Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng bài toán hóa học Lớp 8 ở trường Trung học cơ sở

Sự nghiệp xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ở nước ta đang phát triển với tốc độ ngày càng cao, với qui mô ngày càng lớn và được tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nó tác động một cách toàn diện lên các đối tượng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự phát triển đất nước là đổi mới nền giáo dục. Phương hướng giáo dục của Đảng, nhà nước, của ngành giáo dục và đào tạo trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là đào tạo những con người “lao động, tự chủ, sáng tạo, có năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết được những vấn đề thường gặp, tìm được việc làm, biết lập nghiệp và tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, học tập trong hoạt động. Học sinh phải hoạt động tự lực, tích cực để chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo.

Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá Học ở bậc trung học cơ sở có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chất. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, tạo nền tảng vững chắc cho học sinh bước vào khám phá sâu hơn về môn Hoá Học ở bậc trung học phổ thông và đại học cũng như việc tham gia các hoạt động sản xuất và các hoạt động sau này.

Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập hóa học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hoá Học ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là lớp 8 trường trung học cơ sở nói riêng. Bài tập hoá học giúp giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch điều chỉnh phương pháp phù hợp với từng đối tượng, phát hiện những học sinh yếu để có kế hoạch phụ đạo cũng như phát hiện những học sinh có năng khiếu để có kế hoạch bồi dưỡng thi học sinh giỏi.

Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu bài tập Hoá học giúp tôi thấy rõ hơn nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh. Người giáo viên dạy Hoá học muốn nắm vững chương trình hoá học phổ thông, thì ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, còn cần phải nắm vững các bài tập Hoá học của từng chương, hệ thống các bài tập cơ bản nhất và cách giải tổng quát cho từng loại bài tập, biết sử dụng bài tập phù hợp với từng công việc như luyện tập, kiểm tra, nghiên cứu, nhằm đánh giá trình độ cũng như mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó biết sử dụng các bài tập ở các mức độ khác nhau phù hợp với từng đối tượng học sinh.

 

doc30 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3840 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng bài toán hóa học Lớp 8 ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong 2 chất, dựa vào phương trình lí luận để tìm số liệu cần dùng của chất còn lại.
-So sánh số liệu vừa tìm được với số liệu đề cho. Nếu:
 + Số vừa tìm được < số đề cho thì chất đó dư.
 + Số vừa tìm được > số đề cho thì chất kia dư.
*Chú ý: 
Tính lượng dư bằng cách: LƯỢNG DƯ = LƯỢNG ĐỀ CHO – LƯỢNG CẦN DÙNG.
Khi đã xác định được chất dư thì nếu đề yêu cầu tính các chất khác thì ta lí luận dựa vào chất không dư.
2.2.5.3. Vận dụng:
2.2.5.3.1. Dạng 1: Đề yêu cầu xác định và tính lượng chất dư.
Ví dụ: Cho 11,2 lít khí hiđro tác dụng với 10g khí oxi. Hãy: (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
a.Xác định xem khí hiđro hay khí oxi dư?
 b.Tính lượng dư?
Giải:
a. 	 2H2 + O2 2H2O
 Theo phương trình: 2.22,4 l 32g
Theo đề bài: 11,2 l x?g
Khối lượng O2 cần dùng để phản ứng với 11,2 lít H2:
.
Để phản ứng với 11,2 lít H2 thì cần dùng 8g O2, mà đề cho 10g O2. Vậy khí O2 dư.
b.Khối lượng O2 dư là: 10 – 8 = 2 (g).
2.2.5.3.2. Dạng 2: Đề cho số liệu của 2 chất tham gia.
Ví dụ: Đốt 3,1g photpho trong 3 lít khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy tính khối lượng điphotpho pentaoxit thu được?
Giải:
	 4P + 5O2 2P2O5
Theo phương trình: 4.31g 5. 22,4 l
Theo đề bài: 3,1g x? l
Thể tích O2 cần dùng để phản ứng với 3,1g photpho là:
.
Để phản ứng với 3,1g photpho cần dùng 2,8 lít O2, mà đề cho 3 lít O2. Vậy Oxi dư.
