Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn ở môn Ngữ văn 9

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới.Ở nước ta hiện nay tinh thần tích hợp đã được thử nghiệm và áp dụng vào việc dạy học ở một số môn học,phối hợp các kiến thức kĩ năng và các môn học, hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề giảng dạy. Ở cấp THCS quan điểm tích hợp thể hiện rõ nhất ở môn Ngữ văn.Chương trình THCS môn ngữ văn năm 2002 do Bộ GD&ĐT đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình,biên soạn SGK và lựa chọn các phương phap giảng dạy”

Năm học 2010 - 2011 là năm thứ 9 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa và được triển khai đại trà trên toàn quốc. Trong bối cảnh ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học được coi là cách thức hoạt động của giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập, nhằm giúp học sinh đạt được các mục tiêu dạy học. để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục đòi hỏi phải có sự đầu tư quan tâm thích đáng từ nhiều mặt. Chương trình ngữ văn 9 của THCS được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp. Theo chương trình này, ba phân môn: Văn - Tiếng Việt và Tập làm văn được thống nhất lại thành một môn học, gọi là môn Ngữ văn. Coi trọng tính thực hành, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 đã tập trung theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, trong đó phần Tiếng Việt và lí thuyết Tập làm văn đã được coi trọng.

 

doc44 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6266 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tích hợp ba phân môn Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn ở môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 để giả quyết một vấn đề giảng dạy. ở cấp THCS quan điểm tích hợp thể hiện rõ nhất ở môn Ngữ văn.Chương trình THCS môn ngữ văn năm 2002 do Bộ GD&ĐT đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ choc nội dung chương trình,biên soạn SGK và lựa chọn các phương phap”
Hiện nay, xu hướng tớch hợp vẫn đang được tiếp tục nghiờn cứu, thử nghiệm và ỏp dụng vào đổi mới chương trỡnh và SGK THPT. Chương trỡnh THPT, mụn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đó ghi rừ: “Lấy quan điểm tớch hợp làm nguyờn tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trỡnh, biờn soạn SGK và lựa chọn cỏc phương phỏp giảng dạy.” (tr. 27) “Nguyờn tắc tớch hợp phải được quỏn triệt trong toàn bộ mụn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quỏn triệt trong mọi khõu của quỏ trỡnh dạy học; quỏn triệt tromg mọi yếu tố của hoạt động học tập; tớch hợp trong chương trỡnh; tớch hợp trong SGK; tớch hợp trong phương phỏp dạy học của GV và tớch hợp trong hoạt động học tập của HS; tớch hợp trong cỏc sỏchđọcthờm,thamkhảo.(tr.40). 
 Như vậy, ở nước ta hiện nay, vấn đề cần hay khụng cần tớch hợp trong xõy dựng nội dung chương trỡnh, biờn soạn SGK và lựa chọn cỏc phương phỏp giảng dạy mụn Ngữ văn khụng đặt ra nữa. Bài toỏn đang đặt ra trong lĩnh vực lớ luận và phương phỏp dạy học bộ mụn là phải tiếp cận, nghiờn cứu và vận dụng dạy học tớch hợp vào dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm hỡnh thành và phỏt triển năng lực cho HS một cỏch cú hiệu quả hơn, gúp phần thực hiện tốt mục tiờu giỏo dục và đào tạo của bộ mụn.
	Trước sự bùng nổ thông tin, nhìn chung trong xu hướng mới phát triển giáo dục. Dưới cái nhìn tổng thể số lượng học sinh học lực trung bình và yếu chưa biết cách tiếp cận tác phẩm văn học. Bởi điều kiện học tập, giảng dạy, phương tiện còn thiếu và hạn chế. Đặc biệt học sinh điều kiện học tập còn quá khó khăn. Số tiết học trên lớp thì hạn chế 4 tiết/tuần. Đa số học sinh thời gian giành cho việc học rất ít, nên việc chuẩn bị bài ở nhà còn quá kém. phương pháp mới đòi hỏi học sinh phải giành nhiều thời gian, tự tìm tòi đào sâu suy nghĩ. Nhưng các em rất ham chơi chưa xác định rõ vai trò của việc học. Đây chính là khó khăn bươc đầu rất nan giải.
