định tên hai kim loại đó.
b/ Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch A.
DẠNG 6: SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA CÁC NGUYÊN TỐ.
Cần nhớ một số điểm sau:
- Theo chiều ĐTHN tăng dần ( từ trái qua phải) trong một chu kì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- Theo chiều ĐTHN tăng dần ( từ trên xuống dưới) trong một nhóm A tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
(Trong một chu kì và trong một nhóm A tính chất biến đổi ngược nhau. Chu kì bắt đầu bằng một kim loại mạnh, gần cuối là phi kim mạnh, kết thúc bằng một khí hiếm).
- Tính axit của các hidroxit tương ứng tỉ lệ thuận với tính phi kim, còn tính bazơ tỉ lệ thuận với tính kim loại. Vì vậy tính axit tương ứng với sự biến đổi tính phi kim, còn tính bazơ tương ứng với sự biến đổi tính kim loại.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Cho các nguyên tố sau : S (Z = 16), P (Z = 15), N (Z = 7). So sánh tính chất hóa học cơ bản của chúng?
Câu 2. Cho các nguyên tố sau: Na (Z = 11), Mg (Z = 12), K (Z = 19). Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính kim loại, giải thích?
Câu 3. Cho các hidroxit sau: HClO4, H2SO4, H2SiO3, H3PO4. Sắp xếp theo chiều tăng dần của tính axit, giải thích?
Câu 4. So sánh tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố: S (Z = 16), Si (Z = 14), O (Z = 8), F (Z = 9). Giải thích?
* Bài tập trắc nghiệm tự luyện:
Câu 1. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 13
a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là:
A. 1s2 2s2 2p6	C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2	D. 1s2 2s2 2p6 3s3
b) Nguyên tố X thuộc chu kỳ:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
c) Nguyên tố X thuộc nhóm:
A. I A	B. II A	 	C. III A	D. IV A
Câu 2. Dãy nguyên tố có số thứ tự trong bảng tuần hoàn nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố d?
A. 9, 16, 25	 C. 20, 34, 39
B. 26, 28, 29	D. 17, 31, 74
Câu 3. Nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học tương tự Natri?
A. Ôxi	B. Kali	C. Nitơ	D. Sắt
Câu 4. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?
A. C, N, Si, F.	B. Na, Ca, Mg, Al.
C. F, Cl, Br, I.	D. O, S, Te, Se
Câu 5. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử.
A. Na, Cl, Mg, C.	 C. Li, H, C, O, F.
B. N, C, F, S.	D. S, Cl, F, P.
Câu 6. Trong bảng tuần hoàn tính bazơ của các hiđrôxit của các nguyên tố nhóm IIA biến đổi theo chiều nào khi ĐTHN tăng dần?
A. Tăng dần	 C. Tăng rồi lại giảm.
B. Giảm dần	 D. Không đổi.
Câu 7. Trong bảng tuần hoàn tính axit của các hiđrôxit của các nguyên tố VII A biến đổi theo chiều nào khi ĐTHN tăng dần?
A. Giảm dần	C. Không đổi.
B. Tăng dần	D. Giảm rồi sau đó tăng.
Câu 8. Một nguyên tố có ôxit cao nhất là R2O7. Nguyên tố ấy tạo với hiđrô một chất khí trong đó hiđrô chiếm 0,78% về khối lượng. Nguyên tố đó là:
A. Flo	B. Ôxi	C. Lưu huỳnh D. Iốt
Câu 9. Cho 2 nguyên tố X và Y cùng nhóm thuộc 2 chu kỳ nhỏ liên tiếp nhau và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 18. Hai nguyên tố X, Y là:
