Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt Lớp 1 - Công nghệ giáo dục

Cơ sở thực tiễn:

Thực tế hiện nay, trong các nhà trường rất chú ý đến việc đổi mới, cung cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên để dạy được Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục hiện nay, tiếp cận với phương pháp dạy học mới đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu, không dạy chữ trước mà dạy ngữ âm trước; ngoài ra, tâm lý của phụ huynh cũng rất hoang mang khi những tháng đầu kết quả học tập của con em chưa đạt như chương trình hiện hành. Vì vậy TS Ngô Hiền Tuyên khuyến cáo các bậc phụ huynh nên khuyến khích con tự học. Nên khen con thường xuyên, kiên nhẫn, biết đợi và biết lắng nghe những điều con nói. Phụ huynh cũng nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi. Không nên dạy con học trước; chê con khi con chưa làm được. Đặc biệt không nên nóng giận, áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ và tạo áp lực về điểm số, Tiết dạy chuyên đề đã thực hiện theo đúng quy trình 4 việc, học sinh thực hiện thuần thục theo các quy ước của giáo viên. Học sinh hoàn toàn chủ động trong việc 1 ( chiếm lĩnh ngữ âm), từ đó làm tốt việc 2 (viết- học sinh quan sát giáo viên làm mẫu 1 lần, tự chấm điểm đặt bút, tự viết theo 4 bước). Các việc 3 (đọc - đọc bảng lớp, đọc sách giáo khoa học sinh thực hiện rõ ràng, lưu loát), việc 4 (viết chính tả - học sinh viết câu văn gồm 10 chữ tương đối tốt đúng độ cao). Trong bài này đã xuất hiện luật chính tả ng/ngh tuy nhiên học sinh nắm tương đối tốt. Nhìn chung bước đầu thực hiện dạy học Tiếng việt 1 đã thấy rõ ưu điểm, đó là: Học sinh chủ động hoàn toàn trong việc chiếm lĩnh kiến thức, được tư duy và tự ghi lại các chữ vừa được học một cách chính xác, nắm chắc luật chính tả.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt Lớp 1 - Công nghệ giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 1
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN ÂM
MÔN TIÊNG VIỆT LỚP 1 - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lí luận:
Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt đồng thời hình thành các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Công nghệ giáo dục không chỉ giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại – tác giả của công trình nghiên cứu TV1- CGD luôn luôn nhấn mạnh: Thầy giáo không chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà đồng thời phải có vai trò như một nhà tâm lí. Thầy cô đừng bao giờ chê và so sánh học sinh, hãy thương yêu và tôn trọng các em, để các em đến trường phải cảm nhận được niềm hạnh phúc, sự yên vui. Trẻ em hạnh phúc thì sẽ làm cho cả gia đình hạnh phúc từ đó mới có một xã hội yên bình...Thầy giáo lớp 1 là những người dạy trẻ tính kỉ luật chặt chẽ, quy củ trong tư duy bắt đầu từ những con chữ đầu tiên phải viết như thế nào...Điểm nổi bật của phương pháp này là tính vững chắc, học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy. Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội. Một điểm khác với phương pháp dạy học truyền thống nữa là giáo viên không phải cầm tay giúp học sinh tập viết mà các em tự tư duy bài giảng dưới hình thức nghe, hiểu và viết lại. Như vậy chương trình TV1 – CGD đã tích hợp được rất nhiều kĩ năng cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế hiện nay, trong các nhà trường rất chú ý đến việc đổi mới, cung cấp kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên để dạy được Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục hiện nay, tiếp cận với phương pháp dạy học mới đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu, không dạy chữ trước mà dạy ngữ âm trước; ngoài ra, tâm lý của phụ huynh cũng rất hoang mang khi những tháng đầu kết quả học tập của con em chưa đạt như chương trình hiện hành. Vì vậy TS Ngô Hiền Tuyên khuyến cáo các bậc phụ huynh nên khuyến khích con tự học. Nên khen con thường xuyên, kiên nhẫn, biết đợi và biết lắng nghe những điều con nói. Phụ huynh cũng nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi. Không nên dạy con học trước; chê con khi con chưa làm được. Đặc biệt không nên nóng giận, áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ và tạo áp lực về điểm số, Tiết dạy chuyên đề đã thực hiện theo đúng quy trình 4 việc, học sinh thực hiện thuần thục theo các quy ước của giáo viên. Học sinh hoàn toàn chủ động trong việc 1 ( chiếm lĩnh ngữ âm), từ đó làm tốt việc 2 (viết- học sinh quan sát giáo viên làm mẫu 1 lần, tự chấm điểm đặt bút, tự viết theo 4 bước). Các việc 3 (đọc - đọc bảng lớp, đọc sách giáo khoa học sinh thực hiện rõ ràng, lưu loát), việc 4 (viết chính tả - học sinh viết câu văn gồm 10 chữ tương đối tốt đúng độ cao). Trong bài này đã xuất hiện luật chính tả ng/ngh tuy nhiên học sinh nắm tương đối tốt. Nhìn chung bước đầu thực hiện dạy học Tiếng việt 1 đã thấy rõ ưu điểm, đó là: Học sinh chủ động hoàn toàn trong việc chiếm lĩnh kiến thức, được tư duy và tự ghi lại các chữ vừa được học một cách chính xác, nắm chắc luật chính tả. 
Một điểm khác với phương pháp dạy trước đây, khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1- CGD, Giáo viên không phải cầm tay học sinh tập viết, mà mỗi học sinh tự tư duy bài giảng. Quy trình dạy của giáo viên sẽ được tiến hành theo bốn bước đó là: nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc và luật chính tả.
Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt. Qua thời gian nghỉ hè học sinh không quên chữ. Học sinh có thể nắm chắc luật chính tả và kĩ năng nghe để viết chính tả tốt.
Từ những lí do trên nên chúng tôi xây dựng chuyên đề “ Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- CGD ”. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Để thực hiện tốt môn Tiếng Việt lớp 1- CGD người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1 cũng như mục đích yêu cầu , nội dung, phương pháp dạy học phần âm của từng bài dạy, Đặc biệt là thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế Tiếng Việt lớp 1- CGD.
I. Những vấn đề chung:
1. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD:
 Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD học sinh đạt được các mục đích sau:
 1. 1. Các em đọc thông, viết thạo, không tái mù.
 1.2. Các em nắm chắc luật chính tả.
 1.3. Các em nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.
2. Đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD:
Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp1- CGD chính là cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt bao gồm : - Tiếng 
 - Âm và chữ
- Vần
3.Nội dung chương trình chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD ( gồm 4 bài):
 3.1. Bài 1: Tiếng
 3.2. Bài 2: Âm
 3.3. Bài 3: Vần
 3.4. Bài 4: Nguyên âm đôi
4. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD:
 4.1. Phương pháp mẫu:
 - Lập mẫu, sử dụng mẫu.
 - Làm mẫu tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có.
 4.2. Phương pháp làm việc:
 - Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy.
II. Phần cụ thể - phần âm:
1. Mục tiêu phần âm:
 - HS nắm chắc 38 âm vị của Tiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị này.
 - Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do.
 - Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau. 
 - Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi).
 - Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút.
 - Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết đúng kiểu chữ thường cỡ nhỡ. Tốc độ tối thiểu là 3 phút/ một tiếng.
 - Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: Thanh, âm đầu, vần (vần chỉ có âm chính).
 - Nắm chắc luật chính tả e, ê, i.
2. Quy trình dạy phần âm:
Bài âm gồm hai công đoạn: 
a) Công đoạn 1: Lập mẫu ( Mẫu /ba/ - Phân biệt nguyên âm, phụ âm)
 Mục đích, yêu cầu : Làm theo đúng Quy trình 4 việc , thực thi chuẩn xác từng thao tác, làm ra sản phẩn chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài.
b) Công đoạn 2: Dùng mẫu( Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần âm)
 ( Quy trình giống quy trình tiết lập mẫu) . Tuy nhiên cần chú ý :
 + Mục đích của tiết dùng mẫu là:
 - Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu.
 - Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu.
 + Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu:
 - Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu.
 - Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với học sinh lớp mình.
MINH HỌA TIẾT DÙNG MẪU - BÀI ÂM /e/
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
 Mục đích: HS phát âm tiếng chứa âm mới, nhận ra âm mới là nguyên âm hay phụ âm, vẽ được mô hình phân tích tiếng có âm mới.
1.1. Giới thiệu âm mới
 - GV đưa ra tiếng chứa âm mới /đe/ và yêu cầu HS phát âm lại theo 4 mức độ T- N- N- T.
1.2. Phân tích tiếng
 - GV yêu cầu HS phân tích tiếng /đe/ ( kết hợp vỗ tay) để biết phần đầu là âm /đ/ và phần vần là âm / e/ . 
 - GV cho HS phát âm lại âm /e/, nhận xét luồng hơi đi ra như thế nào?
 - HS nhận xét luồng hơi đi ra tự do nên /e/ là nguyên âm.
 - Cho HS nhắc lại: /e/ là nguyên âm theo 4 mức độ T- N- N- T.
1.3. Vẽ mô hình
 - GV vẽ và yêu cầu HS vẽ mô hình hai phần tiếng /đe/, đọc /đe/.
 - GV yêu cầu HS viết âm /đ/ vào phần đầu của mô hình và nhắc lại /đ/ là phụ âm.
 - HS chỉ tay vào phần vần âm /e/ chưa biết chữ còn bỏ trống đọc /e/ là nguyên âm.
Việc 2: Học viết chữ ghi âm
Mục đích: HS nắm được cấu tạo chữ e in thường và chữ e viết thường. HS nắm quy trình và viết được chữ e viết thường cỡ nhỡ, viết được các tiếng có âm /e/.
2.1. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường.
 GV giới thiệu chữ e in thường. ( dùng chữ mẫu hoặc viết mẫu lên bảng, mô tả cấu tạo chữ e để HS nhận biết khi đọc bài.)
2.2. Hướng dẫn viết chữ e viết thường.
 - GV đưa ra chữ mẫu hoặc viết mẫu, hướng dẫn điểm chấm điểm tọa độ và quy trình viết.
 - HS luyện viết vào bảng con chữ e viết thường.
2.3. Viết tiếng có âm vừa học.
 - GV yêu cầu HS đưa tiếng /đe/ vào mô hình, thay các phụ âm đầu d, ch, c, b để tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay.( HS ghi vào bảng)
 - GV yêu cầu HS thay dấu thanh vào tiếng /đe/ tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay. ( HS ghi vào bảng)
 * Chú ý: GV hướng dẫn học sinh các nét nối và vị trí đánh dấu thanh của tiếng.
d/Hướng dẫn viết vở Em tập viết.
 - GV hướng dẫn cách tô chữ e và khoảng cách giữa các chữ theo điểm chấm tọa độ trong vở, nét nối giữa các con chữ d, e, khoảng cách giữa các tiếng trong một từ “ da dẻ”.
- GV kiểm soát quá trình viết của học sinh và nhận xét bài.
Việc 3: Đọc
 Mục đích: HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài.
a/ Đọc trên bảng 
 - Phần này giáo viên linh động chọn âm , tiếng luyện tùy vào đối tượng trong lớp mình.
 - Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi đến ( bè, dẻ , chè).
b/ Đọc trong sách giáo khoa( Đọc từ trên xuống, từ trái sang phải).
 * Chú ý: sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức độ đọc ( T- N- N- T)
Việc 4: Viết chính tả:
 Mục đích: HS viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng chè,be bé, e dè
a/ Viết bảng con/ viết nháp.
 - GV đọc cho HS nghe viết từng tiếng vào bảng con hoặc nháp.
 - HS phát âm lại, phân tích rồi viết, viết xong lại đọc lại.
b/ Viết vào vở chính tả.
 GV thực hiên đúng theo quy trình mẫu:
 + Bước 1: Phát âm lại( đồng thanh).
 + Bước 2: Phân tích( bằng thao tác tay).
 + Bước 3: Viết.
 + Bước 4: Đọc lại.
C. KẾT LUẬN
            Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn tại các trường tiểu học trên địa bàn Tứ Kỳ, nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được của giáo viên khi dạy học môn Tiếng Việt lớp 1- CGD. Chúng tôi đã đi vào phân tích về cách dạy Mẫu Âm trong môn Tiếng Việt lớp 1 -CGD nhằm trang bị cho giáo viên một phương pháp dạy học mới, giúp các em vững vàng, tránh những bỡ ngỡ và giảng dạy tốt sau khi ra trường. Thiết nghĩ, đây là việc làm cần thiết và ý nghĩa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường Tiểu học Hà Kỳ nói riêng và ngành giáo dục trên toàn tỉnh nói chung.
Trên đây là lý thuyết chuyên đề: Phương pháp dạy học phần âm Tiếng Việt lớp 1- CGD mà tập thể giáo viên tổ 1 đã thống nhất xây dựng để áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. Rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Hà Kỳ, ngày 25 tháng 9 năm 2019
 	 Người viết 
 Phạm Thanh Tuyền
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ
..
..
..
..
..
..
..

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_phan_am_mon_tieng.doc