 Vì vậy, Tôi xin được đưa ra một vài kinh nghiệm khi giảng dạy và tiếp cận môn ngữ văn 7: ’’Phương pháp tích hợp của ba phân môn Tập làm văn - văn - Tiếng việt cho học sinh trung bình và yếu cụ thê qua tiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch"
	Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Tôi luôn trăn trở để có những phương pháp hướng dẫn tích cực nhất lôi kéo học sinh say mê học môn văn đặc biệt là học sinh có học lực TB yếu. Qua các kỳ thi khảo sát Tôi thấy số lượng học sinh khá giỏi ít mà học sinh TB và yếu chiếm tỉ lệ lớn 55%. Làm cách gì để số học sinh TB và yếu này có thể vươn lên và ham học văn là một điều ma người dạy văn như Tôi phải suy nghĩ, trăn trở. Vì vậy Tôi đã áp dụng phương pháp mới theo hướng tích cực và sáng tạo của bản thân nhằm tháo gỡ thực trạng trên,đem lại kết quả tốt nhất trong việc truyền đạt tri thức Văn cho các em ở trường THCS.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
1.Cơ sớ lý luận.
 	‘Không gò bó giờ học trong một quy trình cứng nhắc với những bước đi bắt buộc, giáo viên có quyền chủ động, sáng tạo thiết kế giờ học căn cứ mục tiêu cụ thể của bài học. Điều căn bản là mỗi giờ học phải thực sự kích thích sự hứng thú, và tích cực của học sinh.
 Giờ học có thể quá chút ít thời gian, giáo án có thể cháy chút ít, nhưng vẫn phải đảm bảo được mục tiêu cần đạt của giờ học, khoa học về nội dung,linh hoạt ,nghệ thuật về biện pháp sư phạm và đọng lại được ấn tượng sâu sắc ở học sinh.’
 Nhóm Tác giả: PGS - TS Vũ Nho
2 .Thực trạng vấn đề.
	Một là: Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn là một trong những việc làm hết sức cần thiết. Trước tình hình chung người dạy môn ngữ văn và học sinh khi tiếp cận phương pháp giảng dạy mới còn lúng túng trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương theo phương pháp tổng hợp: Tích hợp ba phân môn Tập làm văn - Văn - tiếng Việt. Chính vì vậy mà kết quả đem lại chưa thực sự khả quan chưa phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
 	Hai là: Bên cạnh việc tiếp cận sáng tạo các tác phẩm văn chương của học sinh thì một trong những vấn đề đặt ra cho chúng ta là nhìn ở góc độ chủ quan thì số ít giáo viên chưa thuần thục với phương pháp giảng dạy mới còn mang tính khái quát chưa cụ thể và rõ ràng ở từng tiết bài và lượng kiến thức của mỗi tác phẩm và nhiều khi vận dụng hướng dẫn học sinh chưa đem lại kết quả cao đặc biệt trong chương trình thay sách của Bộ giáo dục.
	Ba là: sự khác nhau giữa cách soạn sách cũ và mới khác xa nhau hoàn toàn cả về nội dung lượng kiến thức(kênh chữ và kênh hình).
	Sách mới viết theo hướng tích cực học sinh tự học,tự tìm tòi sáng tạo để đoà sâu suy nghĩ phù hợp với việc thay sách lấy học sinh làm trung tâm.
 2 . Giải pháp:
	 Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong vấn đề dạy học môn ngữ văn 7 đặc biệt các tiết bài văn học cổ nước ngoài nhìn chung rất nặng về kiến thức và hoàn toàn mới về thể loại.Đăc biệt hơn học sinh có học lực TB và Yếu sẽ là một vấn đề nan giải .
 	Sau thời gian đào sâu suy nghĩ Tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp để dạy tốt tiết Ngữ văn : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch cho học sinh có học lực trung bình và yếu như sau.