A. Natri và Magê	C. Natri và nhôm.
B. Bo và Nhôm	D. Bo và Magiê
Câu 10. Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Hai nguyên tố A và B là:
A. Na và Mg	C. Mg và Ca
B. Mg và Al	D. Na và K
Câu 11. X, Y là nguyên tố ở cùng nhóm A hoặc nhóm B và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử X và Y bằng 32. Cấu hình electron của 2 nguyên tố đó là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2
 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 
B. 1s2 2s2 2p6 3s2
 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
C. 1s2 2s2 2p5
 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
D. 1s2 2s2 2p3
 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3
Câu 12. Hai nguyên tố X, Y ở 2 nhóm A (hoặc B) liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, Y thuộc nhóm VA, ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau, tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y là 23. Hai nguyên tố X và Y là:
A. Cacbon và phôt pho	 C. Ôxi và nitơ
B. Phôtpho và ôxi	 D. Lưu huỳnh và nitơ
Câu 13. Cho 0,2 mol oxit của nguyên tố R thuộc nhóm III A tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được 53,4g muối khan. R là:
A. Al	B. B	C. Br	D. Ca
Câu 14. Một nguyên tố R thuộc nhóm VII A trong oxit cao nhất khối lượng của oxi chiếm 61,2%. Nguyên tố R là:
A. Flo	B. Clo	C. Iôt	D. Brôm
Câu 15. Hợp chất M được tạo thành từ Cation A+ và Anion B2-, mỗi Ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số electron trong A+ là 10; tổng số proton trong B2- là 48. 2 nguyên tố trong B2- thuộc cùng nhóm A (hoặc B) và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp. Vậy A+ và B2- có công thức là:
A. Na+; 	C. 
B. K+; 	D. ; 
Câu 16. Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa ôxit cao nhất của nguyên tố R so với hợp chất khí với Hiđrô của nó là 5,5 : 2. Nguyên tố R là:
A. Cacbon	C. Lưu huỳnh
B. Silic	D. Phôtpho
Câu 17. A là hợp chất có công thức MX2 trong đó M chiếm 50% về khối lượng. Biết hạt nhân nguyên tử M cũng như X đều có số proton bằng số nơtron, tổng số các hạt proton trong MX2 là 32. Công thức phân tử của MX2 là:
A. CaCl2	B. MgCl2 C. SO2	 D. CO2
Câu 18. Ôxit cao nhất của nguyên tố R có khối lượng phân tử là 60. Nguyên tố R là:
A. P	B. S	C. Si	 	D. N
Câu 19. Khi cho 6,66g một kim loại thuộc nhóm IA tác dụng với nước thì có 0,96g H2 thoát ra kim loại đó là:
A. Na	B. Li	C. K	D. Rb
Câu 20. Khi hoà tan hoàn toàn 3 g hỗn hợp 2 kim loại trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là:
A. 5,13g	 	B. 5,1g	 C. 5,7g	 	D. 4,9g
Câu 21. Cho 8,8g hỗn hợp 2 kim loại M, R hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (ĐKTC). M, R thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA.
	M, R là các nguyên tố:
A. B, Al	C. B, Ga
B. Al, Ga	D. Ga, In
Câu 22. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Nếu xếp theo trật tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là:
A. X, Y, Z	C. Y, Z, X
B. X, Z, Y	D. Z, Y, Z	
Câu 23. Hợp chất A có dạng công thức MX3, tổng số hạt proton trong phân tử là 40, M thuộc chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn, trong hạt nhân M cũng như X số hạt nhân proton bằng số hạt nơtron.
	M và X là 2 nguyên tố sau:
A. N và P	 	 B. P và Cl	 	 C. S và O	D. N và O
Câu 24. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử A và B lần lượt là 3sx và 3p5. Biết rằng phân lớp 3s của 2 nguyên tử A và B hơn kém nhau chỉ 1 electron.
	Hai nguyên tố A, B là:
A. Na, Cl	 	B. Mg, Cl 	
C. Na, S 	D. Mg, S
Câu 25. Hòa tan 9,2 gam một kim loại kiềm vào nước, thu được 4,48 lít H2 (đktc),
Kim loại đó là:
A. Na	B. K C. Rb D. Li
Câu 26. Cho 5,05g hỗn hợp gồm kim loại kali và một kim loại kiềm A tác dụng hết với nước. Sau phản ứng cần 250 ml dung dịch H2SO4 là 0,3M để trung hoà hoàn toàn dung dịch thu được, biết tỉ lệ về số mol của A và kim loại kali trong hỗn hợp lớn hơn 1/4. Kim loại A là:
A. Li	B. Na	C. Rb	 	 D. Cs
Câu 27. Hoà tan 2,84g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A, B kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng 120ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,856 lít CO2 (đo ở 54,60C và 0,94 atm) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan.
