Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện và đổi mới vô

cùng nhanh chóng. Theo đó, hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần

phải đổi mới. Việc thi thố tài năng bằng thuộc lòng những hiểu biết mang tính lí

thuyết dần được thay bằng năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa

ra những cách giải quyết mang tính sáng tạo, hiệu quả cao thích ứng với đời sống

xã hội.

Trước những đòi hỏi của thực tiễn, giáo dục đang có những bước đổi mới

căn bản và toàn diện. Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương đã

đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với giáo dục phổ thông, đó là: “ tập trung

phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân Chú trọng

giáo dục năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn ”.

Đổi mới giáo dục đòi hỏi các nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh (HS)

những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở các em

tính năng động, óc tư duy sáng tạo và khả năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo

những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kĩ

năng thực hành.

Đối với học sinh THPT, Vật lí là một môn học hay nhưng khó, bởi đây là

môn học đòi hỏi người học không chỉ nắm lý thuyết và giải được bài tập mà còn

phải có kỹ năng thực hành cũng như hiểu được những ứng dụng vật lý trong cuộc

sống và trong khoa học-kỹ thuật. Vì vậy, để hoạt động dạy học môn Vật lý có hiệu

quả thì cần khơi dậy hứng thú và niềm đam mê cho HS, kích thích, đòi hỏi người

học phải suy nghĩ, tìm tòi, phải phát huy tư duy sáng tạo từ đó có ham muốn, có

khát vọng hiểu biết, có cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh

tri thức. Tuy nhiên, hiện nay việc khơi dậy hứng thú và niềm đam mê còn chưa

đạt được những kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là GV chưa chú

ý tới việc cần khơi dậy hứng thú và niềm đam mê, rèn luyện các kỹ năng, phương

pháp học cho HS mà chỉ tập trung dạy sao cho hết kiến thức trong SGK; một phần

nguyên nhân nữa về phía HS đó là tính thụ động, ỷ lại trong học tập do các em đã

quen với cách học truyền thống trước kia.