 B .GIảI QUYếT VấN Đề
I .Các giảI pháp thực hiện
1 .Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Lý Bạch
	Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn thiên tài.(tính chất lãng mạn trong thơ Lý Bạch được thể hiện rõ nhất ở hai khía cạnh say rượu và cầu tiến học đạo). Tại sao lại gọi ông lạ nhà thơ lãng mạn ?. Trước tiên cần cho học sinh hiểu thuật ngữ lãng mạn là gì.
	Lý Bạch là người kế thừa tư tưởng Lão Trang về mặt nhận thức đối vối quy luật tự nhiên. Ông không bằng lòng nhắm mắt đưa chân để cho quỹ đạo xoay vần đến đâu. Ông luôn luôn vùng vẫy và để cướp lấy thời gian, ông khuyên con người luôn luôn say cho thoả đáng. Ông là nhà triết lý với đời, một tinh thần phản kháng hoặc một giọng mỉa đời kín đáo.
 Đứng trước cảnh đời giàu nghèo khác nhau Lý Bạch đã thay mặt cho tầng lớp trí thức tiến bộ tỏ ý coi khinh công danh và ghẻ lạnh với cuộc đời phú quý. Như vậy là sự thách thức đối với giai cấp thống trị.
 2 .Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
	Nhiều bài thơ ông sáng tác trong tâm trạng đấu tranh day dứt vì thơ ông chủ yếu là hiện thực và lãng mạng. Ông có 50 bài cổ phong, kết hợp chủ nghĩa lãng mạng với chủ nghĩa hiện thực một cách tài tình sau Khuất Nguyên
	Trong thơ ông lý tưởng tự do, tinh thần phản kháng và tính cách anh hùng đều được phát triển cao độ.
 	Ông được đời sau gọi là “nhà thơ tiên” không phảI vì ông đã sống một cuộc đời lãng mạng mà thơ ông có chí khí ngang tàng, phong cách thanh tao có lúc siêu phàm thoát tục như Đỗ Phủ nói:
 “Hạ bút thì kinh mưa động gió
 Câu thơ thành thi quỷ khốc thần sầu”
	Có thể nói cuộc đời Lý Bạch gắn liền xã hội đương thời lúc bấy giờ. Một tâm hồn lãng mạn thanh tao đã sản sinh nhiều tác phẩm nổi tiếng có giá trị hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông đã giáng những đòn mạnh mẽ vào bộ mặt xã hội phong kiến đương thời. Các ý tưởng cách mạng lúc bấy giờ là phản ánh chân thực bức tranh quê hương sống động. Thể hiện trong tình yêu quê hương của tác giả, trong tư tưởng nhân văn trong sáng đầy nhân hậu thanh tao. Bài thơ ra đời trong mạch cảm xúc ấy.
 II . Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
 	* Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm theo quan điểm tích hợp 3 phân môn: Tiếng việt + Ngữ văn +Tập làm văn.
 1 . Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
 - Đọc thuộc văn bản cả chữ Hán, dịch nghĩa và dịch thơ. 
*Chữ Hán : 
 Sàng tiền minh Nguyệt quang
 Nghi thị địa thương sương
 Cử đầu vọng minh nguyệt
 Đê đầu tư cố hương.
*Dịch nghĩa: 
 ánh trăng sáng đầu giường
 Ngỡ là sương mặt đất
 Ngẩng đầu ngắm trăng sáng
 Cúi đầu nhớ cố hương
*Dịch thơ:
 Đầu giường ánh trăng rọi
 Ngỡ mặt đất phủ sương
 Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
 Cúi đầu nhớ quê hương.
 ( Tương Như )
	- Với đối tượng học sinh TB và yếu việc tiếp cận tác phẩm văn chương là vo cùng khó khăn vì vậy giáo viên hướng dẫn học sinh đọc học những từ khó. Từ Hán việt phiên âm sang Tiếng Việt.
1 .Tĩnh -> im lặng
2 .Dạ -> Đêm
3 . Tứ -> ý tứ, hoặc cảm nghĩ
4 . Sàng -> Giường
5. Tiên -> Trước
6 . Minh -> Sáng
7 . Nguyệt - >Trăng
 8. Quang -> ánh sáng.
9 . Nghi -> Ngờ
10. Thị - > Là
11. Địa - > Đất
12. Thượng ->Trên
13. Sương - > Sương
14. Cử -> Cất lên ,nâng lên
15. Vọng -> Trông xa
16. Đê -> Cúi
17. Tư - > Lo nghĩ nhớ.
18. Cố -> Cũ
19. Hương -> Làng
	- Đọc và tìm hiểu chú thích : học sinh đọc và tìm hiểu kĩ các chú thích trong sách giáo khoa.
	- Đọc và sưu tầm một số bài thơ của Lý Bạch.
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản:Bằng quan điểm tích hợp qua chùm câu hỏi gợi mở.
 * Hai câu thơ đầu:
 Câu 1. Em có nhận xét gì khi thay tờ Sàng(giường) bằng một từ khác chẳng hạn từ “án, trác” hay thay từ Nghi “ngỡ là, tưởng là” ý tứ câu thơ như thế nào?
 Học sinh trả lời: Từ Sàng có nghĩa là nhà thơ đang nằm mà ngắm trăng, nằm không ngủ nhìn thấy ắnh trăng xuyên qua cửa. Nếu thay các từ án trác câu thơ thay đổi ý nghĩa.
 	Trong một đêm tha hương, Lý Bạch đã trằn trọc không ngủ được.Trong tâm trạng ấy (Có thể chợt ngủ rồi chợt tỉnh và không sao ngủ tiếp được nữa ).
 Chữ nghi “ ngỡ là tưởng là” Sương đã xuất hiện một cách tự nhiên, hợp lý.Vì trăng quá sáng chuyển thành màu trắng giống như sương là một điều có thật.
 “Dạ nguyệt tự thu sương
 Trăng đêm giống như sương thu”
 Tiêu cương
 Câu 2 : Ngay ở hai câu đầu tác giả đã thể hiện tình tảm của mình như thế nào ?
 Học sinh trả lời : Tác giả thể hiện hai câu đầu phải chữ thuần tả cảnh, tác giả đã mượm hình ảnh thiên nhiên cảnh vật để nói lên suy nghĩ tình cảm của mình vào hư không, nơi đó thể hiện tình yêu lòng cảm xúc về trăng, đẹp đến mức không thể nào nhắm mắt được.
 Câu 3 : Trong suy nghĩ của em, em nghĩ gì cách thể hiện của tác giả trong câu thơ, thơ tả cảnh này?
 Học sinh tự thảo luận đưa ra ý kiến của mình.
* Hai câu cuối :
 Cử đầu vọng Minh Nguyệt
 Để đầu tự cố hương.
 ( Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
 Cúi đầu nhớ cố hương )
Em có nhận xét gì nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ cuối của tác giả ?
 ->Dùng biện pháp so sánh và từ trái nghĩa “ Cử đầu - >đê đầu”. Ngẩng đầu lên -> Cúi đầu xuống.
 Câu 4 : Tìm từ trái nghĩa qua nhữnh bài thơ em đã học ?
 HS tự tìm hiểu. Giáo viên chốt.
 Câu 5 : Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó như thế nào?
 Trong văn bản đặc biệt hai câu cuối có ba từ cố hương là trực tiếp tả tình, còn lại tả hành động của chủ thể chữ tình.
 Chữ “ Cử, vọng, đê” thể hiện hành động, tâm trạng cụ thể nhất.
 Từ “vọng” trong bài thơ của Lý Bạch cho thấy rõ thêm 2 nét nghĩa: Từ xa và ngó trông.
 Còn từ khán trong thơ ca chỉ mang nghĩa ( nhìn, trông ).
 Câu 6 : Em có nhận xét gì về tài năng của Lý Bạch ? Cái cảm xúc riêng biệt thể hiện trong thơ ông ?
 Học sinh trả lời độc lập
 Tài năng của Lý Bạch là ở chỗ, ông đã dùng rất tài tình câu thơ của cố nhân trong một hoàn cảnh cảm xúc riêng của mình. ở vị trí câu thơ thứ 3 - câu thơ đóng vai trò bản lề để người viết hạ câu thơ kết thúc thật sâu thật hay. Hành động ngẩng đầu xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đặt ra: Sương hay Trăng ?
 Ngẩng đầu, cúi đầu không phải chỉ để nhìn sương, trăng mà từ cách nhìn trăng để liên tưởng đến sự cô đơn, lạnh lẽo như mình-> nhìn trăng để nhớ về quê hương, nghĩ về nơi mình đã sinh ra.
 Trong cái cúi đầu và ngẩng đầu đó chỉ trong khoảnh khắc đã đông mối tình quê. Ta đủ nhìn thấy tình cảm đó, thường trực và sâu sắc biết bao.
 Nhớ quê->không ngủ->thao thức nhìn trăng->nhìn trăng-> lại càng nhớ quê da diết.
 Cái độc đáo trong thơ Lý Bạch khi ngẩng đầu đã có cúi đầu. Các hành động nối tiếp nhau.
 Cúi đầu lần thứ nhất là hướng ra ngoại cảnh.
 Cúi đầu lần thứ hai là hướng vào lòng mình, trĩu nặng tâm. 
 	Vậy bài thơ có phải chỉ đê tả cảnh ca ngợi cảnh đẹp đêm trăng không.
 	Bài thơ không chỉ tả cảnh, ngụ tình, không có những từ suy nghĩ, lo âu, trằn trọc nặng trĩu tâm tư mà người đọc vẫn hiểu được. Đó là bà thơ không những nói tâm trạng của Lý Bạch mà cũng là tâm trạng của nhiều người cùng thời thậm chí ở nhiều thời đại khác nhau vẫn tìm thấy sự cộng hưởng, đồng cảm với nhà thơ.
 Đó chính là điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình.
Câu 6 :Tìm bài thơ chữ Hán có sở dụng từ “ngẩng đầu, cúi đầu” mà em biết ?
 Ví dụ : Thượng sơn
 Lục nguyệt nhị thập tứ
 Thướng đáo thử sơn lai
 Cứ đầu hồng nhật cận
 Đối ngạn nhất chi mai.
 Dịch thơ : Lên núi 
 Hai mươi tư tháng sáu
 Lên đỉnh núi này chơi
 Ngẩng đầu mặt trời đỏ
 Bên suối một cành mai
 ( Tố Hữu dịch )
	Sau khi cho học sinh tìm hiểu tác giả và tác phẩm bằng cách hướng dẫn các phương pháp tiếp cận văn bản, bằng phương pháp cho học sinh tiếp cận văn bản thông qua các hình thức câu hỏi giáo viên chuẩn bị sắp xếp một cách hấp dẫn, phù hợp từng văn bản phát huy tính sáng tạo độc lập, tự học của học sinh, nhằm hướng tới chân thiện mỹ, hoàn thành nhân cách toàn diện.
 Câu7 : Bài thơ có sử dụng phương tiện biểu cảm và tự sự miêu tả, hãy nêu rõ phương tiện biểu cảm trong 4 câu thơ trên ?
3 . Phương pháp nêu vấn đề
 áp dụng câu hỏi nêu vấn đề gợi mở thu hút chú ý của học sinh làm việc tích cực
 Câu 1: Em hiểu gì về nhà thơ Lý Bạch? Nêu những đóng góp của ông cho nền văn học đời Đường.
 Câu 2 : Em suy nghĩ gì giữa bản phiên âm và dịch thơ(Tĩnh dạ tứ )
 Câu 3 :Em hãy so sánh tác phẩm "Tĩnh dạ tứ" và bài “Hồi hương ngẫu thư ” của Hạ Tri Chương.
 Câu 4 : Sự cảm nhận của em sau khi học xong tác phẩm “Tĩnh dạ tứ” là gì? vì sao?
 Câu 5 : Hãy viết một đoạn văn nói lên tình cảm của em giành cho tác phẩm.
