Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học lớp 8

- Phân dạng các bài toán hóa học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của học sinh lớp 8.

 - Việc phân dạng các bài toán hóa học sẽ đạt hiệu quả cao và sẽ là tiền đề cho việc phát triển năng lực trí tuệ của học sinh khi giáo viên sử dụng linh hoạt và hợp lý hệ thống các dạng bài toán hóa học theo mức độ của trình độ tư duy của học sinh phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8.

 - Khi nghiên cứu về phương pháp giải bài toán thì hoạt động của học sinh là trung tâm, song với giáo viên vẫn phải là người đạo diễn giúp các em giải tốt các bài toán cụ thể.

 - Giúp học sinh phân loại các dạng bài toán hóa học lớp 8 và tìm ra những phương pháp giải dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc được phương phải giải một số dạng bài toán, từ đó rèn cho học sinh kỹ năng giải nhanh một số dạng bài tập hóa học.

 - Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập đặc biệt là trong giải bài toán hóa học.

 - Tài liệu rất cần thiết cho việc lựa chọn các dạng bài toán để giúp cho giáo viên hệ thống hóa được những kiến thức về phương pháp giải bài toán nhanh dễ hiểu và chính xác.

 - Qua giảng dạy tôi thấy rằng, việc phân dạng giải các bài toán hóa học là một vấ đề rất quan trọng đối với học sinh lớp 8, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Nên tôi đã chọn đề tài: "Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học lớp 8".

 

doc37 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3949 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng và phương pháp giải bài toán Hoá học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16,24g hỗn hợp biết Zn và Al trong dd HCl dư, thu được 8,512 lít khí H2. Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu trong hỗn hợp. (biết Al = 27; Zn = 65; H = 1; Cl = 35,5)
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mhh = 16,24 g; 
V(H2) = 8,512l; mZn = ?; mAl = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Gọi x,y là số mol Zn và Al
- Bước 2: Viết 2 phản ứng xảy ra (kê mol lên PT x,y của Zn và Al dùng quy tắc tam suất, thì tìm được số mol x,y khí H2)
- Bước 3: đổi ra số mol H2 () 
- Bước 4: Từ PT (1) và (2) ta có hệ PT x,y theo khối lượng 2 kim loại Zn và Al; và x,y theo hệ số mol H2
- Bước 5: Giải hệ PT tìm được x,y mZn và mAl
Gọi x, y lần lượt là số mol của Zn và Al đã dùng
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (1)
x(mol) x(mol)
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (2)
2y(mol) (mol)
Từ (1) và (2) ta có hệ PT
 65x + 27y = 16,24 (1)
 x + = 0,3 (2)
 Giải hệ PT (1) và (2) ta được:
x = 0,2 mZn = 0,2 . 65 = 13g
y = 0,12 mFe =0,12 . 27 = 3,24g
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Đem nung hoàn toàn 8,77g hỗn hợp gồm KClO3 và KMnO4, thu được 1,12 lít khí O2 (ở đktc). Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp. ĐS: %KClO3 = 27,94%; %KMnO4 = 72,06%
Bài 2/ Để khử hoàn toàn hỗn hợp ZnO và FeO thành kim loại thì cần vừa đủ 10,08 lít khí H2 (đktc). Lấy toàn bộ kim loại sinh ra tác dụng với HCl dư thì thể tích khí H2 (đktc) thu được sau phản ứng là bao nhiêu. ĐS: V(H2) = 10,08(l)
7 – DẠNG 7: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
 7.1/ Pha trộn dung dịch (với lượng chất tan giống nhau). Trường hợp này không có xảy ra phản ứng khi pha trộn. Dạng bài toán này có thể giải bằng các cách sau:
 7.1.1 Phương pháp đại số
 a/ Về nồng độ phần trăm (C%)