pdf22 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 10145 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo trí tuệ 
(theo I.Ya. Lerner) được chia thành hoạt động tìm kiếm và hoạt động nghiên cứu. 
Các yếu tố của hoạt động sáng tạo xuất hiện trong các vấn đề khác nhau, ở các 
mức độ khác nhau. Lerner đã nêu ra các đặc điểm của hoạt động sáng tạo như sau: 
 - Có năng lực vận dụng những kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình 
huống mới, không theo chuẩn đã có. 
 - Có năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự. 
 - Có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng. 
 - Có năng lực tìm kiếm và phân tích các yếu tố của đối tượng trong các 
mối tương quan của nó. 
 - Có khả năng độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế. 
7 
 - Có khả năng kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng 
giải quyết mới cho một vấn đề. 
 Những dấu hiệu sang tạo được xác định dựa trên những hoạt động sau đây 
của học sinh: 
 - Học sinh sử dụng thiết bị đã được học hoặc thực hiện chúng với các 
tương tác khác (cấu trúc lại, kết hợp với các thiết bị khác); 
 - Sử dụng các vật liệu trực quan như một yếu tố bài tập, hoặc thực hiện 
chúng với các tương tác khác (phân tích, thay đổi trong tư duy), mà không làm 
thay đổi cách tiếp nhận. 
Sự sáng tạo có thể giáo dục được, nhưng phải theo một cách khác với con 
đường truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng. 
 Có được kiến thức và kĩ năng, con người mới có thể sáng tạo. Tuy nhiên, 
dù có được lượng kiến thức và kỹ năng đã được quy chuẩn thì cũng không thể 
đảm bảo sự phát triển khả năng sáng tạo của con người được. 
 Sự trải nghiệm trong hoạt động sáng tạo của nhân loại được tích lũy dần 
dần. Mặc dù không phải trong bất kỳ hoạt động nào nó cũng xuất hiện và định 
hình. Sự sáng tạo có thể giáo dục được, nhưng phải theo một cách khác với con 
đường truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng. 
 Bản chất của hoạt động sáng tạo nằm ở nội dung của các yếu tố giáo dục 
cơ bản của con người, mà đối với nó không nên gò ép vào một hệ thống các hành 
động nhất định. Những hệ thống này đều có đặc điểm riêng của mình. 
1.3.3.Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới 
 Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm 
các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 
 Mục đích chính: Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, 
tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong 
xã hội hiện đại. 
 Nội dung: 
 - Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, 
mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận dụng vào thực 
tế. 
 - Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên 
hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm. 
 Hình thức tổ chức: 
8 
 - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, 
quy mô, đối tượng và số lượng... 
 - Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm 
 - Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính 
quyền, doanh nghiệp,...). 
 Tương tác, phương pháp: 
 - Đa chiều 
 - Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. 
 Kiểm tra, đánh giá 
 - Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm. 
 - Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa 
 - Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét. 
Như vậy, hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt 
động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ 
thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn 
của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm 
thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự 
sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến 
thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không 
theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc 
lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố 
của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp 
thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới 
cho một vấn đề. 
2. Thực trạng của việc phát triển năng lực HS phổ thông qua các hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo 
 Hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông đang gặp phải nhiều bất cập, 
nhiều trường đang bị động, bối rối và gặp nhiều khó khăn. Tất cả các giáo viên 
đều chưa được tập huấn cụ thể về nội dung, cách thức tiến hành, trang bị những 
kiến thức căn bản về việc tổ chức cho trải nghiệm cho HS. 
 Trong các giờ học trên lớp đâu đó vẫn còn lối truyền thụ một chiều, HS thụ 
động tiếp nhận kiến thức, chưa được vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống 
thực tiễn, các vấn đề phức hợp mà nếu có là các vấn đề hoặc các tình huống giả 
định. 
 Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Vật lý, mặc dù trong các giờ lên lớp 
đã rất cố gắng đưa các kiến thức có liên quan đến thực tiễn, các thí nghiệm thực 
9 
hành và biểu diễn giúp giờ học trực quan và sinh động hơn nhưng vẫn chưa khích 
lệ và khơi dậy được hứng thú, niềm đam mê của HS đối với môn học. Bên cạnh 
đó, khoảng thời gian 45 phút một tiết học trên lớp sẽ hạn chế tến trình để HS vận 
dụng kiến thức và sáng tạo. 
3. Các giải pháp thực hiện 
 Đề tài nghiên cứu được thực hiện đối với bộ môn Vật lý theo 4 giai đoạn 
Giai đoạn 1: Ươm mầm 
Giai đoạn 2: Thắp lửa 
Giai đoạn 3: Lan toả 
Giai đoạn 4: Phát triển quy trình 
3.1.Giai đoạn 1:Ươm mầm. 
 Trong các giờ học tại phòng đa năng, giáo viên hướng dẫn học sinh cách 
truy cập internet, giới thiệu cho học sinh các trang web có chuyên mục của bộ 
môn, hướng dẫn học sinh cách đăng kí, tìm kiếm thông tin và học tập từ các trang 
đó. 
 Trong các giờ dạy trên lớp giáo viên tăng cường sử dụng các thiết bị thí 
nghiệm, giới thiệu mở rộng ví dụ thực tiễn kích thích hứng thú của học sinh. Bên 
cạnh đó, giáo viên tổ chức cho học những hoạt động thi đơn giản theo định hướng 
STEM. 
10 
 Giáo viên lựa chọn lớp dạy để ươm mầm cho các ý tưởng, từ đó các học 
sinh của lớp sẽ trở thành hạt nhân cho các hoạt động tiếp theo. 
Đối với những học sinh đã yêu thích môn học, giáo viên giao thêm các 
nhiệm vụ về nhà, cung cấp một số sách và tư liệu để học sinh chủ động tìm hiểu, 
báo cáo riêng để giáo viên duyệt, từ đó biến học sinh thành các chuyên gia thuyết 
trình về những thí nghiệm mà mình đã làm được. 
3.2.Giai đoạn 2:Thắp lửa. 
Giáo viên phát động học sinh trong lớp tham gia dự án “Nhà sáng chế”: 
+ Thiết kế sản phẩm, các thí nghiệm hoặc các đồ dùng học tập trong phạm 
vi kiến thức đã học, tham khảo từ các nguồn sách giáo khoa hoặc internet. 
+Học sinh đăng kí tham gia độc lập hoặc theo các nhóm 
+ Viết báo cáo cho các ý tưởng thể hiện được: tên ý tưởng, dụng cụ , tiến 
hành, nêu được nguyên lý hoặc giải thích được kết quả. 
11 
Hình 1.2. Một số báo cáo của học sinh 
+ Các ý tưởng hay được giáo viên lựa chọn để học sinh của nhóm tiến hành, 
tháo gỡ những khó khăn cho học sinh trong quá trình hoàn thiện sản phẩm 
Hình 1.3. Cả nhóm vẫn miệt mài dù trời đã tối 
Hình 1.4. Hì hục thử nghiệm cả ở trường và ở nhà 
12 
Hình 1.5. Hân hoan khi hoàn thành sản phẩm 
+ Các tiêu chí đánh giá sản phẩm được giáo viên cung cấp thông qua phiếu đánh 
giá sản phẩm. 
STT 
Tiêu 
chí 
chấm 
Mô tả tiêu chí 
Điểm 
tối đa 
Điểm đạt được 
1 
Hình 
thức 
Ý tưởng mới lạ, hình thức độc đáo 30 N1 N2 N3 N4 N5 
Màu sắc bố cục hài hòa 20 
Trang trí hợp lí 20 
2 
Nội 
dung 
Kết cấu logic 20 
Độ chính xác của thông tin 40 
Trình bày dễ hiểu 30 
Nhiều thông tin hay, bổ ích, lí thú 40 
Tổng điểm 200 
 Các sản phẩm được lựa chọn được biểu diễn trước lớp để rà soát và chạy 
chương trình một cách thành thạo. Giáo viên yêu cầu các nhóm phải chuyển hóa 
sản phẩm của mình thành một bài toán đố để tạo ra thử thách cho HS toàn trường 
khi giải quyết được bài toán sẽ khắc sâu kiến thức và kĩ năng, tạo tính hấp dẫn 
đồng thời phát huy tính sáng tạo cho HS. 
* Sản phẩm “Quả trứng vàng”. 
- Không dùng tay tác động, hãy làm cho quả trứng đã luộc tự chui vào chai 
thủy tinh. 
