Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo cho học sinh bằng phương pháp dạy học thực hành quan sát thông qua dạy học chủ đề cảm ứng ở thực vật

Một số phương pháp dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực hợp

tác và sáng tạo cho học sinh

a. Dạy học nhóm

- Khái niệm

Đây là một phương pháp dạy học mà "học sinh được phân chia thành từng

nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện

thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt

được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".

Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh tham

gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ

kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung

bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác

giải quyết những nhiệm vụ chung.

- Quy trình thực hiện phương pháp dạy học hợp tác:

Bước 1. Làm việc chung cả lớp

- Giáo viên giới thiệu chủ đề, nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân

công vị trí làm việc cho các nhóm

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)

Bước 2. Làm việc theo nhóm

- Lập kế hoạch làm việc

- Thỏa thuận quy tắc làm việc

- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập

- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, thống nhất nội dung của nhóm

- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm

Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm

- Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến

- Giáo viên tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp

theo.7

b. Dạy học giải quyết vấn đề

- Khái niệm

Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa

có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn

khó khăn, cản trở cần vượt qua.

Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Theo quan điểm

của tâm lý học nhận thức, giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong

việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện

tình huống có vấn đề “(Rubinstein)”. Vì vậy theo quan điểm dạy học giải quyết

vấn đề, quá trình dạy học được tổ chức thông qua việc giải quyết các vấn đề.

Dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học nhằm phát triển năng

lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được đặt

trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp học sinh

lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.

- Quy trình thực hiện dạy học giải quyết vấn đề gồm 4 bước:

Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề (nhận biết vấn đề)

Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết (tìm phương án giải quyết)

Bước 3: Thực hiện kế hoạch (giải quyết vấn đề)

Bước 4: Vận dụng (vận dụng cách giải quyết vấn đề trong những tình huống

khác nhau)

