Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học bài các định nghĩa vectơ, Chương 1, Hình học 10

Khái niệm năng lực.

Các nhà tâm lí học cho rằng, năng lực là sự kết hợp của các kiến thức, kỉ năng và

thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng của một cá nhân, là tổng hợp đặc điểm thuộc

tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định

nhằm đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả cao. Hiện nay, quan niệm chung về

năng lực được nhiều người thừa nhận là: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được

hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép

con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác

như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhấtTrang 4

định, dạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”(Chương trình Giáo

dục phổ thông tổng thể (tháng 7/2017)). Như vậy:

- Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của

người học.

- Năng lực là sự tích hợp của kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như

hứng thú, niềm tin, ý chí,

- Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện sự thành

công trong hoạt động thực tiễn.

Khái quát lại năng lực có thể hiểu là sự kết hợp của các kiến thức, kỉ năng, phẩm

chất, thái độ và hành vi của một cá nhân để thực hiện một công việc có hiệu quả.

Năng lực không chỉ bao hàm kiến thức, kỉ năng, kỉ xảo, mà còn cả giá trị, động cơ,

đạo đức và hành vi xã hội.

pdf26 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học bài các định nghĩa vectơ, Chương 1, Hình học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề mức độ hứng thú của học sinh 
cho kết quả như sau: 
Mức độ hứng thú Rất thích Thích Bình thường Không thích 
Lớp 10 A1 1 3 15 21 
Lớp 10 A5 0 1 12 21 
Tổng 1 4 27 56 
Biểu đồ mức độ hứng thú của học sinh 
Tìm hiểu nội 
dung đề bài Tìm cách giải 
Trình bày 
lời giải 
Đánh giá và 
nghiên cứu sâu 
lời giải 
Trang 11 
III. Biện pháp ứng dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học bài các định nghĩa 
vectơ, chương 1, hình học 10. 
1. Bài soạn các định nghĩa vectơ (Tiết 1) 
a) Mục tiêu 
Học xong bài này học sinh đạt được các yêu cầu sau: 
- Hiểu được mô hình thực tế dẫn đến khái niệm vectơ. 
- Hiểu được ý nghĩa vật lí của vectơ và biết biểu thị một số đại lượng 
trong thực tiễn bằng vectơ. 
- Nhận biết được thể hiện của vectơ trong cuộc sống. 
- Sử dụng kiến thức vectơ để giải thích một số hiện tượng trong cuộc 
sống. 
- Nhận biết được hai vectơ cùng phương, hai vectơ cùng hướng, hai vectơ 
ngược hướng. 
- Sử dụng kiến thức vectơ cùng phương, cùng hướng để giải thích một số 
vấn đề ttrong cuộc sống. 
- Học sinh có cơ hội phát triển một số năng lực: năng lực tư duy và lập 
luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giáo tiếp 
toán học. 
b) Đồ dùng dạy học 
Bảng, phấn, phiếu học tập, tranh, ảnh, máy chiếu(nếu có), thước, dây 
không dãn, kéo cắt giấy. 
c) Hoạt động dạy và học chủ yếu 
1. Hoạt động 1. Trải nghiệm và hình thành kiến thức 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện một chuỗi các hoạt động, cụ thể: 
1.1. Học sinh trải nghiệm hình thành kiến thức thông qua ví dụ sau 
Ví dụ 1. Quan sát người phụ nữ, em bé 
và người đi xe máy tham gia giao thông 
trên đường với vận tốc theo thứ tự là 
5km/h; 5km/h và 25km/h. Em có nhận 
xét gì về tốc độ, hướng chuyển động 
của: 
a) Người phụ nữ và em bé? 
b) Người đi xe máy và em bé? 
Học sinh thực hiện thao tác sau 
+ Quan sát hình vẽ 
+ Nhận biết được Người phụ nữ và em bé chuyển động cùng hướng, cùng vận tốc. 
+ Nhận biết được người đi xe máy và em bé chuyển động khác hướng, khác vận 