 +/ Cho dd(1) có (mdd(1), C%(1)) vào dd(2) có (mdd(2), C%(2)). Tìm C% của dd mới (sau khi trộn)
Phương pháp giải:
mdd (mới) = mdd(1) + mdd(2) (1)
mct (mới) = mct(1) + mct(2) 
 (2)
C% (dd mới) (3)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Trộn 40g dd KOH 20% với 60g dd KOH 10% ta thu được dd KOH mới có nổng độ % là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mdd(1) = 40g ;mdd(1)=60g
C%(1) = 20%; C%(2) = 10%
C% (KOH mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(KOH mới) = 40 + 60 = 100g
 mct(KOH trong dd mới) = 
 C%(KOH mới) 
Bài 2/ Trộn 300g dd NaOH 25% vào 200g dd NaOH 20% thì thu được dd NaOH mới có nồng độ % là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mdd(1) = 300g ;
mdd(1) = 200g
C%(1) = 25%; C%(2) = 20%
C% (NaOH mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(NaOH mới) = 300 + 200 = 500g
 mct(NaOH trong dd mới) = 
 C%(NaOH mới) 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Trộn 50g dd NaOH 4% vào 100g dd NaOH 10% thì thu được dd NaOH mới có nồng độ % là bao nhiêu? ĐS: 8%
Bài 2/ Pha trộn 1760g dd KOH 38% vào 2640g dd KOH 8% thì thu được dd KOH mới có nồng độ % là bao nhiêu? ĐS: 20%
 +/ Về nồng độ phần trăm (C%)
 +/ Cho nước vào dd(2) có (mdd(2), C%(2)). Tìm C% của dd mới (sau khi trộn)? Trường hợp này còn gọi là pha loãng dd.
Phương pháp giải:
mdd (mới) = mnước + mdd(2) (1)
mct (mới) = mct(2) (2)
C% (dd mới) (3)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Đem 200 nước cất pha vào 100g dd NaCl 60% thì thu được dd NaCl mới có nồng độ bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mnước = 200g ;
mdd(2) = 100g
C%(2) = 60%; C% (NaCl mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(NaCl mới) = 200 + 100 = 300g
 mct(NaCl trong dd mới) = 
 C%(NaCl mới) 
Bài 2/ Đem 160 nước thêm vào 800g dd H2SO4 18% thì thu được dd H2SO4 mới có nồng độ bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mnước = 160g ;
mdd(2) = 800g
C%(2) = 18%; C% (H2SO4 mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd (H2SO4 mới) = 160 + 800 = 960g
 mct (H2SO4 trong dd mới) = 
 C%(H2SO4 mới) 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Pha 20g nước thêm vào 60g dd NaCl 25% . Tính nồng độ % dd muối thu được. ĐS: 18,75%
Bài 2/ Pha 20g nước thêm vào 130g dd KCl 20% . Tính nồng độ % dd muối thu được. ĐS: 17,33%
 +/ Về nồng độ phần trăm (C%)
 +/ Cho mct(1) vào dd2 có (mdd(2), C%(2)). Tìm C% của dd mới (sau khi trộn)? 
Phương pháp giải:
mdd (mới) = mct(1) + mdd(2) (1)
mct (mới) = mct(1) + mct(2) 
 mct(1) + (2) 
C% (dd mới) (3)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Trộn 50g HCl nguyên chất vào 400g dd HCl 10% thì sẽ thu được dd HCl mới có nồng độ bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mct(1) = 50g ;
mdd(2) = 400g
C%(2) = 10%; C% (HCl mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(HCl mới) = 50 + 400 = 450g
 mct(HCl trong dd mới)= 
 C%(HCl mới) 
Bài 2/ Thêm 15g KOH nguyên chất vào 150g dd KOH 12%. Để có dd KOH mới cần bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: mct(1) = 15g ;
mdd(2) = 150g
C%(2) = 12%; C% (KOH mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 mdd(KOH mới) = 15 + 150 = 165g
 mct(KOH trong dd mới)= 
 C%(KOH mới) 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Thêm 20g đường vào 80g dd đường 10%. Tính nồng độ % dd đường thu được. ĐS: 28%
Bài 2/ Thêm 30g NaCl vào 470g dd NaCl 2% . Tính nồng độ % dd NaCl thu được. ĐS: 7,88%
 +/ Về nồng độ mol (CM)
 1.1/ Cho dd(1) có (Vdd(1), CM(1)) vào dd2 có (Vdd(2), CM(2)) . Tìm CM của dd mới (sau khi trộn)? 
