Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội thông qua giảng dạy môn GDCD 10, Phần Đạo đức

“Tôi là ai? Tôi có thể làm được điều gì? Tôi có những điểm mạnh, điểm yếu

như thế nào?” – Những câu hỏi được rất nhiều người từng đặt ra và luôn trăn trở để

đi tìm câu trả lời đúng cho mình. “Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở

nhân cách của người đó. Nó ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con

người: khả năng học hỏi, khả năng trưởng thành và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời.

Không quá đáng khi nói rằng, nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và

tốt nhất cho những thành công trong cuộc sống”. (TS. Joyce Brothers).

Năng lực tự nhận thức là một năng lực sống cơ bản, là khả năng con người

có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu

biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những

điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi

người.

Với vai trò quan trọng, môn GDCD không chỉ cung cấp hệ thống kiến thức

cho các em học sinh, mà còn hình thành và phát triển cho các em những năng lực

cơ bản như: Năng lực Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với

cộng đồng, đất nước; Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

Đặc biệt là năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và

chuẩn mực đạo đức xã hội.

Trong môn Giáo dục công dân 10 THPT, phát triển năng lực tự nhận thức và

điều chỉnh hành vi đạo đức cho học sinh là giúp học sinh nhận thức được các giá

trị đạo đức, truyền thống văn hóa. Nhận thức được các yếu tố tác động của bản

thân trong cuộc sống, học tập để từ đó có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo

đức của xã hội.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình giảng dạy, với các phương pháp đã từng thể

hiện, tôi thấy việc học và tìm hiểu kiến thức Giáo dục công dân không gây được

hứng thú triệt để cho học sinh. Học sinh có vẻ “xem nhẹ” và chưa có ý thức cao

trong việc tìm hiểu các kiến thức của môn học, làm cho hoạt động dạy và học

không mang lại hiệu quả cao dẫn đến việc không phát huy được hết tính tích cực

của học sinh trong quá trình giảng dạy, và bài giảng Giáo dục công dân của giáo

viên chưa thể hiện được hết nội dung mà mình muốn truyền tải.