tốc 
Trang 12 
Ví dụ 2. Quan sát hình ảnh bốn lực 
1F , 2F , 1P , 2P có độ lớn theo thứ tự là 20N, 
20N, 15N, 20N. Hãy tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau bởi 
1F và 2F , 2F và 1P , 
1P và 2P 
Học sinh thực hiện các thao tác sau 
+ Quan sát hình vẽ 
+ Nhận ra lực tác dụng 
1F và 2F theo hướng khác nhau, độ lớn lực bằng nhau, 
Ví dụ 3. Từ ví dụ 1 và 2 em hãy dự đoán đại lượng nào đặc trưng cho các chuyển 
động và các lực. 
Học sinh thực hiện các thao tác sau: 
+ Quan sát hình vẽ trong ví dụ 1 và 2. 
+ Nhận biết hướng và độ lớn là hai đại lượng 
1.2. Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh 
Thông qua các hoạt động, học sinh thực hiện các thao tác tư duy như: so sánh, 
phân tích, đọc hiểu các thông tin toán học cần thiết để từ đó đua ra được kết luận 
hợp lí. Từ đó hình thành và phát triển năng lực giải quyết vần đề Toán học. 
1.3. Hình thành kiến thức 
Vectơ là đoạn thẳng có hướng(đã chỉ rõ điểm nào là điểm đầu, điểm nào là điểm 
cuối). 
Kí hiệu là a , b , c ,...Nếu vectơ có điểm đầu là A, điểm cuối là B thì ta kí hiệu AB 
2. Hoạt động 2. Củng cố kiến thức vectơ 
Học sinh củng cố kiến thức vectơ thông qua các ví dụ sau: 
Ví dụ 4. Với hai điểm phân biết A, B có bao nhiêu véc tơ có điểm đầu, điểm cuối 
là A hoặc B và điểm đầu khác điểm cuối? 
Ví dụ 5. Cho tứ giác ABCD, hãy kể tên tất cả các vectơ có điểm đầu, điểm cuối là 
các đỉnh của tứ giác ABCD và điểm đầu khác điểm cuối 
Trang 13 
3. Hoạt động 3. Vận dụng kiến thức vectơ vào giải quyết một số bài toán có 
liên quan đến thực tiễn 
Ví dụ 6. a) Treo một vật có trọng lượng 10kg vào một sợi dây, hãy sử dụng vectơ 
để biểu diễn trọng lực, lực căng của sợi dây tác dụng lên vật đó 
b) Có một nhóm người chia làm hai bên để kéo lưới vào bờ, bên trái kéo với 
lực 500N, bên phải kéo với lực 700N. Hãy sử dụng vectơ để biểu diễn các 
lực kéo đó 
4. Hoạt động 4. Tiếp cận kiến thức hai vectơ cùng phương, cùng hướng 
4.1. Học sinh tiếp cận kiến thức hai vectơ cùng phương, cùng hướng thông qua 
ví dụ sau 
Ví dụ 7. Quan sát các hình sau 
+ Khi treo các vật như hình sau, mỗi vật sẽ tác dụng vào thanh treo một lực(trọng 
lực) 
Trang 14 
+ Hình ảnh khi kéo co của học sinh 
+ Hình ảnh các xe máy cùng chạy song song 
a) Xác định đường thẳng đi qua điểm đầu , điểm cuối của các vectơ trong từng 
trường hợp. 
b) Em có nhận xét gì về các đường thẳng đó trong mỗi trường hợp? 
Học sinh thực hiện các thao tác sau: 
+ Quan sát hình vẽ 
+ Xác định được đường thẳng đi qua điểm đầu, điểm cuối của các vectơ. 
+ Nêu được nhận xét gì về các đường thẳng 
Ví dụ 8. a) Các cặp vectơ trong các trường hợp trên là các vectơ cùng phương. 
Một cách tổng quát, hai vectơ cần thỏa mãn điều kiện gì thì được gọi là hai vectơ 
cùng phương? 
b) Hãy nhận xét về hướng của các cặp vectơ cùng phương trong các trường hợp 
trên. 
Học sinh thực hiện các thao tác sau: 
+ Phát biểu điều kiện để hai vectơ cùng phương 
Trang 15 
+ Nhận biết được tính cùng hướng, khác hướng trong mỗi trường hợp 
4.2. Hình thành kiến thức 
Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ được gọi là giá của vectơ. 
Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau. 
Khi hai vectơ cùng phương thì chúng cùng hướng hoặc ngược hướng. 
4.3. Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh 
Thông qua các hoạt động, học sinh biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác 
biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát. 
Từ đó góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề Toán học. 
5. Hoạt động 5. Cũng cố kiến thức hai vectơ cùng phương 
5.1. Học sinh cũng cố kiến thức hai vectơ cùng phương thông qua ví dụ sau 
Ví dụ 9. Quan sát ròng rọc sau chuyển động khi dùng lực để kéo một đầu của ròng 
rọc. Chuyển động của các đoạn dây được biểu diễn bằng các vectơ T , 
1P , 2P 
a) Hãy chỉ ra các vectơ cùng phương với nhau 
b) Trong các cặp vectơ đó, hãy cho biết chúng cùng hướng hay ngược hướng 
Học sinh thực hiện các thao tác sau: 
+ Xác định được vectơ cùng phương. 
+ Nhận biết được tính cùng hướng, khác hướng trong mỗi trường hợp. 
5.2. Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh 
Thông qua các hoạt động, học sinh biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác 
biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát. 
Từ đó góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề Toán học 
6. Hoạt động 6. Vận dụng kiến thức hai vectơ cùng phương trong giải toán 
6.1. Học sinh vận dụng kiến thức hai vectơ cùng phương trong giải toán thông qua 
ví dụ sau 
Ví dụ 10. a) Có nhận xét gì về các điểm A, B, C nếu cấc vectơ ,AB AC cùng 
phương? 
b) Nếu các điểm A, B, C thẳng hàng thì có nhận xét gì về các vectơ ,AB AC ? 
Trang 16 
c) Đề xuất phương phấp chứng minh ba điểm thẳng hàng nhờ sử dụng kiến 
thức vectơ 
Học sinh thực hiện các thao tác sau: 
+ Nêu đặc điểm các điểm A, B, C nếu các vectơ ,AB AC cùng phương. 
+ Nêu đặc điểm của ,AB AC khi A, B, C thẳng hàng. 
+ Nhận biết được cách chứng minh A, B, C thẳng hàng bằng cách sử dụng vectơ 
6.2. Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học ssinh 
Thông qua các hoạt động, học sinh biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác 
biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát; 
sử dụng kiến thức hợp lí để giải quyết vấn đề. Từ đó góp phần hình thành năng lực 
năng lực giải quyết vấn đề toán học. 
7. Hoạt động 7. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
7.1. Học sinh ôn tập nội dung bài học và trả lời các câu hỏi sau 
+ Bài học hôm nay em đã học thêm được điều gì? 
+ Em hãy tìm ví dụ trong cuộc sống hàng ngày mà có thể giải thichs được bằng 
cách vận dụng những kiến thức của bài học. 
7.2 Thực hành giải bài tập sách giáo khoa 
Bài tập 1, 4a, trang 7 sách giáo khoa Hình học 10, NXB Giáo dục Việt nam. 
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 
Từ câu 1 đến câu 5, học sinh chọn một phương án phù hợp trong bốn phương án 
và viết kết quả(A, B, C hoặc D) vào ô trống 
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 
Câu 1. Cho hai điểm M, N phân biệt. Số vectơ có điểm đầu và điểm cuối là M 
hoặc N mà điểm đầu khác điểm cuối là 
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3 
Câu 2. Cho ba điểm A, B, C phân biệt. Số vectơ có điểm đầu và điểm cuối là A, B 
hoặc C mà điểm đầu khác điểm cuối là 
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 
Câu 3. Trong hình vẽ, vectơ cùng hướng với vectơ AB là 
Trang 17 
A. CD B. EF C. GH D. IJ 
Câu 4. Trong hình vẽ, vectơ ngược hướng với véc tơ XY là 
A. AB . B. CD . C. EF GH 
Câu 5. Phát biểu nào sau đây phù hợp với hình vẽ bên? 
A. T và F là hai vectơ cùng hướng 
B. F và 2P là hai véc tơ cùng hướng 
C. T và 2P là hai vectơ cùng hướng 
D. F và T là hai vectơ ngược hướng 
Từ câu 6 đến câu 10, học sinh viết kết quả phù hợp vào ô trống. 
Câu 6. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Vectơ 
AB cùng hướng với hai vectơ nào có điểm đầu và điểm cuối là một trong cấc điểm 
A, B, C mà điểm đầu khác điểm cuối? 
Câu 7. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Vectơ 
AB cùng hướng với ba vectơ nào có điểm đầu và điểm cuối là một trong các điểm 
A, B, C mà điểm đầu khác điểm cuối? 
Câu 8. Cho tam giacs ABC. M, N và P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. 
Trong các vectơ , ,AB BC BM , số vectơ cùng hướng với vectơ NP là 
Trang 18 
Câu 9. Nếu ABCD là hình thang có hai đáy AB và CD thì vectơ cùng hướng với 
vectơ AB là 
Câu 10. Cho ABCD là tứ giác lồi. Số vectơ có điểm đầu và điểm cuối khác nhau 
và là một trong các đỉnh của tứ giác là 
2. Bài soạn các định nghĩa vectơ(Tiết 2) 
a) Mục tiêu 
Học xong bài này học sinh đạt được các yêu cầu sau: 
- Hiểu được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hai vectơ bằng nhau. 
- Hiểu được ý nghĩa vật lí của khái niệm hai vectơ băng nahu. 
- Hiểu được kiến thức: Cho trước điểm A và vectơ a , có duy nhất điểm B sao 
cho AB a 
- Hiểu được khái niệm vectơ – không. 
- Học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. 
b) Đồ dùng dạy học 
Bảng, phấn, phiếu học tập, tranh, ảnh, máy chiếu(nếu có), thước, dây không 
dãn, kéo cắt giấy. 
c) Hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Hoạt động 1. Hình thành khái niệm độ dài vectơ 
1.1. Học sinh hình thành khái niệm độ dài vectơ thong qua ví dụ sau 
Ví dụ 1. Có hai vận động viên điền kinh đang tiến về đích với vận tốc lần 
lượt là 15km/h; 16km/h. Hãy dựng các véc tơ để mô tả sự di chuyển của 
các vận động viên 
Học sinh thực hiện thao tác sau: 
Xác định hướng vầ độ lớn của lực 
Trang 19 
1.2. Hình thành kiến thức 
Độ dài vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ. 
Độ dài vecc tơ AB là độ dài đoạn AB. Kí hiệu AB AB 
1.3. Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh 
Thông qua các hoạt động, học sinh biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và 
khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc 
quan sát. Từ đó góp phần hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, 
năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống 
2. Hoạt động 2. Trải nghiệm hình thành khái niệm hai vectơ bằng nhau 
2.1. Học sinh trải nghiệm hình thành khái niệm hai vectơ bằng nhau thông qua 
ví dụ sau đây 
Ví dụ 2. a) Quan sát các hình vẽ sau và xác định tính cùng hướng hay ngược 
hứng, chỉ ra “độ lớn” của từng vectơ ttrong mỗi trường hợp: 
+ Một chiếc cân đang ở trạng thái cân bằng 
+ Một chiếc tàu kéo tàu bị nạn vào bờ với vận tốc 40km/h. 
b) Có nhận xét gì về hướng, độ lớn của các cặp vectơ trong từng trường 
hợp trên? 
Học sinh thực hiện các thao tác sau: 
+ Xác định hướng, độ lớn của các vectơ. 
Trang 20 
+ Nhận biết được các vectơ cùng hướng trong mỗi trường hợp. 
2.2. Hình thành kiến thức 
Hai vectơ ,a b được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng hướng và cùng độ 
lớn, kí hiệu a b . 
2.3. Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh 
Thông qua các hoạt động, học sinh biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng 
và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả việc 
quan sát. Từ đó góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề Toán học. 
3. Hoạt động 3. Cũng cố khái niệm hai vectơ bằng nhau 
Học sinh cũng cố khái niệm hai vectơ bằng 
nhau thông qua ví dụ sau 
Ví dụ 3. Cho hình bình hành ABCD, tâm O 
a) Tìm véc tơ bằng vectơ ,AB OB 
b) Các vectơ AD và BC có bằng nhau hay 
không? Vì sao? 
c) Chỉ ra các cặp vectơ bằng nhau khác các 
trường hợp câu a và b 
Ví dụ 4. Cho trước vectơ a và điểm O, xác định điểm A sao cho OA a 
4. Hoạt động 4. Vận dụng khái niệm hai véc tơ bằng nhau 
Ví dụ 4. Quan sát các hình ảnh sau. 
a) Hình ảnh hai chiếc xe kéo nhau đang di chuyển trên một đường thẳng 
theo phương ngang từ phải qua trái với cùng vận tốc 30km/h. Hãy vẽ hai 
vectơ biểu diễn chuyển động của hai xe đó. Hai vectơ đó có bằng nhau 
hay không? Vì sao? 
Trang 21 
b) Hình ảnh ba vận động viên bơi lội trong một cuộc thi bơi 500m, vận 
động viên A và C đang bơi với cùng vận tốc 7km/h. Vận động viên B 
đang bơi với vận tốc 7.2km/h. Em hãy dựng các vectơ biểu diễn chuyển 
động của các vận động viên. Chỉ ra các vectơ bằng nhau. Giải thích 
c) Hình ảnh một chiếc ròng rọc có các dây song song với nhau, người ta 
tác dụng một lực kéo theo phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên với độ 
lớn 30N vào đầu A nhằm nâng vật ở đầu C. Giả sử mọi điểm trên dây 
của ròng rọc có độ lớn như nhau. Hãy vẽ các vectơ biểu diễn lực tác 
dụng vào các điểm A, B, C. Chỉ ra các vectơ bằng nhau. 
Học sinh thực hiện thao tác sau: 
+ Vẽ các vectơ biểu thị cho từng tình huống. 
+ Chỉ ra các vectơ bằng nhau. 
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh 
Thông qua các hoạt động, học sinh biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng 
và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của 
việc quan sát. Từ đó góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề Toán 
học. 
5. Hoạt động 5. Hình thành khái niệm vectơ – không 
5.1. Học sinh nhận biết vectơ – không thông qua ví dụ sau 
Ví dụ 5. Xét véc tơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Tính độ dài 
vectơ đó. 
Học sinh thực hiện thao tác: Xác định độ dài vectơ. 
5.2. Hình thành kiến thức 
Vectơ – không là véc tơ có điểm đầu trùng với điểm cuối. Kí hiệu 0 
Ví dụ: 0AA BB CC   
6. Hoạt động 6. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
6.1. Học sinh ôn tập nội dung bài học và trả lời các câu hỏi sau 
Trang 22 
+ Bài học hôm nay được học thêm được điều gì? 
+ Em hãy tìm những ví dụ trong cuộc sống hàng ngày mà có thể giải thích 
được bằng cách vận dụng kiến thức của bài học. 
6.2. Thực hành giải bài tập sách giáo khoa 
Bài tập 2, 3, trang 7 sách giáo khoa Hình học 10, NXB Giáo dục Việt Nam 
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 
Từ câu 1 đến câu 5, học sinh chọn một phương án phù hợp trong bốn 
phương án và viết kết quả (A, B, C hoặc D) vào ô trống 
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 
Câu 1. Cho đoạn thẳng AB và I là trung điểm của đoạn thẳng này. Vectơ AI 
bằng vectơ nào trong các vectơ sau đây? 
A. IA . B. BI . C. AB . D. IB . 
Câu 2. Cho hình bình hành ABCD. Vectơ AB bằng vectơ nào trong các vectơ 
sau đây? 
A. CD . B. AC . C. DC . D. AD . 
Câu 3. Cho tam giác ABC. D, E, F lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. 
Vectơ EF bằng vectơ nào trong các vectơ sau đây? 
A. AD . B. DA . C. DB . D. AD . 
Câu 4. Cho đoạn thẳng AB. Số vectơ – không có điểm đầu hoặc điểm cuối là 
một trong hai điểm A, B là 
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. 
Câu 5. Cho tam giác ABC. Vectơ AA bằng vectơ nào trong các vectơ sau? 
A. AB . B. AC . C. BC . D. CC 
Câu 6. Cho ABCD là hình bình hành, AC cắt BD tại O. Vectơ OB bằng vectơ 
Câu 7. Trong hình vẽ bên, hai đường tròn 
 (O) và (O’) Bằng nhau và không có 
 điểm chung, MM’ là tiếp tuyến 
Chung của hai đường tròn. 
Vectơ 'OO bằng vectơ 
O O’ 
M M’ 
Trang 23 
Câu 8. Cho đoạn thẳng AB và điểm O là trung điểm của đoạn thẳng này. Sô 
cặp vectơ bằng nhau có điểm đầu và điểm cuối là một trong ba điểm A, O, B là 
Câu 9. Cho ABCD là hình bình hành. Số cặp vectơ bằng nhau có điểm đầu và 
điểm cuối là một trong bốn đỉnh của hình bình hành là 
Câu 10. Cho tư giác ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, 
BC, CD, DA. Vectơ MN bằng vectơ 
Trang 24 
d) Kết quả thực hiện. 
Kết quả khi cho học sinh hai lớp làm 2 bài kiểm tra được cho dưới bảng thống 
kê tần số, tần suất bảng 1 và biểu đồ 1 sau: 
Bảng 1 
Điểm số 
(Thang điểm 
10) 
Lớp 10A1 
Lớp 10A5 
Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) 
[1;5) 2 5 9 23,09 
[5;7) 15 37,5 18 46,15 
[7;9) 16 40 10 25,64 
[9;10] 7 17,5 2 5,12 
Tổng 40 (HS) 100 34(HS) 100 
Biểu đồ 1 
Nhìn vào biểu đồ 1, ta thấy: 
+ Số điểm dưới năm của lớp 10A1 ít hơn nhiều so với lớp 10A5. 
+ Mức điểm từ năm trở lên thì 10A1 lại cao hơn 10A5. 
Ngoài bài kiểm tra để so sánh nhận thức của 2 lớp trên tác giả còn khảo sát mức độ 
hứng thú của học sinh sau khi học phần này ở lớp 10A1 và so sánh với kết quả của 
lớp đó trước khi áp dụng SKKN này. Kết quả như sau: 
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
[1;5) [5;7) [7;9) [9;10)
Lớp 10A1
Lớp 10A5
Trang 25 
Bảng 2 
Mức độ hứng thú Rất thích Thích Bình thường Không thích 
Trước khi áp dụng SKKN 1 (2,5%) 3(7,5%) 10(25%) 26(65%) 
Sau khi áp dụng SKKN 8(20%) 16(40%) 11(27,5%) 5(12,5%) 
Biểu đồ 2 
Nhận xét: Qua 2 ví dụ trên ta thấy sau khi áp dụng các giải pháp vào dạy lớp10A1 
chúng ta có được kết quả học tập cũng như hứng thú học tập của các em đã tăng 
lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của SKKN đem lại là rất lớn. 
C. KẾT LUẬN 
I. Những vấn đề quan trọng được đề cập trong Sáng kiến kinh nghiệm. 
– Trong Sáng kiến kinh nghiệm này, tác giả đã bàn tới thực trạng và những nội 
dung cần thiết trong việc dạy học theo theo định hướng phát triển năng lực của 
người học đối với các bài các định nghĩa vectơ, chương 1, hình học 10 tại trường 
THPT Quỳnh lưu 3 
– Vấn đề dạy học bài các định nghĩa vectơ, chương 1, hình học 10 nói riêng và 
Toán học THPT nói chung cần phải thay đổi theo định hướng phát triển năng lực 
của người học. Có như vậy, việc dạy học Toán mới thực sự theo hướng đổi mới 
phương pháp dạy học của ngành. 
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
Rất thích Thích Bình thường Không thích
Trước
Sau
Trang 26 
– Dạy học bài các định nghĩa vectơ, chương 1, hình học 10 theo định hướng phát 
triển năng lực của người học cần tập trung vào những nội dung: Các phương pháp 
dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Qua việc 
áp dụng những nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này, tác giả thấy học sinh đã 
bước đầu có được những năng lực cần thiết mà môn học hướng tới như: Năng lực 
giải quyết vấn đề trong việc học tập và đời sống. 
– Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của 
người học là yêu cầu tất yếu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 
Đây là vấn đề mà tác giả tiếp tục nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả hơn trong 
những năm học tiếp theo. 
II. Kiến nghị. 
 – Với Sở Giáo dục và Đào tạo, cần tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương 
pháp dạy học nhất là việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát 
triển năng lực của người học. 
– Với lãnh đạo nhà trường, tạo điều kiện cho tổ chuyên môn tổ chức những Hội 
thảo về việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng 
lực của người học . 
– Với tổ chuyên môn, tham mưu cho lãnh đạo nhà trường để trang bị những tài liệu 
liên quan đến việc nội dung trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn toán, NXB Đại học sư phạm. 
2. Đỗ Đức Thái(Chủ biên), Dạy học phát triển Năng lực môn Toán trung học 
phổ thông, NXB Đại học sư phạm 
3. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể(07/2017) 
4. G. Polya, Toán học và những suy luận có lí, NXB Giáo dục. 
5. Nguyễn Bá Kim - Vũ Dương Thụy (1992), Phương pháp dạy học môn toán, 
NXB Giáo dục 1992. 
6. Trần Văn Hạo –Nguyễn Mộng Hy (chủ biên), Hình học 10, NXB Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de.pdf
Sáng Kiến Liên Quan