- Giải pháp: Đốt giấy thả vào trong chai sau đó đặt trứng lên miệng chai, trứng 
sẽ bị hút vào trong chai. 
13 
- Giải thích: Khi đốt giấy thả vào bình sẽ gây ra sự chênh lệch áp suất trong và 
ngoài chai, khi đặt trứng trên nắp chai, sự cháy thiếu oxy nên lửa tắt làm áp suất trong 
bình giảm đi và hút khí từ bên ngoài kéo theo quả trứng vào trong chai. 
* Sản phẩm “Ống hút thần kì”. 
- Từ ống hút và chai nhựa, làm thế nào để ống hút có thể tự quay theo tay mà 
không cần dùng tay tác động trực tiếp đẩy ống hút. 
- Giải pháp: Cọ xát ống hút lên tóc hoặc vào len, dạ. 
- Giải thích: Ống hút bị nhiễm điện do cọ xát có khả năng hút các vật khác do 
đó chỉ cần đưa ngón tay đến gần có thể làm ống hút chuyển động theo. 
* Sản phẩm “Cối xay gió thần kì”. 
- Lon bia được cắt tạo thành những cánh như cối xay gió, chỉ với nến, làm thế 
nào để những cánh quạt có thể quay mà không dùng tay tác động hoặc dùng 
miệng thổi làm quạt quay. 
- Giải pháp: Dùng bút chì gắn trên đế làm trụ cho cánh quạt, dùng bốn cây 
nến đặt phía dưới các cánh quạt, khi thắp nến các cánh quạt sẽ tự động quay. 
* Sản phẩm: “Bập bênh nến” 
 - Làm thế nào để cây nến có thể quay xung quang trụ là một cây đinh xuyên 
qua cây nến tạo thành bập bênh nến mà khôn dùng tay tác động 
 - Giả pháp: Dùng cây đinh xuyên qua phần chính giữa cây nến, gá cây đinh 
lên hai chiếc cốc rồi đốt hai đầu nến, cây nến sẽ tự quay. 
 - Giải thích: Khi nến cháy, do đối lưu, dòng khí nóng chuyển động lên trên, 
trọng lực kéo nến xuống làm nến mất thăng bằng, trọng lực tác dụng vào hai đầu nến 
tạo ra một ngẫu lực làm nến quay, mỗi lần sáp nến rơi xuống sẽ xuất hiện phản lực đẩy 
đầu nến lên, cứ như vậy cây nên sẽ chuyển động giống như bập bênh. 
 * Sản phẩm “Ảo thuật với đồng xu” 
 - Làm thế nào để lấy được đồng xu được để ngập trong đĩa nước ra mà 
không bị ướt tay, không được đổ nước trong đĩa đi chỉ với nến và cốc. 
 - Giải pháp: Đặt nến vào đĩa sau đó úp cốc lên, toàn bộ lượng nước trong 
đĩa sẽ bị hút vào trong cốc làm hở đồng xu ra, ta hoàn toàn nhặt đồng xu trong đĩa 
mà không ướt tay. 
14 
 - Giải thích: Nến cháy gây ra chênh lệch áp suất trong và ngoài cốc, hết oxy 
thì nến tắt làm nhiệt độ trong cốc giảm nhanh, áp suất trog cốc giảm nhanh kéo 
theo nước bị hút vào trong cốc. 
 * Sản phẩm “Cắt thủy tinh bằng nước” 
 - Dụng cụ: Khay nhỏ đựng nước, cốc thủy tinh, dầu ăn, đèn khò, lưỡi dao 
dọc giấy. 
- Tiến hành thí nghiệm: Co một lượng nước vào cốc thủy tinh rồi đặt vào 
khay, cho nước vào khay sao cho mức nước ở khay ngang bằng trong cốc, đổ từng 
lượng dầu nhỏ lên mặt nước, dùng đèn khò đốt nóng đỏ lưỡi dao dọc giấy rồi đặt 
nhẹ vào lớp dầu ăn, cốc sẽ bị tách đôi tại lớp ngăng cách nước và dầu ăn. 
- Giải thích: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa lớp nước và dầu làm thủy tinh giãn 
nở và đứt gãy. 
 *Sản phẩm “tên lửa nước”: 
 - Tên lửa được chế tạo từ vỏ chai nhựa, ống nhựa và chuyển động dựa 
trên nguyên lý chuyển động bằng phản lực. 
 *Sản phẩm “Quạt động cơ nhiệt” 
 - Cánh quạt được tạo ra từ chai nhựa được gắn vào môtơ và lắp vào mạch 
điện. Mạch điện hở ở chỗ nối hai thanh thép. Dùng đèn cồn hơ nóng ở đoạn hở 
giữa hai thanh thép, nhiệt độ cao làm thanh thép giãn nở dài tiếp xúc với nhau 
khi đó mạch kín làm quạt quay. 
3.3.Giai đoạn 3: Lan tỏa. 
Các thí nghiệm, sản phẩm hoàn chỉnh của các nhóm được lựa chọn để tham 
gia vào buổi ra mắt “Câu lạc bộ Vật lý vui” trước học sinh toàn trường. 
 Giáo viên hướng dẫn để học sinh chủ động trong mọi hoạt động tổ chức, dẫn 
chương trình, ra mắt các thí nghiệm, sản phẩm của mình. 
 Các hoạt động của các nhóm được thể hiện đầy lí thú lôi kéo học sinh toàn 
trường tham gia các trải nghiệm thú vị thông qua việc giải quyết các bài toán đố 
của các nhóm đặt ra. Ngoài việc vượt qua thử thách của các nhóm, học sinh còn 
phải giải thích kết quả dựa trên kiến thức đã học từ đó khắc sâu hơn kiến thức. 
15 
Hình ảnh các hoạt động của “Câu lạc bộ Vật lý vui”-lần thứ nhất 
3.4. Giai đoạn 4: Phát triển quy trình 
3.4.1. Ngày hội trải nghiệm sáng tạo 
Sau chuyên đề thành công của Câu lạc bộ Vật lý, Nhà trường đã lên kế 
hoạch tổ chức ngày hội trải nghiệm sáng tạo quy mô toàn trường với sự góp mặt 
của các bộ môn Toán – Lý – Hóa và nhó m sáng tạo. Câu lạc bộ Vật lý vui đã đóng 
vai trò nòng cốt trong tất cả các hoạt động trải nghiệm do nhóm Vật lý phụ trách. 
Ngày hội đã mang lại ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh toàn trường, các đoàn khách 
mời của Sở và các trường trong cụm. 
16 
Để thực hiện ngày hội trải nghiệm, tôi vẫn tiếp tục phát động dự án “Nhà 
sáng chế” đến tất cả học sinh trong câu lạc bộ, học sinh lên ý tưởng viết báo cáo. 
Trên cơ sở đó tôi lựa chọn những ý tưởng thiết thực với chương trình học và gần 
gũi cuộc sống, khả thi, độc đáo và có tính sáng tạo. 
17 
 Trong ngày hội, nhóm Vật lý đã tổ chức thành 6 khu vực chơi: 
 Khu vực đua thuyền chun: Từ chun, xốp, que kem và keo nến học sinh lắp 
thành chiếc thuyền chun và sẽ được tổ chức để đua với nhau 
 Khu vực nhà sáng chế tập sự: Từ các môtơ 3V, 12V, đây nối, pin, lon, 
chai nhựa học sinh sẽ thiết kế thành các mô hình chuyển động được. 
 Khu vực café sáng tạo: học sinh được bốc thăm một câu hỏi yêu cầu đo 
đạc các vật đơn giản hoặc tiến hành các thí nghiệm vật lý bằng các vật dụng cho 
trước. 
 Khu vực kỹ sư điện tử: Học sinh được tìm hiểu sơ đồ nguyên lý và sau đó 
hàn mạch hạ áp bằng tụ và chỉnh lưu 4 Điốt từ 220V xuống 6V hoặc 12V, sơ đồ 
nguyên lý của mạch cảm biến ánh sáng sử dụng tranzitor C1815. 
 Khu vực Robot: Học sinh được hướng dẫn đặt lệnh với Robot rồi thực hiện 
yêu cầu lập trình để Robot đi được đoạn đường cho trước. 
Khu vực trải nghiệm: Gian trưng bày các sản phẩm để học sinh đến chơi 
và trải nghiệm: tên lửa nước, máy phát điện Van de Graff, trò chơi bắn bóng, máy 
bay, máy hút bụi, máy chiếu phim 3D. 
Một số hình ảnh ngày hội trải nghiệm của góc Vật lý 
3.4.2. Chuyên đề Câu lạc bộ Vật lý vui – lần thứ 2. 
Chuyên đề lần 2 của Câu lạc bộ Vật lý vui cũng đã diễn ra thành công nhằm 
duy trì hoạt động của Câu lạc bộ và biến các hoạt động trải nghiệm bộ môn Vật lý 
thành một hoạt động gần gũi, hấp dẫn thu hút sự yêu thích của học sinh toàn trường 
cũng như niềm đam mê, sự sáng tạo cho các thành viên Câu lạc bộ. 
18 
Chuyên đề đã giới thiệu các sản phẩm: Putty Slime, cánh tay thủy lực, cần nâng 
thủy lực, đài phun nước bằng chai nhựa, khung dây quay quanh pin. Đồng thời đã tổ 
chức cho các học sinh ở các lớp tham gia trò chơi trải nghiệm: dựng tháp bền vững từ 
giấy A4 và băng dính tham gia thi chịu được sức gió từ quạt, chế tạo máy bắn đá tham 
gia thi máy bắn xa nhất. 
Một số hình ảnh Chuyên đề Câu lạc bộ Vật lý vui – lần thứ 2 
4. Kết quả thực nghiệm. 
 Đối với những thành viên hạt nhân của Câu lạc bộ, các em đã thể hiện mình 
hết sức tự tin ở sân chơi toàn trường rộng hơn lớp học quen thuộc. Từ hứng thú với 
môn học, các em càng đam mê hơn và mong muốn lan tỏa ra phạm vi toàn trường. 
Các em đã tự tin dẫn dắt trò chơi, thao tác thành thạo và lí giải các hiện tượng một 
cách nhuần nhuyễn, khoa học, chính xác. Từ đó, các em càng có động lực, hứng 
thú hơn với môn học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng, tìm tòi và sáng 
tạo hơn. 
 Đối với HS toàn trường, các em đã được tham gia vào các thử thách cần phải 
tổng hợp kiến thức để giải quyết từ đó khắc sâu và chiếm lĩnh được kiến thức và kĩ 
năng. Các thử thách được các em sẵn sàng tiếp nhận và hăng hái giải quyết không 
áp lực bị đánh giá như giờ học trên lớp. Sự hứng thú đã được lan tỏa mạnh mẽ từ 
các nhóm hạt nhân ra HS toàn trường do người truyền lửa không phải là những 
người thầy mà là những người bạn cùng trang lứa. 
 Đối với tổ chuyên môn, ngày hội đã tạo ra nhiều đồ dùng phục vụ cho dạy 
học, từ đó làm các tiết học thêm sinh động, trực quan, thu hút HS hơn. 
 Đối với đồng nghiệp trong toàn trường, hoạt động trải nghiệm đã để lại 
những ấn tượng tốt, có sức lan tỏa. Sau buổi trải nghiệm các tổ chuyên môn khác 