pdf58 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo cho học sinh bằng phương pháp dạy học thực hành quan sát thông qua dạy học chủ đề cảm ứng ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm 
Qua bảng phân phối tần suất và biểu đồ phân phối tần suất điểm theo nhóm, 
tôi thấy mức độ tiếp thu bài và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn 
đề liên quan có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả hoạt động nhóm. Những nhóm 
có sự phân công công việc một cách khoa học, sự hợp tác giữa các thành viên có 
hiệu quả, khả năng sáng tạo của học sinh càng cao thì chất lượng học tập của nhóm 
càng cao. Cụ thể, nhóm 1 và nhóm 3 là hai nhóm có điểm kiểm tra cao nhất, còn 
nhóm 2 có điểm kiểm tra thấp nhất kể cả trong khâu tiếp thu bài và vận dụng kiến 
thức để giải quyết các vấn đề liên quan. 
Như vậy, thông qua dạy học chủ đề cảm ứng ở thực vật bằng phương pháp 
thực hành quan sát đã giúp học sinh không chỉ nắm bắt được nội dung kiến thức 
trong chương trình mà còn biết tự phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung 
kiến thức và tình huống thực tiễn. Học sinh được phát triển năng lực tự học, hợp 
tác, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và vận dụng kiến thức. 
Kết quả cùng các bài kiêm tra thường xuyên cũng phản ánh chất lượng và 
hiệu quả của dạy học chủ đề gắn với phương pháp dạy học thực hành quan sát. 
0
2
4
6
8
10
12
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
Điểm kiểm tra lần 1
Điểm kiểm tra lần 2
 44 
Qua những phân tích ở trên, tôi thấy việc dạy học bằng phương pháp dạy 
học thực hành quan sát để phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo cho học sinh 
thông qua chủ đề “Cảm ứng ở thực” vật đã cho kết quả khả quan trong quá trình 
tiếp thu và vận dụng kiến thức, kĩ năng của chủ đề, có triển vọng cao và có thể áp 
dụng rộng rãi cho dạy học trên toàn huyện. 
 45 
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
1.1. Kết quả thực hiện đề tài 
Qua quá trình chuẩn bị và thực hiện đề tài theo quy trình nghiêm túc và chặt 
chẽ, tôi nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa hiệu quả hoạt động nhóm với sự phát 
triển năng lực hợp tác và sáng tạo của học sinh. Nhóm 1 và nhóm 3 là những nhóm 
hoạt động có hiệu quả cao thể hiện sự thành công trong quá trình hợp tác và sáng 
tạo của các thành viên trong nhóm. 
1.2. Hiệu quả của sáng kiến đối với công tác dạy học 
Trong quá trình xây dựng và thực hiện đề tài tôi nhận thấy đề tài đã góp 
phần tạo cơ hội cho các em được thỏa sức sáng tạo (trong việc phân nhóm, xây 
dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong 
nhóm, thiết kế thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, vận dụng kiến thức để giải quyết 
các vấn đề trong thực tiễn) và hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ của 
nhóm ở các thời điểm trước, trong và sau quá trình học tâp chủ đề. thông qua việc 
các em tự bố trí thí nghiệm, được trải nghiệm thực tế, thu thập và xử lí thông tin 
trên các lĩnh vực khác nhau, từ cơ sở thực tiễn, từ các tranh ảnh, video, và các 
nguồn tài liệu khác...; Giúp các em vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề 
thực tiễn một cách sáng tạo; Học sinh có cơ hội hợp tác với nhau để chia sẻ kiến 
thức, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; Tạo 
cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; Cùng nhau hợp tác giải quyết 
những nhiệm vụ chung. 
Giúp người học không chỉ vận dụng những thí nghiệm thực hành, hình ảnh, 
videođã tìm hiểu được để chiếm lĩnh kiến thức mới mà qua đó còn khắc sâu 
được kiến thức, tạo tính hứng thú trong học tập và vận dụng kiến thức giải quyết 
các vấn đề thực tiễn sản xuất. 
1.3. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, khả năng mở rộng 
 Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường sở tại trong năm học 2020 -2021. 
Một số nội dung trong chủ đề được áp dụng để bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Qua kết quả thực nghiệm cho thấy các nhóm có kết quả bài kiểm tra cao là 
những nhóm có phương thức tổ chức học tập, phân công công việc hợp lí, khả 
năng hợp tác, khả năng sáng tạo vận dụng kiến thức của các thành viên trong nhóm 
có hiệu quả. 
Qua đây, tôi thấy sáng kiến kinh nghiệm này có thể được góp ý và tiến hành 
giảng dạy ở các lớp 11 khác nhau trên địa bàn để làm cơ sở cho việc xây dựng 
phương pháp dạy học mới nói chung và dạy học chủ đề nói riêng. 
1.4. Bài học kinh nghiệm 
- Trước khi soạn bài lên lớp cần phải xác định được mục tiêu, nội dung và 
trọng tâm chủ đề một cách chính xác. Từ đó lựa chọn phương pháp dạy học và các 
kĩ thuật dạy học phù hợp với chủ đề. 
 46 
- Cần có kế hoạch tổ chức, chia nhóm một cách khoa học và giao nhiệm vụ cụ 
thể cho mỗi nhóm, phải kiểm tra thường xuyên công tác chuẩn bị, công tác thực 
hiện của nhóm để đôn đốc các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. 
- Trong quá trình dạy học chủ đề, giáo viên không nên đưa quá nhiều nội 
dung kiến thức trong một tiết học, nên chú ý vào các nội dung trọng tâm, các nội 
dung khác có thể giao cho học sinh về nhà tự nghiên cứu, tập trung vào việc cho 
học sinh hợp tác trao đổi thông tin, đánh giá lẫn nhau, vận dụng kiến thức để giải 
quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập và thực tiễn. 
- Ngoài ra, giáo viên cần khuyến khích để học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng 
kiến thức ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vẩn để 
nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiên thức, kĩ 
năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. 
 Tóm lại, để dạy học chủ đề bằng phương pháp dạy học thực hành quan sát có 
hiệu quả cao thì giáo viên cần định hướng tốt kế hoạch từ khâu chuẩn bị thực hành 
ở nhà, viết tài liệu báo cáo, tổ chức các hoạt động trên lớp...khuyến khích và tạo 
điều kiện tốt nhất để học sinh có cơ hội hợp tác và sáng tạo trong quá trình học tập. 
2. Kiến nghị 
Qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân, tôi cũng mạnh dạn đề xuất 
thêm một vài ý kiến sau: 
- Giáo viên cần chủ động tiếp cận, áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy 
học tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh. 
- Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng, dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình 
độ chuyên môn và năng lực bản thân. 
- Học sinh cần phải tự làm quen với cách thức tự học, tự nghiên cứu và hợp 
tác làm việc trong nhóm để phát triển các năng lực và phẩm chất cho bản thân; 
Phải tích cực, chủ động, nỗ lực để hoàn thành công việc của cá nhân và của cả 
nhóm; Tránh thói dựa dẫm, chây lười, ỉ lại vào các bạn trong nhóm. 
- Để dạy học có hiệu quả thì yêu cầu các phương tiện trình chiếu, ti vi, sơ đồ 
bảng biểu, dụng cụ, hóa chất, tài liệu tham khảo phải được trang bị đầy đủ. 
Do thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài và trình độ bản thân tác giả còn có 
hạn nên trong quá trình thực hiện chủ đề không tránh khỏi các thiếu sót, rất mong 
quý anh chị đồng nghiệp góp ý trao đổi để tôi có thể học hỏi thêm và bổ sung cho 
hoàn thiện sáng kiến này. 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do tôi tự viết. 
 Diễn Châu, ngày 24 tháng 03 năm 2021. 
Tác giả 
Nguyễn Thị Xuân 
 47 
Tài liệu tham khảo 
Tài liệu sách tham khảo 
1. Nguyễn Văn Tư (chủ biên), Nguyễn Thu Huyền, Trương Đức Kiên, Trần Thị 
Ngọc Oanh, Trần Thị Phương, Lê Thị Phượng (2007).Hỏi đáp sinh học 11. 
NXB Giáo dục. 
2. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Phạm Thu Nga, Võ Bích Thủy. Bài tập chọn lọc 
sinh học 11 (cơ bản và nâng cao), tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh 
THPT. 
3. Ngô Văn Hưng (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị 
Hồng Liên (2009). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh học 
lớp 11. NXB GDVN. 
4.Trần Ngọc Danh (chủ biên), Đỗ Ngọc Ẩn. Luyện tập và nâng cao Kiến thức 
sinh học 11. NXB Giáo dục. 
5. Vũ Văn Vụ (2007). Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản, NXB Giáo dục. 
6. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), Nguyễn Như Hiền 
(đồng chủ biên), Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh 
(2007).. Sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao. NXB Giáo dục. 
7. Vũ Văn Vụ (2007). Sách giáo viên sinh học 11 cơ bản. NXB Giáo dục. 
8. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), Nguyễn Như Hiền 
(đồng chủ biên), Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh 
(2007).Sách giáo viên sinh học 11 nâng cao. NXB Giáo dục. 
Một số trang mạng: 
1. https://giaoducthoidai.vn/ 
2. https://sinhhoc247.com/ 
3. https://taphuan.csdl.edu.vn. 
 48 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. Bài tập trắc nghiệm kiểm tra nhanh khả năng tiếp thu kiến thức của 
học sinh: 
Câu 1: Auxin làm cho thân và cành cây hướng về phía ánh sáng là do: 
a. làm cho các tế bào ở phía tối của cây co lại. 
b. kích thích sự tăng trưởng dãn dài của tế bào ở phía không được chiếu sáng 
của cây. 
c. làm cho các tế bào ở phía sáng của cây co lại 
d. kìm hãm sự tăng trưởng ở phía tối của cây. 
Câu 2: Khi đặt một cây nằm ngang, sau một thời gian ta thấy rễ cây quay về 
phía mặt đất, nguyên nhân là do: 
a. rễ cây bò ra dài để tìm nguồn dinh dưỡng sâu trong lòng đất. 
b. sự thiếu nước khiến rễ cây co xuống để tìm mạch nước ngầm. 
c. mặt trên của rễ có lượng auxin thích hợp nên kích thích tế bào phân chia, 
lớn lên và kéo dài làm rễ cong xuống. 
d. rễ cây buộc phải hướng sâu vào lòng đất để nhằm cố định cho thân cây. 
Câu 3: Hai kiểu hướng động chính là 
A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương 
động âm (sinh trưởng về trọng lực) 
B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động 
âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) 
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh 
trưởng hướng tới đất) 
D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng 
động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) 
Câu 4: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây? 
A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương 
và hướng trọng lực dương 
B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và 
hướng trọng lực dương 
C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương 
và hướng trọng lực âm 
D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm 
và hướng trọng lực dương 
Câu 5: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước 
 49 
a. nhiều tác nhân kích thích hướng 
b. tác nhân kích thích không định hướng 
c. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô 
d. tác nhân kích thích không ổn định 
Câu 6: Trong các ứng động sau: 
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây 
bàng 
(3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ (4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại 
(5) khí khổng đóng mở 
Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là: 
A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (3) và (5) 
Câu 7: Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây 
hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào? 
A. Hướng hóa B. Hướng tiếp xúc C. Hướng trọng lực D. Hướng sáng 
Câu 8: Có bao nhiêu phản ứng dưới đây thuộc loại ứng động sinh trưởng? 
1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng 2. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng 
3. Hoa dạ hương nở vào ban đêm 4. Vận động nở hoa ở hoa bồ công anh 
5. Vận động cuốn vào cọc của tua cuốn bầu bí 6. Lá cây họ đậu xòe ra và 
khép lại. 
A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 
Câu 9: Trường hợp nào sau đây là hướng động: 
a. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi. 
b. Vận động cụp lá của cây trinh nữ. 
c. Vận động hướng sáng của cây sồi. 
d. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương. 
Câu 10: Trồng cây bên bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng: 
a. rễ cây mọc dài về phía bờ ao. 
b. rễ cây phát triển đều quanh gốc cây. 
c. thân cây uốn cong về phía ao. 
d. thân cây không uốn cong về phía ao mà theo chiều ngược lại. 
Đáp án 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Đáp 
án 
b c d b b d c a c a 
 50 
Phụ lục 2. Phiếu đánh giá mức độ tham gia và hoàn thành nhiệm vụ của từng thành 
viên trong nhóm. 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC CỦA NHÓM 
Nội dung đánh giá Điểm 
Cá nhân 
tự 
đánh giá 
Nhóm đánh 
giá 
1. Hoàn thành công việc của nhóm giao đúng 
thời hạn 
5 
Luôn luôn 5 
Thường xuyên 3 
Thỉnh thoảng 2 
Không bao giờ 0 
2. Hoàn thành công việc của nhóm giao có 
chất lượng 
5 
Luôn luôn 5 
Thường xuyên 3 
Thỉnh thoảng 2 
Không bao giờ 0 
3. Có ý tưởng hay sáng tạo đóng góp cho 
nhóm 
5 
Có 5 
Không 
4. Hợp tác tốt với thành viên khác trong 
nhóm 
5 
Tốt 5 
Bình thường 3 
Chưa tốt 1 
Tổng điểm 20 
Kí tên 
 51 
Phụ lục 3. Một số hình ảnh kết quả chuẩn bị của các nhóm 
 Hướng sáng 
Hướng trọng lực 
 52 
Hướng tiếp xúc 
Vận động khép – xòe lá 
Vườn cây xanh Tiến Dũng - Xóm 8, Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An 
 53 
Một góc sân trường 
Lớp học 11A2 “Tường cây” của nhà bạn Tài lớp 11A2 
 54 
Một số hình ảnh sưu tầm của các nhóm 
Các phương pháp trồng rau sạch không cần đất 
Hệ thống phun tưới tự động 
 55 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH QUAN SÁT THÔNG 
QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT 
Môn: SINH HỌC 
Tác giả: NGUYỄN THỊ XUÂN 
Tổ bộ môn: Tổ tự nhiên 
Năm thực hiện: 2020 - 2021 
Điện thoại: 0961639891 
 56 
 57 
Mục lục 
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................... 1 
3. Tính mới của đề tài. .................................................................................................... 2 
4. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................... 2 
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài. ......................................................................................... 2 
Phần II. NỘI DUNG ....................................................................................................... 3 
Chương I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài .............................................. 3 
1.1.Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến các đề tài .......................... 3 
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................... 3 
1.2.1. Lý thuyết về năng lực hợp tác và sáng tạo ........................................................... 3 
1.2.1.1. Hợp tác và năng lực hợp tác .............................................................................. 3 
1.2.1.2. Sáng tạo và năng lực sáng tạo ........................................................................... 4 
1.2.2. Lý thuyết về dạy học theo định hướng phát triển năng lực ................................. 4 
1.2.2.1. Khái niệm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực ............................. 4 
1.2.2.2. Bản chất và đặc trưng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực ......... 5 
1.2.2.3. Một số phương pháp dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực hợp tác 
và sáng tạo cho học sinh ................................................................................................. 6 
1.2.2.4. Một số kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực hợp tác và 
sáng tạo cho học sinh ..................................................................................................... 8 
1.2.3. Lý thuyết về phương pháp dạy học thực hành .................................................. 10 
1.2.3.1. Lý thuyết về phương pháp dạy học thực hành ................................................ 10 
1.2.3.2. Lý thuyết về phương pháp dạy học thực hành quan sát ................................. 13 
1.2.4. Một số vấn đề chung về dạy học chủ đề ............................................................ 13 
1.2.4.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề ....................................................................... 13 
1.2.4.2. Các bước xây dựng chủ đề dạy học ................................................................ 14 
1.2.4.3. Tổ chức dạy học chủ đề................................................................................... 14 
1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 14 
1.3.1. Thực tiễn hoạt động giáo dục bộ môn sinh học ở trường THPT. ...................... 14 
1.3.2. Thực tiễn dạy học phát triển năng lực hợp tác và sáng tạo của môn sinh học 
tại trường sở tại bằng phương pháp dạy học thực hành: .............................................. 15 
 58 
Chương II. Xây dựng chủ đề dạy học “Cảm ứng ở thực vật” gắn với phương 
pháp dạy học thực hành quan sát nhằm phát triển năng lực hợp tác và sáng 
tạo cho học sinh: ......................................................................................................... 18 
2.1. Lý thuyết về chủ đề cảm ứng ở thực vật ............................................................... 18 
2.1.1. Lý thuyết về chủ đề cảm ứng ở thực vật. ........................................................... 18 
2.1.2. Kế hoạch thực hiện chủ đề ................................................................................. 25 
2.2. Tổ chức dạy học chủ đề cảm ứng ở thực vật nhằm phát triển năng lực hợp tác 
và sáng tạo cho học sinh bằng phương pháp thực hành quan sát: ............................... 28 
2.2.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 28 
2.2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề cảm ứng ở thực vật ..................... 28 
2.2.3. Đối tượng, thời điểm, thời lượng và phương pháp thực hiện chủ đề ................. 29 
2.2.4. Thiết kế tiến trình dạy học ................................................................................. 29 
2.2.5. Tổ chức thực hiện đề tài: .................................................................................... 41 
Chương III. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 42 
3.1. Mục đích thực nghiệm........................................................................................... 42 
3.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................... 42 
3.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................................... 42 
3.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................. 42 
3.4.1. Hứng thú của học sinh khi dạy học chủ đề bằng bằng phương pháp dạy học 
thực hành quan sát. ....................................................................................................... 42 
3.4.2. Bảng phân phối tần suất điểm theo nhóm. ......................................................... 43 
3.4.3. Biểu đồ phân phối tần suất điểm theo nhóm ...................................................... 43 
3.4.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm. .......................................................................... 43 
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 45 
1. Kết luận .................................................................................................................... 45 
1.1. Kết quả thực hiện đề tài ......................................................................................... 45 
1.2. Hiệu quả của sáng kiến đối với công tác dạy học. ................................................ 45 
1.3. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, khả năng mở rộng. .............. 45 
1.4. Bài học kinh nghiệm. ............................................................................................ 45 
2. Kiến nghị: ................................................................................................................. 46 
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 47 
Phụ lục 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_hop_tac_va_sang_ta.pdf
Sáng Kiến Liên Quan