Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận - Ngữ văn 11, ban cơ bản

Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Ngữ văn là một trong những yêu cầu căn bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược đổi mới phương pháp giáo dục ở nước ta. Đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định rõ trong Luật giáo dục, các Nghị quyết của Trung ương (Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII; Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII); được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tinh thần chung là Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Bồi dưỡng phương pháp tự học, làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Tại Hội nghị Trung ương VIII khoá 11, trên cơ sở phân tích chính xác, khách quan những mặt hạn chế, tồn tại, yếu kém của ngành giáo dục như “Chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi cử, đánh giá chất lượng lạc hậu, đổi mới chậm, lúng túng; Hệ thống giáo dục còn nặng lí thuyết, nhẹ thực hành” ( Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phá triển kinh tế - xã hội 5 năm - 2011 – 2015), Trung ương đã ra nghị quyết về đổi mới căn bàn, toàn diện giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Muốn vậy, phương pháp dạy học phải “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong nhà trường phổ thông thì việc xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề của môn học hoặc liên môn là hết sức cần thiết. Đối với môn Ngữ văn 11, có 4 thao tác lập luận trong văn nghị luận (phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận) được học trong chương trình, với thời lượng là 10 tiết, trong đó, có 4 tiết lí thuyết, 6 tiết còn lại là luyện tập, được bố trí rải rác từ đầu đến cuối năm học. Việc xây dựng 10 tiết học về các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận trong SGK Ngữ văn 11 (ban cơ bản) thành chủ đề “Thao tác lập luận”, tổ chức dạy học chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm vừa khắc phục được những hạn chế của nội dung chương trình SGK hiện hành, sự hạn chế của các phương pháp, hình thức dạy học, thiết kế giáo án dạy học truyền thống, vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

 

doc64 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận - Ngữ văn 11, ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vi, trở thành một tuyên truyền viên về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước 
3. Thái độ ;
- Đánh giá khách quan công bằng đối với các tác giải, tác phẩm, chi tiết, hình tượng nghệ thuật ; có suy nghĩ, quan điểm đúng đắn trước các vấn đề về tư tưởng, đạo lí ; hiện tượng đời sống, xã hội. 
- Có ý thức trách nhiệm cao đối với gia đình, cộng đồng, xã hội 
- Có niềm tin vào chủ trương, chính sách, Đường lối của Đảng, Nhà nước ; biết tôn trọng pháp luật, có lối sống lành mạnh. 
- Có thái độ hứng thú, chủ động, tích cực tìm hiểu và gắn kết kiến thức của Giáo dục công dân và văn nghị luận, từ đó xây dựng văn bản dạng viết hay dạng nói đúng quy trình, thể hiện chính kiến riêng nhưng không trái đạo đức, pháp luật. 
=> Trên cơ sở đó, phát triển các phẩm chất, năng lực chủ yếu sau : 
+ Bồi dưỡng tình cảm yêu nước ; trách nhiệm công dân; chăm chỉ học tập, trải nghiệm thực tiễn; say mê nghiên cứu khoa học ; sống trung thực, nhân ái. 
+ Phát triển các năng lực : Thu thập và xử lí thông tin; giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; sử dụng tiếng Việt; cảm thụ thẩm mĩ. 
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học: 
- Kết hợp sử dụng các phương pháp nêu và giải quyết vấn đề ; trò chơi ; Dạy học dự án ; Kĩ thuật động não, bản đồ tư duy
2. Phương tiện, thiết bị dạy học, học liệu 
- Máy tính nối mạng, máy chiếu, máy ảnh, điện thoại thông minh
- Các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. 
- Học sinh  chuẩn bị các sản phẩm dự án theo sự phân công của giáo viên :
Nhóm 1. Vận dụng thao tác lập luận phân tích và một số thao tác khác, viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau: “Xa xứ” 
Nhóm 2. Viết bài văn phân tích một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại, từ đó nhận xét tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi 
Nhóm 3 : Vận dụng thao tác lập luận phân tích và các thao tác làm văn nghị luận, kiến thức kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác để chọn đề xây dựng dự án tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề Bảo vệ môi trường trong trường học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 : LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN CÓ SỬ DỤNG THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
1.1. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về thao tác lập luận phân tích 
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về thao tác lập luận phân tích để tạo lập đoạn văn, văn bản nghị luận đúng và hay về đề tài văn học hay đời sống
=> Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo. 
=> Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
1.2. Phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học 
- Dạy học dự án, giải quyết vấn đề ; 
- Học sinh làm việc cá nhân kết hợp với nhóm
- Nhóm học sinh tự lên kế hoạch viết bài và cùng nhau trao đổi, đánh giá bài làm ở nhà, qua mạng internét
- Báo cáo sản phẩm, bài làm tốt nhất tại lớp. 
1.3. Phương tiện dạy học, học liệu
- Phiếu học tập (đề văn) ; Văn bản bài làm văn ; Vi deo lưu trữ bài văn tốt nhất nhóm. 
- Máy tính, máy chiếu, loa
1.4. Tổ chức hoạt động (25 phút). 
BÁO CÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA NHÓM 1 (12 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 * Giáo viên mời đại diện nhóm 1 : báo cáo sản phẩm cho đề văn sau : 
Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện sau: 
Xa xứ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu viết: “Ở đây đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình”
Cuối năm em viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết, như tranh, thích lắm”.
Mùa thu năm sau em viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi dưới phố, bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lộiBiết bao lần trên phố, em đuổi thèm một người châu Á để hỏi xemm ai đó có phải là người Việt không”. 
* Hướng dẫn học sinh đánh giá, nhận xét
(Theo phiếu đánh giá năng lực : Phụ lục 006)
* Học sinh báo cáo sản phẩm 
- Hình thức : Văn bản viết được trình bày lại bằng giọng nói hay vi deo clip. 
- Nội dung : 
+ Phân tích được nội dung ý nghĩa các chi tiết, hình ảnh biểu tượng, bức thông điệp được gợi ra trong câu chuyện 
+ Thể hiện được những suy nghĩ sâu sắc được gợi ra từ câu chuyện
* Học sinh đánh giá kết quả bài làm của bạn, của mình theo mẫu phiếu mà giáo viên cung cấp
BÁO CÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA NHÓM 2 (13 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giáo viên mời đại diện nhóm 2 báo cáo sản phẩm cho đề văn sau : 
- Viết bài văn phân tích một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại, từ đó nhận xét tầm quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi 
- Yêu cầu sản phẩm
* Về hình thức : Đảm bảo yêu cầu về hình thức, bố cục văn bản.
* Về nội dung : Cần làm rõ những vấn đề sau đây : 
- “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Ý kiến không chỉ nhấn mạnh được vai trò của chi tiết trong việc tạo nên sức sống cho tác phẩm mà còn khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc và nhân loại. 
- Sức sống của tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Hai đứa trẻ (Thạch Lam) trước hết là nhờ tác giả đã xây dựng được những chi tiết độc đáo, đặc sắc. 
- Phân tích một chi tiết đặc sắc trong tác phẩm để thấy được mối quan hệ giữa bộ phận và và chỉnh thể. Ví dụ: Phân tích vai trò của chi tiết bát cháo hành của Thị Nở, chi tiết giọt nước mắt của Chí Phèo (tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao); chi tiết ngọn đèn con của chị Tý trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) 
+ Khẳng định chi tiết đã thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện như thế nào? 
+ Chi tiết tô đậm, thể hiện được tính cách, phẩm chất gì của nhân vật 
+ Vai trò chi tiết đối với việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm và tài năng tác giả.
- Vấn đề sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm văn học qua các chi tiết nghệ thuật đặc sắc. 
* Hướng dẫn học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm (phụ lục 006)
* Học sinh báo cáo sản phẩm 
- Hình thức : Văn bản viết được trình bày lại bằng giọng nói hay vi deo clip. 
- Nội dung : Thể hiện được những phân tích, đánh giá sâu sắc về chi tiết trong tác phẩm văn học
* Học sinh đánh giá kết quả bài làm của bạn, của mình theo mẫu 
HOẠT ĐỘNG 2 : VẬN DỤNG THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về thao tác lập luận phân tích; nâng cao hiểu biết về các môn học, lĩnh vực có liên quan : giáo dục công dân, địa lí, công nghệ ; hoạt động giáo dục về bảo vệ môi trường, pháp luật, 
- Nâng cao kĩ năng phát hiện và đề xuất cách giải quyết những vấn đề cấp bách trong gia đình, nhà trường, địa phương. 
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về thao tác lập luận và kiến thức, kĩ năng các môn học và hoạt động giáo dục khác để xây dựng dự án nghiên cứu khoa học. 
=> Năng lực: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
=> Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; tình yêu con người, đất nước 
1.2. Phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học 
- Dạy học theo dự án; Giải quyết vấn đề ; hợp tác theo nhóm
- Kĩ thuật động não. 
1.3. Phương tiện dạy học, học liệu
- Giáo viên : Phiếu học tập, máy tính, máy chiếu, loa
- Học sinh : Sản phẩm dự án nghiên cứu khoa học
+ Có kế hoạch thực hiện
+ Có minh chứng 
+ Có sản phẩm : Báo cáo nghiên cứu và poster. 
1.4. Tổ chức hoạt động (15 phút)
BÁO CÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA NHÓM 3 
ỨNG XỬ ĐÚNG VỚI MÔI TRƯỜNG QUA VIỆC PHÂN LOẠI, XỬ LÍ RÁC THẢI CỦA HỌC SINH THPT TỈNH NGHỆ AN
Câu hỏi
Nội dung cần đạt
- Hãy báo cáo ngắn gọn sản phẩm dự án nghiên cứu khoa học của nhóm trong thời gian 5 phút. 
Poster và tóm tắt nội dung dự án: (xem phụ lục 009)
* Giao nhiệm vụ học tập (5 phút)
- Nhóm 3 : báo cáo sản phẩm dự án
- Yêu cầu : Trình bày ngắn gọn, trọng tâm. 
* Tổ chức cho các học sinh thực hiện nhiệm vụ (5 phút)
Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm. Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi và chuẩn bị ý kiến nhận xét góp ý 
* Tổ chức cho các nhóm đánh giá dự án (4 phút)
Các thức đánh giá dựa vào phiếu, đánh giá cả thái độ, kiến thức, năng lực. (phụ lục 003)
* Kết luận về hoạt động (1 phút) 
- Chốt kiến thức, kĩ năng về lập luận phân tích. Khắc sâu kiến thức môn học dựa trên sự đánh giá sản phẩm học sinh 
* Chuyển sang hoạt động hướng dẫn tự học (5 phút)
- Yêu cầu học sinh tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về chủ đề. 
- Đăng nhập vào các địa chỉ sau, xem sản phẩm đóng vai của các bạn, phát hiện thông điệp các bạn muốn gửi tới mọi người qua vi deo. 
https://www.youtube.com/watch?v=UQIElFzsB_U&t=9s
https://www.youtube.com/watch?v=ZsWdyPSKF4E&t=23s
- Đại diện của nhóm 3 báo cáo sản phẩm 
- Các nhóm khác hứng thú lắng nghe, trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến
- Rút kinh nghiệm về hoạt động
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
1. Kết quả thực nghiệm về giờ dạy
1.1. Mục tiêu thực nghiệm
- Nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả khi tổ chức dạy học chủ đề Thao tác lập luận thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành với các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực
- Thông qua việc so sánh kết quả của lớp TN và lớp ĐC, đưa ra một số nhận xét, kết luận về cách phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy học chủ đề Thao tác lập luận bằng một số hoạt động trải nghiệm
1.2. Đối tượng thực nghiệm
Tôi tiến hành thực nghiệm vào tháng 12/ 2018 và tháng 12/2019 tại trường THPT mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Cụ thể như sau:
Bảng : Danh sách trường, GV, lớp tham gia TNSP năm học 2018-2019, 2019-2020
Thời gian
Trường TN
Họ tên GV
Lớp TN
Lớp ĐC
Tổng số HS
Lớp
Số HS
Lớp
Số HS
Năm 2018 - 2019
THPT sở tại 
Nguyễn Thị Yến
11C1
(TN1)
36
11A3
(ĐC1)
33
69
Năm 2019-2020
THPT sở tại
Nguyễn Đăng Ngọc
11C1 
(TN2)
40
11A4
(ĐC2)
44
84
1.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm
- Đối với nhóm TN: Áp dụng các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động trải nghiệm , từ đó hình thành, nâng cao kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực. Đối với nhóm ĐC: Thực hiện việc dạy học theo cách thông thường, không áp dụng các cách thức dạy học trên.
- Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã tổ chức cho học sinh nhóm ĐC làm bài kiểm tra 2 tiết để đánh giá kết quả học tập. 
- Sau khi tiến hành TN các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực, và tích hợp kiến thức kĩ năng của nhiều lĩnh vực, môn học có liên môn để dạy chủ đề Thao tác lập luận theo định hướng phát triển năng lực đối với nhóm TN, chúng tôi cho hai nhóm làm bài kiểm tra để đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của học sinh. Qua đó, phân tích, so sánh, đánh giá sự khác biệt giữa việc áp dụng các phương pháp dạy học như trên và việc không áp dụng các phương pháp nói đó. 
- Các kết quả TN và ĐC được xử lí và phân tích bằng các phần mềm thống kê Excel 2010 nhằm đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác.
1.4. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
Bảng 1.4.1. Bảng điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm 
Năm học
Lớp
Khá – Giỏi
Trung bình
Yếu – Kém
(6,5 – 10 điểm)
(5 – 6,4 điểm)
(dưới 5 điểm)
Số bài
Tỉ lệ %
Số bài
Tỉ lệ %
Số bài
Tỉ lệ %
2018 - 2019
TN1
6
 16,67 
15
 41,67 
15
 41,67 
ĐC1
5
 15,15 
14
 42,42 
14
 42,42 
2019 - 2020
TN2
16
 40,00 
20
 50,00 
4
 10,00 
ĐC2
18
 40,91 
22
 50,00 
4
 9,09 
Tổng cộng
TN
18
 23,68 
35
 46,05 
19
 25,00 
ĐC
23
 29,87 
37
 48,05 
18
 23,38 
Bảng thống kê 1.4.1 cho thấy, kết quả ĐG các năng lực của các nhóm ĐC và TN ở các lớp, tôi nhận thấy, tất cả các lớp đều có mức trung bình và khá đều trên 57%. Cả 2 nhóm TN và ĐC đều có HS đạt mức học lực yếu. Và về cơ bản, tỉ lệ học sinh khá giỏi, trung bình và yếu ở cả hai nhóm TN và ĐC đều không chênh lệch nhau nhiều. 
Sau khi tiến hành thực nghiệm trong hai năm học tại trường THPT tôi đang trực tiếp giảng dạy, tôi đã thống kê, đánh giá chất lượng của học sinh đại trà qua bảng sau:
 Bảng 1.4.2. Bảng điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm 
Năm học
Lớp
Khá – Giỏi
Trung bình
Yếu – Kém
(6,5 – 10 điểm)
(5 – 6,4 điểm)
(dưới 5 điểm)
Số bài
Tỉ lệ %
Số bài
Tỉ lệ %
Số bài
Tỉ lệ %
2018 - 2019
TN1
26
72,22
10
 27,78 
0
 0 
ĐC1
9
27,27
12
 36,36 
12
 36,36 
2019 - 2020
TN2
34
85
6
 15,00 
0
 0 
ĐC2
16
36,36
24
 54,55 
4
 9,09 
Tổng cộng
TN
60
78,94
16
 21,05 
0
 0 
ĐC
28
36,36
36
 46,75 
13
 16,88 
Bảng 1.4.2 cho thấy, kết quả đo năng lực của học sinh sau thực nghiệm đã có sự thay đổi so với trước TN. Ở cả 2 nhóm, phân phối tần suất và tỉ lệ điểm khá – giỏi của lớp TN đều cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ HS ở các lớp TN làm bài kiểm tra tốt hơn HS ở các lớp ĐC. Tỉ lệ HS đạt mức khá và giỏi ở các lớp TN1 và TN2 , tăng rõ rệt và cao hơn ở lớp ĐC1 và ĐC2 . Nếu trước khi áp dụng giải pháp, tỉ lệ khá giỏi của cả hai năm học là dưới 50% thì sau khi áp dụng giải pháp, cả hai nhóm đều tăng lên trên 70%. Đáng chú ý, ở tất cả các lớp TN, chỉ cơ bản không còn học sinh có kết quả yếu, trong khi đó ở các lớp đối chứng vẫn còn một tỉ lệ khả lớn HS có kết quả yếu (Năm học 2018 – 2019 là 36% và năm học 2019 – 2020 vẫn còn 9,09 %). Điều đó, chứng tỏ, phương pháp dạy học mà tôi thực hiện trong quá trình TN đã có những tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh các lớp tham gia thực nghiệm. 
2. Nhận xét của giáo viên và học sinh
2.1. Nhận xét của giáo viên: 
Thiết kế dạy học theo các phương pháp đề xuất trên được chúng tôi áp dụng trong kì thi GVG cụm các trường trong huyện năm học 2018-2019, và năm học 2019 – 2020 tại các lớp 11C1, 11A3, 11A4, trường THPT sở tại, các đồng nghiệp đã có những phản hồi tích cực: 
- Các phương pháp đề xuất có hiệu quả. 
- Có sự tìm tòi, đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong soạn giáo án
- Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học
- Có kĩ năng hỗ trợ, giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hoạt động thực hành, trải nghiệm được tăng cường 
2.2. Nhận xét của học sinh
- Các hoạt động học tập được học sinh thực hiện tích cực, chủ động, hào hứng. Các học sinh tham gia chuẩn bị tình huống học tập một cách hiệu quả. 
- Hoạt động thảo luận theo cặp đôi hoặc theo nhóm: các em đã chia sẻ và thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc. Trí tuệ của cả tập thể được huy động để giải quyết vấn đề đặt ra từ các tình huống học tập. 
- Khi thực hiện các dự án học tập tại nhà, các nhóm đã biết cách lập kế hoạch thực hiện, đánh giá, điều chỉnh trong quá trình thực hiện để tạo ra sản phẩm tốt nhất. 
- Các học sinh đã có những trải nghiệm bổ ích trong các hoạt động tại nhà trường, địa phương như: Hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ, tham gia làm tuyên truyền viên cho hoạt động bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh tại nhà trường; Các em cũng đã trải nghiệm xây dựng các tiểu phẩm về chủ đề Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối thú vị, hấp dẫn; 
- Các em cũng đã tích cực tham gia hưởng ứng cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật... cấp trường, cấp tỉnh. Nhờ có kiến thức, kĩ năng về thao tác lập luận cũng như kiến thức, kĩ năng các môn khoa học xã hội và các lĩnh vực, hoạt động giáo dục khác mà các em đã có các sản phẩm dự án học tập và nghiên cứu khoa học thật sự có chất lượng. Sản phẩm được chia sẻ cho các bạn và các thầy cô trong trường, ngoài trường, được thầy cô và học sinh đánh giá cao. 
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận
 1.1. Dạy học chủ đề Thao tác lập luận thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tích hợp kiến thức liên môn vào bài dạy không chỉ kích thích được hứng thú học tập của học sinh mà còn thúc đẩy sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho người học, giúp họ phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn để để giải quyết các tình huống đa dạng trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó, giáo dục các em trở thành những công dân tài năng và có tinh thần trách nhiệm cao với bản thân, gia đình và cộng đồng 
1.2. Dạy học chủ đề Thao tác lập luận thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn chỉ có thể đạt hiệu quả cao nhất khi được tổ chức theo tiến trình dạy học với 5 bước: Bước 1: Khởi động; Bước 2: hình thành kiến thức; Bước 3: Luyện tập. Bước 4: Vận dụng và bước 5: Tìm tòi mở rộng. Mỗi hoạt động dạy học đều phải chú ý xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức, kĩ thuật dạy học, cách thức tiến hành. Hoạt động dạy học được thực hiện bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp dạy học tích cực như: nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, tổ chức trò chơi, đóng vai,; hình thức dạy học đa dạng, cả ở trong lớp và ngoài lớp; học với thầy cô, bạn bè, gia đình và cộng đồng; học qua nghiên cứu tình huống, hoạt động tình nguyện, giáo dục dưới cờ và ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt, khi thực hiện chủ đề dạy học, chúng tôi đã tích cực tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng như hoạt động tình nguyện, tuyên truyền bảo vệ môi trường  Chính vì thế mà người học không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà chủ động, tự giác, tích cực tự mình tìm kiếm tri thức, hình thành kĩ năng, phát triển các phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực cốt lõi như thu thập và xử lí thông tin, giao tiếp; hợp tác, tự chủ tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, công nghệ thông tin và truyền thông; ngôn ngữ, thẩm mĩ... 
1.3. Đề tài đã thể hiện được mục đích dạy học hướng đến phát huy năng lực, góp phần vào việc đổi mới dạy học hiện nay. Bên cạnh hình thành kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực, đề tài đưa ra các loại hình bài tập đa dạng, tạo cơ hội cho các học sinh được thực sự trải nghiệm với nhiều hình thức học tập khác nhau, thông qua đó, nâng cao năng lực ứng dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã học vào thực tế, giáo dục truyền thống, tình yêu, niềm tự hào về mái trường mà mình tham gia học tập, về quê hương mình đang sốn, hướng các em vươn tới những giá trị nhân văn, nhân bản. Các sản phẩm học tập tạo ra được sử dụng có hiệu quả cao trong các diễn đàn giao lưu chia sẻ của học sinh trong, ngoài trường. 
	1.4. Đề tài cũng hướng tới cách thức thiết kế giáo án giúp học sinh học tập trực tuyến, qua mạng in tơ net một cách dễ dàng và thuận tiện nhất, khắc phục được hạn chế của các phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến thường hay bị lỗi khi giáo viên soạn giáo án trên các máy tính có cấu hình thấp bằng cách tận dụng ưu điểm của phần mềm powerpoint. 
	2. Kiến nghị
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, tôi có một số kiến nghị như sau: 
- Do thời gian thực hiện nghiên cứu của đề tài còn hạn hẹp, quy mô thực nghiệm không được tiến hành một cách rộng rãi, tôi mong muốn được thực nghiệm tại các trường THPT khác để khẳng định tính đúng đắn và khả thi của đề tài. 
- Trong phạm vi nghiên cứu, tôi chỉ mới tổ chức được một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Thao tác lập luận, vì vậy, tôi mong muốn tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung để áp dụng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chương trình Ngữ văn 11 nói riêng và môn Ngữ văn THPT nói chung. 
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1, Nxb giáo dục, Hà Nội , 2007 
2. Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 2, Nxb giáo dục, Hà Nội , 2007
 3. Nguyễn văn Hạnh, Học tập trải nghiệm: một lí thuyết học tập đóng vai trò trung tâm trong đào tạo theo năng lực, Tạp chí khoa học, Tập 14, số 1, 2017, 179-187
4. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), (2007), Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục
5. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), (2007), Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A, Lã Nhâm Thìn, Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, 2.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 11
6. 
7. https://dantri.com.vn/suc-khoe/rau-phun-thuoc-kich-thich-sinh-truong-co-vo-hai-1207825785.htm
8. https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-274-ki-ii-thang-11/7-phat-trien-cac-ki-nang-nghien-cuu-khoa-hoc-cho-hoc-sinh-thong-qua-day-hoc-theo-du-an-3211.html
9. https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/tro-choi-hinh-thuc-to-chuc-hoat-dong-trai-nghiem-sang-tao-huu-hieu-1394404-v.html

File đính kèm:

  • doc94_SKKN_2020_sua_lan_2_112_2865032a24.doc
Sáng Kiến Liên Quan