pdf51 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội thông qua giảng dạy môn GDCD 10, Phần Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng tạo trong dạy học nói chung và trong dạy học GDCD nói 
riêng có ý nghĩa to lớn. Việc sử dụng các hình thức này trong dạy học GDCD để 
hình thành tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã 
hội ở trường phổ thông là điều cần thiết. Nó không những mang lại cảm hứng cho 
học sinh, kích thích học sinh làm việc, tìm tòi, khám phá kiến thức mà còn góp 
phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, làm cho học 
sinh yêu thích môn GDCD hơn. Ngoài ra, học sinh có thể rèn luyện khả năng tự 
học, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức hơn, giúp cho học sinh có kiến thức và kỹ năng 
vận dụng vào trong thực tiễn đời sống. Trong dạy học GDCD, giáo viên cần biết sử 
dụng những hình thức khác nhau và cũng cần biết tăng cường phối hợp các phương 
pháp và phương tiện dạy học để tăng cao hiệu quả dạy học GDCD. Bên cạnh đó, 
giáo viên cũng phải tự học, tự nghiên cứu, tự sưu tầm những phương pháp dạy học 
tích cực, thiết thực trong công tác giảng dạy. Tăng cường thăm lớp dự giờ, một mặt 
giúp giáo viên đúc rút được, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, mặt khác còn 
tích lũy cho ta những kiến thức bổ ích để phục vụ cho bộ môn mình dạy. Giáo viên 
phải tâm huyết với nghề mới có được những bài giảng hay, hấp dẫn, gây được 
hứng thú học tập cho học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã chú ý đến 
việc hình thành và phát triển năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi đạo đức 
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hôi cho học sinh trong quá trình giảng dạy và 
năm học này tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm để viết nên đề tài này. Tôi cũng 
mong muốn rằng đề tài của tôi sẽ được nhiều giáo viên quan tâm, ứng dụng tốt vào 
giảng dạy GDCD và mở rộng ra các môn học khác ở THPT để nhằm giúp các em 
học sinh biết thêm về các kiến thức khoa học, vận dụng những tri thức tự nhiên, xã 
hội, văn hóa vào cuộc sống, giúp các em hiểu được giá trị của cuộc sống và điều 
chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp nhất. 
2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề 
tài 
Phát triển năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn 
mực đạo đức của xã hội cho học sinh trong dạy học GDCD cấp THPT là nhiệm vụ 
cần kíp, đặc biệt trong gia đoạn hiện nay. Thông qua sử dụng các phương pháp dạy 
học tích cực và hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã góp phần làm mới bài giảng của 
33 
mình, giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô 
khan như nhiều người thường nhận xét về bộ môn GDCD. 
Là kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong công tác giảng dạy, tích lũy chuyên 
môn. 
Nội dung sáng kiến đề cập góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, 
là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong những năm gần đây, góp phần thực 
hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới : rèn luyện 5 phẩm chất, 10 năng lực 
cho học sinh theo chương trình giáo dục mà Bộ đã ban hành. 
Việc phát triển năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với 
chuẩn mực đạo đức của xã hội cho học sinh trong dạy học GDCD cấp THPT 
không quá phức tạp, giáo viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư 
phạm của mình hoàn toàn có thể làm được. Mặt khác, môn GDCD tích hợp khá 
nhiều kiến thức của các môn học khác nên quá trình hình thành năng lực lực tự 
nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội qua 
môn học này cũng không phải là vấn đề quá khó khăn, do đó đề tài có khả năng 
ứng dụng cao trong thực tiễn. 
Đề tài có thể được sử dụng trong các môn học như Văn học, Lịch sử, Địa lý 
và các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi kể chuyện... ở trường học. 
3. Kiến nghị 
* Đối với Giáo viên : 
Để tạo hứng thú cho HS khi học GDCD trước hết người giáo viên phải yêu 
thích chính công việc giảng dạy ở trường bởi vì khi giáo viên yêu công việc sẽ dồn 