	M có giá trị là:
A. 3,17g	 	B. 3,21g	 	C. 2,98g	D. 3,42g
Câu 28. Hoà tan 4g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại R thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl dư thì thu được 2,24l khí H2 (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4g kim loại R cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl là 1M. R là kim loại nào trong số các kim loại cho dưới đây?
A. Br	B. Cr 	C. Mg	D. Ba
Câu 29. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 nhóm, X là phi kim được tạo với kali một hợp chất trong đó X chiếm 17,02% khối lượng. X tạo được với Y hai hợp chất trong đó Y chiếm 40% và 50% khối lượng. Hai nguyên tố X, Y là:
A. N và P	B. O và S	C. F và Cl	D. C và Si
Câu 30. Trong anion có 32 hạt electron. Trong nguyên tử X cũng như Y: số proton bằng số nơtron.
X và Y là 2 nguyên tố nào trong số những nguyên tố sau:
A. F và N	 	B. Mg và C	C. Be và F	 D. C và O
 Câu 31. Ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng : 3d4 , vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
 A. thuộc chu kì 4 nhóm VIB B. thuộc chu kì 3 nhóm VIB
 C. thuộc chu kì 3 nhóm IVB D. thuộc chu kì 4 nhóm IVB
 Câu 32. Cho 3,425 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với nước. Sau phản ứng thu được 560 cm3 khí hiđro (đktc). Tên và chu kì của kim loại đó là
 A. Ba, chu kì 6 B. Ca, chu kì 4 C. Mg, chu kì 3 D. Be, chu kì 2
 Câu 33. Nguyên tố R thuộc nhóm IIA tạo với Clo một hợp chất, trong đó nguyên tố R chiếm 36,036% về khối lượng. Tên của nguyên tố R là:
 A. Canxi B. Bari C. Beri D. Magie
 Câu 34. R có hoá trị cao nhất với Oxi bằng hoá trị cao nhất với Hiđro. Hợp chất khí của R với Hiđro (R có hoá trị cao nhất) chứa 25% H về khối lượng. R là:
 A. C B. Si C. S D. O
 Câu 35. Cho các hidroxit : Mg(OH)2, Al(OH)3, KOH, NaOH. Dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của chúng:
 A. Al(OH)3 < Mg(OH)2 < NaOH < KOH 
 B. Mg(OH)2 < Al(OH)3 < NaOH < KOH
 C. Al(OH)3 < NaOH < Mg(OH)2 < KOH 
 D. KOH < NaOH < Al(OH)3 < Mg(OH)2
 Câu 36. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính bazơ của các hiđrôxit của các nguyên tố nhóm IIIA biến đổi theo chiều nào?
 A. Tăng dần B. Giảm dần C. Tăng rồi lại giảm D.Không đổi.
 Câu 37. Cho 11,8 gam một hỗn hợp hai kim loại A, B ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA tác dụng với HCl dư thì thu được 13,44 lít khí hiđrô (đktc). Hai kim loại A, B lần lượt là:
 A. B và Al B. B và Ga C. Al và Ga D. Ga và In
 Câu 38. Hoà tan hoàn toàn 4,6g một kim loại kiềm trong dung dịch HCl thu được 1,321 lit khí (đktc). Kim loại kiềm đó là:
 A. K B. Na C. Li D. Cs
 Câu 39. Nguyên tố X có 3 electron hoá trị và nguyên tố Y có 6 electron hoá trị. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y có thể là:
 A. X2Y3 B. XY C. X3Y2 D. XY2
 Câu 40. Oxit cao nhất của nguyên tố X có dạng X2O5. Trong hợp chất khí của X với hiđro, X chứa 82,35% khối lượng. X là:
 A. N B. P C. As D. S
 Câu 41. Các chất trong dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính axit tăng dần:
 A. Al(OH)3, H2SiO3, H3PO4, H2SO4 B. H2SiO3, Al(OH)3, Mg(OH)2, H2SO4
 C. H2SiO3, Al(OH)3, H3PO4, H2SO4 D. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2, H2SiO3
 Câu 42. Bốn nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17, 35, 53. Các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần như sau:
 A. D, C, B, A B. A, C, B, D C. A, D, B, C D. A, B, C, D
 Câu 43. Nguyên tố X là phi kim thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn. X tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là XO2. Nguyên tố X tạo với kim loại Y cho hợp chất có công thức Y4X3 , trong đó X chiếm 25% theo khối lượng. Kim loại Y cần tìm là:
 A. Al B. Mg C. Na D.Be
 Câu 44. Cho 6,4g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp, nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Các kim loại đó là:
 A. Mg và Ca B. Sr và Ba C. Be và Mg D. Ca và Sr
 Câu 45. Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Công thức hợp chất với hiđrô và công thức oxit cao nhất là:
 A. RH2, RO3 B. RH4, RO2 C. RH3, R2O3 D.RH5, R2O5
48. Khi hoà tan hoàn toàn 3 g hỗn hợp 2 kim loại trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (ĐKTC). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là:
 A. 5,13 g B. 5,7g C. 5,9g D. 5,1g
 Câu 46. Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Công thức hợp chất với hiđrô và công thức oxit cao nhất là:
 A. RH5, R2O5 B. RH2, RO3 C. RH4, RO2 D. RH3, R2O3
 Câu 47. Tổng số hạt mang điện trong ionAB32- bằng 78. Số hạt mang điện trong nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 20. Số hiệu nguyên tử A và B( theo thứ tự) là:
 A. 13 và 9 B.6 và 8 C. 16 và 8 D. 14 và 8
 Câu 48. Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và X22-. Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp chất A là 241, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion X22- là 76 hạt. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:
 A. ô 38, chu kì 5, nhóm IIA B. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA 
 C. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA D. ô 56, chu kì 6, nhóm IIA 
 Câu 49. Nguyên tố X có hóa trị I trong hợp chất khí với hidro. Trong hợp chất oxit cao nhất X chiếm tỉ lệ 38,8% về khối lượng. Xác định tên X? 
 A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot 
 Câu 50. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, Y tạo được hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M cho hợp chất có công thức MY2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Xác định tên M ?
 A. Zn B. Al C. Fe D. Cu
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỰ LUYỆN
Câu 1 C
Câu 2 B
Câu 3 B
Câu 4 C
Câu 5 C
Câu 6 A
Câu 7 A
Câu 8 D
Câu 9 B 
Câu 10 B
Câu 11 A
Câu 12 D
Câu 13 A
Câu 14 B
Câu 15 D
Câu 16 A
Câu 17 C
Câu 18 C
Câu 19 B
Câu 20 A
Câu 21 B
Câu 22 C
Câu 23 C
Câu 24 A
Câu 25 A
Câu 26 B
Câu 27 A
Câu 28 C
Câu 29 B
Câu 30 D
Câu 31 A
Câu 32 A
Câu 33 A
Câu 34 A
Câu 35 A
Câu 36 A
Câu 37 C
Câu 38 A
Câu 39 A
Câu 40 A
Câu 41 A
Câu 42 A
Câu 43 A
Câu 44 A
Câu 45 A
Câu 46 B
Câu 47 D
Câu 48 D
Câu 49 B
Câu 50 C
	PHỤ LỤC III
MỘT SỐ CÁCH ĐƠN GIẢN, DỄ NHỚ BTH CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
1. Cách nhớ tên các nguyên tố trong các chu kì.
* Chu kì 1: H - He : Hoa, Héo
* Chu kì 2: Li -Be -B -C -N -O -F -Ne: Li, Bể, Bố, Cằn, Nhằn, Ông, Fải, Ngăn hoặc Li, Bê, Bóng , Của, Ni, Ở, Fòng, Ném.
* Chu kì 3: Na -Mg -Al -Si -P -S -Cl -Ar: Nàng, Mang, Áo, Sang, Phố, Sửa, Cho, Anh.
