Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Giáo dục công dân lớp 10

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn giáo dục công dân có mục tiêu giáo dục học sinh THPT trở thành người

công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ

quốc Việt Nam. Nói cụ thể hơn, môn GDCD góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành

người có ích cho xã hội, hình thành những phẩm chất, năng lực, nhân cách của người

công dân mới. Thế nhưng, đa số trong trường học và tư tưởng của phụ huynh và học

sinh xem môn này chỉ là môn “phụ”, từ đó tác động đến thái độ học tập của học sinh

trong tình trạng không học, học thụ động.

Một thực trạng nữa trong giảng dạy môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay là

chương trình khá dài và nặng, một số nội dung sắp xếp chưa phù hợp với trình độ và

khả năng nhận thức của học sinh THPT, thời lượng giảng dạy không đủ để giáo viên

truyền tải sâu hơn nội dung khối lượng kiến thức trừu tượng và khá phức tạp của môn

học, giáo cụ trực quan phục vụ việc dạy - học ít được quan tâm, đầu tư hỗ trợ. Ngoài

ra, môn học còn phải tích hợp rất nhiều các nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho học

sinh.

Từ đó, với chương trình như hiện nay, giảng dạy môn GDCD rất cần sự tâm

huyết của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung, nêu ví dụ sinh động để học sinh dễ

tiếp thu. Để đạt được yêu cầu hiểu biết và rèn luyện nhân cách cho học sinh trong

cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên giáo dục công dân nhiệm vụ: Làm

thế nào nâng cao chất lượng dạy và học giáo dục công dân, kích thích sự hứng thú học

tập, tìm hiểu cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên không chỉ

có kiến thức vững vàng về bộ môn giáo dục công dân mà còn phải có những hiểu biết

cơ bản về các bộ môn địa lí, văn học, lịch sử, hóa học, vật lí, sinh học để vận dụng

làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.

Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy học theo chủ đề

tích hợp trong môn giáo dục công dân lớp 10" nhằm trao đổi với đồng nghiệp trong

việc tìm ra phương pháp tích cực để giảng dạy môn giáo dục công dân

pdf20 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3725 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Giáo dục công dân lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng ở phần 1 – mục a, phần 
3, cụ thể: 
Ở phần 1 – mục a:Lòng yêu nước là gì? 
Hỏi: Em hãy đọc và nhận xét về tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện 
qua đoạn thơ “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên. 
HS: Vận dụng kiến thức về văn học để nhận xét đoạn thơ trong sách giáo khoa. 
GV: Nhận xét và chốt lại nội dung. 
- Chế Lan Viên là một con người yêu đất nước mình đến tha thiết, thậm chí là day 
dứt. Đối với ông tình yêu quê hương, đất nước với tình cảm da diết, nồng nàn và xuất 
phát từ tình cảm rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người. 
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con 
người như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành quả lao động do mình tạo 
ra, yêu nơi mình sinh ra và lớn lên Những tình cảm giản dị ban đầu đó dần dần phát 
triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng 
yêu nước. Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua 
những biến cố, thử thách. 
Hỏi: Hãy đọc một số đoạn thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mà em biết? 
HS: Vận dụng kiến thức về văn học để tìm hiểu và đọc thơ. 
GV: Có thể gợi ý: Bài thơ “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm, “Đất nước”- 
Nguyễn Đình Thi 
Ở phần 3: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc 
GV: Dẫn dắt. Bác Hồ đã dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta 
phải cùng nhau giữ lấy nước” 
 12 
Hỏi: 1- Câu nói này là lời căn dặn của Bác với ai? Ở đâu? Vào thời gian nào? 
 2- Em hiểu thế nào về lời dạy của Bác? 
 3- Theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc? 
HS: Vận dụng kiến thức lịch sử trả lời câu 1, văn học trả lời câu 2. Câu 3 – Sgk. 
GV: Nhận xét, kết luận: 
1- Câu nói này là lời căn dặn của Bác với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308, tại cửa 
Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện 
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, vào sáng ngày 19/9/1954. Đó là lời di huấn thiêng liêng, 
ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc, giản đơn nhưng lại là một chân lí của các thế hệ người 
Việt Nam. 
2- Một mặt Bác Hồ khẳng định nước ta là một nước văn hiến có truyền thống dựng 
nước giữ nước lâu đời và công lao dựng nước của các Vua Hùng thật là to lớn! Lịch 
sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại 
xâm vô cùng hung hãn. 
Mặt khác, Bác khẳng định: “Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông 
máu và mồ hôi” của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng 
nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng 
liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất 
yếu. 
3- Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc – Nội dung bài học trong sách giáo khoa. 
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, cụ thể: 
1- Đối với trách nhiệm: Phê phán đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn 
hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức Pháp luật để hiểu thêm nội dung 
như: Theo quy định của Pháp luật nước ta trong “Phần các tội phạm của Bộ luật Hình 
sự”, ở “Chương 1: Các tội xâm phạm an ninh Quốc gia” có quy định: 
- Điều 72: Tội phản bội Tổ quốc. 
- Điều 73: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 
- Điều 74: Tội gián điệp. 
- Điều 75: Tội bạo loạn. 
2- Đối với trách nhiệm: rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe. Giáo viên hướng dẫn 
học sinh vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để tìm hiểu và kể một câu chuyện về Bác 
Hồ siêng năng tập luyện thể dục thể thao. 
3- Đối với trách nhiệm: Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng 
lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến 
thức môn Quốc phòng và Pháp luật để hiểu thêm nội dung như: Theo quy định trong 
“Luật Quốc phòng”, ở “Chương 2: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quốc 
phòng” có quy định: 
 13 
- Điều 4: Vi phạm các quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự. 
- Điều 5: Vi phạm quy định sơ tuyển nghĩa vụ quân sự. 
- Điều 6: Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân 
sự. 
- Điều 7: Vi phạm quy định về nhập ngũ. 
- Điều 8: Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ. 
- Điều 9: Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự. 
HS: Theo gợi ý của giáo viên và đã được dặn dò từ tiết học trước, trả lời ngắn gọn 
ý kiến cá nhân. 