19 
cũng có những ý tưởng để xây dựng các hoạt động trải nghiệm cho HS của tổ nhóm 
mình. 
 Hoạt động trải nghiệm đã diễn ra thành công cả về mặt tổ chức với sự hỗ trợ 
của tổ chuyên môn, đồng thời còn thành công cả về mặt kinh phí tổ chức vì các sản 
phẩm trải nghiệm đều chủ yếu tận dụng phế liệu, vỏ chai nhựa và vỏ lon. 
C. KẾT LUẬN 
Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh yêu thích bộ môn hơn, dần hình thành 
niềm đam mê, tìm tòi, nghiên cứu khoa học; phát huy được các phẩm chất: chăm 
chỉ, trách nhiệm. Đồng thời, phát huy tốt các năng lực: năng lực tự chủ và tự học, 
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực 
công nghệ, năng lực thẩm mỹ, năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ, năng lực 
tìm hiểu tự nhiên và xã hội. 
• Tính hiệu quả, khả thi 
Các sản phẩm được chọn đưa ra trải nghiệm đều dễ làm, an toàn, tận dụng 
được từ nguồn phế liệu, đồ cũ nên không tốn nhiều kinh phí. 
Các kết quả thực nghiệm đều được giải thích dựa trên các kiến thức HS được 
học trong chương trình. 
• Tính đổi mới: 
Học sinh không còn thực hiện các thí nghiệm, các hoạt động dưới sự dẫn 
dắt của giáo viên mà được đưa ra ý tưởng, lập kế hoạch, thiết kế, tìm hiểu, trở 
thành các nhà quản trò thực sự nhuần nhuyễn, tự thiết kế các thí nghiệm và tự tìm 
cách lý giải các thí nghiệm. 
• Tính sáng tạo: 
Các thí nghiệm hoặc sản phẩm học sinh làm được chuyển hoá thành các bài 
toán đố trong ngày hội trải nghiệm để thử thách học sinh toàn trường, từ đó học 
sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng. 
• Tính độc đáo: 
Mặc dù thuộc về kiến thức khoa học nhưng học sinh có thể tự xây dựng ý 
tưởng, những ý tưởng này dưới sự hướng dẫn của giáo viên được hoàn thiện và 
lan toả đến giáo viên và học sinh toàn trường. 
Các thử thách đưa ra dưới hình thức những trò chơi khiến học sinh hứng 
thú và chủ động vượt qua từ đó chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng. 
20 
D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 
• Đối với nhà trường 
- Nhà trường chỉ đạo thành lập Câu lạc bộ trải nghiệm sáng tạo trong nhà 
trường, tại đây học sinh được tham gia trải nghiệm với nhiều lĩnh vực khác nhau 
và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của Câu lạc bộ. 
- Tổ chức thường niên ngày hội trải nghiệm sáng tạo trong trường với nhiều 
hình thức: 
+ Tích hợp nhiều bộ môn trong nhà trường, mỗi khu vực do một bộ môn 
phụ trách. 
+ Phối hợp với các trường trong khu vực tổ chức các ngày hội trải nghiệm 
cấp cụm. 
• Đối với cấp trên 
- Cung cấp thêm tài liệu, học liệu về mô hình giáo dục STEM cho các nhà 
trường để giáo viên tự bồi dưỡng. 
- Tăng cường tập huấn cho giáo viên về kiến thức, kĩ năng, nội dung và cách 
thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo định hướng STEM. 
- Tổ chức những ngày hội trải nghiệm quy mô lớn để nhà trường có cơ hội 
trải cho giáo viên và HS được trải nghiệm 
21 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Bình – Đỗ Hương Trà, Dạy và học tích cực một số phương pháp và 
kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, 2017. 
2. PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh 
phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TPHCM, 2017. 
3. Nguyễn Ngọc Hưng, Thí nghiệm Vật lý với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ 
lon-Tập 1, NXB Đại học Sư phạm, 2016. 
4. Nguyễn Ngọc Hưng, Thí nghiệm Vật lý với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ 
lon-Tập 2, NXB Đại học Sư phạm, 2016. 
5. Nguyễn Ngọc Hưng, Thí nghiệm Vật lý với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ 
lon-Tập 2, NXB Đại học Sư phạm, 2016. 
6. B.F.Bilimovich, Trò chơi Vật lý trong trường phổ thông, NXB Đại học Quốc 
Gia, 2004. 
7. TS.Ngô Thị Tuyên, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục 
phổ thông mới, https://namdinh.violet.vn. 

File đính kèm:

  • pdfSKKN Phat trien nang luc HS thong qua hoat dong trai nghiem sang tao Dat loai Bt_12668668.pdf
Sáng Kiến Liên Quan