 4P + 5O2 2P2O5
Theo phương trình: 4.31g 2.142g
Theo đề bài: 3,1g y?g
Khối lượng P2O5 thu được là:
.
2.2.5.4. Bài tập tự luyện tập:
 Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g Oxi. Hãy cho biết sau khi cháy:
Chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu?
VII. CHUYÊN ĐỀ 7: BÀI TOÁN VỀ HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG.
H: hiệu suất phản ứng.
LTT: lượng thực tế.
LLT: lượng lý thuyết.
1.Phương pháp: cần nắm vững công thức tính hiệu suất phản ứng
. Trong đó: 
2.Vận dụng:
2.1. Dạng 1: Tính hiệu suất phản ứng.
Ví dụ: Nung 10g CaCO3 thu được 4,76g CaO. Tính hiệu suất của phản ứng nung vôi?
Giải:
CaCO3 CaO + CO2 .
Theo phương trình: 100g 56g
Theo đề bài: 10g x?g
Lượng CaO thu được khi nung 10g CaCO3 (lượng lý thuyết) là:
.
Mà thực tế khi nung 10g CaCO3 chỉ thu được 4,76g CaO (lượng thực tế).
Vậy hiệu suất của phản ứng nung vôi là:
.
* Bài tập tự luyện tập:
Cho phản ứng: CuO + H2 Cu + H2O.
Nếu khử 80g CuO thu được 56g Cu. Hãy tính hiệu suất của phản ứng khử?
2.2. Dạng 2: Tính theo phương trình hoá học mà đề cho hiệu suất phản ứng.
Ví dụ: Dùng khí hiđro khử 8g CuO. Tính khối lượng kim loại thu được (giả sử hiệu suất phản ứng khử đạt 80%)?
Giải:
 CuO + H2 Cu + H2O
Theo phương trình: 80g 64g
Theo đề bài: 8g x?g
Khối lượng Cu thu được (lượng lý thuyết) khi khử 8g CuO là:
.
Mà hiệu suất phản ứng khử chỉ đạt 80%. Nên khối lượng Cu thu được là:
.
* Bài tập tự luyện tập:
Phân huỷ 9g Fe(OH)2 thu được FeO và H2O. Hãy tình khối lượng FeO thu được (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 80%)?
VIII. CHUYÊN ĐỀ 8: CÁC LOẠI PHẢN ỨNG HOÁ HỌC.
1.Loại 1: Phản ứng hoá hợp
1.1. Cách nhận dạng dạng: Phản ứng hoá học từ 2 HAY NHIỀU CHẤT tạo ra 1 CHẤT.
1.2. Ví dụ:
2H2 + O2 2H2O
CaO + H2O Ca(OH)2
2.Loại 2: Phản ứng phân huỷ
2.1. Cách nhận dạng: Phản ứng hoá học từ 1 CHẤT tạo ra 2 HAY NHIỀU CHẤT.
2.2. Ví dụ:
CaCO3 CaO + CO2
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 .
*Chú ý: Phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ là 2 phản ứng trái ngược nhau.
3.Loại 3: Phản ứng thế
3.1. Cách nhận dạng: Phản ứng hoá học
-Giữa đơn chất và hợp chất.
-Nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
3.2. Ví dụ:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2.
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
4.Loại 4: Phản ứng oxi hoá – khử
4.1. Cách nhận dạng: Phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử (hay có sự chuyển dịch electron giữa các chất trong phản ứng).
-Sự oxi hoá: là sự tác dụng của 1 chất với oxi (hay sự nhường electron).
-Sự khử: là sự tách oxi ra khỏi hợp chất (hay sự nhận electron).
-Chất khử: là chất chiếm oxi của chất khác (hay chất nhường electron).
-Chất oxi hoá: là chất nhường oxi (hay chất nhận electron).
4.2. Ví dụ: Xét các phản ứng sau
a. Sự khử CuO
CuO + H2 Cu + H2O
 Chất oxi hoá Chất khử 
 Sự oxi hoá H2
b. Sự khử CO2
CO2 + Mg C + MgO
 Chất oxi hoá Chất khử 
 Sự oxi hoá Mg
c. Sự nhường e (sự oxi hoá)
2Na + Cl2 2NaCl
 Chất khử Chất oxi hoá 
 Sự nhận e(Sự khử)
*Chú ý: 
-Một phản ứng hoá học có thể thuộc nhiều loại phản ứng hoá học.
Ví dụ: CuO + H2 Cu + H2O: vừa là phản ứng thế vừa là phản ứng oxi hoá khử.
 2Na + Cl2 2NaCl: vừa là phản ứng hoá hợp, vừa là phản ứng oxi hoá khử.
-Cách xác định số oxi hoá, sự nhường e, sự nhận e, chất khử và chất oxi hoá:
 + Xác định số oxi hoá:
 F Đơn chất: số oxi hoá là 0.
 FTrong hợp chất:
 @Số oxi hoá của O là 2-; H là +.
 @Một số nguyên tố chỉ có 1 hoá trị thì hoá trị là số oxi hoá và thông thường thì số oxi hoá của kim loại là dương (+) và phi kim là âm(-).
 @Những nguyên tố có nhiều hoá trị thì xác định số oxi hoá dựa vào nguyên tắc TỔNG SỐ OXI HOÁ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT PHẢI BẰNG O.
 + Xác định sự nhường e, sự nhận e:
 F Xác định số oxi hoá của từng nguyên tố trong phản ứng.
 FDựa vào sự thay đổi số oxi hoá, nếu:
 @Số oxi hoá sau phản ứng giảm là sự nhận e.
 @Số oxi hoá sau phản ứng tăng là sự nhường e.
 + Xác định chất khử, chất oxi hoá: (LÀ CHẤT THAM GIA) theo câu nhớ “KHỬ CHO, O NHẬN”
 FChất có số oxi hoá giảm là chất khử.
 FChất có số oxi hoá tăng là chất oxi hoá.
Ví dụ: Xét phản ứng 2Na + Cl2 2NaCl. Hãy xác định:
a.Số oxi hoá của các chất trong phản ứng?
b.Sự oxi hoá, sư khử, chất oxi hoá, chất khử?
Giải:
a. 
b.. Sự nhường e (sự oxi hoá)
 + 
 Chất khử Chất oxi hoá 
 Sự nhận e(Sự khử)
5. Bài tập tự luyện tập:
Hãy lập phương trình và cho biết từng phản ứng dưới đây thuộc loại phàn ứng gì? Vì sao? Nếu là phàn ứng oxi hoá khử hãy xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá?
C + O2 CO2.
Cu(NO3)2 CuO + NO2 + O2.
Zn + Pb(NO3)2 Pb + Zn(NO3)2.
FeO + CO Fe + CO2.
IX. CHUYÊN ĐỀ 9: CÁCH NHẬN DẠNG MỘT SỐ LOẠI CHẤT VÀ CÁCH GỌI TÊN.
S
T
T
LOẠI CHẤT
CÔNG THỨC TỔNG QUÁT
THÀNH PHẦN
CÁCH GỌI TÊN
VÍ DỤ
1
Oxit Axit
XnOm
Phi kim – Oxi.
Tiếp đầu ngữ + Tên phi kim + Tiếp đầu ngữ + Oxit.
CO2: cacbon đi oxit.
P2O5: đi photpho pentaoxit.
2
Oxit Bazơ
MnOm
Kim loại – Oxi.
Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + Oxit.
Na2O: Natri oxit.
Fe2O3: sắt (III) oxit.
3
Axit
HnX
Hiđro – Gốc axit.
-Axit không có oxi:
Axit + Tên phi kim + Hiđric.
HCl: axit clo hiđric.
HBr: axit brôm hiđric.
-Axit có ít oxi:
Axit + Tên phi kim + Ơ.
H2SO3: axit sunfurơ.
-Axit có nhiều oxi:
Axit + Tên phi kim + IC
H2SO4: axit sunfuric.
HNO3: axit nitric.
4
Bazơ
M(OH)n
Kim loại-nhóm OH.
Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + HIĐROXIT.
Ca(OH)2: canxi hiđroxit.
Fe(OH)2: sắt (II) hiđroxit.
5
Muối
MnXm
Kim loại-Gốc axit.
Tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + Tên gốc axit.
NaCl: natri clorua.
Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat.
*BẢNG GHI NHỚ MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC THƯỜNG GẶP:
MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Số
proton
Tên nguyên tố
Kí hiệu
hóa học
Nguyên tử khối
Hóa trị
1
Hiđro
H
1
I
6
Cacbon
C
12
IV,II
7
Nitơ
N
14
III,V,IV..
8
Oxi
O
16
II
11
Natri
Na
23
I
12
Magie
Mg
24
II
13
Nhôm
Al
27
III
14
Silic
Si
28
IV
15
Photpho
P
31
III, V
16
Lưu huỳnh
S
32
II, VI, IV
17
Clo
Cl
35,5
I
19
Kali
K
39
I
20
Canxi
Ca
40
II
26
Sắt
Fe
56
II, III
29
Đồng
Cu
64
I, II
30
Kẽm
Zn
65
II
47
Bạc
Ag
108
I
56
Bari
Ba
137
II
 HÓA TRỊ CỦA MỘT SỐ NHÓM NGUYÊN TỬ	HÓA TRỊ CỦA MỘT SỐ NHÓM NGUYÊN TỬ
Tên nhóm
Hóa trị
 Hiđroxit (OH), Nitrat ( NO3)
I
Sunfat (SO4), Cacbonat (CO3)
II
Photphat (PO4)
III
BÀI CA HÓA TRỊ Kali, Iôt, Hiđro,
Natri với bạc,Clo một loài.
Là hóa trị I bạn ơi,
Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân.
Magiê, chì, Kẽm, thủy ngân,
 Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari.
Cuối cùng thêm chú Oxi,
Hóa trị II ấy có gì khó khăn.
Bác Nhôm hóa trị III lần,
Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay.
Cacbon, Silic này đây,
Là hóa trị IV không ngày nào quên.
Sắt kia kể cũng quen tên,
II, III lên xuống thật phiền lắm thôi.
Nitơ rắc rối nhất đời,
I, II, III, IV khi thời thứ V.
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm,
Xuống II, lên VI khi nằm thứ IV.
Phôtpho nói tới không dư,
Nếu đến thì hừ rằng III với V.
Em ơi cố gắng học chăm,
Bài ca hóa trị suốt năm rất cần.
* Nguyên tố kim loại : K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au 
(Khi Nào Bạn Cần May Áo Nên Sang Phố (Hỏi) Cửa Hàng Á Phi Âu) 
Nguyên tố phi kim : O H N C P S Cl
X. CHUYÊN ĐỀ 10: BÀI TOÁN VỀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH.
1. Nồng độ phần trăm của dung dịch:
1.1. Phương pháp: cần nắm vững công thức tính nồng độ phần trăm, khối lượng dung dịch và chuyển đổi giữa chúng.
C%: nồng độ phần trăm của dung dịch (%).
mctan: khối lượng chất tan (g).
mdd: khối lượng dung dịch (g).
mdmôi: khối lượng dung môi (g).
 Trong đó:
mdd = mctan + mdmôi
1.2. Vận dụng:
1.2.1. Dạng 1: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch.
Ví dụ: Hoà tan 15g HCl vào 45g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được?
Giải:
Khối lượng dung dịch HCl thu được là:
mddHCl = 15 + 45 = 60 (g).
Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl thu được là:
.
1.2.2. Dạng 2: Bài toán liên quan đến nồng độ phần trăm của dung dịch.
Ví dụ 1: Tính khối lượng H2SO4 có trong 150g dung dịch H2SO4 14%?
Giải:
Khối lượng dung dịch H2SO4 có trong 150g dung dịch H2SO4 14 % là:
Þ 
Ví dụ 2: Hoà tan 25g đường vào nước được dung dịch nồng độ 50%. Hãy tính:
a. Khối lượng dung dịch đường pha chế được?
b. Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế?
Giải:
a. Khối lượng dung dịch đường pha chế được là:
Þ 
b. Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế là:
mdd = mctan + mdmôi Þ mnước = mdd – mctan = 50 – 25 = 25(g).
1.3. Bài tập tự luyện tập:
Bài 1: Hoà tan 50g muối vào 750g nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được?
Bài 2: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi hoà tan 25g NaOH vào 150g nước cất?
2. Nồng độ mol của dung dịch:
2.1. Phương pháp: cần nắm vững công thức tính nồng độ mol, khối lượng dung dịch theo khối lượng riêng và chuyển đổi giữa chúng
CM: nồng độ mol của dung dịch (Mol/l hay M).
n: số mol chất (mol).
Vdd: thể tích dung dịch (lít).
mdd: khối lượng dung dịch (g).
d: khối lượng riêng của dung dịch (g/ml).
 Trong đó: 
mdd = d.Vdd
2.2. Vận dụng:
2.2.1. Dạng 1: Tính nồng độ mol của dung dịch:
Ví dụ: Trong 200ml dung dịch NaOH có hoà tan 4g NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch?
Giải:
Số mol NaOH có trong 4g NaOH là:
.
Nồng độ mol của dung dịch NaOH là:
Þ.
2.2.2. Dạng 2: Bài toán có liên quan đến nồng độ mol của dung dịch.
Ví dụ 1: Hãy tính khối lượng chất tan có trong 1 lít dung dịch NaCl 0,5M?
Giải:
Số mol NaCl có trong 1 lít dung dịch NaCl 0,5M là:
Þ nNaCl = CM.Vdd = 0,5.1 = 0,5 (mol).
Khối lượng NaCl có trong 0,5 mol NaCl là:
mNaCl = n.M = 0,5.58,5 = 29,25 (g).
Ví dụ 2: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn?
Giải:
Số mol đường có trong 2 lít dung dịch đường 0,5M là: 
n1 = 0,5.2 = 1 (mol).
Số mol đường có trong 3 lít dung dịch đường 1M là: 
n2 = 1.3 = 3 (mol).
Thể tích dung dịch được sau khi trộn là:
V = 2 + 3 = 5 (l).
Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn là:
 (M).
2.3. Bài tập tự luyện tập:
Bài 1: Trong 100 ml dung dịch HCl có hoà tan 3,65g HCl. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch?
Bài 2: Hãy tính khối lượng chất tan có trong 250 ml dung dịch KOH 2 M?
3. Pha chế dung dịch:
	3.1. Dạng 1: Pha chế 1 dung dịch theo nồng độ phần trăm cho trước.
3.1.1. Phương pháp: thực hiện theo các bước sau
-Bước 1: Tìm khối lượng chất tan theo công thức:
-Bước 2: Tìm khối lượng dung môi theo công thức: 
mdmôi = mdd – mctan.
-Bước 3: Sau đó tiến hành pha chế.
Vận dụng:
Từ muối NaCl, nước cất và những dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 60g dung dịch NaCl 20%.
Giải:
Khối lượng NaCl có trong 60g dung dịch NaCl 20% là:
 (g).
Khối lượng nước cần dùng để pha chế là: mnước = mdd – mctan = 60 – 12 = 48 (g).
Cách pha chế: 
Cân lấy 12g NaCl khan cho vào cốc có dung tích 100ml.
Cân lấy 48g (hoặc đong lấy 48ml) nước cất đổ dần vào cốc và khuấy nhẹ. Được 60g dung dịch NaCl 20%.
3.1.3. Bài tập tự luyện tập:
Từ đường, nước cất và những dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 150g dung dịch đường 250%?
3.2. Dạng 2: Pha chế 1 dung dịch theo nồng độ mol cho trước.
	3.2.1. Phương pháp: thực hiện theo các bước sau
-Bước 2: Tìm số mol chất tan theo công thức:
n = CM.V 	(V đơn vị là lít).
-Bước 2: Tìm khối lượng chất tan dựa vào số mol vừa tìm được theo công thức:
m = n.M
-Bước 3: Sau đó tiến hành pha chế.
3.2.2.Vận dụng:
Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giời thiệu cách pha chế 60 ml dung dịch CuSO4 nồng độ 2M.
Giải:
Số mol chất tan CuSO4 có trong 60 ml dung dịch CuSO4 nồng độ 2M là:
 = 2.0,06 = 0,12 (mol).
Khối lượng CuSO4 có trong 0,12 mol CuSO4 là: 
 = 0,12.160 = 19,2 (g).
Cách pha chế:
	Cân lấy 19,2 g CuSO4 cho vào cốc thuỷ tinh có dung tích 100ml. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 60 ml dung dịch. Ta được 60 ml dung dịch CuSO4 nồng độ 2M.
3.2.3 Bài tập tự luyện tập:
Từ muối CuCl2, nước cất và những dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giời thiệu cách pha chế 100 ml dung dịch CuCl2 nồng độ 1M.
3.3. Dạng 3: Pha loãng 1 dung dịch theo nồng độ phần trăm cho trước.
	3.3.1. Phương pháp: thực hiện theo các bước sau
-Bước 1: Tìm khối lượng chất tan có trong dung dịch sau pha chế theo công thức:
-Bước 2: Tìm khối lượng dung dịch ban đầu dựa vào khối lượng chất tan vừa tìm được theo công thức:
-Bước 3: Tìm khối lượng nước cần dùng pha chế theo công thức: 
mnước = mdd sau – mdd đầu.
-Sau đó giới thiệu cách pha chế.
3.3.2.Vận dụng:
Từ nước cất và những dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 150g dung dịch HCl 4% từ dung dịch HCl 20%.
Giải:
Khối lượng HCl có trong 150g dung dịch HCl 4% là:
(g).
Khối lượng dung dịch HCl 20% có chứa 6g HCl là:
 (g).
Khối lượng nước cần dùng là: mnước = mdd sau – mdd đầu = 150 – 30 = 120 (g).
Cách pha chế:
	Cân lấy 30g dung dịch HCl 20% ban đầu, đổ vào cốc dung tích 200ml.
	Cân lấy 120g (hoặc đong lấy 120 ml) nước cất, sau đó đổ vào cốc đựng dung dịch HCl nói trên. Khuấy đều, ta được 150g dung dịch HCl 4%.
3.3.3. Bài tập tự luyện tập:
Từ nước cất và những dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 250g dung dịch H2SO4 5% từ dung dịch H2SO4 25%.
3.4. Dạng 4: Pha loãng 1 dung dịch theo nồng độ mol cho trước.
3.4.1. Phương pháp: thực hiện theo các bước sau
-Bước 1: Tìm số mol chất tan có trong dung dịch sau pha chế theo công thức:
n = CM.V	( V đơn vị là lít).
-Bước 2: Tìm thể tích dung dịch ban đầu dựa vào số mol vừa tìm được theo công thức:
 (V đơn vị là lít, sau đó ta đổi sang ml).
-Bước 3: Sau đó giới thiệu cách pha chế.
3.4.2.Vận dụng:
Từ nước cất và những dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 100 ml dung dịch NaOH 0,5M từ dung dịch NaOH 2M.
Giải:
Số mol NaOH có trong 100 ml dung dịch NaOH 0,5M là:
n = CM.V = 0,5.0,1 = 0,05 (mol).
Thể tích dung dịch NaOH 2M trong đó có chứa 0,05 mol NaOH là:
(l) = 25 (ml).
Cách pha chế:
	Đong lấy 25 ml dung dịch NaOH 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 200 ml.
Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100 ml và khuấy đều, ta được 100 ml dung dịch NaOH 0,5M.
3.4.3. Bài tập tự luyện tập:
Từ nước cất và những dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 150 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M từ dung dịch Ca(OH)2 2M.
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG.
	Hoá học nói chung và bài tập Hoá học nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc học tập bộ môn Hoá học, nó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc ôn luyện kiến thức cũ, bổ sung thêm những phần thiếu sót về lý thuyết và thực hành trong Hoá học.
	Qua quá trình giảng dạy môn Hoá học tại trường, tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc giúp các em học sinh làm được các dạng bài tập Hoá học. Song với lòng yêu nghề, sự tận tâm trong công việc cùng với một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân và sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, tôi đã luôn biết kết hợp giữa hai mặt “Lý luận dạy học Hoá học và thực tiễn đứng lớp của giáo viên”. Chính vì vậy, không những làm cho đề tài hoàn thiện hơn về mặt lý thuyết cũng như mặt lý luận dạy học mà còn làm cho nó có tác dụng rất lớn trong việc dạy và học môn Hoá học ở trường trung học cơ sở.
I. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
	Tôi đã áp dụng đề tài này trong việc dạy môn Hoá học khối lớp 8 tại trường trung học cơ sở Mỹ Thành Bắc – Cai Lây - Tiền Giang. Tôi đã thu được một số kết quả như sau:
Đa số học sinh hiểu bài và thao tác thành thạo các dạng bài tập Hoá học ngay tại lớp.
Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài, phát huy được tính tích cực của học sinh.
Dựa vào sự phân loại bài tập, giáo viên có thể dạy nâng cao được nhiều đối tượng học sinh.
*Kết quả cụ thể như sau:
Năm học
Khối Lớp
Số học sinh hiểu bài và làm tốt các dạng bài tập
Loại
Yếu
Loại Trung Bình
Loại
Khá
Loại
Giỏi
2006- 2007
Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
8
10,5%
51%
29%
9,5%
2007- 2008
Khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
8
4,5%
20,5%
50%
25%
2008- 2009
Khi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
8
2%
20%
48%
30%
II. HƯỚNG TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI:
Bổ sung thêm các dạng bài toán định hướng và định lượng ở mức độ dành cho học sinh đại trà và học sinh khá giỏi nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tạo nguồn cho kỳ thi học sinh giỏi môn hoá học ở lớp 9.
Áp dụng điều chỉnh những thiếu sót vào việc giảng dạy tại nơi công tác.
Vận dụng các kinh nghiệm giảng dạy, tiếp thu các ý kiến chỉ bảo của cấp trên, tranh thủ sự đóng góp xây dựng của đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa đề tài và góp phần làm cho đề tài có tính thực tiễn cao.
	Trong quá trình thực hiện đề tài thì không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo ân cần của quý giám khảo, quý đồng nghiệp cùng quý độc giả để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy, cũng như làm cho đề tài hoàn thiện hơn và có tác dụng cao trong việc dạy và học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Sách giáo khoa Hoá học lớp 8 của Lê Xuân Trọng – NXB Giáo Dục-Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo.
Sách Bài Tập Hoá học lớp 8 của Lê Xuân Trọng – NXB Giáo Dục-Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo.
Bài tập nâng cao Hoá học 8 của Nguyễn Xuân Trường – NXB Giáo Dục.
Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 8-9 của Nguyễn Đình Độ - NXB Đà Nẵng.
Kiến thức cơ bản Hoá học trung học cơ sở của Đoàn Thanh Sơn – NXB Đà Nẵng.
340 bài tập trắc nghiệm Hoá học 8-9 của Hoàng Vũ – NXB Đà Nẵng.
500 bài tập Hoá học trung học cơ sở của Lê Đình Nguyên, Hoàng Tấn Bửu, Hà Đình Cẩn – NXB Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phụ lục
Nội dung
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
IV. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
VII. BÀI TOÁN HOÁ HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CỦA HỌC SINH.
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 “PHÂN DẠNG BÀI TOÁN HOÁ HỌC LỚP 8
 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”.
CHUYÊN ĐỀ 1: BÀI TOÁN VẬN DỤNG QUI TẮC HOÁ TRỊ.
CHUYÊN ĐỀ 2: BÀI TOÁN VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG.
CHUYÊN ĐỀ 3: CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC.
CHUYÊN ĐỀ 4: BÀI TOÁN VẾ MOL - CHUYỂN ĐỔI QUA LẠI GIỮA LƯỢNG CHẤT (MOL) - KHỐI LƯỢNG CHẤT VÀ THỂ TÍCH CHẤT KHÍ.
CHUYÊN ĐỀ 5: BÀI TOÁN TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC.
CHUYÊN ĐỀ 6: BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC.
CHUYÊN ĐỀ 7: BÀI TOÁN VỀ HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG.
CHUYÊN ĐỀ 8: CÁC LOẠI PHẢN ỨNG HOÁ HỌC.
CHUYÊN ĐỀ 9: CÁCH NHẬN DẠNG MỘT SỐ LOẠI CHẤT VÀ CÁCH GỌI TÊN.
CHUYÊN ĐỀ 10: BÀI TOÁN VỀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH.
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG.
I.KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
II. HƯỚNG TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI.
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1
1
2
2
2
2
2
2
4
4
5
5
6
8
10
18
19
21
23
27
27
27
29

File đính kèm:

  • docSKKN_giai_B_phan_dang_bai_tap_hoa_8_o_truoung_thcs.doc
Sáng Kiến Liên Quan