vào đó quyết tâm, sự tâm huyết, say mê nhiệt tình, từ đó nảy sinh nhiều ý tưởng 
sáng tạo. 
Để sử dụng phương tiện này hiệu quả bản thân giáo viên phải có vốn kiến 
thức và kinh nghiệm về các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng linh hoạt vào 
bài giảng. Muốn làm được điều đó, giáo viên cũng phải tự học, tự nghiên cứu các 
phương pháp có ý nghĩa thiết thực trong công tác giảng dạy. Tăng cường thăm lớp 
dự giờ một mặt giúp giáo viên đúc rút được, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, 
mặt khác còn tích lũy cho ta những kiến thức bổ ích để phục vụ cho bộ môn mình 
dạy. Giáo viên phải tâm huyết với nghề mới có được những bài giảng hay, hấp 
dẫn, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời thường xuyên tìm những 
thông tin bên ngoài thực thế nhờ việc tra cứu từ nhiều nguồn : báo chí, mạng 
internet, tham khảo các sách, tạp chí để làm phong phú thêm các giờ lên lớp của 
bộ môn. 
Như vậy, ngoài sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trên lớp để tạo 
hứng thú học tập cho học sinh, dựa vào những đề nghị mong đợi của học sinh, giáo 
viên cần sử dụng thêm nhiều phương tiện khác (đồ dùng trực quan, tổ chức thăm 
quan dã ngoại, kể chuyện vui, tổ chức trò chơi) 
34 
* Đối với học sinh: 
Để giảm việc giáo viên cung cấp kiến thức một chiều thì có thể gợi ý cho học 
sinh, yêu cầu các em chuẩn bị bài mới bằng việc tìm hiểu những câu chuyện, tình 
huống hoặc giao cho các em những dự án có liên quan đến bài mới, và thể hiện 
trong quá trình nghiên cứu bài học. 
 Phải rèn luyện sự sáng tạo, óc tư duy của mình trong quá trình học tập, biết 
vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Biết tìm 
tòi, hợp tác, quản lí thời gian, lập kế hoạch, huy động kiến thức trong quá trình 
học tập. 
 Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đúc rút được trong quá 
trình giảng dạy. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức và việc 
tiếp nhận kiến thức môn học của học sinh nhưng thời gian, phạm vi và khả năng 
bản thân có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận 
được sự đóng góp ý kiến chân thành từ các cấp đạo, các đồng môn, đồng nghiệp để 
đề tài ngày càng hoàn thiện và có thể ứng dụng sâu rộng hơn. Xin chân thành cảm 
ơn ! 
35 
Phụ Lục 1 
Học sinh Trường THPT Nghi Lộc 5 hưởng ứng Tết trồng cây “ Đời đời nhớ 
ơn Bác Hồ” do Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An phát động 
36 
Phụ Lục 2: Học sinh hưởng ứng Ngày Hội Tết yêu thương. 
37 
Phụ lục 3: Học sinh tham gia cuộc thi “ Khéo tay hay làm” 
38 
Phụ lục 4: Học sinh tham gia và trải nghiệm với Hội thao quốc phòng an ninh 
39 
Phụ lục 5: Học sinh tham gia cuộc thi : “Thanh niên thân thiện với môi 
trường” 
40 
Phụ lục 6: GIÁO ÁN MINH HỌA 
Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (tiết 2) 
Lớp: 10 
Thời lượng: 1 tiết 
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
 - Biết thế nào là lương tâm. 
 2. Kỹ năng: 
 - Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan bản thân. 
 - Biết giữ gìn lương tâm; Phân biệt trạng thái lương tâm của người tham 
nhũng với người không tham nhũng. 
 3. Thái độ: 
 - Coi trọng việc giữ gìn lương tâm. 
 - Đấu tranh, phê phán hành vi tham nhũng. 
 4. Định hướng năng lực được hình thành: 
 - Năng lực tự nhận thức 
 - Năng lực hợp tác. 
 - Năng lực tư duy sáng tạo 
 - Năng lực tư duy phê phán 
 - Năng lực giải quyết các vấn đề 
 - Năng lực phản hồi và lắng nghe tích cực. 
 - Năng lực phán đoán. 
 - Năng lực tự nhận thức , tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và 
chuẩn mực đạo đức xã hội được hình thành thông qua bài học: 
 + Biết về các nội dung cơ bản của lương tâm, các trạng thái của lương tâm. 
 + Nhận thức được các giá trị của một người có lương tâm. 
 + Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của bản thân trong việc gìn 
giữ lương tâm của mình. 
 + Biết lên án, đấu tranh với các hành vi tham nhũng trong thực tế. 
 II. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC 
HÌNH THÀNH: 
41 
Nội 
Dung 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
Vận dụng 
cao 
- Lương tâm - Biết 
được thế 
nào là 
lương tâm 
- Phân biệt 
trạng thái 
lương tâm của 
người tham 
nhũng với 
người không 
tham nhũng. 
- Đánh giá yêu 
cầu của xã hội 
đối với con 
người Việt Nam 
trong mọi thời 
đại 
 Giải quyết một 
số vấn đề liên 
quan đến 
lương tâm con 
người. 
Giải quyết 
được một số 
tình huống 
liên quan đến 
tham nhũng. 
- Phản đối và sẵn 
sàng đấu tranh 
với các hành vi 
tham nhũng. 
. - Đấu tranh, 
phê phán 
hành vi tham 
nhũng trong 
thực tế. 
 III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 
 1. Nhận biết: 
 - Lương tâm là gì? 
 - Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? 
 2. Thông hiểu: 
 - Những trạng thái của lương tâm có ý nghĩa tiêu cực hay tích cực? Vì sao? 
 - Như thế nào được coi là người vô lương tâm? Cho ví dụ? 
 3. Vận dụng: 
 Vận dụng thấp: 
 - Tình huống đó cho thấy một thực tế nào đang diễn ra? 
Cảm giác hối hận của bà A còn được gọi là gì? Nó có tác động như thế nào đến bà 
ấy. 
42 
 - Cảm giác của ông A thuộc trạng thái nào của lương tâm? Trạng thái đó 
giúp ông A điều gì? 
 - Cảm giác của T thuộc trạng thái nào của lương tâm? Trạng thái đó giúp T 
như thế nào? 
Vận dụng cao: 
 - Bạn có nhận xét gì về những người làm hàng giả, hàng không đảm bảo vệ 
sinh mà báo chí hay nêu? 
 - Em có suy nghĩ gì về câu chuyện cậu bé Vi Văn Khanh(Quỳ Châu, Nghệ An) 
5 năm liền cõng người bạn tật nguyền Vi Nhật Cảnh đến trường mặc cho trời nắng 
hay mưa. Khanh tình nguyện là đôi chân thực hiện ước mơ đến trường của Cảnh. 
 - Viết bài thu hoạch. 
 IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: 
Nội dung Hình thức 
tổ chức dạy 
học 
Thời 
lượng 
Thời 
điểm 
Thiết bị dạy học, học 
liệu 
Ghi 
chú 
MỘT SỐ 
PHẠM 
TRÙ CƠ 
BẢN CỦA 
ĐẠO 
ĐỨC 
HỌC 
Trong lớp, 
ngoài cộng 
đồng 
1tiết PPCT 4 Máy chiếu, Video về 
câu chuyện cậu bé Vi 
Tiến Khanh, bảng phụ, 
phiếu học tập, giấy Ao, 
bút,... 
 V. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 Hoạt động 1: Khởi động. 
Trường hợp Trạng thái 
Dắt người già qua đường 
Trêu chọc bạn bè khuyết tật, sau đó hối hận. 
Quyên góp giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn 
Trong nhiều giờ kiểm tra hay nhìn bài của bạn, sau đó thấy xấu 
hổ. 
43 
 1. Mục tiêu của hoạt động: 
 - Tạo không khí sôi động trong lớp và tạo tình huống có vấn đề giúp học 
sinh hiểu và chia sẻ những thông tin của bản thân để tăng thêm sự hiểu biết về các 
phạm trù lương tâm của đạo đức học. 
 - Góp phần hình thành năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi đạo đức. 
 2. Nội dung hoạt động: 
 - Nhận biết các phạm trù cơ bản của đạo đức học thông qua các câu chuyện. 
 3 Cách thức tiến hành: 5 PHÚT 
 - GV cho HS nghe một số tình huống giúp đỡ người khác hoặc các vụ án 
giết người rúng động. 
 - GV đặt câu hỏi: Sau khi nghe những tình huống trên, em cảm thấy như 
thế nào? 
 4. Sản phẩm dự kiến của học sinh: 
 - Nội dung nói về việc các cá nhân đã vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Coi 
thường các giá trị đạo đức, đánh mất nhân phẩm, danh dự bản thân, làm mất đi 
hạnh phúc của mình và của người khác. 
 - Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc điều chỉnh hành vi 
đạo đức cho phù hợp. 
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 HĐ 1: Tìm hiểu về khái niệm lương tâm 
 1. Mục tiêu của hoạt động: 
 - Biết được thế nào là lương tâm. 
 - Hình thành năng lực: hợp tác, tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin 
 - Hình thành năng lực tự nhận, tự điều chỉnh hành vi đạo đức: nhận biết 
được giá trị của sự ứng xử phù hợp giữa người với người, tự giác điều chỉnh hành 
vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, đó chính là lương tâm. 
 2. Nội dung hoạt động: 
 - Làm rõ khái niệm Lương tâm thông qua tình huốn trong SGK 
 3. Cách thức tiến hành: 6 PHÚT 
 - HS nghiên cứu ví dụ SGK trang 69 trả lời câu hỏi: Cảm giác hối hận của 
bà A còn được gọi là gì? Nó có tác động như thế nào đến bà ấy? 
 4. Sản phẩm dự kiến của học sinh: 
 - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản 
thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. 
44 
 HĐ 2: Tìm hiểu hai trạng thái của lương tâm 
 1. Mục tiêu của hoạt động: 
 - Biết phân biệt trạng thái lương tâm của người tham nhũng với người không 
tham nhũng 
 - Hình thành năng lực năng hợp tác, năng lực phê phán, so sánh. 
 - Hình thành năng lực tự nhận, tự điều chỉnh hành vi đạo đức: Nhận thức 
được hành vi tham nhũng và hành vi không tham nhũng; biết rút ra bài học cho bản 
thân sau khi thảo luận các tình huống; tự điều chỉnh hành vi đạo đức của mình cho 
phù hợp với các quan điểm đạo đức tiến bộ. 
 2. Nội dung hoạt động: 
 - HS biết được thế nào là thanh thản lương tâm và cắn rứt lương tâm qua các 
tình huống. 
 - Hoạt động nhóm để phân biệt hai trạng thái của lương tâm và làm thế nào 
để trở thành người có lương tâm. 
 3. Cách thức tiến hành: 10 PHÚT 
 - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận về 2 trạng thái của lương tâm. 
 Nhóm 1, 2: Ông A là hiệu trưởng trường THPT N ở Hà nội. Vì gia đình 
xảy ra chuyện không hay, đang cần một khoản tiền khoảng 50 triệu đồng. Ông đã 
đề nghị kế toán và thủ quỹ trường làm một số chứng từ giả để giúp ông lấy khoản 
tiền ấy vì mục đích cá nhân. Tuy nhiên, sau đó ông A cảm thấy không thoải mái 
trong lòng. 
 Cảm giác của ông A thuộc trạng thái nào của lương tâm? Trạng thái đó 
giúp ông A điều gì? 
 Nhóm 3,4: Bạn T đi học đến cổng trường thì nhặt được 500000 đồng. T liền 
đến Văn phòng đoàn trường nhờ các thầy trả lại cho người bị mất. Trả tiền xong T 
thấy rất vui. 
 Cảm giác của T thuộc trạng thái nào của lương tâm? Trạng thái đó giúp T 
như thế nào? 
 4. Sản phẩm dự kiến của học sinh: 
 - Hai trạng thái của lương tâm: 
 + Thanh thản lương tâm: Thực hiện các hành vi phù hợp với các quy tắc, 
chuẩn mực đạo đức của xã hội, cá nhân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính 
mình. 
 + Căn rứt lương tâm: Thực hiện các hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực 
đạo đức của xã hội, cảm thấy ăn năn, hối hận. 
 HĐ 3: Tìm hiểu làm thế nào để trở thành người có lương tâm. 
45 
 1. Mục tiêu hoạt động: 
 - Biết coi trọng việc giữ gìn lương tâm của mình. 
 - Hình thành năng lực năng hợp tác, năng lực phê phán; Năng lực giải quyết 
các vấn đề ; Năng lực phản hồi và lắng nghe tích cực. 
 - Hình thành năng lực tự nhận, tự điều chỉnh hành vi đạo đức: Nhận thức 
được việc giữ gìn giá trị của đạo đức con người; biết rút ra bài học cho bản thân 
sau khi thảo luận các tình huống; tự điều chỉnh hành vi đạo đức của mình cho phù 
hợp với các quan điểm đạo đức tiến bộ. 
 2. Nội dung hoạt động 
 - Học sinh biết được làm thế nào để trở thành người có lương tâm. 
 - Hoạt động nhóm để biết được làm thế nào để trở thành người có lương 
tâm. 
 3. Cách thức tiến hành. 10 PHÚT 
 - Hoạt động nhóm để biết được làm thế nào để trở thành người có lương 
tâm. 
 - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: 
 NHÓM 1, 2: Bạn có nhận xét gì về những người làm hàng giả, hàng không 
đảm bảo vệ sinh mà báo chí hay nêu? 
 NHÓM 3,4: Em có suy nghĩ gì về câu chuyện cậu bé Vi Văn Khanh(Quỳ 
Châu, Nghệ An) 5 năm liền cõng người bạn tật nguyền Vi Nhật Cảnh đến trường 
mặc cho trời nắng hay mưa. Khanh tình nguyện là đôi chân thực hiện ước mơ đến 
trường của Cảnh. 
 4. Sản phẩm dự kiến của học sinh 
 Học sinh rút ra được: muốn trở thành người có lương tâm, mỗi người cần 
phải: 
 + Thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm tiến bộ. 
 + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đạo đức của bản thân. 
 + Bồi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ trong quan hệ giữ người với người. 
 Hoạt động 3: Luyện tập. 
 1. Mục tiêu của hoạt động: 
 - Hoạt động này nhằm giúp từng cá nhân học sinh biết nhận diện những 
hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức. 
 - Góp phần hình thành năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi đạo đức. 
 2. Nội dung hoạt động: 
 - HS làm việc cá nhân hoàn thành vào phiếu học tập trong thời gian 1 phút 
46 
 3. Cách thức tiến hành: 4 PHÚT 
 - GV phát phiếu học tập cho mỗi học sinh 
 4. Sản phẩm dự kiến của học sinh: 
 - Học sinh hoàn thành phiếu học tập với các đáp án như trên 
 Hoạt động 4: Vận dụng. 
 1. Mục tiêu hoạt động : 
 - Giúp học sinh liên hệ và tự đánh giá hành vi trong việc thực hiện nghĩa vụ; 
giữ gìn danh dự, nhân phẩm và phấn đấu vì hạnh phúc trong thực tiễn. 
 - Góp phần hình thành năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề 
về những hành vi vi phạm đạo đức, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi 
đạo đức. 
 2. Nội dung hoạt động: 
 - Học sinh lập kế hoạch nhỏ cho hoạt động của bản thân trong quá trình giữ 
gìn lương tâm của mình. 
 3. Cách thức tiến hành: 5 PHÚT 
 - Giáo viên cho Học sinh thảo luận để lập kế hoạch tự liên hệ và đánh giá 
hoạt động của bản thân trong thực tiễn, đồng thời biết phê phán những hành vi vi 
phạm đạo đức, đặc biệt là các hành vi tham nhũng. 
 4. Sản phẩm dự kiến của học sinh: 
 - Học sinh tìm hiểu và viết bài thu hoạch về những mặt làm được và chưa 
được trong việc thực hiện giữ gìn lương tâm. 
 Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo. 
 1. Mục tiêu hoạt động : 
 - Giúp học sinh biết nhìn nhận đánh giá của bản thân và toàn xã hội trong 
việc thực hiện lương tâm của bản thân và của người khác. 
Trường hợp Trạng thái 
1.Dắt người già qua đường Thanh thản 
2.Trêu chọc bạn bè khuyết tật, sau đó hối hận. Cắn rứt 
3.Quyên góp giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn Thanh thản 
4.Trong nhiều giờ kiểm tra hay nhìn bài của bạn, sau đó thấy xấu 
hổ. 
 Cắn rứt 
47 
 - Góp phần hình thành năng lực tư duy sáng tạo, tư duy phê phán. 
 - Góp phần hình thành năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi đạo đức: 
Nhận thức được các giá trị đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với nhau, 
biết tự điều chỉnh hành vi của mình để có cách ứng xử cho phù hợp với các tình 
huống và các chuẩn mực đạo đức 
 2. Nội dung hoạt động: 
 - Học sinh tìm hiểu hoạt động thực tế về cơ sở sản xuất đã từng sản xuất 
hàng hóa không đảm bảo tại địa phương. 
 - Học sinh tìm hiểu về một vụ án tham nhũng đã được xử lý, từ đó đánh giá 
về lương tâm của người đó 
 3. Cách thức tiến hành: 5 PHÚT 
 - GV chia lớp thành 4 nhóm về nhà tìm hiểu với 2 nội dung như trên 
 Nhóm 1,2: - Học sinh tìm hiểu hoạt động thực tế về cơ sở sản xuất đã từng 
sản xuất hàng hóa không đảm bảo tại địa phương. 
 Nhóm 3,4: - Học sinh tìm hiểu về một vụ án tham nhũng đã được xử lý, từ 
đó đánh giá về lương tâm của người đó 
 4. Sản phẩm dự kiến của học sinh: 
 - 4 nhóm hoàn thiện bài thu hoạch. 
 - Học sinh biết tự nhận thức đánh giá về việc thực hiện nghĩa vụ và việc giữ 
gìn lương tâm và rút ra bài học cho bản thân. 
48 
Phụ lục 7: Tiết dạy minh họa. 
49 
50 
51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2006, Quyết định số 16/2006/ QĐ – BGDĐT 
ngày 5/5/2006 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2016, Công số 5842/ BGDĐT - VP ngày 
01/9/2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ 
thông, Hà Nội. 
3. GDCD 10, Mai Văn Bính (chủ biên), NXB Giáo dục, 2017 
4. GDCD 10, Mai Văn Bính (chủ biên) – Sách giáo viên, NXB Giáo dục, 2017 
5. GDCD 11, Mai Văn Bính (chủ biên), NXB Giáo dục, 2017 
6. GDCD 11, Mai Văn Bính (chủ biên), - Sách giáo viên, NXB Giáo dục, 2017 
7. GDCD 12, Mai Văn Bính (chủ biên), NXB Giáo dục, 2017 
8. GDCD 12, Mai Văn Bính (chủ biên), - Sách Giáo viên NXB Giáo dục, 2017 
9. Giáo dục kĩ năng sống trong môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ 
thông- NXB Giáo dục Việt Nam 2010. 
10. Hướng dẫn ôn tập môn Giáo dục công dân, Bùi Tiến Dũng (chủ biên), nhà 
xuất bản Đại học Vinh, năm 2018 
11. Hướng dẫn ôn tập môn Giáo dục công dân, Bùi Tiến Dũng (chủ biên), nhà 
xuất bản Đại học Vinh, năm 2019 
12. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD THPT, Nguyễn 
Hữu Khải (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2009 
13. Nguồn Internet 
14. Phương pháp Giảng dạy GDCD, PGS Vương Tất Đạt (chủ biên), NXB Đại 
học sư phạm, 2008 
15. Tài liệu tập huấn. 
16. Tình huống giáo dục công dân, Trần Văn Thắng ( chủ biên), Nhà xuất bản 
Giáo dục, năm 2008 
17. Từ điển Tiếng việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998. 
18. Từ điển Tiếng việt, Bùi Đức Tịnh (chủ biên), Nhà xuất bản Văn hóa Thông 
tin, năm 2002. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_45.pdf
Sáng Kiến Liên Quan