* Chu kì 4: (IA - VIIIA): K - Ca - Ga - Ge - As - Se - Br - Kr: Khi, Cần, Gạo, Gé, Anh, Sẽ, Bán? Không!
 (IIIB - IIB): Sc - Ti - V - Cr - Mn - Fe - Co - Ni - Cu - Zn: Sửa, Ti, Vi, Có, Mang, Sắt, Côban, Niken, Đồng, Kẽm?
2. Cách nhớ tên các nguyên tố nhóm A (phân nhóm chính).
* Nhóm IA (trừ hiđrô): Li – Na – K – Rb – Cs - Fr: Lâu, Nay, Không, Rảnh, Coi, Fim hoặc Lính, Nào, Không, Rượu, Cà,Fê.
* Nhóm IIA: Be-Mg-Ca-Sr-Ba-Ra: Bé, Mang, Cá, Sang, Bà, Rán hoặc Bé, Mang, Cây, Súng, Bắn, Ruồi hoặc Bẻ, Miệng,Cá, Sấu, Bấm, Răng.
* Nhóm IIIA : B –Al- Ga - In -Ti: Bố, Anh lấy , Gà , Trong(In) , Tủ lạnh. (In tiếng anh nghĩa là trong).
* Nhóm IVA: C- Si -Ge -Sn -Pb: Chú , Sỉ , Gọi em , Sang nhậu , Phở bò.
* Nhóm VA : N -P –As - Sb -Bi: Ni cô , Phàm tục , Ắc , Sầu , Bi.
* Nhóm VIA: O -S -Se -Te -Po: Ông , Say , Sỉn , Té , Pò.
* Nhóm VIIA : F -Cl -Br -I -At: Fải , Chi , Bé , Iêu , Anh.
* Nhóm VIIIA : He -Ne -Ar -Kr -Xe -Rn: Hằng , Nga , Ăn , Khúc , Xương , Rồng.
3. Bài thơ "Hóa trị":
Kali (K), Iốt (I), Hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I em ơi
Nhớ ghi cho kĩ, khỏi hoài phân vân.
Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ ngân (Hg),
Ôxi (O), Đồng(Cu), Thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba),
Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay.
Cácbon (C), Silic(Si) là đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên.
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III ta phải nhớ liền nhau thôi.
Lại gặp nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV (khi thời lên V).
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi nằm thứ IV.
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V.
Em ơi cố gắng học chăm
Bài thơ hoá trị suốt năm cần dùng.
4. Bài thơ "Nguyên tử khối":
Anh Hidro (H) là một (1)
Mười hai (12) cột Cacbon (C)
Nitơ (N) mười bốn (14) tròn
Oxi (O) mỏi mòn mười sáu (16)
Natri (Na) hay láu táu
Nhảy tót lên hai ba (23)
Khiến Magie (Mg)gần nhà
Ngậm ngùi đành hai bốn (24)
Hai bảy (27) Nhôm (Al) la lớn
Lưu huỳnh (S) giành ba hai (32)
Khác người thật là tài
Clo (Cl) ba lăm rưỡi (35,5)
Kali (K) thích ba chín (39)
Canxi (Ca) tiếp bốn mươi (40)
Năm lăm (55) Mangan (Mn) cười
Sắt (Fe) đây rồi năm sáu (56)
Sáu tư (64) đồng (Cu) nổi cáu
Bởi kém Kẽm (Zn) sáu lăm (65)
Tám mươi (80) Brom (Br) nằm
Xa Bạc (Ag) trăm lẻ tám (108)
Bari (Ba) lòng buồn chán
Một ba bảy (137) ích chi
Kém người ta còn gì
Hai lẻ bảy (207) bác chì (Pb)
Thủy ngân (Hg) hai lẻ một (201)
Chúc các em học tốt,
Thi cử luôn điểm cao, 
Và ĐỖ VÀO ĐẠI HỌC! 

File đính kèm:

  • docLVT Truong Thi Hong Chien mon Hoa.doc
Sáng Kiến Liên Quan