Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 THPT

Mục tiêu của môn GDCD trong trường THPT là góp phần phát triển con người Việt Nam toàn diện về năng lực trí tuệ, về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Môn học giúp học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình và thấy được ý nghĩa to lớn của cuộc sống, thể hiện rõ bản lĩnh sống phù hợp với lý tưởng của Đảng, biết phê phán và lên án những thói hư tật xấu, yêu ghét rõ ràng, biết định hướng đúng đắn trong cuộc sống hiện tại và sau này. Từ những mục tiêu trên đòi hỏi người dạy phải luôn tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất để mang lại hiệu quả giáo dục cao

Trên thực tế, ở các trường THPT hiện nay, học sinh chưa hứng thú học tập môn CDCD dẫn đến kết quả học tập và rèn luyện, tu dưỡng đức chưa cao. Nhiều học sinh sống xa rời thực tế, chưa có lý tưởng sống. Giáo viên ra bài tập về nhà các em làm nhưng chỉ mang tính chất đối phó. Nhận thức và hiểu vấn đề chưa sâu sắc. Thậm chí các em còn không biết mình hiểu vậy là đúng hay sai ? Nói đến vận dung chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh thì các em chưa biết vận dụng cái gì ? và vận dụng như thế nào?

 Lí do vì sao? Có nhiều nguyên nhân: Do phụ huynh và học sinh chưa nhận thức đúng được vai trò của môn giáo dục công dân. Mặt khác do giáo viên trong quá trình giảng dạy chậm đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp không hài hoà giữa các khâu lên lớp và phương pháp truyền thụ làm cho môn học vốn dĩ đã khô khan, trừu tượng lại càng trừu tượng khó hiểu hơn. Bên cạnh đó do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh thị trường nên một bộ phận học sinh đã bị lôi cuốn vào những trò chơi không lành mạnh

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn giáo dục công dân tôi đã rất trăn trở, làm sao để khắc phục được tình trạng này. Trong nhiều năm giảng dạy tôi đã xây dựng một số kế hoạch nhằm lồng ghép giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh, nâng cao hứng thú học tập môn GDCD của cả ba khối tôi dạy. Đặc biệt là học sinh khối 10. Kết quả cho thấy trong những kế hoạch mà tôi áp dụng đều mang lại hiệu quả trong đó giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một biện pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao nhất và cũng là đề tài mà tôi tâm đắc nhất thông qua sáng kiến Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn GDCD lớp 10 THPT

 

doc24 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3004 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần công dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Tùy theo nội dung của bài giảng mà cách mở bài cũng khác nhau nhưng
phải xác định mở bài là một khâu rất quan trọng. Nếu mở bài thuyết phục được học sinh là bước đầu thành công của bài giảng. Thông thường giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề nhưng để tạo hứng thú cho học sinh tôi đã sử dụng một câu chuyện, một luận điểm hoặc một đoạn tư liệu để dẫn dắt học sinh vào tìm hiểu nội dung của bài học
VD: Khi dạy tiết 19: Bài 10: Quan niệm đạo đức : Tôi lấy câu nói của Bác 
 Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông 
 Đất có bốn phương : Đông, Tây, Nam, Bắc
 Người có bốn đức tính : Cần, Kiệm, Liêm, Chính
 Thiếu một mùa không thành trời
 Thiếu một phương không thành đất
 Thiếu một đức không thành người 
 2. Sử dụng những câu chuyện kể và hình ảnh về Bác để khai thác nội dung kiến thức 
VD khi dạy tiết 25: Bài 13 Công dân với cộng đồng tôi chọn câu chuyện và hình ảnh “ Bác Hồ đến với các cháu trại trẻ mồ côi Kim Đồng ” và câu chuyện “ Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai ” Cho học sinh thấy được dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian thăm những đứa trẻ kém may mắn mồ côi cha mẹ. Sự quan tâm, tình yêu thương của Bác không dừng lại ở thiếu niên nhi đồng mà còn dành cho những gia đình nghèo, túng thiếu 
 Qua câu chuyện giáo dục học sinh tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ bạn bè, biết cảm thông chia sẻ với mọi người khi thấy họ gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống 
 3. Sử dụng tư liệu băng hình để giáo dục học sinh kĩ năng vận dụng tấm gương đạo đức Hồ chí Minh vào thực tiễn 
 VD khi dạy tiết 27 : Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
 Tôi chọn hình ảnh minh họa Bác Hồ làm phu bếp trên tàu và lời phát biểu tại đai hội Tua năm 1920, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946. Qua đó giáo dục học sinh thực hiện chuẩn mực trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
 Mục đích cuối cùng của tôi không chỉ giáo dục học sinh “học tập” mà còn giáo dục học sinh “ làm theo ” tấm gương đạo đức Hồ chí Minh
2. Biện pháp thực hiện 
 Biện pháp cơ bản là lồng ghép các câu chuyện, băng hình, trích dẫn về tấm gương của Bác thông qua các tiết học để học sinh học tập và làm theo, từ đó biết đánh giá bản thân xem cần điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng, cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh và chuẩn mực đạo đức của xã hội 
2.1. Các biện pháp thực hiện 
- Đưa câu chuyện, tư liệu, hình ảnh vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu sắc về bài học
- Biện pháp nêu gương : Tôi thực hiện nêu một số tấm gương tốt đặc biệt tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Biện pháp thi kể chuyện và tự rút ra nội dung bài học: Tôi tiến hành lựa chọn những học sinh có năng khiếu kể chuyện tốt cho các em tham gia lồng ghép vào các hoạt động
- Biện pháp so sánh, tìm hiểu và cùng làm theo: Tôi cho học sinh tìm hiểu về các hoạt động của Bác và hoạt động của thanh niên hiện nay để so sánh và liên hệ với bản thân 
Lưu ý khi vận dụng
- Giáo viên chuẩn bị hình ảnh, tư liệu, câu chuyện kể về Bác phải tóm tắt ngắn gọn dễ hiểu để áp dụng đưa vào bài học không làm mất thời gian các hoạt động khác
- Trong khi học sinh phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề giáo viên phải theo dõi, lắng nghe ý kiến của học sinh sau đó nhận xét, bổ sung kết luận và cho điểm
2.2. Tổ chức thực hiện
 Tổ chức thực hiện là một khâu rất quan trọng trong việc vận dụng ý tưởng của đề tài vào thực tiễn dạy học. Vì vậy cần phải đảm bảo đầy đủ những bước sau :
Bước 1 : Chuẩn bị hình ảnh, tư liệu, câu chuyện kể về Bác. Sau đó tóm tắt ngắn gọn dễ hiểu để áp dụng đưa vào bài học
Bước 2 : Thiết kế bài giảng 
- Bài giảng đối với lớp đối chứng : Tôi thiết kế bài giảng như một giáo án bình thường thực hiện đúng và đủ theo yêu cầu của sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng. Trong quá trình giảng bài tôi chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình , đàm thoại, nêu vấn đề và lồng ghép giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh
- Bài giảng đối với lớp thực nghiệm : Tôi thiết kế 2 loại bài giảng 
+ Loại giáo án bình thường nhưng sử dụng phương pháp lồng ghép giáo duc tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua kể chuyện, nêu gương, phân tích, nhận định
+ Loại giáo án điện tử: Tôi thiết kế phần mềm Powerpoint có sử dụng hình ảnh, tư 
liệu, băng hình video về tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, có sử dụng cả phương 
pháp dạy học cổ truyền với hiện đại
Bước 3 : Cho học sinh nhận định, phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề mà tôi đưa ra trong bài giảng
Bước 4 : Giáo viên theo dõi, lắng nghe ý kiến của học sinh sau đó nhận xét, bổ sung kết luận và cho điểm
Bước 5 : Sau bài học cho học sinh liên hệ bản thân dưới dạng những câu hỏi vận dụng 
2.3. Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy cụ thể
Tất cả bài vận dụng tôi đều thiết kể bài giảng Powerpoint 
- Thực hiện chuẩn mực Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí, Công, Vô tư: Đặc điểm này gắn liền với tiết 19 bài 10: Quan niệm về đạo đức 
 Tôi sử dụng câu nói của Bác “Sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” đồng thời tôi chọn câu chuyện về ngôi nhà sàn của Bác và sử dụng hình ảnh nhà sàn để giáo dục học sinh. Thông qua câu chuyện và hình ảnh giáo dục học sinh tính không ham danh, lợi, không đề cao chủ nghĩa cá nhân, luôn đặt nhu cầu và lợi ích của xã hội, của mọi người lên trên nhu cầu và lợi ích của mình , đồng thời giáo dục cho học đức tính hy sinh, tự nguyện quan tâm giúp đỡ tới người khác. Hình thành kĩ năng sống cho học sinh biết tiết kiệm, không nên đua đòi, lãng phí, sống phải biết tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình, xã hội. Đặc biêt học sinh còn nhỏ tuổi không nên lãng phí vào buổi tiệc sinh nhật cầu kì, đắt tiền, mua sắm vật dụng cá nhân đắt giá mà nên rèn luyện cho mình một lối sống tích cực, phù hợp, đúng ý nghĩa của nó. Không những thế thái độ, cử chỉ đối với mọi người phải chân thành, gần gũi, quan tâm giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, sống chan hòa không kiểu cách, khách sáo, từ đó tôi khắc sâu kiến thức cho học sinh “ Đạo đức là nhân cách, là lẽ sống, là niềm tin là định hướng đúng đắn nhất cho mọi hoạt động của con người	( Ảnh minh hoạ )
- Thực hiện chuẩn mực đạo đức tình yêu thương đối với con người. Đặc điểm này gắn liền với tiết Tiết 20-21: Bài Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học và tiết 25: Mục a phần 2: Bài 13 : Công dân với cộng đồng 
 Tôi cho học sinh kể câu chuyện và hình ảnh Bác Hồ đến với trại trẻ Mồ côi Kim Đồng ( Ảnh minh hoạ)
 Mục đích của tôi không chỉ trang bị kiến thức cho các em mà còn giáo dục kĩ 
năng vận dụng bằng việc làm rất nhỏ như động viên, an ủi, cảm thông, chia sẻ chăm sóc người già, thăm hỏi gia đình có công với cách mạng. Mua tăm ủng hộ người mù. Phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách. Tuyệt đối không được phân hoá học sinh trong lớp, phải “ thương người như thể thương thân ”. Biết phê phán và đấu tranh với những thói hư tật xấu, biết tôn trọng những việc làm tốt đẹp
- Tinh thần quốc tế trong sáng và tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản : Đặc điểm này gắn với tiết 27-28 Bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc 
 Tôi sử dụng hình ảnh minh hoạ Bác Hồ tại đại hội Tua năm 1920 , băng hình tư liệu lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 để học sinh thấy được ở nước ta, Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự chứng kiến nỗi thống khổ của người dân lao động, nỗi nhục của người dân bị mất nước. Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc, giải phóng được giai cấp. Ước mơ giải phóng quê hương gắn liền với nguyện vọng giải thoát người lao động, tình yêu nước thiết tha đã hàm chứa tình yêu thương con người, yêu thương nhân dân, mở rộng ra là tình yêu thương những con người lao động bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới. 	 
 ( Ảnh minh hoạ ) 
Qua đó giáo dục học sinh lòng yêu nước, yêu nhân dân,tinh thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, thực hiện chuẩn mực trung với nước, hiếu với dân,sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc để thực hiện lời dạy của Bác
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”
- Thực hiên lý tưởng sống cao đẹp: Đặc điểm này gắn liền với tiết 31-32 Bài 16: Tự hoàn Thiện bản thân 
 Tôi chọn kể câu chuyện “ Hai bàn tay” và những mẫu chuyện nhỏ về cuộc sống bôn ba nơi đất khách của Bác nhưng với ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm cao Bác đã vượt qua tất cả nào bệnh tật, tù đày để thực hiện lý tưởng cao đẹp của đời mình là độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Qua câu chuyện giúp cho học sinh thấy được thanh niên sống cần phải có lý tưởng cao đẹp, cống hiến cho xã hội, sống phải có trách nhiệm với bản thân mình và mọi người xung quanh, tinh thần vượt khó. Tránh xa các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, bỏ qua những ham muốn và khát vọng tầm thường để hướng tới tương lai 
 Ảnh minh hoạ
2.4. Cho học sinh liên hệ bản thân
 Sau mỗi bài học tôi cho học sinh liên hệ bản thân vận dụng lý luận để phân tích đánh giá dưới dạng những câu hỏi vận dụng
 Ở bài 10: Quan niệm về đạo đức
Câu 1 : Em thấy mình thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh chưa? bản thân em có điểm nào cần khắc phục?
Câu 2 : Em đã biết sống tiết kiệm chưa ? Sống tiết kiệm mang lại cho em những điều gì? 
Ở bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Câu 1 :  Bạn của em bị bệnh phải nghỉ học nhiều ngày, em sẽ làm gì để chia sẻ với bạn ? Cảm giác của em sau khi làm được việc tốt là gì?
Câu 2: Có bạn rủ em xem phim qua điện thoại trong giờ tự học em sẽ làm gì?
 Ở bài 13: Công dân với cộng đồng
Câu 1 : Đồng bào Miền Trung đang phải hứng chịu những cơn bão, lũ lụt liên tiếp, khủng khiếp như vậy, em sẽ làm gì thể hiện tinh thần “ Lá lành đùm lá rách ” ?
Câu 2 : Tại sao em tích cực ủng hộ nạn nhân da cam ? ( đồng bào Miền Trung). Em cảm thấy như thế nào khi làm được việc có ý nghĩa này ?
 Ở bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Câu 1 : Cho biết lý tưởng sống của bản thân em là gì? 
Câu 2 : Em cần phải làm gì góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
 Ở bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
Câu 1 : Em hãy liệt kê những yêu cầu đạo đức đối với người công dân trong giai đoạn hiện nay? Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 2 : Tìm những tấm gương tự hoàn thiện bản thân mà em biết? bài học rút ra cho bản thân
IV. Kiểm nghiệm 
1. Cơ sở kiểm nghiệm
 Tôi sử dụng kết quả các bài kiểm tra trước và sau khi tác động, cụ thể như sau
1.1. Trước tác động: Tôi lấy kết quả điểm kiểm tra viết (15 phút) do nhóm chuyên môn ra đề dùng khảo sát chất lượng giữa học kì I, được tổ chức kiểm tra cho toàn 
khối, nhóm chuyên môn chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
1.2. Sau tác động : Là kết quả bài kiểm tra viết (10 phút), đề và đáp án do tôi thiết kế được nhóm chuyên môn kiểm tra, thẩm định. Nhóm chuyên môn tổ coi và chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Nội dung kiểm tra thuộc kiến thức đã học 
 Lưu ý: Đề kiểm tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau
2. Kết quả kiểm nghiệm
 Sau khi tổng hợp thông tin từ học sinh, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh và đối chiếu kết quả điểm kiểm tra của học sinh, cho thấy:
2.1.Về lý luận 
- Đã tạo được hứng thú cho học sinh, say mê học tập, chủ động tìm tòi kiến thức nâng cao được kết quả học tập môn GDCD
- Đã chuyển được trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò
- Trong quá trình lĩnh hội kiến thức đã biết vận dụng vào thực tiễn. Đặc biệt tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
- Đề tài có thể lồng ghép cho nhiều bài ở cả ba khối 10,11,12
2.2. Về thực tiễn 
- Tiết học sôi nổi, các em chủ động tích cực, mạnh dạn tranh luận Cụ thể : Trống báo hết giờ học mà học sinh ngỡ ngàng nói với nhau “Sao giờ này nhanh thế ?” Các em đã cảm nhận được giờ học trôi nhanh, chứng tỏ trong giờ giáo dục công dân các em đã chăm chỉ làm việc mà quên cả thời gian. Giờ học có không khí thật vui tươi, tôi nhận thấy đây là thành công của giờ dạy giáo dục công dân theo phương pháp truyền thống 
- Trong các lớp tôi dạy không bao giờ có tình trạng học sinh bỏ giờ 
- Giờ học giáo dục công dân rất nghiêm túc, học sinh làm việc tích cực
- Học sinh giao tiếp ứng xử với nhau thể hiện được tính văn hoá, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần đoàn kết học tập và rèn luyện tốt, tham gia đầy đủ các phong trào nhân đạo do nhà trường và địa phương tổ chức 
2.3. Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá 
2.3.1. So sánh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước và sau khi tác động
 Bảng 1 : Lớp thực nghiêm 10G2 (Năm học 2011-2012)
Số bài
Điểm
0 – 2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trước tác 
động
47
sl
0
2
7
12
23
2
1
0
0
%
0,0
4,3
14,9
25,5
48,9
4,3
2,1
0,0
0,0
Sau tác 
động
47
sl
0
0
0
4
11
15
14
3
0
%
0,0
0,0
0,0
8,5
25
31,1
29,0
6,4
0,0
 Bảng 2: Lớp đối chứng 10G3 (Năm học 2011-2012 )
Số bài
Điểm
0 – 2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trước tác 
động
45
sl
0
2
6
13
21
2
1
0
0
%
0,0
4,4
13,4
28,9
46,7
4,4
2,2
0,0
0,0
Sau tác 
động
45
sl
0
0
0
13
17
12
2
1
0
%
0,0
0,0
13,4
30,4
37,0
26,0
4,4
0,0
0,0
Bảng 3: Lớp thực nghiệm 10H7 (Năm học 2012-2013)
Số bài
Điểm
0 – 2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trước tác 
động
46
sl
0
2
7
11
23
2
1
0
0
%
0,0
4,35
15,1
24,0
50,0
4,35
2,2
0,0
0,0
Sau tác 
động
45
sl
0
0
0
3
14
12
14
3
0
%
0,0
0,0
0,0
6,6
30,8
26,0
30,1
6,5
0,0
Bảng 4: Lớp đối chứng 10H5 (Năm học 2012-2013)
Số bài
Điểm
0-2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trước tác
động
41
sl
0
2
6
13
17
2
1
0
0
%
0,0
5,0
14,6
32,0
40,4
5,0
2,5
0,0
0,0
Sau tác
động
41
sl
0
0
0
13
15
10
2
1
0
%
0,0
0,0
0,0
31,7
36,5
24,3
5,0
2,5
0,0
 2.3.2. So sánh kết quả kiểm tra cuối năm học 
Bảng 1 (Năm học 2011-2012)
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu-kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10G3
45
03
6,7
20
44,4
18
40,0
04
8,9
10G2
47
05
10,6
22
46,8
19
40,4
01
2,1
Tổng
92
08
8,7
42
45,7
37
40,2
05
5,4
Bảng 2 (Năm học 2012-2013)
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu-kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10H5
41
02
4,8
17
41,5
22
53,6
0
0
10H7
45
10
22,2
29
64,5
06
13,3
0
0
Tổng
86
12
14,0
46
54,0
28
32,0
0
0
 Kết quả học tập năm 2011-2012 so với 2012-2013: Tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi tăng từ 8,7% lên 14,0%; loại Khá tăng từ 45,7% lên 54,0%; Loại Yếu-kém giảm xuống rõ rệt từ 5,4% xuống 0%. Như vậy có thể khẳng định rằng việc Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào dạy học phần “Công dân với đạo đức- GDCD10 THPT” là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống và tạo hứng thú học tập cho học sinh đôí với môn học
3. Bài học kinh nghiệm
 Đối với giáo viên : 
 - Khi trích dẫn những câu nói, bài văn, bài thơ, câu chuyện dài giáo viên không nên đọc hết mà mất thời gian của các hoạt động khác, chỉ nên chọn những ý chính 
 để lồng ghép sao cho phù hợp với nội dung của bài học
- Giáo viên không lạm dụng kể chuyện mà quên đi việc nêu các tấm gương khác đồng thời giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh học và tìm tư liệu ở nhà trước khi đến lớp 
- Đầu giờ học phải kiểm tra đôn đốc học sinh, có nhận xét và cho điểm
- Bài giảng phải có dẫn chứng sinh động. Đặc biệt sau khi đưa ra dẫn chứng giáo viên phải cho học sinh nhận xét,đánh giá, kết luận tránh bỏ lửng phản tác dụng 
- Sau mỗi hoạt động của học sinh giáo viên phải khen thưởng kịp thời. Nếu cần thiết phải bổ sung thì chỉ ra cho học sinh thấy được những thiếu sót của mình 
 Đối với học sinh 
- Chuẩn bị bài ở nhà, tích cực sưu tầm chuyện kể và tranh ảnh, hăng say phát biểu 
- Thái độ học tập nghiêm túc, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Tự giác tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Hình thành cho bản thân kỹ năng sống không chỉ “học tập” mà còn “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy ở các lớp tại trường THPT Triệu Sơn 3 và qua thực tiễn lồng ghép giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các năm. Đề tài đã được áp dụng trong nhiều năm và được kiểm nghiệm trong hai năm liên tục bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Qua đề tài tôi thấy việc giáo dục đạo đức, tác phong lối sống cho học sinh vô cùng quan trọng. Đặc biệt là giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Theo tôi giáo dục được nội dung này là cơ sở để các em thực hiện các chuẩn mực khác của xã hội. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phải tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, tạo dựng được niềm tin cho học sinh 
II. ĐỀ XUẤT	
 Giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn Giáo dục công dân là một việc làm thường xuyên, liên tục vì vậy tôi có đề xuất như sau
 Đối với nhà trường, cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất,tăng cường trang thiết bị như: máy tính, máy chiếu, tư liệu, băng hình, tạo điều kiện để giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh hoc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các buổi sinh hoạt tập thể, khuyến khích và động viên giáo viên thực hiện tốt 
 Đối với nhóm chuyên môn và một số môn xã hội khác như: văn, sử thông qua kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học bộ môn ở nhiều bài khác nhau để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh
 Đối với sở GD& ĐT Thanh Hoá: Cung cấp và bổ sung tư liệu cho giáo viên tự học tập và nghiên cứu tại nhà đồng thời mở các lớp tập huấn chuyên đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là kế hoạch lồng ghép tích hợp tấm gương đạo đức Hồ chí Minh cho học sinh 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Lê Thị Cúc
. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hồ Chí Minh toàn tập : Tập 2 
 Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội 2000
- Hồ Chí Minh tuyển tập trọn bộ ( 3tập) 
 Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2003 - 117câu chuyện kể về Bác 
 Trung tâm thông tin công tác tư tưởng – Ban tuyên giáo trung ương Hà Nội năm 2000
- Tác phẩm : Đường cách mệnh
 Tác giả : Nguyễn Aí Quốc xuất bản năm 1927
- Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài 
 Tác giả : Giáo sư : Trần Nhâm 
- Giáo trình đạo đức học và giáo dục đạo đức
 Tác giả : Hà Nhật Thăng xuất bản 2007 
 Nhà xuất bản ĐHPS
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD
 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
- Sách giáo khoa GDCD lớp 10
	Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 
MỤC LỤC
 Trang
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2 
1. Cơ sở lý luận 2 
2. Cơ sở thực tiễn 3
3. Giả thuyết đề tài 3
4. Mục tiêu đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
6. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4
II THỰC TRẠNG 5
1. Thực trạng chung 5
2. Thực trạng đối với học sinh 5
3. Thực trạng đối với giáo viên 6
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 6
1. Xác định một số chuẩn mực cần vận dụng 6
2 . Biện pháp thực hiện 9
2.1. Các biện pháp thực hiện 9 
2.2. Tổ chức thực hiện 10
2.3. Vận dụng một số chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh vào.. 10 
2.4. Cho học sinh liên hệ bản thân	 14 
IV. KIỂM NGHIỆM 15
1. Cơ sở kiểm nghiệm 15 
2. Kết quả kiểm nghiệm 16 
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 19
I. KẾT LUẬN 19
II. ĐỀ XUẤT 20
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG MỘT SỐ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO GIẢNG DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC MÔN GDCD LỚP 10 THPT
 Người thực hiện: Lê Thị Cúc
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: GDCD
 THANH HÓA, NĂM 2013

File đính kèm:

  • docvan_dung_tam_guong_dao_duc_ho_chi_minh_vao_giang_day_phan_cong_dan_voi_dao_duc_giao_duc_cong_dan_lop.doc
Sáng Kiến Liên Quan