GV: Nhận xét, kết luận. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của tất cả người dân Việt 
Nam. Vì vậy là Thanh niên, học sinh chúng ta cần phải nêu cao tinh thần, ý thức trách 
nhiệm bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một người công dân Việt Nam. 
GV: Củng cố. Hỏi: Hãy kể về một tấm gương điển hình trong công cuộc xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc mà em đã được học hoặc biết đến? 
HS: Vận dụng kiến thức lịch sử để trình bày. 
GV: Gợi ý học sinh trả lời. Về tấm gương trong công cuộc xây dựng Tổ quốc – kể 
những gương điển hình ngày nay như: những học sinh, sinh viên có thành tích học tập 
xuất sắc, tấm gương giữ gìn môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, tham nhũng, xây 
dựng biển, đảo Về tấm gương bảo vệ Tổ quốc – kể tấm gương anh hùng trong thời 
kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và anh hùng trong công cuộc bảo 
vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thân yêu của Tổ quốc trong thời nay. 
Bài 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐẾ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI 
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng như sau: 
GV: Sử dụng phương pháp dự án để giúp học sinh tìm hiểu bài học, cụ thể: 
Đối với giáo viên: 
1. Chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1 từ số 1 – 12, nhóm 2 từ số 13 – 24, nhóm 3 từ 
số 25 đến hết. 
2. Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: 
- Nhóm 1: Trình bày nội dung “Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công 
dân trong việc bảo vệ môi trường”. 
- Nhóm 2: Trình bày nội dung “Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công 
dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số”. 
- Nhóm 3: Trình bày nội dung “Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của 
công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo”. 
3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị và tìm hiểu: 
- Nhắc nhở những phần giảm tải theo chương trình. 
- Cách thức trình bày có thể theo 1 trong các hướng: thuyết trình, xây dựng 
video, hoạt cảnh để minh họa cho nội dung cần trình bày. 
 14 
- Nội dung trình bày: Khái niệm, hậu quả, nguyên nhân, trách nhiệm chung, trách 
nhiệm bản thân (nếu có) 
- Vận dụng kiến thức môn: Địa lí, Lịch sử, Hóa học, Vật lí để giải đáp sâu các 
nội dung tìm hiểu như: Qua môn địa lí có thể tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả; qua 
môn hóa học, vật lí có thể giải thích các hiện tượng gây ra ô nhiêm môi trường cũng 
như dịch bệnh hiểm nghèo; qua các mốc lịch sử có thể tìm hiểu và so sánh môi trường 
xưa – nay, dân số xưa – nay và số liệu tử vong do các dịch bệnh 
- Thường xuyên theo dõi đôn đốc, nhắc nhở và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. 
4. Tiến hành tổ chức dạy học. 
5. Nhận xét, đánh giá buổi học theo các nội dung: Nội dung, cách thức trình bày, 
công tác chuẩn bị, sự phối hợp của các thành viên 
Đối với học sinh: 
1. Hình thành nhóm theo phân công của giáo viên. 
2. Nhận nhiệm vụ, cử nhóm trưởng và nhóm trưởng bàn bạc, phân công nhiệm vụ 
cho các thành viên. 
3. Tiến hành các bước chuẩn bị, có thể xin hỗ trợ từ giáo viên bộ môn và các giáo 
viên khác để tìm hiểu những nội dung liên quan. 
4. Thống nhất hoàn thiện nội dung cần trình bày. 
5. Trình bày nội dung theo thứ tự sắp xếp của giáo viên. 
* Ghi chú: Việc chia nhóm, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn của giáo viên được 
tiến hành từ tiết học trước. 
Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN 
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp được vận dụng như sau: 
GV: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học (10 phút), giáo viên tổ 
chức cho học sinh thi kể chuyện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh”. Hình thức, thể lệ như sau: 
1. Phân công ban cán sự lớp (Lớp trưởng, Lớp phó học tập, Bí thư chi đoàn) kết 
hợp với giáo viên bộ môn làm Ban Giám khảo. 
2. Mỗi tổ (4 tổ) sẽ tham gia kể một câu chuyện với chủ đề: Bác Hồ tự rèn luyện bản 
thân. Thời gian trình bày từ 5 – 7 phút. 
3. Cách thức chấm điểm: Tính theo thang điểm 10 
Stt Đơn vị Nội dung (5đ) Trình bày (2đ) Liên hệ (3đ) 
1 Tổ 1 
2 Tổ 2 
Yêu cầu: 
- Về nội dung: Câu chuyện kể theo đúng nội dung, chủ đề đã yêu cầu. 
- Về trình bày: Có chất giọng phù hợp với nội dung câu chuyện, ngữ điệu biểu cảm 
thu hút người nghe, tác phong đúng mực. 
 15 
- Về liên hệ: Ý nghĩa của câu chuyện kể và bài học bản thân rút ra qua câu chuyện. 
- Về thời gian: + Trình bày ngắn gọn không đúng thời gian quy định (>5 phút) – trừ 
1đ trên tổng số điểm. 
+ Trình bày quá thời gian quy định (< 7 phút) – trong 30 giây đầu 
không trừ điểm, cứ bước sang giây thứ 30 tiếp theo – trừ 1 điểm trên tổng số điểm. 
4. Ban giám khảo chấm điểm độc lập sau đó thống nhất điểm và phát thưởng. 
Ghi chú: Hình thức, thể lệ thi giáo viên phổ biến, phân công cho học sinh chuẩn bị 
từ tiết học trước. Nội dung câu chuyện kể của 4 tổ không được trùng nhau. 
HS: Theo phân công của giáo viên, từng tổ trao đổi phân công nhiệm vụ cho phù 
hợp với từng thành viên, tìm hiểu những câu chuyện kể về Bác Hồ và chọn câu 
chuyện phù hợp với chủ đề đã yêu cầu, viết bài và tham gia thi theo hình thức thể lệ 
đã được phổ biến. 
 GV: Nhận xét, kết luận. Bác Hồ là hiện thân cao đẹp của ý chí chiến đấu, tinh thần 
độc lập tự chủ, tự cường của dân tộc ta trong đấu tranh cách mạng và cũng là tấm 
gương sáng về rèn luyện bản thân. Học tập đạo đức Bác Hồ, chúng ta còn có thể học 
tập qua chính những tấm gương thầy cô, bạn bè xung quanh và hãy để việc học tập đó 
đi vào chính cuộc sống hàng ngày. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong giảng dạy môn giáo 
dục công dân góp phần làm phong phú thêm lí luận về phương pháp dạy học nói 
chung và biện pháp sử dụng kiến thức các môn học trong dạy học nói riêng đã kích 
thích được hứng thú học tập và say mê tìm hiểu môn học cho học sinh, từ đó nâng cao 
hiệu quả dạy học bộ môn. 
Sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp đã làm rõ thêm những nội 
dung môn giáo dục công dân, đồng thời giúp học sinh hiểu thêm cũng như ôn lại kiến 
thức của các môn học khác, từ đó học sinh hình thành toàn diện được kiến thức cần 
lĩnh hội trong quá trình học tập. 
Trên thực tế, tôi được nhà trường phân công giảng dạy 6 lớp 10, để phù hợp và 
thuận lợi trong giảng dạy theo thời khóa biểu, tôi đã vận dụng phương pháp trên ở 4 
lớp (1 buổi dạy) và không vận dụng ở 2 lớp (1 buổi dạy), kết quả đạt được như sau: 
4 lớp có sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp 
Lớp 
Sỉ 
số 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
10A1 37 29 78 8 22 0 0 0 0 0 0 
10A2 38 23 61 10 26 5 13 0 0 0 0 
10A4 38 22 58 11 29 5 13 0 0 0 0 
10A7 38 21 55 11 29 6 16 0 0 0 0 
 16 
2 lớp không sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp 
Lớp 
Sỉ 
số 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
% 
10A5 38 11 29 20 54 4 11 2 5 0 0 
10A8 38 11 29 19 50 5 13 3 8 0 0 
Kết quả cho thấy, những lớp có vận dụng phương pháp tích hợp các môn học có 
tỉ lệ học sinh cao đồng thời không có học sinh yếu và ngược lại. Nguyên nhân của sự 
khác biệt ấy là do ở những lớp không sử dụng phương pháp tích hợp các môn học các 
em còn thiếu kỹ năng vận dụng, liên hệ khi giải quyết một vấn đề, một tình huống đặt 
ra trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học cũng như trả lời các câu hỏi khi được 
kiểm tra đánh giá. Vì vậy, việc dạy học này làm cho các em nhận thức sự phát triển 
của xã hội một cách liên tục, hiểu được sự thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các 
lĩnh vực của đời sống xã hội, điều đó khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức 
của học sinh. 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
Kiến thức các môn học là một nội dung rất quan trọng trong dạy học giáo dục 
công dân. Qua việc sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp vào một chủ 
đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài 
và hứng thú hơn với bộ môn giáo dục công dân. Nếu các giờ dạy học môn giáo dục 
công dân đều áp dụng được phương pháp tích hợp các môn học, tôi tin rằng giờ học 
giáo dục công dân sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối 
với học trò. 
Từ đó, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: 
 1. Sử dụng kiến thức các môn học trong dạy học nói chung và trong dạy học 
giáo dục công dân nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối việc hình thành kiến 
thức bộ môn, qua đó giáo dục tư tưởng tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Đặc 
trưng của môn giáo dục công dân là hình thành tư tưởng và nhân cách cho học sinh. 
Vì vậy sử dụng kiến thức các môn học trong dạy học là cần thiết. 
2. Chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay đổi mới về nội dung, phương 
pháp biên soạn để giúp học sinh học tập dễ dàng, sinh động và hấp dẫn hơn. Song bản 
thân sách giáo khoa còn nhiều nội dung trùng lặp giữa các môn học. Do vậy trong quá 
trình dạy học, giáo viên phải nắm chắc nội dung kiến thức các môn học và vận dụng 
những biện pháp sử dụng chúng để gây hứng thú học tập cho học sinh thì sẽ góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Sử dụng kiến thức các môn học có hiệu quả 
không chỉ giúp học sinh nắm kiến thức sâu sắc, mà còn phát triển kĩ năng học tập. 
3. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần nắm 
vững nội dung và hệ thống chương trình môn học. Dạy học theo hướng vận dụng các 
môn học là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung 
 17 
bài học, giúp học sinh hứng thú, say mê học tập. Nắm chắc và sử dụng thành thạo các 
kiến thức các môn học thì việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. 