Phương pháp giải:
Vdd (mới) = Vdd(1) + Vdd(2) (1)
nct (mới) = nct(1) + nct(2) 
 CM(1). Vdd(1) + CM(2).Vdd(2) (2) 
CM (dd mới) (3)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Trộn 200ml dd HCl 1,5M với 300ml dd HCl 2,5M. Tính nồng độ mol của dd mới thu được?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: Vdd(1) = 200ml = 0,2l ;
CM(1) = 1,5M; CM(2) = 2,5M
 Vdd(2) = 300ml = 0,3l
CM (HCl mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 Vdd(HCl mới) = 0,2 + 0,3 = 0,5 (l)
 n(HCl trong dd mới) = (1,5 . 0,2) + (2,5 . 0,3) = 1,05 mol
 CM(HCl mới) 
Bài 2/ Trộn 125ml dd H2SO4 2M với 500ml dd H2SO4 1M. Tính nồng độ mol của dd H2SO4 thu được?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: Vdd(1) = 1,25ml= 0,125l;
CM(1) = 2M; CM(2) = 1M
 Vdd(2) = 500ml = 0,5l
CM (H2SO4 mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 Vdd( mới) = 0,125 + 0,5 = 0,625 (l)
 n(trong dd mới) = (2 . 0,125) + (1 . 0,5) = 0,75 mol
 CM( mới) 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Trộn 125ml dd HCl 2,5M với 400ml dd HCl 1M. Tính nồng độ mol của dd HCl thu được? ĐS: 1,5M
Bài 2/ Trộn 2(l) dd HCl 4M với 1(l) dd HCl 0,5M. Tính nồng độ mol của dd mới thu được? ĐS: 2,833M
 +/ Về nồng độ mol (CM)
 +/ Cho nước vào dd2 có (Vdd(2), CM(2)) . Tìm CM của dd mới (sau khi trộn)? 
Phương pháp giải:
Vdd (mới) = Vnước + Vdd(2) (1)
nct (mới) = nct(2) = CM(2).Vdd(2) (2) 
CM (dd mới) (3)
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Pha thêm 0,6 lít nước vào 400ml dd NaOH 3M. Tính nồng độ mol của dd mới thu được?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: Vnước = 0,6(l) ;
CM(2) = 3M
 Vdd(2) = 400ml = 0,4(l)
CM (NaOH mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 Vdd(NaOH mới) = 0,6 + 0,4 = 1 (l)
 n(NaOH trong dd mới) = 3 . 0,4 = 1,2 mol
 CM(NaOH mới) 
Bài 2/ Cho 18 lít nước vào 2 lít dd HCl 1M thì thu được dd HCl mới có nồng độ mol bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Lời giải
Tóm tắt: Vnước = 18 (l);
CM(2) = 1M
 Vdd(2) = 2 (l)
CM (HCl mới) = ?
Hướng dẫn giải
- Bước 1: Áp dụng công thức (1)
- Bước 2: Áp dụng công thức (2)
- Bước 3: Áp dụng công thức (3) 
 Vdd(HCl mới) = 18 + 2 = 20 (l)
 n(HCl trong dd mới) = 2 . 1 = 2 mol
 CM(HCl mới) 
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Cho 9 lít nước vào 1 lít dd H2SO4 0,5M. Tính nồng độ mol dd H2SO4 thu được? ĐS: 0,05M
Bài 2/ Pha thêm 1,8 lít nước vào 0,2 lít dd KOH 5M thì chắc chắn nồng độ của dd KOH mới thu được sẽ giảm xuống (tức nhỏ hơn 5M). Xác định nồng độ mol của dd KOH mới thu được. ĐS: 0,5M
 7.1.2/ Phương pháp sơ đồ đường chéo:
 +/ Sơ đồ đường chéo về nồng độ phần trăm (C%):
Phương pháp giải:
 mdd(1) C1 C2 - C
 C
 mdd(2) C2 C1 – C
 Ta có tỉ lệ:
 ; Lấy giá trị tuyệt đối để các hiệu là số dương
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Cần phải trộn bao nhiêu gam dd NaOH có nồng độ 25% vào 200g dung dịch NaOH có nồng độ 20% được dung dịch NaOH có nồng độ 15%.
Tóm tắt: dd1 = 25% (mdd(1) = ?); dd2 = 20% (mdd(2) = 200g)
Hướng dẫn giải: 
	+ Lập sơ đồ đường chéo
	+ Tìm tỉ lệ mdd(1) : mdd(2)
	+ Suy ra mdd(1)
	+ Trả lời
Giải 
 dd1 25% 20 – 15 = 5
 ()
 15%
 dd2 20% 25 – 15 = 10
 	 ; Vậy phải thêm 100g dd NaOH 25%
Bài 2/ Trộn 40g dd KOH 20% với 60g dd KOH 10%. Ta thu được dd KOH mới có nồng độ % bằng bao nhiêu?
Tóm tắt: dd1 = 20% (mdd(1) = 40g); dd2 = 10% (mdd(2) = 60g); C% = ?
Hướng dẫn giải: 
	+ Lập sơ đồ đường chéo
	+ Tìm tỉ lệ mdd(1) : mdd(2)
	+ Suy ra mdd(1)
	+ Trả lời
Giải 
 dd1 20% C – 10 
 (= 40g)
 C%
 dd2 10% 20 – C 
 60(C – 10) = 40(20 - C) 60C – 600 = 800 – 40C
 100C = 1400 C = 14; Vậy dd KOH có nồng độ 14%
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Cần phải thêm bao nhiêu gam dung dịch HCl vào 400g dung dịch HCl có nồng độ 10% để được dung dịch HCl có nồng độ 20% 
 ĐS: mdd(1) = 100g
Bài 2/ Cần bao nhiêu gam dd NaCl 60% và bao nhiêu g nước cất để tạo thành 300g dd NaCl 20% . ĐS: mdd(1) = 100g 
 mdd(2) = 200g
 A/ Pha trộn dung dịch (với lượng chất tan giống nhau). Trường hợp này không có xảy ra phản ứng khi pha trộn. Dạng bài toán này có thể giải bằng các cách sau:
 II/ Phương pháp sơ đồ đường chéo:
 2/ Sơ đồ đường chéo về nồng độ mol (CM):
Phương pháp giải:
 Vdd(1) C1 C2 - C
 C
 Vdd(2) C2 C1 – C
 Ta có tỉ lệ:
 ; Lấy giá trị tuyệt đối để các hiệu là số dương
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Trộn 200ml dd HCl1,5M với 300ml dd HCl 2,5M. Tính nồng độ mol của dd thu được.
Tóm tắt: dd1 = 1,5M (Vdd(1) = 0,2 lít); dd2 = 2,5M(Vdd(2) = 0,3 lít)
Hướng dẫn giải: 
	+ Lập sơ đồ đường chéo
	+ Tìm tỉ lệ Vdd(1) : Vdd(2)
	+ Suy ra CM (HCl)
	+ Trả lời
Giải 
 dd1 (HCl) 1,5M C – 2,5
 (V1 = 0,2 l)
 C
 dd2 (HCl) 2,5M 1,5 – C
 (V2 = 0,3 l) 
 0,3C – 0,75 = 0,3 – 0,2C 0,5C = 0,3 + 0,75 C = 2,1
 Vậy nồng độ mol của dd thu được là 2,1M
Bài 2/ Trộn 300ml dd NaOH 0,2M với 200ml dd NaOH 0,4M. Tính nồng độ mol của dd thu được.
Tóm tắt: dd1 = 0,2M (Vdd(1) = 0,3 l); dd2 = 0,4M (Vdd(2) = 0,2); CM = ?
Hướng dẫn giải: 
	+ Lập sơ đồ đường chéo
	+ Tìm tỉ lệ Vdd(1) : Vdd(2)
	+ Suy ra CM (NaOH)
	+ Trả lời
Giải 
 dd1 (NaOH) 0,2M C – 0,4
 (V1 = 0,3 l)
 C
 dd2 (NaOH) 0,4M 0,2 – C
 (V2 = 0,2 l) 
 0,2C – 0,08 = 0,06 – 0,3C 0,5C = 0,06 + 0,08 C = 0,28
 Vậy nồng độ mol của dd thu được là 0,28M
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Cần dùng bao nhiêu ml dd H2SO4 2,5M và bao nhiêu ml dd H2SO4 1M để khi pha trộn chúng với nhau được 600 ml H2SO4 1,5M? 
