Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật lớp 5

Mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Với môn học này học sinh sẽ biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp, từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mĩ thuật cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mỹ.

 Là môn học nghệ thuật nên Mĩ thuật đòi hỏi ở học sinh ý thức làm việc cá nhân, độc lập và sáng tạo. “Mỗi học sinh sẽ là một nghệ sĩ nếu như giáo viên biết khai thác, động viên và phát huy tính sáng tạo riêng của các em”. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt, tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

 Dạy đã khó, dạy mĩ thuật lại càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì thông qua cái đẹp để giáo dục tình cảm con người, tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, cuộc sống, từ đó giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, thưởng thức cái đẹp, tạo ra cái đẹp và vận dụng nó vào cuộc sống hằng ngày.

 Việc đổi mới chương trình phổ thông và thay sách giáo khoa mới là phù hợp với xu thế thời đại, với yêu cầu mới của nền giáo dục nước ta. Vấn đề này đặt ra yêu cầu thiết thực về đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên đổi mới cách dạy - học sinh đổi mới cách học. Việc đổi mới cách dạy của giáo viên phải làm sao để học sinh yêu thích môn học.

 Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Mĩ thuật nói chung và vẽ tranh nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Học sinh tiểu học nhìn chung rất ham vẽ nhưng các em vẫn thường vẽ theo một lối suy nghĩ chung, chưa phong phú, chưa sáng tạo, chưa có sự đặc sắc riêng của từng em. Điều này ảnh hưởng đến việc nhận thức thẩm mĩ của các em, khiến các em không tự tin vào khả năng thẩm mĩ vốn có của mình.

 Các em phát triển tư duy, óc sáng tạo của mình bằng chính sự tưởng tượng phong phú, nhớ lại những gì đã quan sát, đã được tham gia, để rồi tái tạo lại bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc để có được những hình ảnh về cảnh đẹp quê hương, đất nước, cảnh sinh hoạt, lao động, vui chơi, vẽ nên những bức tranh đẹp của chính tâm hồn các em. Vì vậy, có hứng thú sẽ giúp cho các em đạt được những bài vẽ có sự sáng tạo của riêng em, giúp em nói lên tình cảm của riêng mình, không lặp lại, không sáo rỗng,

 Có hứng thú em mới ham mê thực sự và thực sự yêu thích với bức tranh- tác phẩm của mình và bức tranh ấy mới thực sự có giá trị thẩm mĩ cao, thực sự có hồn, có cảm xúc của người vẽ tranh.

 Song thực tế việc dạy và học bộ môn Mĩ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có một nguyên nhân khiến giáo viên Mĩ thuật băn khoăn nhất là về mặt nhận thức. Rất nhiều người cho rằng Mĩ thuật là môn học phụ, học cũng được mà không học cũng chẳng sao cho nên thường có tư tưởng coi nhẹ. Chính tư tưởng coi nhẹ của bố mẹ ảnh hưởng nhiều đến các em học sinh.

 Trước tình hình và chất lượng giảng dạy như vậy cùng với sự chỉ đạo sát sao, đòi hỏi ngày càng cao của Sở giáo dục và Phòng giáo dục về việc nâng cao chất lượng bộ môn, bản thân tôi đã nhận thức được một cách sâu sắc: Phải học hỏi, tìm tòi để có được một phương pháp dạy phù hợp, đạt kết quả cao nhất.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3749 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết. Vì vậy tôi đó mạnh dạn tiến hành thêm một số hoạt động mới mẻ, hấp dẫn nhằm tạo hứng thú cho các em với giờ học vẽ tranh. Với sự phân phối chương trình như hiện nay ngoài một tiết mĩ thuật chính khóa, các em cũng được học thêm một tiết tăng cường. Cùng với tiết học tăng cường mĩ thuật đó mà tôi có thể vận dụng một số phương pháp và có thể nói là rất hiệu quả:
* Tổ chức trò chơi đơn giản:
 -Mục đích: tạo hứng thú và kích thích được học sinh tích cực hoạt động để giúp các em có tinh thần sảng khoái trước khi bước vào bài học mới.
 -Yêu cầu: tôi yêu cầu các em quan sát kĩ hình dáng của các bạn khi chơi để từ đó các em sẽ hình dung được hình dáng của nhân vật khi tham gia các trò chơi: đá cầu, nhảy dây
 Sau khi học sinh quan sát xong tôi đặt câu hỏi: 
? Hình dáng của các nhân vật khi chơi nhảy dây như thế nào?
? Hình dáng của các nhân vật khi chơi đá cầu như thế nào
? Các dáng có thay đổi không.
 Có thể nói qua đây bài vẽ của các em sẽ có nhiều dáng sống động hơn, bài vẽ sẽ đạt kết quả cao hơn.
* Tổ chức vẽ ngoài trời Ví dụ: Vẽ tranh phong cảnh
 Tôi đã bố trí các em đứng ở các góc độ khác nhau, tập quan sát phong cảnh của trường, phong cảnh lớp học. Đặc biệt tôi hướng dẫn các em tập cắt cảnh hoặc thêm, bớt để cho bức tranh đạt kết quả cao hơn.
Giải pháp 4: Phối hợp tốt các phương pháp tạo giờ học nhẹ nhàng hiệu quả.
 Như chúng ta đó biết hệ thống các phương pháp dạy học đó được cung cấp đầy đủ trong môn giáo dục ở trường sư phạm. Nhưng những phương pháp đó áp dụng vào các môn học như thế nào cũng tùy thuộc vào đặc thù của từng môn học.
 Để có hiệu quả tốt trong giờ giảng nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng, người giáo viên phải nắm vững hệ thống các phương pháp và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để làm sao phát huy được tính tích cực của người học. Đó là sự vận dụng, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp:
 	4.1: Phương pháp trực quan: 
 Đây là một phương pháp rất quan trọng trong mỹ thuật vì mĩ thuật là nghệ thuật của thị giác. Do vậy trong giờ học Mĩ thuật nói chung và phân môn “vẽ tranh” nói riêng tôi rất đề cao tính quan trọng của phương pháp này. Giờ học nào tôi cũng chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với mục tiêu của bài dạy. Do đó các em rất hào hứng và thích thú khi đến giờ học Mĩ thuật.
Ví dụ: Chủ đề Trang phục yêu thích:
4.2: Phương pháp đàm thoại:
 Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp này rất cần thiết khi học sinh vẽ tranh.
 Sau khi hướng dẫn cách vẽ, tôi có thể nói chuyện với các em về đề tài nhất định để các em lựa chọn nội dung chủ đề mà các em thích nhất. Giáo viên có thể đặt câu hỏi để các em suy nghĩ.
 Ví dụ: Chủ đề vẽ tranh Vui chơi trong mùa hè, tôi hỏi:
 - Mùa hè con thường chơi những trò chơi gì?
 - Con sẽ chọn nội dung gì để vẽ?
 - Với nội dung đã chọn, con sẽ vẽ những hình ảnh gì?
Ví dụ: Vẽ tranh chủ đề “Trường em”
- Quang cảnh trường em trong giờ học như thế nào?
- Quang cảnh trường em trong giờ ra chơi như thế nào?
 Từ đó các em sẽ kể lại những gì quan sát được và giáo viên góp ý để các em lựa chọn hình ảnh trong tranh. Việc này, giúp các em định hướng được những chủ đề mà các em sẽ vẽ.
 Nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên dạy Mĩ thuật là sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để hướng dẫn học sinh phối hợp hành động bên ngoài và suy nghĩ bên trong, giúp các em thể hiện được bài vẽ và phát triển được khả năng sáng tạo. 
 	4.3: Phương pháp quan sát: 
 Phương pháp này không chỉ sử dụng trong giờ học vẽ tranh mà cần hình thành ở các em thói quen biết quan sát nói chung, trong mọi hoạt động, diễn biến của cảnh vật, con người xung quanh các em. Thói quen quan sát sẽ làm giàu vốn biểu tượng và vốn sống của các em, đó cũng chính là tiền đề cho việc “vẽ tranh’’ được phong phú và sinh động.
 Vậy cần quan sát cái gì, và quan sát như thế nào? Đó là điều mà tôi thường quan tâm và hướng dẫn các em.
 Ví dụ: Để chuẩn bị cho chủ đề “cuộc sống quanh em” tôi đó yêu cầu các em về nhà quan sát và lựa chọn nội dung mình thích: các vấn đề đang diễn ra xung quanh, hoạt động hằng ngày của em, con vật, thiên nhiên, môi trường em ở,....
 Ví dụ: Để chuẩn bị cho chủ đề Vẽ tranh phong cảnh tôi yêu cầu các em quan sát danh lam, thắng cảnh, công trình văn hóa của địa phương mình hay những cảnh mà các em yêu thích như cây đa, bến nước, con đò
4.4: Phương pháp thực hành - luyện tập:
 Đây là một phương pháp rất quan trọng trong dạy Mĩ thuật bởi vì nếu có lý thuyết mà không có thực hành thì không thể đạt kết quả tốt trong môn học này. Khi học sinh thực hành bài vẽ chính là lúc các em phối hợp giữa hành động và bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận của các em về thế giới xung quanh. Sự bộc lộ đó sẽ được thể hiện một cách dễ dàng nếu như các em có kỹ năng một cách thuần thục. Xa - Cu - Li - Na nhà tâm lý học người Nga cho rằng : “hành động tạo hình chỉ có tính chất sáng tạo khi sự cảm thụ thẩm mĩ được phát triển và trẻ đó nắm được nhiều kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để thể hiện bức vẽ”.
 Như vậy, nếu không có thực hành luyện tập thì không thể hình thành kỹ năng, kỹ xảo cần thiết và sự hướng dẫn của giáo viên trong khi thực hành là vô cùng quan trọng. Khi thực hành, tôi đến từng em để hướng dẫn các em cách bố cục, cách sử dụng màu và cách thể hiện hình tượng với các đặc điểm nổi bật của chúng trên cơ sở bài vẽ cụ thể của các em. Tôi cũng luôn quan tâm tới các đối tượng học sinh. Đối với các học sinh có năng khiếu tôi yêu cầu các em cao hơn về cách bố cục, hình dáng, màu sắc. Nhưng đối với học sinh không có năng khiếu tôi chỉ yêu cầu các em hoàn thành bài vẽ ở mức độ trung bình.
Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:
 Hiện nay với thời đại bùng nổ về khoa học kĩ thuật, nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại ra đời nhằm phục vụ cho cuộc sống và lợi ích của con người. Trong giáo dục ở nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người tổ chức các hoạt động cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức của bài học. Chính vì vậy sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra những khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả của khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học. Thông qua đó học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách tích cực trọn vẹn và đầy đủ hơn.
 Một trong những phương tiện dạy học có thể phát huy được hiệu quả trong giảng dạy phân môn vẽ tranh chính là sử dụng công nghệ thông tin thông qua những Bản trình diễn điện tử hay còn gọi là “Giáo án điện tử”. 
 Theo phương pháp dạy học truyền thống thì nội dung kiến thức trong bài dạy mà giáo viên cung cấp cho học sinh chỉ thông qua kênh chữ trong SGK , lời giảng của giáo viên và một số tranh ảnh. Nhưng nếu giáo viên sử dụng giáo án điện tử thì không những tất cả các tranh ảnh trong SGK được phóng to lên mà còn có thể sưu tầm thêm một số thông tin ngoài SGK để hỗ trợ cho nội dung bài giảng nhất là những thông tin có tính thời sự. Việc sử dụng những đoạn băng video với những hình ảnh sống động, âm thanh hấp dẫn giúp học sinh tập trung , hứng thú, say mê học tập làm cho giờ học không đơn điệu mà đạt hiệu quả cao . 
 Sau đây tôi xin minh họa qua một số bài dạy cụ thể mà tôi đã áp dụng thành công ở trường tôi: 
* Chủ đề Vẽ con vật :
 Tôi cho các em xem đoạn phim về các con vật (tuỳ thuộc yêu cầu ở từng khối lớp mà cho các em xem con vật gì), từ đó các em nắm được đặc điểm, hình dáng, các hoạt động của con vật để bài vẽ được sinh động hơn.
* Với chủ đề “Ngày Tết, Lễ hội, mùa xuân” :
 Trong phần minh họa cách vẽ tôi dùng phần mềm flash để minh họa trên máy, các em rất thích và nhớ rất lâu cách vẽ: 
 Ngoài ra, trong các bài vẽ tranh sử dụng giáo án điện tử, tôi thường minh hoạ cùng lúc nhiều cách sắp xếp hình vẽ và tranh tham khảo, nội dung cần nhận xét trên máy, các em vừa dễ quan sát, vừa tiết kiệm được thời gian để các em thực hành. 
III. HIỆU QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN “Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật lớp5 ”
 Với các giải pháp này, cá nhân tôi nhận thấy rằng: Phương pháp học mới đã tạo cơ hội cho học sinh phát triển tối đa khả năng tự lĩnh hội kiến thức. Thông qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề, các em tạo được nhiều sản phẩm đáng yêu và đẹp mắt. 
*Kết quả khảo sát cuối năm học 2017- 2018
Lớp
Tổng số
học sinh
Tranh vẽ có nét sáng tạo.
Vẽ rập khuôn, sao chép...
Hoàn thành bài tại lớp
Chưa hoàn thành bài tại lớp
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
5 A
35
35
100
0
0
35
100
0
0
5 B
37
34
91,9
03
8,1
36
97,3
1
2,7
5 C
36
36
100
0
0
36
100
0
0
5 D
38
37
97,4
01
2,6
36
94,7
2
5,3
5 E
36
36
100
0
0
36
100
0
0
5G
35
35
100
0
0
34
97,1
1
2,9
5H
33
32
97
01
13
33
100
0
0
Tổng
250
245
98
05
2
246
98,4
4
1,6
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
VỀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH BÀI VẼ TRANH THEO CHỦ ĐỀ
Thời điểm cuối năm học 2017 - 2018
Khối lớp
Sĩ số
Cuối năm học 2016 -2017
Cuối năm học 2017 - 2018
Hoàn thành tốt
Tỉ lệ
%
Hoàn thành
Tỉ lệ
%
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
%
Hoàn thành tốt
Tỉ lệ
%
Hoàn thành
Tỉ lệ
%
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
%
5 A
35
9
25,7
26
74,3
0
0
22
62,9
13
37,1
0
0
5 B
37
10
27
27
73
0
0
19
51,4
18
48,6
0
0
5 C
36
11
30,5
25
69,5
0
0
25
69,4
11
30,6
0
0
5 D
38
13
34,2
25
65,8
0
0
23
60,5
15
39,5
0
0
5 E
36
10
28
26
72
0
0
21
58,3
15
41,7
0
0
5G
35
11
31,4
24
68,6
0
0
19
54,3
16
45,7
0
0
5H
33
10
30,3
23
69,7
0
0
20
60,6
13
39,4
0
0
Tổng
250
74
29,6
176
70,4
0
0
149
59,6
101
40,4
0
0
Đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm tôi thấy việc áp dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong hoạt động vẽ tranh theo chủ đề đã mang lại hiệu quả và đạt được kết quả cao. Hầu hết các em thích vẽ, trở nên tự tin, tích cực học tập, khả năng sáng tạo cá nhân được phát huy và trở thành niềm đam mê vẽ trong các em. Được thể hiện qua các cuộc thi vẽ tranh do các cấp tổ chức, nhiều học sinh của trường đã đạt giải cao như:
STT
Họ và tên HS
Lớp
Cuộc thi cấp Quốc gia
Đạt giải
Năm học
Ghi chú
1
Phạm Thành Nam
2B
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2017
Honda
2016 -2017
2
Vũ Phạm Minh Hoàng
2B
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2017
Khuyến khích
3
Vũ Đức Hoàn
5B
Cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước lần thứ 7
Nhất
2017 -2018
4
Nguyễn Trung Kiên
4D
Cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước lần thứ 7
Nhì
5
Phạm Thành Nam
4B
Cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước lần thứ 7
Ba
6
Nguyễn Thái Hoàng
1A
Cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước lần thứ 7
Khuyến khích
7
Nguyễn Hà Linh
5H
Vẽ tranh: " Vì môi trường tương lai" lần thứ I
Ba
 2018 -2019 
8
Nguyễn Hà Anh
2E
Vẽ tranh: " Vì môi trường tương lai" lần thứ I
Khuyến khích
9
Phạm Thành Nam
4B
Vẽ tranh: " Vì môi trường tương lai" lần thứ I
Khuyến khích
10
Phạm Thành Nam
4B
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018
Ba
 2018 -2019
11
Trịnh Thị Vân Anh
4B
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018
Ba
12
Trần Hồng Phúc
4C
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018
Ba
13
Phạm Quế Chi
4B
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018
Khuyến khích
14
Lê Vũ Hưng
4C
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018
Khuyến khích
15
Quách Ngọc Hải Lâm
4A
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018
Khuyến khích
16
Bùi Thảo Hiền
5C
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018
Khuyến khích
17
Phạm Khánh Phương
5G
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018
Khuyến khích
18
Lê Phương Anh
5E
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018
Khuyến khích
 2018 -2019
19
Trịnh Xuân Khánh
1B
Cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước lần thứ 8
Nhất
2018 -2019
Tranh gửi dự thi quốc tế
20
Tống Lâm Bảo Ngọc
4B
Cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước lần thứ 8
Ba
 2018 -2019
21
Ninh Đức Dũng
1H
Cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước lần thứ 8
Ba
22
Phạm Thành Nam
4B
Cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước lần thứ 8
Khuyến khích
23
Vũ Hoàng Hải
1B
Cuộc thi Vẽ chiếc ô tô mơ ước lần thứ 8
Khuyến khích
24
Đặng Minh Nguyên
5D
Cuộc thi Mĩ thuật thiếu nhi “ Cảm xúc trong em”
Top 60
2018 - 2019
25
Lê Thanh Mai
5H
Cuộc thi Mĩ thuật thiếu nhi “ Cảm xúc trong em”
Top 60
2018 - 2019
Ngoài những thành tích cấp quốc gia đã được, trong ngày hội giao lưu các câu lạc bộ Mĩ thuật năm học 2018 – 2019 trường Tiểu học Trần Phú có 10 HS tham gia đạt 7 giải, trong đó có 2 giải nhất, 4 giải ba và 1 giải khuyến khích.
Với thành tích có học sinh đạt giải Ba cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ do công ty Honda phối hợp với Vụ tiểu học – Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức. Nhà trường đã được trao phần thưởng bằng hiện vật trị giá 40 triệu đồng.
Về phía Giáo viên: Bản thân tôi ngày càng vững vàng hơn trong việc giảng dạy bộ môn Mỹ thuật. Không chỉ giới hạn trong các giờ dạy ở trên lớp, tôi còn tích cực cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào vẽ tranh ở trường, thành phố và các cấp tổ chức. Chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao, được sự yêu mến của học sinh, sự tín nhiệm của phụ huynh và các đồng nghiệp. Tích cực tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, năm học 2016 – 2017 đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố. Năm học 2017 - 2018 đạt chứng nhận giáo viên giỏi cấp Tỉnh, được UBND Tỉnh tặng bằng khen.
Điều kiện và khả năng áp dụng: 
 Để có được thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng học tập, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có lòng say mê nghề nghiệp và sự phấn đấu bền bỉ. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ.
 - Ngoài ra phải có trình độ chuyên môn vững vàng, biết định hướng các hoạt động học tập cho học sinh trong mỗi giờ dạy để phát huy tích cực học tập của các em.
 - Giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy trong sách giáo khoa và tham khảo kế hoạch bài dạy trong sách giáo viên, để thiết kế bài giảng của mình cho chu đáo. Bài soạn càng tỉ mỉ, cẩn thận, giáo viên sẽ càng tự tin hơn khi lên lớp.
 - Biết sử dụng phối hợp linh hoạt sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức tổ chức dạy học, lựa chọn được trò chơi học tập phù hợp tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Chuẩn bị ĐDDH phong phú, đa dạng, sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học, phân loại tranh, các vật mẫu, đồ vật thật. Khuyến khích HS tự làm đồ dùng.
- Tổ chức cho HS đi tham quan, dã ngoại ngắm phong cảnh thật, tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam 
- Lập kế hoạch tổ chức cho các em vẽ tranh vào những dịp ngoại khoá, nhất là hướng dẫn các em vẽ ngoài trời, vẽ kí hoạ phong cảnh, con người mà các em ghi nhận được nhằm nâng cao tính độc lập sáng tạo trong các tiết học.
- Chú trọng phương pháp đặc trưng của từng bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp trong các tiết dạy. Thường xuyên sử dụng hoạt động thảo luận nhóm để tiết dạy sinh động phong phú hơn
- Tổ chức các trò chơi trước và sau khi dạy. 
- Giúp đỡ các em vẽ tranh minh hoạ phục vụ học tập các môn học khác. Thường xuyên tổ chức triển lãm tranh của các em để chọn một số tranh đẹp tham ra triển lãm trong trường và với các trường khác. Song song với triển lãm tranh là các hoạt động tìm hiểu về hội hoạ, tìm hiểu về tranh thiếu nhi. Động viên các em bằng các giải thưởng là: những hộp màu, những tập tranh, những quyển truyện giới thiệu về các danh hoạ, về quê hương đất nướcnhằm khuyến khích, động viên các em học tập tốt hơn bộ môn Mĩ thuật.
	C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
 Ngày nay, cuộc sống của con người ngày càng phát triển và Mĩ thuật cũng đã và đang đi vào từng góc cạnh của đời sống con người. Chính vì thế mà môn Mĩ thuật được đưa vào chương trình Tiểu học nhằm định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho các em, giúp các em thấy được cái đẹp trong cuộc sống và vận dụng, phát huy những gì học được để sáng tạo ra cái đẹp phục vụ cho bản thân và xã hội.
Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy trong những năm học qua , tôi luôn xác định được mục tiêu giáo dục ở trường tiểu học là: Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Biết phối kết hợp các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học đúng bài đúng lúc để nhằm hấp dẫn và lôi cuốn học sinh vào các hoạt động một cách nhịp nhàng, giúp học sinh tiếp thu bài chủ động, sáng tạo, có hiệu qủa. Đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò của môn học giáo dục thẩm mĩ. Vận dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh qua phân môn vẽ tranh nói riêng, môn Mĩ thuật nói chung.
 2. KIẾN NGHỊ:
Muốn đảm bảo việc dạy và học tốt môn Mĩ thuật nói chung, tổ chức tốt hoạt động vẽ tranh theo chủ đề nói riêng, tôi có một số kiến nghị sau:
Về phía Sở giáo dục và đào tạo:
+ Đầu tư trang thiết bị, CSVC cho các trường để đồ dùng, trang thiết bị ngày càng phong phú, đa dạng phục vụ cho công tác dạy và học đạt kết quả cao.
+ Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đối với giáo viên, nhất là giáo viên bộ môn Mĩ thuật để giáo viên có thêm động lực phấn đấu, cống hiến cho ngành nhiều hơn. 
+ Mở nhiều hội thảo, chuyên đề cho giáo viên Mĩ thuật được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn.
Về phía Phòng giáo dục: Đầu tư thêm các đầu sách tham khảo cho giáo viên để giáo viên có điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Về phía nhà trường: 
+ Phải có phòng học riêng dành cho Mĩ thuật ( phải rộng và phải đảm bảo hệ thống ánh sáng đầy đủ, tranh bị các thiết bị dạy học hiện đại như: máy chiếu, màn hình ti vi, loa đài... ) 
+ Các đồ dùng dạy học phải phong phú đáp ứng được nhu cầu trực quan, quan sát trên tiết học: khối hình thạch cao, tượng chân dung, mẫu vật,... để HS thực hành tốt hơn. 
Về phía học sinh: Giấy vẽ ( A3, A4 ) đóng lại thành tập cho những bài vẽ xong, dụng cụ vẽ phải đầy đủ ( màu, chì, tẩy,)
Như vậy sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học của môn Mĩ thuật, đồng thời phát triển tối đa được tính sáng tạo của học sinh trong môn học và đạt kết quả cao trong học tập. 
 Trên đây là những giải pháp của tôi nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo thông qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để bản thân tôi ngày càng vững vàng và hoàn thiện. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Tam Điệp, ngày 25 tháng 4 năm 2019
Người viết sáng kiến
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh cô và trò trong các cuộc thi:
Học sinh Trường Tiểu học Trần Phú – TP Tam Điệp 
Nhận Giải cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ năm 2017
Đoàn Ninh Bình chụp ảnh lưu niệm tại lễ trao giải 
thi ý tưởng trẻ thơ tháng 8/ 2017
Cả đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng ông Nguyễn Đức Hữu – Phó vụ trưởng phụ trách, 
Vụ Giáo dục Tiểu học và Ông Toru Kinoshita, Tổng Giám đốc công ty toyota tại lễ trao giải năm 2017
Ông Nguyễn Đức Hữu – Phó vụ trưởng phụ trách,
Vụ Giáo dục Tiểu học trao giải nhất cho em Vũ Đức Hoàn lớp 5B – Tiểu học Trần Phú
Em Nguyễn Trung Kiên – lớp 3D – TH Trần Phú nhận giải Nhì
Em Phạm Thành Nam lớp 2B nhận giải ba
Nhóm học sinh: Phạm Thành Nam, Trịnh Vân Anh, Trần Hồng Phúc lớp 4 TH Trần Phú
nhận giải ba Ý tưởng trẻ thơ 2018
	Đại diện công ty Honda trao giấy chứng nhận, cúp lưu niệm cho nhóm HS đạt giải ba, khuyến khích 
Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2018 và trao phần thưởng 40 triệu đồng bằng hiện vật cho trường TH Trần Phú 
Ông Phạm Thanh Toàn, PGD Sở GD - ĐT NB và bà Phạm Thị Tuất - Trưởng phòng GD Tiểu học - Sở GD - ĐT NB chụp ảnh lưu niệm cùng BTC và các thí sinh đoạt giải cuộc thi Vẽ tranh quốc tế “ Vẽ chiếc ô tô mơ ước” 2018
Bà Phạm Thị Tuất – Trưởng phòng GD Tiểu học – Sở GD – ĐT NB chụp ảnh lưu niệm cùng BTC và các thí sinh đoạt giải cuộc thi Vẽ tranh quốc tế “ Vẽ chiếc ô tô mơ ước” 2018
Ông Nguyễn Văn Quyết Chuyên viên Vụ giáo dục Tiểu học - Bộ GD và ĐT chụp ảnh với đoàn NB
Ông Phan Việt Khuê trao giải nhất cho các thí sinh đạt giải nhất
Em: Trịnh Xuân Khánh lớp 1B – TH Trần Phú nhận giải cùng các bạn
Em Phạm Thành Nam – Lớp 4B nhận giải khuyến khích cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi 
“Vì môi trường tương lai” lần thứ nhất - 2018
Em Nguyễn Hà Linh nhận giải ba cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi 
“Vì môi trường tương lai” lần thứ nhất - 2018

File đính kèm:

  • docPGD TD Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật.doc
Sáng Kiến Liên Quan