Qua đề tài, để tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi xin đề xuất một số khuyến 
nghị sau: 
Một là đối với sách giáo khoa: nội dung sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới 
nhưng đối với các bộ môn có nội dung liên quan mà trùng lặp cần phải lược bớt. Thiết 
kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa theo hướng tích hợp tránh khô khan, 
nặng về trình bày kiến thức. Đồng thời, cần bổ sung các bài đọc thêm trong SGK để 
làm phong phú nội dung bài học. Đó là nguồn kiến thức giúp học sinh hiểu bài và gây 
hứng thú học tập cho các em. 
Hai là đối với cấp quản lí: để gy hứng thú học tập cho học sinh, các cấp quản lí 
cũng cần quan tâm hơn nữa: trang bị đầy đủ phương tiện dạy học, có phòng học bộ 
môn để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học. 
Cần có thêm những tài liệu hướng dẫn giáo viên cách sử dụng kiến thức liên môn 
trong chương trình giảng dạy. Cũng như, thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên 
trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp để chuẩn bị năng 
lực cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện chương trình tích hợp. Đổi mới cách thức tổ 
chức quản lý trong Nhà trường, thực hiện cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp. 
Ba là đối với giáo viên: cần phải nghiên cứu chương trình sách giáo khoa các 
môn học có liên quan đến giáo dục công dân để có kế hoạch sử dụng kiến thức liên 
môn phù hợp với học sinh; phải tâm huyết với nghề mới có được những bài giảng 
hay, hấp dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh. 
 18 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo viên Giáo dục công dân 10 – NXB Giáo dục – Bộ GD&ĐT – Năm 2010. 
2. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10 – NXB Giáo dục – Bộ GD&ĐT – Năm 2010. 
3. Sách giáo viên Sinh học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
4. Sách giáo khoa Sinh học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
5. Sách giáo viên Toán học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
6. Sách giáo khoa Toán học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
7. Sách giáo viên Hóa học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
8. Sách giáo khoa Hóa học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
9. Sách giáo viên Vật lí – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
10. Sách giáo khoa Vật lí – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
11. Sách giáo viên Lịch sử – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
12. Sách giáo khoa Lịch sử – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
13. Sách giáo viên Địa lí – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
14. Sách giáo khoa Địa lí – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
15. Sách giáo viên Tin học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
16. Sách giáo khoa Tin học – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2010. 
17. Sách giáo viên Quốc phòng – NXB Giáo dục – Bộ GD&ĐT – Năm 2010. 
18. Sách giáo khoa Quốc phòng – NXB Giáo dục – Bộ GD&ĐT – Năm 2010. 
19. Luật Hình sự 
20. Luật Quốc phòng 
21. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. 
22. Website:www.google.com.vn – liên môn. 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
Nguyễn Thị Hằng 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Trường THPT Thống Nhất A 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Trảng Bom, ngày 20 tháng 5 năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014 - 2015 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Giáo dục 
công dân lớp 10. 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng Đơn vị (Tổ): Sử - Địa - GDCD 
Lĩnh vực: 
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: Giáo dục Công dân  
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác:  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay 
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả 
cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay 
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
- Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, đi vào cuộc 
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi 
rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
- Xếp loại: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
- Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của 
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. 
- Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã 
được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả 
không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của 
chính tác giả. 
NGƯỜI THỰC HIỆN 
SKKN 
Nguyễn Thị Hằng 
XÁC NHẬN CỦA TỔ 
CHUYÊN MÔN 
Nguyễn Đăng Khoa 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_trong_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_2863.pdf
Sáng Kiến Liên Quan