4 .Phương pháp dùng đồ dùng trực quan:
 	Với học sinh trung bình, yếu giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng trực quan.Việc sử dụng đồ dùng trực quan thu hút được sự chú ý của học sinh một cách say mê tích cực đem lại hiệu quả cao.Vì vậy GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị một số nội dung sau:
 - Chuẩn bị tranh ảnh có liên quan đến Lý Bạch.
 - Sưu tầm thơ Lý Bạch
 Giáo viên.
Chuẩn bị câu hỏi
Chuẩn bị phần đáp án nếu học sinh không trả lời dược.
Yêu cầu học sinh học thuộc lòng.
Thông qua kênh hình kênh chữ học sinh nắm và hiểu được nội dung bài học.
 5 . Phương pháp dùng phiếu kiểm tra: bằng hình thức trắc nghiệm.
 Ví dụ: Chọn câu trả lời đúng
 Câu 1: Bài thơ Tĩnh dạ tứ viết bằng thể loại?
 1 .Tứ tuyệt 
 2. Thất ngôn tứ tuyệt 
 3. Ngũ ngôn tứ tuyệt
 Câu 2: Bài thơ viết theo vần
 a. Câu 1 vần câu 3
 b. Câu 2 vần câu 3
 c. Câu 2 vần câu 4 ở tiêng cuối vần chân.
 Câu 3: Văn bản trên có 4 chỗ dùng từ giữa phiên âm và chữ Hán không khớp về nghĩa.
 A. Từ ngỡ -> ngỡ
 B. Từ ánh trăng rọi -> ánh sáng của trăng.
 Câu 4: Trong văn bản có:
 A . 4 cặp từ trái nghĩa
 B . 2 cặp từ trái nghĩa
 C . 3 cặp từ trái nghĩa
 Câu 5 : Trong văn bản có sử dụng phương thức biểu đạt sau.
 A . Miêu tả.
 B . Tự sự 
 C . Biểu cảm
Câu 6 : Trong văn bản có sử dụng các động từ
1 động từ
2 động từ
3 động từ
Câu 7 : Bài thơ được viết theo phong cách lãng mạn hiện thực.
Câu 8: Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn hiện thực em có đồng ý không vì sao ?
 Giáo viên phát phiếu và đưa câu hỏi học sinh làm việc theo nhóm gọi những học sinh có học lực yếu và TB lên trả lời . Học sinh nhận xét. GV sửa sai. Lần lượt 1 -3 lần học sinh TB –Y sẽ nắm chắc bằng hình thức xoá đi rồi lại bắt đầu nhóm khác cứ như vậy 1 -3 lần học sinh mới nắm chắc được
 6 . Phương pháp kiểm tra đánh giá.
	- Cho học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình.
	- Hiểu biết của các em sau khi tiếp cận tác phẩm thơ Đường.
	- Học sinh tự chấm điểm cho nhau.
	- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả bằng câu trả lời vấn đáp.
	- Học thuộc lòng cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
 	- Đối chiếu với tác phẩn Vọng nguyệt hoài hương.
 C .KếT LUậN
 I. Kết quả nghiên cứu
	Qua nhiều năm giảng dạy ngữ văn 7 với nhiều tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam Tôi đưa ra cho mình những phương pháp giảng dạy phù hợp – thích hợp với học sinh trunh bình yếu bằng việc phát huy vai trò chủ động sáng tạo lấy học sinh làm trung tâm, tự nghiên cứu tìm tòi đã đem lại kết quả 
 	Là kết quả thử nghiệm bước đầu tiên đem lại sự thành công trong việc dạy học theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm, theo phương pháp tích hợp trong chương trình thay sách BGD.
 	Tuy là kết quả chưa cao xong đó là cả quá trình phấn đấu của cả người dạy và người học nhằm phảt triển hình thành trí tuệ, sáng tạo, tìm tòi, khám phá của học sinh đặc biệt là các tác phẩm thơ Đường.
 	Trên đây là một vài phương pháp đổi mới dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm chủ động sáng tạo trong học tập theo định hướng tích hợp tổng hợp giữa ba phân môn Tập làm văn – Văn – Tiếng Việt trong phân môn Ngữ văn 7 cho học sinh có học lực Trung bình và yếu đã đạt những kết quả bước đầu khởi sắc.
II. bài học kinh nghiệm
 	Để đạt được những kết quả trên về học sinh cần phải chú ý học theo cách hướng đẫn cụ thể của giáo viên từ bài học cũ đến mới chuẩn bị chu đáo, giáo viên phải hướng học sinh vào học tập một cách hứng thú và say mê dựa vào những phương pháp mà giáo viên phải đưa ra để học sinh có cách tiếp cận thích hợp nhất.
 	Yêu cầu thiết yếu của học sinh là phải tự học tự tìm tòi say mê và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến các nhà thơ Đường. Về tranh ảnh, về thơ văn và những bài phê bình văn học trên sách báo có liên quan đến Lý Bạch.
 	Cần học kĩ phần phiên âm và phần thơ để nắm bắt nội dung một cách chắc chắn nhất làm cơ sở để tìm hiểu văn bản theo hướng tích cực tích hợp tổng hợp về từ trái nghĩa (Tiếng Việt) văn biểu cảm (Tập làm văn) từ văn bản cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Học sinh có cảm nhận và hiểu sâu sắc về kiến thức của cả ba phân môn một cách khoa học nhất và dễ nhớ nhất.
 	Giáo viên cần đưa ra những hệ thống kiến thức dưới hình thức những câu hỏi chuẩn bị ở nhà và trắc nghiệm trên lớp phù hợp với học sinh trung bình và yếu nhằm nâng cao chất lượng đại trà đẩy lùi học sinh có học lực yếu, học sinh có học lực trung bình lên khá giỏi. Yêu cầu của người giáo viên cần phải tìm tòi học hỏi sưu tầm những tài liệu quan trọng có liên quan đến tiết giảng của mình, vận dụng một cách hợp lý nhất cả về hình thức và nội dung đặc biệt là các phiếu kiểm tra trắc nghiệm cuối giờ bài tập luyện tập trên lớp và bài tập bổ trợ ở nhà đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng thành thạo các đồ dùng trực quan khác của học sinh như tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài dạy.
 	Giáo viên phải kiểm tra bài cũ yêu cầu học sinh học thuộc lòng bài thơ, chú thích ngay từ khi chuẩn bị bài ở nhà.
 	 Giáo viên phải có những tác phẩm bổ sung cho bài giảng của mình đặc biệt là những kiến thức không có trong sách giáo khoa để mở rộng cho học sinh hiểu sâu hơn về nhà thơ và tác phẩm mà mình đang dạy.
 	Giáo viên phải đưa ra hệ thống những câu hỏi và một vài hình ảnh sai về nhà thơ để học sinh phát hiện. Học tập để đem lại một kết quả cao nhất.
 	 Với đối tượng là học sinh trung bình và yếu yêu cầu học sinh và cả giáo viên phải có những phương pháp dạy khác so với học sinh khá, giỏi để bồi dưỡng kiến thức của môn văn ngay từ khi mới bước chân vào THCS tiếp cận những tác phẩm văn học. 
 	Thơ Đường trong chương trình rất có giá trị, nó ánh hưởng không nhỏ đến thơ Việt Nam. Vì vậy, với những phương pháp giảng dạy mới sẽ phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh để học sinh học tập say mê đem lại kết quả cao đó chính là động lực thúc đẩy học sinh học khá giỏi lên trở thành học sinh xuất sắc tạo nền móng cho học cấp cao hơn. Phương pháp giảng dạy phù hợp với sự phát triển chung của thời kỳ bùng nổ thông tin.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân chưa hoàn toàn toại nguyện theo ý muốn song kết quả lại rất thành công, đơn giản thu hút được số lượng học sinh trung bình yếu say mê vào môn Ngữ văn đặc biệt là một thể loại thơ rất khó của đời Đường trong nền văn học nước ngoài .
 Rất mong được ý kiến đóng góp của quý vị và bạn đọc !
 Hải Lĩnh ngày 12 tháng 4 năm 2009
 Người viết đề tài
 Mai Thị Dung

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiemvan9.doc
Sáng Kiến Liên Quan