 ĐS: Vdd(1) = 200ml; Vdd(2) = 400ml)
Bài 2/ Cần dùng bao nhiêu ml dd H2SO4 2M và bao nhiêu ml dd H2SO4 1M pha trộn với bao nhiêu ml dd H2SO4 1M được 625ml dd H2SO4 1,2M 
 ĐS: Vdd(1) = 125ml; Vdd(2) = 500ml
 A/ Pha trộn dung dịch (với lượng chất tan giống nhau). Trường hợp này không có xảy ra phản ứng khi pha trộn. Dạng bài toán này có thể giải bằng các cách sau:
 7.1.2/ Phương pháp sơ đồ đường chéo:
 +/ Sơ đồ đường chéo về khối lượng riêng (D):
Phương pháp giải:
 Vdd(1) D1 D2 - D
 D
 Vdd(2) D2 D1 – D
 Ta có tỉ lệ:
 ; Lấy giá trị tuyệt đối để các hiệu là số dương
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Cần phải lấy bao nhiêu ml dd NaOH (D = 1,40g/ml) trộn với bao nhiêu ml dd NaOH (D = 1,10g/ml) để được 600ml dd NaOH (D = 1,20g/ml)
Tóm tắt: dd1 (D = 1,40g/ml) (V(1) = ?); dd2 (D = 1,10g/ml)(V(2) = ?)
dd3 (D = 1,20g/ml) (V(3) = 600ml)
Hướng dẫn giải: 
	+ Lập sơ đồ đường chéo
	+ Tìm tỉ lệ Vdd(1) : Vdd(2)
	+ Suy ra V1 và V2
	+ Trả lời
Giải 
 dd1 NaOH (D = 1,40) 1,10 – 1,20 = 0,1
 (V1 = ?)
 1,20
 (V3)
 dd2 NaOH (D = 1,10) 1,40 – 1,20 = 0,2
 (V2 = ?) 
 V1 = 200ml V2 = V3 – V1 = 600 – 200 = 400ml
 Vậy phải cần 200ml NaOH (D = 1,40g/ml). Trộn 400ml dd NaOH (D = 1,10g/ml)
Bài 2/ Cần phải lấy bao nhiêu ml nước cất (d = 1g/ml) để pha với bao nhiêu ml axit HCl (d = 1,60g/ml) để được 900ml dd HCl (d = 1,20g/ml)
Tóm tắt: dd1 H2O (D = 1g/ml) (V(1) = ?); dd2 HCl (D = 1,60g/ml) 
(V(2) = ?); dd HCl (D = 1,20g/ml) (V(3) = 900ml)
Hướng dẫn giải: 
	+ Lập sơ đồ đường chéo
	+ Tìm tỉ lệ Vdd(1) : Vdd(2)
	+ Suy ra V1 và V2
	+ Trả lời
Giải 
 dd1 H2O (D = 1) 1,60 – 1,20 = 0,4
 (V1 = ?)
 1,2
 dd2 HCl (D = 1,60) 1 – 1,20 = 0,2
 (V2 = ?) 
