Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học Sinh học 9

Dạy học trên cơ sở các hoạt động:

 Là định hướng đổi mới phương pháp dạy học của chương trình THCS mà cũng là đặt điểm nổi bật của cách dạy học mới so với cách dạy học theo các chương trình khác.

 Chương trình THCS xác định việc đổi mới là thay đổi vị trí, vai trò của hai nhân vật trung tâm trong nhà trường và định hướng đổi mới là đưa vai trò của học sinh lên vị trí trung tâm. Hoạt động của học sinh là hoạt động chính trong nhà trường. Điều cần lưu ý là: Đổi mới phương pháp dạy học không phải là phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới ở chỗ biết kết hợp, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp dạy- học và các phương pháp phải theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh. Khi vận dụng các phương pháp, cần chú ý nhiều hơn đến cách thức hoạt động của học sinh để tiếp nhận các tri thức sinh học, hình thành và phát triển các kỹ năng.

Ví dụ: Khi dạy bài “Thực hành- Quan sát hình thái nhiễm sắc thể”. Giáo viên hướng dẫn HS các thao tác quan sát tiêu bản cố định NST của một số loài thực vật, động vật trên kính hiển vi quang học; từ đó yêu cầu học sinh vẽ vào vở hình của NST quan sát được.

Hoạt động của học sinh trong giờ học rất phong phú: Đọc, nghe, nói, viết, thao tác thực hành. học sinh có thể tự đọc, thảo luận, đối thoại . Mỗi hoạt động phải được tổ chức một cách hợp lý nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Đó là một trong những đặc điểm lớn nhất của phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.

Muốn hướng học sinh vào các hoạt động tích cực giáo viên phải tạo ra “Những tình huống có vấn đề”. Trong quá trình học sinh tìm tòi tri thức và rèn luyện kỹ năng, giáo viên nêu những vấn đề trong bài học cần khám phá và hướng cho học sinh nhận thức đó là việc cần thiết phải làm. Đồng thời, từng bước giáo viên giúp học sinh thực hiện để giải quyết các vấn đề đó.

Ví dụ: khi dạy bài “Thường biến”. Giáo viên nêu vấn đề: Thường biến là gì?

Thường biến giống và khác đột biến như thế nào? Mức phản ứng là gì? Nó có ý nghĩa gì trong chăn nuôi và trồng trọt?. Trong cả tiết học giáo viên hướng cho học sinh xoay quanh giải quyết các vấn đề đó.

Để lôi cuốn học sinh vào quá trình tìm tòi, khám phá khoa học giáo viên có thể có những gợi ý ban đầu hoặc cho học sinh tự đặt ra những câu hỏi cần thiết phải giải đáp. Sau đó học sinh lần lượt giải quyết từng vấn đề. Cuối cùng giáo viên chốt lại những nội dung chính của bài học.

Hoạt động của học sinh trong học tập có 4 dạng bản:

- Hoạt động để chuẩn bị bài mới.

- Hoạt động nhằm tiếp thu kiến thức mới.

- Hoạt động nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành hoặc nhằm củng cố và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo.

- Hoạt động nhằm kiểm tra- đánh giá tri thức, kỹ năng.

* Học luôn luôn gắn với hành:

 Luyện tập là khâu quan trọng nhất trong giáo dục nói chung và bộ môn sinh học nói riêng. Nó được thể hiện liên tục trong quy trình dạy và học trên lớp.

Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh làm những bài tập của kiến thức đã học.

Tạo tiền đề xuất phát: Tái hiện những kiến thức đã biết liên quan đến bài học mới, tìm mối liên hệ giữa chúng.

Ví dụ: Khi dạy bài “Thực hành- quan sát và lắp mô hình ADN” trước khi tiến hành thực hành giáo viên cần cho học sinh tái hiện những kiến thức đã biết bằng cách nêu một số câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời: ? Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN?; Mô tả cấu trúc không gian của ADN?.

Hình thành bài học: Giáo viên gợi mở để giúp học sinh tìm ra những khía cạnh mới của kiến thức hoặc học sinh tự tìm ra thông qua việc tìm hiểu độc lập của các em.

Luyện tập: Khâu này thể hiện việc thực hành rõ nét nhất giáo viên cho học sinh làm những bài tập, trả lời những câu hỏi trong SGK hoặc làm những bài tập trắc nghiệm nhỏ do giáo viên ra đề.

Hướng dẫn học ở nhà: Học sinh làm một số bài tập ở nhà để củng cố kiến thức.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----- & ----
 Tên đề tài:
“ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
TRONG GIỜ HỌC SINH HỌC 9”
Quảng Bình, tháng 4 năm 2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----- & ----
 Tên đề tài:
“ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
 TRONG GIỜ HỌC SINH HỌC 9”
 Họ và tên : HOÀNG THỊ MÙI
 Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn 
 Đơn vị công tác: Trường THCS Liên Thủy
Quảng Bình, tháng 4 năm 2020
1. Phần mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
 Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước đòi hỏi phải đổi mới Giáo dục. Nắm được tinh thần và định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Phổ thông, theo luật Giáo dục: “Phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỷ năng vận dụng vào thực tiễn và tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Trong đó theo tôi sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức cho học sinh mà còn phải dạy cho học sinh biết cách học, biết cách thu nhận kiến thức một cách tự lực bằng cách thu lượm và xử lý thông tin để có thể tự đổi mới sự hiểu biết của mình bằng tự học. Trong khi thời gian học ở trường lại có hạn. Nhà trường không thể dạy cho học sinh những gì mà họ cần trong cuộc sống sau này mà chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức, phương pháp tự học để có thể tự học tập suốt đời để dễ dàng thích ứng với thời đại bùng nổ thông tin khoa học và công nghệ thường xuyên đổi mới, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội nghĩa là góp phần tạo ra những con người năng động, sáng tạo. Có khả năng giải quyết những vấn đề trong học tập hôm nay và lao động hôm sau. Phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ trước những vấn đề đặt ra nhằm phát triển óc tư duy sáng tạo. Phải tạo điều kiện cho học sinh được độc lập suy nghĩ, bộc lộ những suy nghĩ của mình trong quá trình thảo luận, tranh luận với các bạn trong nhóm, trong lớp. Đây chính là dịp để các em nâng cao năng lực tự đánh giá trong lúc đối chiếu suy nghĩ của bản thân với ý kiến của các bạn và tổng kết của thầy.
Trước thực trạng đó, các bộ môn khoa học nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng ở trường THCS giáo viên cần nghiên cứu, nắm vững những dấu hiệu đặc trưng và mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý hứng thú, tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo trong đó cần tính đến những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS.
 Việc tiếp nhận hệ phương pháp dạy học mới dựa trên hoạt động dạy học của chúng ta đã nâng cao chất lượng dạy học ở THCS nói chung và bộ môn Sinh học nói riêng. Xác định vị trí chương trình Sinh học lớp 9 là phần tiếp theo của chương trình Sinh học 6, 7,8 và cũng là phần Sinh học cuối cấp THCS. Chương trình Sinh học lớp 9 giúp các em tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học, cụ thể là di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường. Đây là những đơn vị kiến thức khó của chương trình sinh học THCS. Nếu giáo viên không phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì việc lĩnh hội kiến thức của học sinh sẽ trở nên gượng ép, bắt buộc; từ đó hiệu quả dạy học không cao. Đó là điều làm tôi phải suy nghĩ nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học Sinh học 9” để nghiên cứu.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Ở chương trình Sinh học 6, 7, 8 các em đã được làm quen với bộ môn Sinh học nhưng mới chỉ là một khía cạnh của bộ môn đó là vấn đề thực vật học, động vật học, con người. Còn chương trình lớp 9 các em bắt đầu tiếp xúc với những kiến thức về di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường; mặt khác chương trình Sinh học 9 mang tính khái quát, trừu tượng khá cao, ở cấp vi mô hoặc vĩ mô nên chắc chắn các em sẽ gặp nhiều khó khăn khi hình thành kiến thức nếu thầy cô không kịp thời hình thành cho các em phương pháp học tập bộ môn. 
Điểm mới của đề tài này là việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng tích cực của học sinh trong các tiết học. Đó là rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập, một trong những kĩ năng đó chính là “Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh”. 
1.3: Phạm vi áp dụng:
Sáng kiến được áp dụng tại đơn vị nơi tôi công tác và trong tất cả các trường THCS.
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng của vấn đề:
 Trong thực tế qua một số năm trực tiếp đứng lớp tôi thấy: 
 - Một bộ phận học sinh tiếp thu kiến thức thụ động nhất là những học sinh trung bình và yếu- kém.
 - Thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong hoạt động nhóm. Một vài học sinh còn biểu hiện ỷ lại vào các bạn trong nhóm; chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
 - Hoạt động trò chơi chưa đưa vào nhiều trong các hoạt động giảng dạy. Đây là một trong những hoạt động cơ bản để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học.
 - Một số giáo viên còn nặng về phương pháp dạy học truyền thống.
 Với những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nêu trên việc tạo tính tích cực học tập của học sinh trong các giờ học nói chung và sinh học 9 nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo cho học sinh phát triễn tư duy năng động, học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép; từ đó nâng cao hiệu quả dạy học.
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm khối lớp 9 ở một trường THCS như sau:
Số HS tham gia
Điểm 0 – 2
Điểm < 5
Điểm 6,5 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
182
6
3,3
62
34,1
55
30,2
 Kết quả trên so với nhiệm vụ năm học và thực tiễn của Giáo dục thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy bản thân là một giáo viên Sinh học tôi có một vài suy nghĩ về việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong bộ môn Sinh học, đặc biệt là phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học Sinh học 9 mà tôi đã thực hiện trong những năm qua.
2.2. Nội dung của đề tài:
a. Một số biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học Sinh học 9:
* Dạy học trên cơ sở các hoạt động: 
 Là định hướng đổi mới phương pháp dạy học của chương trình THCS mà cũng là đặt điểm nổi bật của cách dạy học mới so với cách dạy học theo các chương trình khác.
 Chương trình THCS xác định việc đổi mới là thay đổi vị trí, vai trò của hai nhân vật trung tâm trong nhà trường và định hướng đổi mới là đưa vai trò của học sinh lên vị trí trung tâm. Hoạt động của học sinh là hoạt động chính trong nhà trường. Điều cần lưu ý là: Đổi mới phương pháp dạy học không phải là phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới ở chỗ biết kết hợp, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp dạy- học và các phương pháp phải theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh. Khi vận dụng các phương pháp, cần chú ý nhiều hơn đến cách thức hoạt động của học sinh để tiếp nhận các tri thức sinh học, hình thành và phát triển các kỹ năng. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Thực hành- Quan sát hình thái nhiễm sắc thể”. Giáo viên hướng dẫn HS các thao tác quan sát tiêu bản cố định NST của một số loài thực vật, động vật trên kính hiển vi quang học; từ đó yêu cầu học sinh vẽ vào vở hình của NST quan sát được.
Hoạt động của học sinh trong giờ học rất phong phú: Đọc, nghe, nói, viết, thao tác thực hành... học sinh có thể tự đọc, thảo luận, đối thoại ... Mỗi hoạt động phải được tổ chức một cách hợp lý nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Đó là một trong những đặc điểm lớn nhất của phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
Muốn hướng học sinh vào các hoạt động tích cực giáo viên phải tạo ra “Những tình huống có vấn đề”. Trong quá trình học sinh tìm tòi tri thức và rèn luyện kỹ năng, giáo viên nêu những vấn đề trong bài học cần khám phá và hướng cho học sinh nhận thức đó là việc cần thiết phải làm. Đồng thời, từng bước giáo viên giúp học sinh thực hiện để giải quyết các vấn đề đó. 
Ví dụ: khi dạy bài “Thường biến”. Giáo viên nêu vấn đề: Thường biến là gì? 
Thường biến giống và khác đột biến như thế nào? Mức phản ứng là gì? Nó có ý nghĩa gì trong chăn nuôi và trồng trọt?. Trong cả tiết học giáo viên hướng cho học sinh xoay quanh giải quyết các vấn đề đó.
Để lôi cuốn học sinh vào quá trình tìm tòi, khám phá khoa học giáo viên có thể có những gợi ý ban đầu hoặc cho học sinh tự đặt ra những câu hỏi cần thiết phải giải đáp. Sau đó học sinh lần lượt giải quyết từng vấn đề. Cuối cùng giáo viên chốt lại những nội dung chính của bài học.
Hoạt động của học sinh trong học tập có 4 dạng bản:
- Hoạt động để chuẩn bị bài mới.
- Hoạt động nhằm tiếp thu kiến thức mới.
- Hoạt động nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành hoặc nhằm củng cố và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo.
- Hoạt động nhằm kiểm tra- đánh giá tri thức, kỹ năng.
* Học luôn luôn gắn với hành:
 Luyện tập là khâu quan trọng nhất trong giáo dục nói chung và bộ môn sinh học nói riêng. Nó được thể hiện liên tục trong quy trình dạy và học trên lớp.
Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh làm những bài tập của kiến thức đã học.
Tạo tiền đề xuất phát: Tái hiện những kiến thức đã biết liên quan đến bài học mới, tìm mối liên hệ giữa chúng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thực hành- quan sát và lắp mô hình ADN” trước khi tiến hành thực hành giáo viên cần cho học sinh tái hiện những kiến thức đã biết bằng cách nêu một số câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời: ? Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN?; Mô tả cấu trúc không gian của ADN?.
Hình thành bài học: Giáo viên gợi mở để giúp học sinh tìm ra những khía cạnh mới của kiến thức hoặc học sinh tự tìm ra thông qua việc tìm hiểu độc lập của các em.
Luyện tập: Khâu này thể hiện việc thực hành rõ nét nhất giáo viên cho học sinh làm những bài tập, trả lời những câu hỏi trong SGK hoặc làm những bài tập trắc nghiệm nhỏ do giáo viên ra đề.
Hướng dẫn học ở nhà: Học sinh làm một số bài tập ở nhà để củng cố kiến thức.
* Kết hợp nhiều hình thức dạy học:
Muốn phát huy được khả năng sáng tạo, linh hoạt trong giờ dạy giáo viên cần phải kết hợp nhiều hình thức dạy học: dạy lớp, dạy nhóm, dạy cá nhân ... thay đổi không gian lớp học, học ngoài không gian lớp học ... Trong đó phương pháp thảo luận nhóm được xem là phương pháp mới, và là một hình thức học tập mang lại kết quả tốt. Nó giúp cho học sinh hình thành khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác với bạn bè, khả năng độc lập suy nghĩ.
Giáo viên có thể chia ra các nội dung thảo luận nhóm như: phát triển kiến thức mới, trao đổi về cách thức trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK ...
Ví dụ: Khi dạy mục I, bài “Đột biến gen”. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ “Một số dạng đột biến gen”, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập: 1. Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó?; 2. Đột biến gen là gì?. Sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày để cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Điều quan trọng là giáo viên phải biết tổ chức để nhóm hoạt động tốt, em nào cũng được làm việc. Mặt khác cũng cần sử dụng hình thức dạy học theo lớp để học sinh nắm được kiến thức mới qua lời giảng và những kết luận của giáo viên.
Để các em phát huy khả năng độc lập suy nghĩ thể hiện tính tích cực, tự giác của học sinh. Giáo viên cần giành một số thời gian để học sinh học cá nhân. Khi có điều kiện giáo viên chủ động làm việc trực tiếp với từng học sinh nhất là học sinh yếu- kém.
Một hình thức học tập đặc biệt hấp dẫn lôi cuốn là đưa trò chơi vào lớp học. Ví dụ: khi dạy bài “ADN và bản chất của gen”. Sau khi dạy xong bài mới, giáo viên kiểm tra- đánh giá học sinh bằng cách: giáo viên gắn mô hình một phân tử ADN mẹ, yêu cầu học sinh lên bảng gắn mô hình hai phân tử ADN con được tạo ra khi phân tử ADN mẹ đó kết thúc quá trình nhân đôi. Lớp chia thành hai đội chơi, đội nào gắn xong trước thì đội đó giành phần thắng.
* Quan tâm đúng mức đến đối tượng học sinh:
Trong một lớp học bao giờ cũng có các đối tượng khá, giỏi, trung bình và yếu kém. Điều quan trọng đầu tiên là giáo viên cần theo dõi thường xuyên kết quả học tập của học sinh. Phân loại học sinh để tìm ra cách dạy cho phù hợp với các đối tượng trên. Đặc biệt cần chú ý đến đối tượng học sinh yếu- kém. Nguyên nhân của sự yếu- kém có nhiều: sự phát triển trí tuệ chậm, kiến thức không vững chắc, thái độ học tập không đúng, hoàn cảnh gia đình khó khăn ... Thầy cô giáo phải tìm được nguyên nhân chủ yếu đối với từng học sinh để có những biện pháp thích hợp, giải quyết dần tình trạng yếu- kém. Giáo viên cần tổ chức những hoạt động và những câu hỏi phù hợp để học sinh yếu- kém có thể theo được. Không nên chỉ chú ý đến học sinh khá- giỏi để bài trôi chảy sinh động. Nhưng cũng không vì chú ý đến những đối tượng học sinh yếu- kém mà hạ thấp giờ học khiến các đối tượng khác chán nản.
Để học sinh trong lớp đều hứng thú tự tin trong giờ học giáo viên cần chia ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau để học sinh tự chọn. Trong khi học sinh thực hiện giáo viên theo dõi, kiểm tra từng cá nhân, từng nhóm sau đó đánh giá nhận xét kết quả theo yêu cầu đã đề ra.
Tổ chức tốt tiết dạy là làm thế nào để học sinh tự học, tự làm việc một cách tự giác và đầy hứng thú. Giáo viên chọn những bài tập phù hợp với trình độ học sinh để học sinh khá - giỏi phát huy được khả năng tư duy, các em yếu- kém tự tin. Giáo viên cần thường xuyên ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng nhất là đối với học sinh yếu- kém vì các em này chưa thật sự nắm chắc được bản chất và mối liên hệ giữa các hiện tượng, hay ghi nhớ một cách máy móc. Đối với học sinh khá - giỏi trong chừng mực nhất định giáo viên mở rộng các kiến thức đã học để học sinh thấy được sự phát triển của kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết của các em.
Tuy nhiên không nên nâng cao mở rộng kiến thức một cách tuỳ tiện mà phải có trọng tâm. Thầy cô giáo phải nắm vững những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng bài, khi dạy giáo viên phải biết nên dạy cái gì ở bài đó và liên quan đến bài trước, bài sau như thế nào, phải gắn kết những kiến thức đang dạy với chuỗi kiến thức của toàn chương trình bậc học, chương trình của lớp mình phụ trách. Như thế giáo viên mới có kế hoạch cụ thể hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức cũ và tiếp nối chương trình mới một cách khoa học.
Tóm lại: Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trên lớp phải có sự kết hợp giữa các biện pháp đã nêu trên. Điều quan trọng là phải có sự liên kết chặt chẽ giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Giáo viên là người thiết kế, định hướng, tổ chức bài dạy để học sinh có thể thi công, tự tìm ra kiến thức. Nói cách khác dạy học là quá trình tự lĩnh hội, tự phát hiện của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy cô.
b. Kết quả đạt được :
Chất lượng khảo sát cuối học kỳ I năm học 2019- 2020 của khối lớp 9 ở một trường THCS (khối lớp 9 mà tôi đã khảo sát đầu năm) đạt:
Số HS tham gia
Điểm 0 – 2
Điểm < 5
Điểm 6,5 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
182
0
0
28
15,4
92
50,6
 Với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục, đặc biệt phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học đã thu được kết quả không nhỏ: tỉ lệ học sinh yếu- kém giảm, học sinh khá- giỏi tăng; đặc biệt giờ học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú, tích cực trong học tập.
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài: 
Qua các tiết dạy tiến hành như trên tôi thấy học sinh học rất tập trung và hứng thú, tham gia ý kiến sôi nổi. Học sinh không chỉ tiếp thu được kiến thức mà còn được tự bộc lộ suy nghĩ của mình một cách độc lập, tự làm việc để nêu lên những phán đoán của mình. Các em tích cực hoạt động trong quá trình lĩnh hội kiến thức, nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn; khắc phục lối “truyền thụ một chiều”.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
a. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Duy trì thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
b. Đối với nhà trường:
- Tăng cường tăng trưởng, thay thế thiết bị dạy học bộ môn đã bị cũ, lạc hậu hoặc các thiết bị đã hỏng không sử dụng được.
 Trên đây là những kinh nghiệm mà trong quá trình giảng dạy tôi đó đúc kết được. Tôi nghĩ rằng việc phát huy tính tích cực học tập cho học sinh đó là điều mà mọi giáo viên đứng lớp đều quan tâm.Và tôi tin chắc rằng với cái tâm của một nhà giáo, với lòng yêu nghề mến trẻ thực sự thì giáo viên chúng ta sẽ phát huy được tính tích cực học tập cho học sinh và đó sẽ là một thành công lớn trong cuộc đời giảng dạy của mỗi người .
Tài liệu tham khảo
1. Trần Khánh Phương (Chủ biên), Thiết kế bài giảng sinh học 8, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS Môn Sinh Học - NXB Giáo dục - năm 2007.
3. Sách giáo khoa sinh học 9 - NXB Giáo dục năm 2004.
4. Sách giáo viên sinh học 9 - NXB Giáo dục năm 2004.
5. Trần Quý Thắng (Chủ biên), Phạm Thanh Hiền, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh Học THCS - NXB Giáo dục năm 2008.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_hoc_tap_cua_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan