Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các bài tập nhận biết hóa vô cơ

1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT

 Ngày nay, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật giảng dạy đã được thực hiện một cách rộng rãi và có hiệu quả, đặc biệt là trong các bài giảng lý thuyết. Tuy nhiên, đổi mới trong phương pháp bồi dưỡng kỹ năng giải bài tập cho học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được năng lực, phẩm chất và trí thông minh của học sinh.

Môn hóa học là môn học mới được đưa vào từ lớp 8, là môn học tương đối khó với học sinh đặc biệt là các dạng bài tập hóa học.

Bài tập hóa học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức mới cho học sinh. Đồng thời thông qua giải bài tập hóa học sẽ hình thành, rèn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng phát triển năng lực tư duy. Đây là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Giúp giáo viên phát hiện được trình độ học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai lầm của học sinh trong học tập hóa học, đồng thời là biện pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm và vượt qua khó khăn đó.

Với những mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lí thuyết thì hệ thống bài tập hóa học giữ một vai trò rất quan trọng trong việc dạy học hóa học ở trường phổ thông nói chung, ở trường THCS nói riêng. Qua nghiên cứu hệ thống bài tập hóa học, bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong giảng dạy cũng như trong giáo dục học sinh sao cho học sinh phát huy tốt năng lực và phẩm chất của bản thân các em.

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Qua nhiều năm công tác, giảng dạy tại trường THCS Bắc Sơn, tôi nhận thấy học sinh vẫn còn nhiều lúng túng trong việc giải các dạng bài tập định tính. Sự lúng túng càng thể hiện rõ khi các em giải các dạng bài tập nhận biết chất. Trong khi loại bài tập này không thể thiếu trong các bài kiểm tra và các kì thi.

Bài tập môn Hoá rất đa dạng và phong phú về các dạng bài tập. Tôi cũng biết rằng rất nhiều giáo viên đã nghiên cứu, đã viết sang kiến kinh nghiệm về các dạng bài tập. Tôi nghĩ rằng đề tài của tôi cũng không mới mẻ, sẽ có nhiều giáo viên đã nghiên cứu đã viết. Nhưng tôi thấy rằng học sinh của mỗi trường là khác nhau, mỗi giáo viên có cách nghiên cứu khác nhau. Tôi sẽ phải học hỏi của những giáo viên đi trước và kết hợp với những kinh nghiệm của mình để hoàn thành tốt hơn và áp dụng thật tốt đối với học sinh trường tôi. Xuất phát từ những lí do trên tôi viết đề tài “Phương pháp nhận biết các hợp chất vô cơ” chỉ với một mong ước giản đơn là: học trò của tôi sẽ yêu thích môn hoá và sẽ giỏi môn Hoá.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải các bài tập nhận biết hóa vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không phản ứng.
	BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2NaCl
b) - Dùng quì tím ® nhận biết được Na2CO3 làm quì tím hoá xanh, NaCl không đổi màu quì tím, HCl và H2SO4 làm quì tím hoá đỏ.
- Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết 2 dung dịch làm quì tím hoá đỏ: H2SO4 phản ứng tạo kết tủa trắng, HCl không phản ứng.
	BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2HCl
c) – Dùng quì tím chia thành hai nhóm.
+ Nhóm 1: NaOH, Ba(OH)2 làm quì tím hoá xanh
+ Nhóm 2: BaCl2, NaCl không đổi màu quì tím
- Cho dung dịch Na2SO4 vào từng mẫu thử ở hai nhóm. Ơ nhóm 1: mẫu tạo kết tủa trắng là Ba(OH)2, NaOH không phản ứng. Nhóm 2: mẫu tạo kết tủa trắng là BaCl2, NaCl không phản ứng.
PTHH:	Ba(OH)2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2NaOH
	BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ trắng + 2NaCl
d) - Dùng dung dịch HCl ® nhận biết được K2CO3 vì có khí thoát ra, AgNO3 có kết tủa trắng tạo thành.
- Dùng dung dịch BaCl2 ® nhận biết Na2SO4 vì có kết tủa trắng tạo thành, BaCl2 không phản ứng.
PTHH:	K2CO3 + 2HCl ® 2KCl + CO2­ + H2O
	AgNO3 + HCl ® AgCl¯ + HNO3
	BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4¯ + 2NaCl
e) - Dùng dung dịch NaOH để nhận biết: Cu(NO3)2 ® kết tủa xanh; AgNO3 ® kết tủa trắng sau đó hoá đen; Fe(NO3)3 ® kết tủa đỏnâu; KNO3 không phản ứng.
PTHH:	Cu(NO3)2 + 2NaOH ® Cu(OH)2¯ xanh + 2NaNO3
	AgNO3 + NaOH ® AgOH ¯ trắng + NaNO3 
	2AgOH ® Ag2O¯ đen + H2O
	Fe(NO3)3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ đỏ nâu + 3NaNO3
Bài tập 2: Phân biệt 4 chất lỏng HCl, H2SO4, HNO3, H2O
Hướng dẫn: Có thể sử dụng sơ đồ
HCl, H2SO4, HNO3, H2O
	Quỳ tím
Không đổi màu	Hoá đỏ
	 H2O	 HCl, H2SO4 , HNO3
	 + BaCl2 
	 H2SO4 : Kết tủa	 Không hiện tượng HNO3, HCl
	+ AgNO3
	 HNO3: Không hiện tượng	 ↓trắng HCl
Phương trình: 	H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl
	HCl + AgNO3 -> AgCl + HNO3 	
Bài tập 3: Có 8 dung dịch chứa : NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu các thuốc thử và trình bày phương án phân biệt 8 dd nói trên.
Hướng dẫn:
NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4.
	 + BaCl2
	 Kết tủa Không kết tủa
Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2,
	 + Dd NaOH	 + dd NaOH
Na2SO4	 ↓xanh CuSO4	NaNO3 ↓xanh Cu(NO3)2
 ↓ trắng MgSO4	↓ trắng MgSO4
 ↓ trắng xanh -> nâu đỏ	 ↓ trắng xanh -> nâu đỏ 
 FeSO4	Fe(NO3)2
Phương trình: SO42- + Ba2+ -> BaSO4 
	 MgSO4 + NaOH -> Mg(OH)2 + Na2SO4
	 CuSO4 + NaOH -> Cu(OH)2 + Na2SO4
	 FeSO4 + NaOH -> Fe(OH)2 + Na2SO4
	 Fe(OH)2 + O2 + 2 H2O -> 4Fe(OH)3 ↓nâu đỏ
	 Mg(NO3)2 +2 NaOH -> Mg(OH)2 + 2 NaNO3
	 Cu(NO3)2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + 2NaNO3
	 Fe(NO3)2 +2 NaOH -> Fe(OH)2 + 2NaNO3
3. Nhận biết chất khí.
Lưu ý: Khi nhận biết một chất khí bất kì, ta dẫn khí đó lội qua dung dịch, hoặc sục khí đó vào dung dịch, hoặc dẫn khí đó qua chất rắn rồi nung Không làm ngược lại.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt sau:
a) CO, CO2, SO2
b) CO, CO2, SO2, SO3, H2
Hướng dẫn:
a) Dẫn từng khí qua dung dịch nước brôm ® nhận biết SO2 làm mất màu nước brôm.
Hai khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong ® nhận biết CO2 làm đục nước vôi trong, CO không phản ứng.
SO2 + Br2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
b) Dẫn từng khí lội qua dung dịch BaCl2 ® nhận biết SO3 tạo kết tủa trắng.
- Dẫn các khí còn lại qua dung dịch nước brôm ® nhận biết SO2 làm mất màu nước brôm.
- Các khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong ® nhận biết CO2 làm đục nước vôi trong.
- Hai khí còn lại đốt trong oxi rồi dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong. Nếu khí làm đục nước vôi trong là CO2 ® chất ban đầu là CO, khí không phản ứng là H2O ® chất ban đầu là H2.
SO3 + BaCl2 + H2O® BaSO4¯ + 2HCl
SO2 + Br2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
2CO + O2 2CO2
Bài tập 2: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết từng khí có trong hỗn hợp sau: CO, CO2, H2S, H2
Hướng dẫn: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 dư:
H2S + Pb(NO3)2 ® PbS¯ đen +2HNO3
® nhận ra khí H2S trong hỗn hợp.
Khí còn lại gồm H2, CO, CO2 cho qua dung dịch nước vôi trong:
CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
® nhận ra khí CO2 trong hỗn hợp.
Đốt cháy hỗn hợp khí còn lại, làm lạnh để hơi nước ngưng tụ, nhận ra H2. Khí còn lại cho qua nước vôi trong thấy vẩn đục, nhận ra CO2 ® khí ban đầu là CO.
2CO + O2 2CO2
2H2 + O2 2H2O
Bài tập 3: Bằng phương pháp hoá học làm thế nào để nhận ra sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp gồm: CO, CO2, SO2, SO3
Hướng dẫn: Có thể nhận biết bằng sơ đồ sau
	CO, CO2, SO2, SO3
	 + BaCl2 
	 ↓ trắng	 
	 SO3 	 CO, CO2, SO3
	+ dd Brôm
	 Mất màu
	 CO2, CO	SO3
	 + Ca(OH)2
	 Vẫn đục
	CO2	 CO + CuO nóng 
	CuO đen -> Cu đỏ 
	SO3 + H2O + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl
	SO2 + Br2 + 2H2O -> H2SO4 + 2HBr
	CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
	CuO ( đen) + CO -> Cu ( đỏ) + CO2
DẠNG 2: Nhận biết bằng thuốc thử quy định.
Đối với dạng này, nếu đề bài không yêu cầu sử dụng thuốc thử cho trước thì ta chọn thuốc thử sao cho có thể phân biệt (nhận biết) được nhiều chất nhất. nếu đề bài yêu cầu thuốc thử thì ta sử dụng thuốc thử đó trước.
Khi đã sử dụng hết lượng thuốc thử cho phép ta sử dụng chất vừa nhận được hoặc sản phẩm của chất sau phản ứng nào đó làm thuốc thử để phân biệt các chất còn lại:
Lưu ý:	
- Nếu đề yêu cầu chỉ dùng một thuốc thử: Ban đầu nên dùng dung dịch kiềm hoặc dùng axit. Nếu không được hãy dùng thuốc thử khác.
- Nếu đề yêu cầu chỉ dùng quì tím thì lưu ý những dung dịch muối làm đổi màu quì tím (Phần lưu ý của phụ lục trên).
Bài tập minh hoạ:
Bài tập 1: Chỉ được dùng nước, hãy nhận biết các chất rắn sau: NaOH, Al2O3, BaCO3, CaO. 
Hướng dẫn: 
Hoà tan các mẫu thử vào nước ® nhận biết CaO tan tạo dung dịch đục, NaOH tan tạo dung dịch trong suốt. Còn Al2O3 và BaCO3 không tan.
- Lấy dung dịch NaOH vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử không bị hoà tan trong nước ®Al2O3 tan, BaCO3 không tan.
CaO + H2O ® Ca(OH)2
2NaOH + Al2O3 ® 2NaAlO2 + H2O	(Không yêu cầu HS viết)
Bài tập 2: Chỉ được dùng một hoá chất, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, NaCl.
Hướng dẫn: Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết:
® Có khí mùi khai bay ra là NH4Cl	
® Có khí mùi khai và có kết tủa trắng là (NH4)2SO4
® Có kết tủa đỏ nâu là FeCl3
® Có kết tủa màu xanh là CuCl2
Không có phản ứng là NaCl
Ba(OH)2 + 2NH4Cl ® BaCl2 + 2NH3­ + 2H2O
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 ® BaSO4¯ + 2NH3­ + 2H2O
3Ba(OH)2 + 2FeCl3 ® 2Fe(OH)3¯ + 3BaCl2
Ba(OH)2 + CuCl2 ® Cu(OH)2¯ + BaCl2
Bài tập 3: Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3 
Hướng dẫn: Thử các dung dịch trên bằng giấy quì tím.
® Nhận biết được Na2CO3 vì làm quì tím hoá xanh; CaCl2 không làm đổi màu quì tím.
® HCl và AgNO3 làm quì tím hoá đỏ.
- Dùng dung dịch CaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào 2 mẫu thử làm quì tím hoá đỏ, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CaCl2, không phản ứng là HCl.
PTHH: CaCl2 + 2AgNO3 ® 2AgCl¯ + Ca(NO3)2
Bài tập 4: Chỉ được dùng phenolphtalein hãy nhận biết 4 dung dịch bị mất nhãn: KOH, KCl, H2SO4, BaCl2.
Hướng dẫn: 
Thử các dung dịch trên bằng phenolphtalein ® nhận ra dung dịch KOH làm hồng phenolphtalein. 
Cho dung dịch KOH có màu hồng ở trên vào 3 mẫu thử còn lại ® nhận ra H2SO4 làm mất màu hồng.
Lấy dung dịch H2SO4 vừa nhận ra ở trên cho vào 2 mẫu thử còn lại ® nhận ra BaCl2 có kết tủa, KCl không phản ứng.
H2SO4 + 2KOH ® K2SO4 + 2H2O
H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2HCl
Bài tập 5: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau chỉ bằng dung dịch phenolphthalein
5 dung dịch: Na2SO4, H2SO4, MgCl2, BaCl2, NaOH
5 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl
Hướng dẫn: Có thể sử dụng sơ đồ để nhận biết.
 a.	 Na2SO4, H2SO4, MgCl2, BaCl2, NaOH
	+ phenolphthalein
 Màu hồng
 NaOH H2SO4, MgCl2, BaCl2, Na2SO4
	 + NaOH màu hồng
	 BaCl2, Na2SO4	Mất màu: H2SO4
	 + H2SO4	↓ trắng MgCl2
 ↓ trắng : BaCl2	 Na2SO4
	H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + 2H2O
	MgCl2 + 2NaOH -> Mg(OH)2 -> 2NaCl
	H2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 + 2HCl
b. 	NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl
+ phenolphthalein
	 màu hồng	 không 
	 NaOH	 HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl
	 	 + NaOH màu hồng
	Nhóm1:Mất màu hồng	 Nhóm 2: Không hiện
	HCl, H2SO4	 tượng NaCl, BaCl2
Lấy 1 dung dịch nhóm 1 đổ vào 2 lọ dung dịch nhóm 2: Nếu có kết tủa thì nhận đó là cặp H2SO4 + BaCl2 và cặp còn lại là NaCl và HCl
Nếu không có kết tủa thì dung dịch đã dùng nhóm 1 là HCl -> H2SO4 sẽ nhận được BaCl2 ở nhóm 2 -> còn lại là NaCl
Bài 6: Nhận biết các chất sau chỉ bằng quỳ tím
Na2SO4, NaOH, BaCl2, HCl, AgNO3, MgCl2
NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S
Hướng dẫn: Dùng sơ đồ để nhận biết
 Na2SO4, NaOH, BaCl2, HCl, AgNO3, MgCl2
+ quỳ tím 
	Đỏ không hiện tượng
 HCl, AgNO3	 xanh	 Na2SO4, BaCl2, MgCl2
	 + MgCl	 NaOH	 + NaOH
 ↓Trắng	 ↓ trắng 
HCl	 AgNO3	 MgCl2	 Na2SO4, BaCl2
	 + AgNO3
	 ↓ trắng
	BaCl2	 Na2SO4
NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S
 + quỳ tím
	Đỏ xanh
 NaHSO4 Không đổi	Na2CO3, Na2SO3, Na2S
	BaCl2 	+ NaHSO4
	Mùi thối	 không mùi
	Na2S mùi hắc	 Na2CO3
	Na2SO3
	Na2S + 2NaHSO4 -> 2Na2SO4 + H2S (mùi thối) 
	Na2SO3 + 2NaHSO4 -> 2Na2SO4 + SO2 (mùi hắc ) + H2O
	Na2CO3 + 2 NaHSO4 -> 2 Na2SO4 + CO2 (không mùi ) + H2O
Bài 7: Nhận biết các chất: MgSO4, Na2CO3 , BaCO3, NaCl chỉ bằng dung dịch HCl
Hướng dẫn:
	MgSO4, Na2CO3 , BaCO3, NaCl
	 + HCl
 Không tan 	 
	 BaCO3 NaCl tan 	 Tan tạo 2 dd có khí thoát ra
	 Na2CO3, BaCO3
	Thả lần lượt 2 chất rắn Na2CO3, BaCO3 vào 2 dung dịch vủa tạo ra nếu có kết tủa là Na2CO3
Còn lại là BaCO3 
Bài 8: Nhận biết 4 axit HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4 mà chỉ được dùng 1 hoá chất tự chọn
	Hướng dẫn:
	HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4 
	 + Ba
	 ↑ màu nâu	 trắng (BaSO4, Ba3(PO4)2
	HNO3	HCl	H3PO4, H2SO4
	Lọc ↓ thả vào HCl
	 	↓tan	↓không tan	 Ba3(PO4)2	BaSO4	
	Ba 	+ 4 HNO3 -> Ba(NO3)2 + 2NO2	+ 2H2O
	Ba	+ H2SO4	-> BaSO4	+ H2
	3 Ba	+ 2H3PO4 -> Ba3(PO4)2 + 3 H2
	Ba3(PO4)2	+ 6HCl -> 3BaCl2 + 3 H2
DẠNG 3: Nhận biết không có thuốc thử khác. 
Với dạng bài này để phân biệt thì bắt buộc phải lấy lần lượt từng hoá chất trong đề bài cho phản ứng với nhau từng đôi một.
- Kẻ bảng phản ứng và dựa vào bảng để xác định những chất đã nhận biết được
- Trong trường hợp kẻ bảng không phân biệt được hết các chất thì ta dùng chất đã nhận biết được hoặc sản phẩm của chất đó sau phản ứng nào đó làm thuốc thử. Ngoài ra ta còn có thể đun nóng các chất nếu các chất đó phân huỷ để nhận biết 
Lưu ý: Nếu đề yêu cầu không được dùng thuốc thử bên ngoài. Nên làm theo thứ tự các bước sau:
Bước 1: Cho từng chất tác dụng với nhau.
Ví dụ:Giả sử phải nhận biết n dung dịch hoá chất đựng trong n lọ riêng biệt. Tiến hành thí nghiệm theo trình tự:
Ghi số thứ tự 1, 2, , n lên n lọ đựng n dung dịch hoá chất cần nhận biết.
Rót dung dịch mỗi lọ lần lượt vào các ống nghiệm đã được đánh cùng số.
Nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của (n – 1) dung dịch còn lại.
Bước 2: Sau n thí nghiệm đến khi hoàn tất phải lập bảng tổng kết hiện tượng.
Bước 3: Dựa vào bảng tổng kết hiện tượng để rút ra nhận xét, kết luận đã nhận được hoá chất nào (có kèm theo các phương trình phản ứng minh hoạ).
Bài tập minh hoạ: 
Bài 1: Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hoá học.
Na2CO3, HCl, BaCl2 
HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2
MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4
Hướng dẫn:
a) -Trích ra các mẫu thử cho vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng.
- Lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với hai mẫu thử còn lại. Sau 6 lượt thí nghiệm, ta có kết quả như bảng sau:
Na2CO3
HCl
BaCl2
Na2CO3
­
¯ trắng
HCl
­
	Ko phản ứng
BaCl2
¯ trắng
Ko phản ứng
Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào tạo­ và có ¯ trắng thì chất nhỏ vào là Na2CO3, mẫu thử tạo ­ là HCl, mẫu thử tạo ¯ trắng là BaCl2.
Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2­
BaCl2 + Na2CO3 ® BaCO3¯ + 2NaCl
b) Tương tự, lần lượt cho một mẫu thử tác dụng với 3 mẫu còn lại. Sau 12 lượt thí nghiệm, ta có bảng như sau:
HCl
H2SO4
Na2CO3
BaCl2
HCl
­
H2SO4
­
¯ trắng
Na2CO3
­
­
¯ trắng
BaCl2
¯ trắng
¯ trắng
Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào có khí thoát ra, có kết tủa trắng và không phản ứng thì chất nhỏ vào là H2SO4, mẫu thử tạo khí là Na2CO3, mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2, mẫu thử không phản ứng là HCl.
Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + CO2­ + H2O
BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯ + 2HCl
c) Làm tương tự như trên, ta có bảng tổng kết sau:
MgCl2
NaOH
NH4Cl
BaCl2
H2SO4
MgCl2
¯ trắng
NaOH
¯ trắng
­ mùi khai
NH4Cl
­ mùi khai
BaCl2
¯ trắng
H2SO4
¯ trắng
- Dựa vào bảng trên, ta thấy ở lượt thí nghiệm nào có kết tủa trắng và có khí mùi khai bay ra thì chất nhỏ vào là NaOH, mẫu thử tạo kết tủa trắng là MgCl2, mẫu thử tạo khí mùi khai là NH4Cl.
- Lấy kết tủa trắng Mg(OH)2 vừa nhận biết được cho vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào làm tan kết tủa là H2SO4, mẫu còn lại không phản ứng là BaCl2.
MgCl2 + 2NaOH ® Mg(OH)2¯ + 2NaCl
NaOH + NH4Cl ® NaCl + NH3­ + H2O
H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2HCl
Mg(OH)2 + H2SO4 ® MgSO4 + 2H2O
Bài 2: không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy phân biệt các dung dịch: MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4
Hướng dẫn:
+ Đánh số thứ tự 5 lọ dung dịch cần nhận biết
+ Lấy mỗi lọ dung dịch một ít ra ống nghiệm đã được đánh cùng số làm mẫu thử
+ Nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của 4 dung dịch còn lại.
Sau khi hoàn tất 5 lần thí nghiệm ta được bảng sau đây: 
 Chất nhỏ vào
Mẩu thử
MgCl2
NaOH
NH4Cl
BaCl2
H2SO4
MgCl2
Mg(OH)2
↓trắng
−
−
−
NaOH
Mg(OH)2
↓trắng 
NH3 ↑ khai
−
−
NH4Cl
 −
NH3 ↑ khai
−
−
 BaCl2
−
−
−
BaSO4 ↓trắng
H2SO4
−
−
−
BaSO4 ↓trắng
Kết luận
1 ↓ trắng
1 ↓ trắng + 1 ↑ khai
1 ↑ khai
1 ↓ trắng
1 ↓ trắng
Từ bảng trên ta thấy khi dùng 1 dung dịch nhở vào mẫu thử các dung dịch còn lại:
+ Nếu tạo được 1 ↓ trắng + 1 ↑ khai thì dung dịch nhở vào là NaOH, dung dịch tạo ↓Trắng là MgCl2. Mẫu thử tạo được khí mùi khai bay ra là NH4Cl
+ Còn lại 2 dung dịch là BaCl2, và H2SO4 đều cho 1 lần ↓
+ Dùng kết tủa Mg(OH)2 ( là sản phẩm thu được khi nhở NaOH vào MgCl2) cho vào 2 mẫu thử còn lại. Mẫu nào hoà tan được ↓ này là H2SO4. Dung dịch còn lại là BaCl2
Phương trình:
	2 NaOH + MgCl2	-> 2NaCl + Mg(OH)2
	NaOH + NH4Cl	-> NaCl + NH3 + H2O
	BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 + 2HCl
	Mg(OH)2 + H2SO4 -> MgSO4 + 2H2O
Bài 3: không dùng thêm thuốc thử khác, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng lẻ mất nhãn: NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH
Hướng dẫn: Các bước làm giống câu 2 bài trên 
Ta có bảng tổng kết hiện tượng 
Chất nhỏ vào
Mẫu thử
NaCl
H2SO4
CuSO4
BaCl2
NaOH
NaCl
−
−
−
−
H2SO4
−
−
BaSO4 ↓trắng
−
CuSO4
−
−
BaSO4 ↓trắng
Cu(OH)2 ↓ xanh
BaCl2
−
BaSO4 ↓trắng
BaSO4 ↓trắng
−
NaOH
−
−
Cu(OH)2 ↓ xanh
−
Kết luận
−
1 ↓ trắng
1 ↓trắng
1 ↓ xanh
2 ↓ trắng
1 ↓ xanh
+ Dung dịch nhỏ vào không có hiện tượng gì với tất cả các mẫu là NaCl
+ Dung dịch nhỏ vào các mẫu tạo 1 ↓ trắng là H2SO4
+ Dung dịch nhỏ vào các mẫu tạo 1 ↓ trắng và 1 ↓ xanh là CuSO4
+ Dung dịch nhỏ vào các mẫu tạo 2 ↓ trắng là BaCl2 
+ Dung dịch nhỏ vào các mẫu tạo 1 ↓ xanh là NaOH
Bài 4: Không dùng thêm thuốc thử khác, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng lẻ mất nhãn: H2O, NaCl, Na2CO3, HCl
Hướng dẫn:
Ta có bảng tổng kết hiện tượng sau
H2O
NaCl
Na2CO3
HCl
H2O
−
−
−
NaCl
−
−
−
Na2CO3
−
−
↑
HCl
−
−
↑
−
−
1 ↑
1↑
 Qua bảng ta thấy:
+ 1 lần tạo khí là nhóm 1 gồm: Na2CO3, HCl
+ Không có dầu hiệu phản ứng là nhóm 2 gồm: H2O, NaCl
Cô cạn nhóm 1 mẫu thử nào bay hơi hết là HCl, còn cặn trắng là Na2CO3
Cô cạn nhóm 2, mẩu thử nào bay hơi hết là H2O, còn cặn trắng là NaCl
5. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài đã góp phần nâng cao rất đáng kể chất lượng đại trà môn Hoá học 9 tại trường THCS Bắc Sơn. Đề tài đã giúp các em tích cực và tự tin hơn trong việc tìm kiếm hướng giải cho các bài tập nhận biết. Từ chỗ lúng túng khi gặp các bài tập nhận biết chất, nay các em đã biết vận dụng kĩ năng được bồi dưỡng để giải thành thạo nhiều bài tập nhận biết phức tạp.
Kết quả đạt được trong quá trình vận dụng đề tài trong năm học 2017 – 2018:
1. Điểm khảo sát trước khi thực hiện chuyên đề.
Lớp
Lớp đối chứng 
Lớp Thử nghiệm
9A (41 học sinh)
9B (42 học sinh)
Điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
5
12,2%
6
14,3%
Khá
14
34,1%
12
28,6%
Trung bình
22
53,7%
24
57,1%
2. Điểm khảo sát sau khi thực hiện chuyên đề.
Lớp
Lớp đối chứng 
Lớp Thử nghiệm
9A (41 học sinh)
9B (42 học sinh)
Điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
5
12,2%
8
19%
Khá
15
36,6%
19
45,3%
Trung bình
21
51,2%
15
35,7%
Qua đề tài này, kiến thức, kĩ năng của HS được củng cố sâu sắc, vững chắc hơn, kết quả học tập được nâng cao.
Với kết quả trên ta có thể rút ra kết luận với lớp thử nghiệm tỉ lệ học sinh giỏi, khá cao hơn so với lớp đối chứng. Bên cạnh đó thái độ học tập cũng tăng lên đáng kể rất nhiều học sinh yếu đã lên trung bình và cảm thấy yêu thích môn học. 
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	1. Kết luận
Xây dựng một trong các dạng toán riêng biệt để kích thích học sinh học tập một cách say mê và hứng thú, đồng thời vận dụng những hiểu biết của mình vào cuộc sống, đòi hỏi người giáo viên đề ra cho học sinh làm bài tập phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có sự hiểu biết sâu sắc bao quát hết toàn bộ nội dung chương trình hóa học của trường THCS và trình độ của từng lớp học sinh trong trường học. 
Qua khảo nghiệm tôi nhận thấy rằng “Phương pháp nhận biết chất vô cơ” đã đóng góp rất nhiều làm nên thành tích của học sinh. Bản thân học sinh khi gặp một bài nhận biết nào đó mà em chưa được tiếp xúc em sẽ cảm thấy lúng túng. Nhưng khi em có bảng dấu hiệu và phương pháp thì em có thể áp dụng một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng. Bằng cách vạch ra bản đồ tư duy em có thể hình dung bài làm và nhớ rất lâu các bài đã gặp. 
	Bản thân giáo viên tôi cũng nhận thấy rằng khi làm đề tài này tôi cũng áp dụng được rất nhiều trong giảng dạy học sinh. Các phản ứng đặc trưng của chất là rất nhiều, khi giảng dạy giáo viên nhiều khi quên có thể mang bảng dấu hiệu ra xem lại rất dễ tìm, dễ nhớ. Trong quá trình giảng dạy phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh con đường tìm ra kiến thức mới, khơi dậy óc tò mò, phát huy tốt các năng lực của học sinh, tạo hứng thú trong học tập, dẫn dắt học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ dễ đến khó.
Trên đây là một số kỹ năng giúp học sinh nhận biết các chất nhanh, chính xác và phù hợp với trình độ nhận thức chung của các em học sinh ở trung học cơ sở mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy và đã thu được kết quả nhất định. Mỗi phương pháp tôi cố gắng đưa ra một số cách nhận biêt theo dạng hợp chất nhất định để học sinh dễ dàng nắm bắt.
2. Kiến nghị 
- Đề nghị Sở GD, Phòng GD trang bị đầy đủ các trang thiết bị và hóa chất phục vụ cho giảng dạy.
- Tiếp tục đầu tư thêm các tài liệu dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như sách tham khảo, sách tham khảo theo chuyên đề.
- Xây dựng phòng học bộ môn.
Tôi cam đoan đây là sáng kiến của bản thân tôi viết không sao chép nội dung của người khác.
 Bắc Sơn ngày 24 tháng 2 năm 2019
 Người viết
 Nguyễn Văn Thượng 
MỤC LỤC	 
 Trang
Phần 1: Sơ lược lí lịch	1
Phần 2: Nội dung 	1	
I. Đặt vấn đề 	1
1. Lí do chọn đề tài 	1
2. Mục đích của đề tài 	2
3. Đối tượng nghiên cứu	 	2
4. Phạm vi nghiên cứu	2
5. Phương pháp nghiên cứu	2
II. Nội dung chuyên đề 	3
1. Cơ sở lí thuyết 	3
2. Cơ sở thực tiễn 	3
3. Thực trạng của vấn đề 	4
4. Các giải pháp, biện pháp:	
 4.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 4
 4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp	5
	 4.3. Một số thuốc thử dành cho hợp chất vô cơ	5
	 4.4. Một số dạng bài tập nhận biết 	
	 A. Nhận biết dựa vào tính chất vật lí 	10	
	 B. Nhận biết dựa vào tính chất hóa học 	11
5. Kết quả của đề tài 	25
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận	 	27
	2. Kiến nghị 	27
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa hoa, SGV hóa 8, hoá 9
- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn hoá trung học cơ sở
- Bài tập nâng cao hóa học 8, 9 – Nguyễn Xuân Trường
- 500 bài tập hóa học THCS – Lê Đình Nguyên
- 200 bài tập cuyển chọn nâng cao hóa học 9 – Ngô ngọc An
- Ôn Thi vào lớp 10 môn KHTN – Lê kim long
- Tài liệu trên internet

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_cac_bai_tap_nhan_biet.doc
Sáng Kiến Liên Quan