 V1 = 600ml V2 = V3 – V1 = 900 – 600 = 300ml
 Vậy phải cần 600ml H2O hòa chung với 300ml dd HCl (D = 1,60g/ml)
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Cần pha bao nhiêu ml dd NaOH ( D = 1,26g/ml) với bao nhiêu ml dd NaOH (D = 1,06g/ml) để được 500ml dd NaOH (D = 1,16g/ml) 
 ĐS: Vdd(1) = Vdd(2) = 250ml)
Bài 2/ Cần pha bao nhiêu ml dd HNO3 ( D = 1,26g/ml) với bao nhiêu ml dd HNO3 (D = 1,06g/ml) để được 200ml dd HNO3 (D = 1,10g/ml) 
 ĐS: Vdd(1) = 40 ml; Vdd(2) = 160ml)
 7.2/ Độ tan:
 Loại 1: Cho mct, mnước tìm độ tan
Phương pháp giải:
Dùng quy tắc tam suất (nhân chéo chia ngang)
Tìm độ tan là tìm số gam chất tan trong 100g nước
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Hòa tan 7,18g muối NaCl vào 20g nước (ở 200C) thì được dd bão hòa. Hỏi độ tan của NaCl nhiệt độ đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Lời giải
- Bước 1: Xác định điều kiện đầu bài cho
- Bước 2: Tính khối lượng chất tan trong 100g dung môi
- Bước 3: Trả lời
7,18g NaCl 20g H2O
 Xg? 	 100g H2O
Vậy độ tan của NaCl ở 200C là 35,9g
Bài 2/ Ở 250C, 51g đường hòa tan hoàn toàn với 25g nước tạo thành dd bão hòa. Hỏi độ tan của đường ở nhiệt độ đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Lời giải
- Bước 1: Xác định điều kiện đầu bài cho
- Bước 2: Tính khối lượng chất tan trong 100g dung môi
- Bước 3: Trả lời
51g đường 25g H2O
 xg?	 	 100g H2O
Vậy độ tan của đường ở 250C là 204g
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Ở 100C, 50g nước hòa tan được 85g AgNO3 tạo thành dd bão hòa. Hỏi độ tan của AgNO3 ở nhiệt độ đó là bao nhiêu? ĐS: 170g
Bài 2/ Ở 250C, 10g nước hòa tan được 4g CuSO4 tạo thành dd bão hòa. Hỏi độ tan của CuSO4 ở nhiệt độ đó là bao nhiêu? ĐS: 40g
 Loại 2: Cho độ tan tìm mct, mnước (mdm)
Phương pháp giải:
 mct = độ tan = S
Cho độ tan S tức biết: mdm = mnước = 100g
 mdd = mct + mdm
 = độ tan + 100
Vậy ta biết được: Trong (100 + độ tan) g dd có mct = độ tan
 mdd đã cho xg
 Tìm khối lượng chất tan có trong dd
 Tìm khối lượng nước có trong dd
 mnước (mdm) = mdd (đã cho) – mct(trong dd) 
Bài tập áp dụng
Bài 1/ Ở 200C độ tan của đường là 200g. Tính khối lượng đường chất tan và khối lượng nước (dung môi) có trong 900g dd đường bão hòa ở nhiệt độ trên?
Hướng dẫn giải
Lời giải
- Bước 1: Xác định điều kiện đầu bài cho
- Bước 2: Tính khối lượng chất tan và dung môi
- Bước 3: Trả lời
(200+100)dd đường 200g đường
 900g dd đường	 x(g)
mnước = 900 – 600 = 300g
Bài 2/ Ở 800C độ tan của KCl là 51g. Hỏi trong 604g dd KCl bão hòa ở nhiệt độ có bao nhiêu gam KCl và bao nhiêu gam nước?
Hướng dẫn giải
Lời giải
- Bước 1: Xác định điều kiện đầu bài cho
- Bước 2: Tính khối lượng chất tan và dung môi
- Bước 3: Trả lời
 (100+51)dd KCl 51g KCl
 604g dd KCl	 x(g)
mnước = 604 – 204 = 400g
CÁC BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1/ Ở 400C, độ tan của KCl là 40g. Tính số g KCl, số gam nước có trong 350g dd bão hòa ở nhiệt độ trên ĐS: mKCl = 100g; mnước = 250g)
Bài 2/ Ở 200C, độ tan của NH4Cl là 37.2g. Hỏi có bao nhiêu gam muối và bao nhiêu số gam nước có trong 300g dd NH4Cl bão hòa ở nhiệt độ trên ĐS: mmuối = 81,34g; mnước = 218,66)
 Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến:
	- Qua một thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã áp dụng ngay với học sinh ở khối 8 Trường THCS Đông Phong.
- Qua việc phân dạng và phương pháp giải bài toán hóa học lớp 8 là giúp cho học sinh phát triển tư duy thông qua các dạng bài toán để góp phần nâng cao chất lượng học tập và yêu thích bộ môn, đặc biệt các em thật sự rát linh hoạt, sáng tạo trong toàn bộ quá trình tư duy, kỹ năng của học sinh được củng cố một cách vững chắc, sâu sắc, kết quả luôn được nâng cao. Từ chổ rất lúng túng thì nay phần lớn các em đã tự tin hơn nhiều không còn lúng túng mà còn rất hứng thú tiếp nhận kiến thức mới nâng cao, đặc biệt khả năng tìm tòi nghiên cứu các em, tạo điều kiện các em chủ động chiếm lĩnh chi thức và hình thành cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo giải bài toán thành thạo nhanh và chính xác.
- Qua việc phân dạng và phương pháp giải toán, một phần giúp giáo viên năng động sáng tạo, luôn trăn trở tìm ra phương pháp giải toán thật ngắn gọn, nâng cao tay nghề, xây dựng cho mình phương pháp tự học, tự bồi dưỡng rất có hiệu quả.
- Qua việc rèn luyện và phát triển tư duy học sinh, tôi đã nhận thấy chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, khi gặp các dạng bài toán hóa học, học sinh tích cực hoạt động một cách chủ động, hứng thú học tập của học sinh được nâng lên nhiều. Kết quả khảo sát chất lượng luôn đạt tỉ lệ cao thông qua kết quả kiểm tra chất lượng học kì I/2014 và tháng điểm thứ II học kì I/2014.Số học sinh khá giỏi tăng, số học sinh trung bình, yếu giảm, đặc biệt là số học sinh yếu đã vươn lên trung bình, chứng tỏ phương pháp đã có hiệu quả rõ rệt.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN
1, Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến:
	- Nêu lên được những cơ sở lý luận của việc phân dạng bài tập hóa học trong quá trình dạy và học. Nêu ra một số phương pháp cụ thể và nguyên tắc áp dụng cho mỗi dạng.
	- Hệ thống hóa kiến thức bài toán theo từng dạng.
	- Bước đầu sử dụng việc phân loại các dạng bài tập hóa học nhằm giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc, rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học sinh.
	- Tiến hành điều tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh lớp 8 ở Trường THCS Đông Phong.
	2, Hiệu quả thiết thực của sáng kiến( nếu được triển khai áp dụng ):
	- Sáng kiến kinh nghiệm này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức đã được học, đồng thời rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo để học sinh thành thạo hơn trong việc sử dụng các kiến thức để làm các dạng bài toán khác nhau, tạo cho học sinh hứng thú say mê học tập bộ môn là biện pháp nâng cao chất lượng dạy học.
	- Sáng kiến kinh nghiệm này có hiệu quả trong việc phát triển năng lực, nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh. Một bài toán nhiều cách giải có cách giải thông thường theo các bước quen thuộc nhưng củng có nhiều cách giải độc đáo thông minh ngắn gọn mà lại chính xác cao. Rèn tác phong lao động có văn hóa, lao động có tổ chức, giúp các em nhìn lại những hành động thiếu suy nghỉ của mình để các em hoàn thiện hơn về nhân cách, lối sống, các em sẽ tích cực tham gia các hoạt động có một niềm tin học tập bộ môn hóa học.
3, Kiến nghị với các cấp quản lý:
- Đối với nhà trường: Cần trang bị cho giáo viên nhiều tài liệu nâng cao hóa học 8 tham khảo nhiều hơn nữa để hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đối với giáo viên: Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu để nâng cao kiến thức, đưa các phương pháp giải bài toán hóa học vào giảng dạy và bồi dưỡng học sinh mũi nhọn, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân.
PHẦN 4: PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS – NXB Giáo dục
2/ Sách giáo khoa hóa học lớp 8 – Lê Xuân Trọng (chủ biên) – Ngô Ngọc An – Ngô Văn Vụ.
3/ Sách Bài tập Hoá học 8 - Lê Xuân Trọng (chủ biên) – Cao Thị Thăng – Ngô Văn Vụ.
4/ Nắm vững kiến thức rèn luyện kỹ năng hóa học 8 – NXB giáo dục.
5/ Bài tập nâng cao hóa học 8 - Lê Xuân Trọng (chủ biên) – Đoàn Việt Nga - NXBGD.
6/ Bài tập nâng cao hóa học 8 - Ngô Ngọc An (chủ biên) – NXB giáo dục.
7/ Rèn luyện kỹ năng giải toán hóa học 8 – NXB giáo dục.
8/ Giải toán và trắc nghiệm hóa học 8 – Đổng Công Hiệp – Huỳnh Văn Út – NXB giáo dục.
8/ Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 8- 9 của Hoàng Vũ.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan