Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức chủ đề Vi sinh vật - Sinh học 10 vào thực tiễn đời sống
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Kiến thức sinh học ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống
sản xuất, y tế, sức khỏe, . Vì vậy, yêu cầu của việc dạy học sinh học phải gắn với thực
tiễn, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tự tìm lấy được kiến thức cho
mình và từ đó, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống một cách có
hiệu quả hơn. Để làm được điều đó, ngoài việc cải các nội dung chương trình sách giáo
khoa, đổi mới phương pháp dạy học còn phải đa dạng hóa các hình thức dạy học, để làm
sao dạy học trên lớp gắn với thực tế nhiều hơn nhẳm phát huy tính tích cực của các em
trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Những tưởng rằng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế cuộc sống
của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng làm chủ được kiến thức
của mình, việc vận dụng kiến thức của các em trong đời sống thức tế ở chính gia đình của
mình, việc giải thích những hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn
đề đơn giản” . Nhưng điều đó đã không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong
đợi
Sau khi học xong chương trình sinh học 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng khi ăn
sữa chua, các em không biết quy trình làm thế nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả
thành phần và tác dụng của nó.
Với kiến thức về sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, ở trên lớp
các em có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác về Cấu trúc axit nucleic, cấu trúc
protein, cấu trúc virut, nêu đúng những định nghĩa, khái niệm về sinh trưởng của vi sinh
vật, cấu trúc các loại virut, bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng, với những câu hỏi đại loại
như: “Lấy thêm một số thí dụ ứng dụng trong thực tế về phân giải vi sinh vật, bệnh do
virut.”, cũng thực sự làm cho các em lúng túng. Nhiều học sinh còn không thể giải thích
được những hiện tượng rần gần gũi với đời sống: Tại sao khi muối dưa, cà nếu không để
ráo nước trước khi muối thì dưa dễ bị nổi váng? hay tại sao virut HIV chỉ lây từ người này
sang người khác mà không lây sang vật nuôi?.
Các kiến thức sinh học về vi sinh vật lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để
các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa vời” đối với các
em. Quan sát bao bì một loại bột giặt thấy trong thành phần có chứa enzim, chắc hẳn vẫn
còn là một “điều lạ” đối với một bộ phận học sinh hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn
kiến thức về các quy luật, các khái niệm đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ
là nội dung các khái niệm, cách giải các bài tập, . chúng còn “nằm yên” một cách khiêm
tốn trên những trang vở, chúng tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể
“đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt trong
cuộc sống của mỗi học sinh.
******* ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 45 tham khảo, chỉ chú trọng các kiến thức, hình thức học tập trên lớp để đạt được kết quả cao theo mong muốn mà hoàn toàn thiếu các kiến thức thực tế và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giải thích các hiện tượng gần gũi trong đời sống hằng ngày. * Trong chương trình trung học phổ thông, quá trình đổi mới phương pháp dạy học, cũng như kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh là dựa trên nền sách giáo khoa hiện hành. Vì vậy, quá trình đổi mới phải tiến hành từ từ, có thể áp dụng cho từng phần nhỏ trong bài dạy hoặc trong các bài kiểm tra sao cho vừa đảm bảo kiến thức, kĩ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng vừa phát triển được các năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, phù hợp với xu hướng giáo dục thời đại “ học đi đôi với hành”; “gắn lý thuyết với thực thuyết cuộc sống” , qua bài kiểm tra đánh giá chủ đề vi sinh vật sau khi các em học xong các tiết của chủ đề Kết quả đạt được như sau: Số phiếu phát hành Vận dụng khá tốt về kiến thức vi sinh vật vào thực tiễn đời sống Cơ bản vận dụng được kiến thức vi sinh vật vào thực tiễn đời sống Còn chưa rõ và lúng thúng khi vận dụng Hoàn toàn chưa vận dụng về kiến thức vi sinh vật vào thực tiễn đời sống SL % SL % SL % SL % Tổng số phiếu 116 39 33,6% 52 44,8% 25 21,6% 0 0% Nhận xét: + Đa số học sinh đã thể hiện được sự tự tin khi trình bày ý kiến, suy nghĩ, ý tưởng trước nhóm, tổ, lớp. + Rèn được cho học sinh kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; khả năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tiễn, tham gia tốt các tiết thực hành trải nghiệm. TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 46 + Rèn cho HS kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm. + Với học sinh lớp 10C4; 10C6, các em đã có ý thức hơn trong việc học tập tốt bộ môn. Các em có thêm được các năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua các tiết trải nghiệm thực hành lên mem làm sữa chua, muối chua rau quả.mang lại kết quả khá tốt + Với học sinh lớp 10C7, các em đã tự tin hơn khi trình bày trước lớp, các em đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề đặt ra, các em tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, thực nghiệm nhiều hơn (Phiếu khảo sát giáo dục kiến thức về vận dụng kiến thức vào thực tiễn phần vi sinh vật – sinh học 10 ) – PHẦN PHỤ LỤC Lợi ích kinh tế - xã hội Phương pháp dạy mà tôi đề cập trong đề tài này nếu được áp dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông thì có thể có được những lợi ích cho xã hội như: - Chuyển mục đích của các em vào mạng internet để chơi, để giải trí sang việc tìm kiếm các kiến thức khoa học phục vụ cho quá trình học tập của mình. - Rèn và ứng dụng được kĩ năng tin học vào hoạt động học tập của các môn học khác trong nhà trường. - Hình thành nên những con người tự tin, năng động, sáng tạo và biết phối hợp để nâng cao hiệu quả khi làm việc nhóm. - Hình thành cho học sinh 1 số năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, giải thích được một số hiện tượng thực tiễn cơ bản, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. V. Mức độ ảnh hưởng: - Đề tài có thể áp dụng cho chương trình môn sinh ở mọi cấp học, không chỉ trong môn sinh học mà còn có thể ứng dụng sang các môn học khác. - Đề tài có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh. TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 47 - Đề tài này mới chỉ đề cập đến một chủ đề ”Vi sinh vật” trong chương trình sinh học 10, vì vậy cần thiết kế và ứng dụng vào các bài dạy, các chủ đề trong chương trình sinh học phổ thông để có thể áp dụng rộng rãi. VI. Kết luận: 1. Nhận định chung: Trước những nhu cầu của xã hội về những con người năng động, sáng tạo, biết làm việc, biết thích ứng trong mọi hoàn cảnh, đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải cố gắng đổi mới không chỉ về kiến thức khoa học mà cả về phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá. Môn sinh học là một môn khoa học tự nhiên rất cần gũi với thiên nhiên và đời sống con người, nên làm thế nào để tiết học đạt hiệu quả cao nhất, học sinh tích cực và chủ động chiếm lĩnh tri thức, làm thế nào để một giờ học luôn được các em mong đợi để được khám phá một điều gì đó thật lí thú, được bày tỏ quan điểm và những ý tưởng của mình. Vì vậy, việc thiết kế các bài dạy, các chủ đề gắn với những tình huống rất gần gũi trong đời sống thực tiễn là điều cần thiết, để vừa tạo hứng thú trong học tập vừa rèn cho các em kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống theo nguyên lí “học đi đôi với hành” , “gắn lý thuyết với thục tiễn sản xuất”, chuẩn bị hành trang cho các em sau này. 2. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ động, tích cực, tự tìm tòi, chống thói quen học tập thụ động. Các phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học phải gắn liền với giá trị thực tiễn của nôi dung bài học. Đó là nhu cầu cũng là xu hướng của giáo dục thời hội nhập để rèn luyện cho học sinh khả năng tự lực, nhạy bén trong cuộc sống bao gồm các kĩ năng đặc trưng chung là : Khả năng liên hệ thực tế các vấn đề học tập vào cuộc sống. Khả năng tự học, khả năng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác. Áp dụng các hiện tượng thực tiễn phải biết lựa chọn đúng nội dung bài, thời gian hợp lí trong giờ học mới cuốn hút sự chú ý, tập trung của học sinh tạo không khí thoải mái trong tiết TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 48 học, mới tạo được ý thức học tập và yêu thích bộ môn. - Về phía cá nhân: Thông qua đề tài tôi vận dụng nhiều phương tiện, công nghệ cũng như phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, giúp các em chủ động chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống. Giúp các em tự tin hơn, có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Giúp các em xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và tương lai. - Về phía gia đình: Bố mẹ có thể yên tâm lao động, công tác vì con cái ngoan ngoãn, biết ứng xử, tự lập. Các em có thể tạo ra một số sản phẩm thực tiễn phục vụ cho sinh hoạt của gia đình. - Về phía xã hội: Góp phần đào tạo những con người năng động, sáng tạo, biết làm việc, biết thích ứng trong mọi hoàn cảnh, các em rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích trong tương lai giàu lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các em còn thích ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và biết lựa chọn, phân tích các nguồn thông tin đa dạng trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước. Phương pháp dạy học được đưa ra trong đề tài này, đã được tôi ứng dụng vào trong thực tế dạy phần kiến thức: Phần Vi sinh vật trong sinh học 10 tại các lớp 10C4; 10C6,10C7 của Trường THPT Nguyễn Chí Thanh nơi tôi công tác. 3. Điều kiện áp dụng Để dạy học theo phương pháp này thì cần có các điều kiện sau: -Giáo viên cần trang bị cho mình kiến thức về những ứng dụng vi sinh vật vào thực tiễn sản xuất, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong trợ giảng. -Giáo viên cần trang bị cho mình các kĩ năng tổ chức các hoạt động thực nghiệm (lên men làm sữa chua, côm rượu, dưa chưa hay tổ chức cho các em tham quan cơ sở làm đậu tương, nước mắm trên địa bàn). -Phòng học cần được trang bị máy chiếu, loa. 4. Khả năng ứng dụng, triển khai: - Đề tài có thể được áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng học sinh. TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 49 - Đề tài không chỉ áp dụng đối với các bài học trong môn sinh học THPT, mà còn có thể áp dụng với các môn học khác, trong dạy học tích hợp liên môn. - Đề tài có thể được áp dụng vào việc dạy và học theo chủ đề. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Võ Hồng Trinh TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 50 PHẦN PHỤ LỤC Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Họ và tên:............................. Lớp:...................................... Câu hỏi trắc nghiệm Hãy đọc kỹ thông tin các câu hỏi dưới đây và trọn câu trả lời chính xác nhất Câu 1. Vì sao khi rửa rau nên ngâm trong nước muối loãng trong 5 - 10 phút? A. Vì nước muối làm vi sinh vật không phát triển. B. Vì nước muối làm vi sinh vật chết lập tức. C. Vì nước muối gây co nguyên sinh ở vi sinh vật. D. Vì nước muối gây phản co nguyên sinh làm cho vi sinh vật bị vỡ ra. Câu 2. Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì A. nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được. B. nhiệt độ thấp có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hại. C. nhiệt độ thấp trong tủ lạnh gây ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. D. trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được. Câu 3. Chất nào sau đây thường dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra trong y tế, thú y? A. Các chất phênol. B. Chất kháng sinh. C. Phoocmalđêhit. D. Rượu. Câu 4. Thời gian để ủ thành sữa chua tốt nhất là A. 2 – 3 giờ B. 3 – 5 giờ C. 6-7 giờ D. trên 8 giờ Câu 5. Ở bò, sau khi chữa bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không? Vì sao? A. Được.Vì penicilin không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. B. Được. Vì penicilin kích thích tổng hợp peptidoglican của vi khuẩn lactic. C. Không. Vì penicilin ức chế tổng hợp peptidoglican của vi khuẩn lactic. D. Không. Vì penicilin chứa kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG – VI SINH VẬT TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 51 Câu 6. Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở A. nước tiểu, mồ hôi. B. máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo. C. đờm, mồ hôi. D. nước tiểu, đờm, mồ hôi. Câu 7. Đối với thực vật, virut xâm nhập vào tế bào thông qua (1). hấp phụ trên bề mặt. (2). hạt giống, củ, cành chiết. (3). vết tiêm chích của côn trùng hoặc vết xước. Câu trả lời đúng là A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (3). Câu 8. Lao phổi là bệnh do loại vi sinh vật nào gây ra? A. Virut. B. Vi nấm. C. ĐV nguyên sinh. D.Vi khuẩn. Câu hỏi tự luận Câu hỏi 1: Vào dịp tết, Lan thấy mẹ mua rất nhiều rau quả tươi để dự trữ cho ngày tết. Lan thắc mắc: Vì sao mẹ em lại bảo quản rau quả tươi chỉ để trong ngăn lạnh chứ không để trong ngăn đá tủ lạnh? Em hãy giúp Lan trên giải thích hiện tượng? ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Câu hỏi 2: Hãy giải thích tại sao trong quá trình lên men rượu (thực hành làm cơm rượu của các nhóm) có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua? ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Câu hỏi 3. Dựa vào kiến thức thực tế, hãy giải thích hiện tượng sau TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 52 a) Trong muối dưa, nếu dưa bị hỏng ngay trong giai đoạn đầu thì có thể do những nguyên nhân nào? b) Tại sao dưa để lâu sẽ bị khú? ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................ Câu hỏi 4: Tình huống: Lan và Hồng là đôi bạn thân của nhau. Một lần, Lan đến nhà Hồng chơi, Ba Hồng niềm nở đón tiếp Lan, bắt tay với Lan. Trên đường về, Lan nghe nói ba Hồng là người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối. Lan rất lo lắng và sợ mình bị nhiễm HIV, Lan không dám đi học, không dám nói với gia đình sợ mọi người sẽ xa lánh mình. Nếu là Lan, em có cảm xúc như thế nào? Theo em, Lan có bị nhiễm HIV không? Em sẽ đưa ra lời khuyên gì để giúp Lan thoát khỏi nỗi sợ hãi và mặt cảm? .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ĐÁP ÁN PHIẾU KHẢO SÁT Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 C C B B C B C D Câu hỏi tự luận Câu hỏi 1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 53 Nếu để rau quả tươi trong ngăn đá thì rau quả sẽ nhanh hỏng. Nguyên nhân vì: Khi ở trong ngăn đá thì nhiệt độ ở O0C nên nước trong tế bào sẽ đóng băng. Sự đóng băng của nước làm tăng thể tích của tế bào dẫn tới vỡ tế bào. Khi tế bào bị vỡ thì tế bào chết dẫn tới rau quả bị hỏng. Câu hỏi 2 -Rượu bị nhạt: Quá trình lên men không đảm bảo điều kiện kị khí. O2 xâm nhập vào →Nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí →nồng độ rượu giảm (đậy kỹ mẻ rượu) -Rượu bị chua:Những mẻ rượu bị nhạt, ồng đổ etilic giảm →bị nhiễm vi khuẩn lên men giấm→giấm →làm rượu chua. Câu hỏi 3 a) Dưa bị hỏng ngay giai đoạn đầu là vì vi khuẩn lactic không chiếm ưu thế so với các vi khuẩn khác. Nguyên nhân là do: -Rau quả rửa không kỹ hoặc làm dập nát, có nhiều tạp khuẩn -Hàm lượng muối không phù hợp. Nếu hàm lượng muối cao hơn 5-6% sẽ ức chế vi khuẩn lactic, nếu dưới 3% thì nhiều tạp khuẩn sẽ phát triển lấn áp vi khuẩn lactic. -Không đậy, nén kỹ, do đó không tạo điều kiện kị khí cho vi khuẩn phát triển b) Trong quá trình muối dưa – tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic giảm đến mức nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm dưa khú. Câu hỏi 4 - Cảm xúc riêng của từng em: - Lan không bị nhiễm HIV - Lời khuyên: +Cần hiểu biết rõ về con đường lây nhiễm HIV: đường máu, đường tình dục và đường me truyền con (cần chú ý các phương thức lây nhiễm qua đường máu), không lây qua tiếp xúc thông thường +Lan chỉ tiếp xúc, bắt tay bình thườngvới ba Hồng nên Lan sẽ không bị nhiễm HIV +Hãy cảm thông, không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *************************************************************************************************** ******************************************************************************************************************************* GV: Võ Hồng Trinh Trang 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Sinh học 10 – Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục. 2. Sách giáo viên Sinh học 10 – Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục. 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông - Môn Sinh học Lớp 10 (Cấp THPT) – Ngô Văn Hưng (Chủ biên) – Nguyễn Hải Châu - Lê Hồng Điệp – Nguyễn Thị Hồng Liên – NXB GD 2009 4. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 10 – Phan Khắc Nghệ - Trần Mạnh Hùng (Giáo viên Trường THPT chuyên Hà Tĩnh - chủ biên) – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2017. 5. Nguyễn Đức Thành (2005) "Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong hoạt động dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông" 6. Trần Bá Hoành - Trịnh Nguyên Giao "Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học" NXB GDHN 7. Dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông (Tập I, tập II). Nguyễn Đức Thành (chủ biên) Nguyễn Văn Duệ - Dương Tiến Sỹ NXB Giáo dục 2002. 8. Hỏi đáp sinh học - Trần Ngọc Oanh ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2006) 9. https://www.google.com
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc.pdf