Sáng kiến kinh nghiệm Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản

. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong khi soạn bài giảng

 Sau khi xác định mục tiêu và yêu cầu của bài giảng, giáo viên biết được khối lượng kiến thức lý thuyết cũng như những kĩ năng cần trang bị cho học sinh. Việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài giảng và đối tượng học sinh. Những bản đồ được xác định là cần thiết cho bài giảng không chỉ giới hạn trong những bản đồ đã có trong sách giáo khoa (SGK), mà còn bao gồm cả những bản đồ treo tường

Như vậy, việc chuẩn bị bản đồ cho bài giảng phải được tiến hành trên tất cả các loại hình bản đồ đặc biệt cần phát huy bản đồ treo tường, nhưng nội dung cũng như phương pháp phải có sự thống nhất, đáp ứng mục tiêu của bài giảng. Số lượng bản đồ cần dùng cho một tiết học cũng cần xác định hợp lí, nếu dùng quá nhiều bản đồ cho một tiết học thì không những không phát huy được tác dụng mà đôi khi còn dẫn đến những kết quả ngược lại, dễ làm cho học sinh phân tán tư tưởng, không xác định được chủ điểm của bài. Vì thế, bài giảng sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra.

Tuy nhiên cho đến nay, cũng không ai đưa ra số lượng bản đồ cần dùng cho một tiết học là bao nhiêu, tuỳ theo tính chất và yêu cầu của từng bài, từng tiết, từng điều kiện của mỗi giáo viên và mỗi trường hợp cụ thể mà giáo viên xác định số lượng và thể loại bản đồ cho thích hợp. Khi số lượng và thể loại bản đồ cần cho bài giảng đã được xác định giáo viên phải tiến hành công tác chuẩn bị cho mỗi bản đồ bao gồm:

- Phân tích và đánh giá bản đồ (về tỷ lệ, về quy luật sai số, về phương pháp biểu hiện nội dung bản đồ.).

- Chọn lọc nội dung cần thiết và phù hợp để sử dụng cho bài giảng.

- Xác định phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, đáp ứng mục tiêu bài giảng.

Ví dụ: Khi dạy bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực

(Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi)

Chúng ta không cần phải đưa thông tin có tất cả ở bản đồ tự nhiên của châu Phi mà chọn lọc những kiến thức quan trọng liên quan đến nội dung của bài học như:

- Khái quát lãnh thổ của châu Phi.

- Khí hậu của Châu Phi.

- Các hoang mạc .

- Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng của châu Phi.

(Hình 1: Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Phi)

Đó là kiến thức trọng tâm mà ta cần khai thác ở bản đồ này. Còn các kiến thức khác như địa hình, sông ngòi ở bài này ta không cần nhắc lại vì đây là kiến thức các em đã có dịp học ở lớp dưới.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong việc dạy học Địa lí lớp 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiệt đới ẩm gió mùa kém ổn định, về mùa mưa hay có lụt, bão, về mùa khô hay có hạn nên tài nguyên đất, rừng dễ bị suy thoái nếu khai thác không hợp lí. 
7.1.4.3. Bản đồ: KINH TẾ CHUNG HOA KÌ 
(Sử dụng cho Bài 6: Hợp Chủng Quốc Hoa Kì - Tiết 2: Kinh Tế & Tiết 3: Thực Hành) 
Hình 10: Bản đồ địa lí kinh tế chung Hoa Kì Hình 11: Bang Alaxca& Qđảo Haoai
* Cấu trúc bản đồ.
	Bản đồ giáo khoa địa lí treo tường địa lí kinh tế Hoa Kì gồm 01 bản đồ kinh tế chung và bản đồ bang Alaxca & quần đảo Haoai. 
* Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác
	Khái quát chung: Kinh tế Hoa kì là nền kinh tế lớn nhất thế giớivới nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm tài chính thương mại lớn nhất thế giới. GDP trong năm 2006 khoảng 12,98 tỉ đô la, đứng đầu thế giới. Tăng trưởng kinh tế mức 3,4%. Nền kinh tế có qui mô rất lớn. Khoảng hơn 80% hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ trong thị trường Mĩ hàng năm được sản xuất trong nước, phần còn lại nhập từ các nước khác.
Câu hỏi 1. Dựa vào bản đồ trình bày các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì? 
Gợi ý trả lời
	Nông nghiệp: Được phân thành các vùng 
	+ vùng trồng cây lương thực & cây công nghiệp: phân bố ở khu vực trung tâm của lãnh thổ, ở đây có các loại cây công nghiệp quan trọng như bông, củ cải đường, lạc, các loại cây lương thực quan trọng ở đây như: lúa mì, ngô, lúa gạo 
	+ Vùng đồng cỏ và chăn nuôi được phân bố ở dãy Rốc-ki và phía đồng của dãy núi này, các vật nuoi quan trọng như bò, cừu, lợn ngựa. 
	+ Vùng rừng: tập trung ở phía đông nam và phía tây của lãnh thổ
	+ Vùng không sản xuất nông nghiệp : phía nam của dãy Nê-va –đa.
	Tổng diện tích đất nông nghiệp của Hoa kì chiếm khoảng 19% diện tích tự nhiên kiến nước này có tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn nhất thế giới.	Sản lượng các sản phẩm: Ngô, đậu tương, kê đứng đầu thế giới. đứng thứ 2 thế giới về sản lượng lúa mì, yến mạch, cam quýt, thuốc lá. Hoa kì đứng thứ tư thế giới về sản lượng gia súc có sừng, đứng thứ 2 về chăn nuôi lợn.
Câu hỏi 2. Qua bản đồ em có nhận xét gì về sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Hoa Kì?
Gợi ý trả lời
	Ở miền bắc, ngành công nghiệp chế biến tập trung ở ven bờ biển Đại Tây dương và các bang trung tâm của vùng Đông Bắc. Trong vùng có tới 5 trong số 7 bang dẫn đầu về ngành công nghiệp chế biến của đất nước, đó là: Niu Iooc, Ôhaô, Ilinio, Péninvania, Misigân.
	Ở miền Nam, bang Têchdát có tốc độ phát triển mạnh công nghiệp chế biến. Bang Caliphoocnia là bang tăng trưởng ngành chế biến mạnh mẽ nhất và trở thành một trong 7 bang dẫn đầu ngành chế biến của Hoa Kì, chiếm tới chiếm khoảng 10% tổng giá trị của ngành công nghiệp chế biến. Caliphoocnia đứng đầu các bang ở Tây Nam nước Mĩ về các sản phẩm thiết bị giao thông, chế biến nông sản, điện và thiết bị điện. 
	Các ngành công nghiệp quan trọng: 
	+ Công nghiệp chế biến chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước và thu hút hơn 40 triệu lao động (năm 2004) 
	+ Công nghiệp điện lực bao gồm nhiệt điện, điện nguyên tử, thuỷ điện, và các loại khác như: điện địa nhiệt, điện từ gió, điện mặt trời, ...
	+ Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới về khai thác phôtphát, môlipden, thứ hai là vàng, bạc đồng, chì thanh đá và thứ 3 là dầu mỏ. 
	Câu hỏi 3: Dựa vào bản đồ công nghiệp của Hoa kì kể tên những trung tâm công nghiệp thuộc loại rất lớn của Hoa Kì?
Gợi ý trả lời
Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Hoa Kì: NiuIooc, Phi-la-đen-phi-a, Đi-trôi, Si-ca-gô, Lốt-an-giơ-lét. Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô-tô, đóng tàu , hoá chất, dệt .... Hiện nay, sản xuất công nghiệp xuất phía nam và ven Thái bình dương, với các ngành công nghiệp hiện đại như hoá dầu, công nghiệp hàng không, vũ trụ, cơ khí , điện tử , viễn thông...
7.1.4.4. Bản đồ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LIÊN BANG NGA 
(Sử dụng cho bài 8 - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư –xã hội. I. Vị trí địa lí và lãnh thổ.) 
Hình 12: Bản đồ địa lí tự nhiên Liên Bang Nga . Hình 13: Rừng taiga vào mùa đông
* Cấu trúc bản đồ 
	Bản đồ giáo khoa địa lí treo tường địa lí tự nhiên Liên Bang Nga gồm 01 bản đồ về tự nhiên và hình ảnh rừng taiga vào mùa đông.
* Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác
Câu hỏi 1. Quan sát bản đồ Liên bang Nga tiếp giáp với những quốc gia và đại dương nào? 
Gợi ý trả lời
	Vị trí địa lí và lãnh thổ: Diện tích tổng cộng khoảng 17.075.400 km², xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại. 
- Tiếp giáp 16 nước trên đất liền: Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaizan, Kazahstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Bắc Hàn; 
- trên biển tiếp giáp: Nhật Bản, Mỹ.
Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương.
Câu hỏi 2. Dựa vào bản đồ tự nhiên của Liên bang Nga trình bày đặc điểm địa hình của Liên Bang Nga?
	Gợi ý trả lời
	Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của lục địa Á-Âu. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Capcax (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m). Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướg bắc-nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng.
	Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. 
Nhiều con sông chảy qua nước Nga. Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega. 
7.1.4.5. Bản đồ: KINH TẾ KINH TẾ CHUNG LIÊN BANG NGA.
(Sử dụng cho bài 8: Liên Bang Nga - Tiết 2: Kinh tế ) 
 Hình 14: Bản đồ kinh tế chung Liên Bang Nga . Hình 15: Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước qua các năm của LBN
* Cấu trúc bản đồ
	Bản đồ giáo khoa địa lí treo tường địa lí kinh tế chung Liên Bang Nga và biểu đồ tổng sản phẩm trong nước qua các năm từ năm 2000- 2004.
* Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác
	Câu hỏi 1.Quan sát bản đồ em có nhận xét gì về sự phân bố công nghiệp của Liên Bang Nga? Kể tên những trung tâm công nghiệp thuộc loại rất lớn của Liên Bang Nga?
Gợi ý trả lời
Nga có tiềm năng kinh tế rất lớn. Nga có nguồn năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới đã được phát hiện. Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và xuất khẩu dầu mỏ đứng thứ 2 thế giới. Sản lượng điện của Nga chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu. Ngoài dầu mỏ, khí đốt và vàng, Nga có sản lượng khai thác kim cương đứng đầu thế giới. Sản lượng kim cương của Nga đạt 33,019 triệu cara, trị giá 1,676 tỷ USD.
	Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế, LB Nga. Cơ cấu công nghiệp ngày càng đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho đất nước. Năm 2006, LB Nga đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên (trên 500 triệu tấn và 587 tỉ m3 khí tự nhiên)
	Công nghiệp năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu, khai thác vàng và kim cương, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô là các ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga. Hiện nay, LB Nga tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử tin học, hàng không, Liêng bang Nga vẫn là cường quốc công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh của Liên Bang Nga các tổ hợp công nghiệp này phân bố ở nhiều nơi ( vùng trung tâm, U-ran, Xanh Pe-téc-bua,...). 
	Các trung tâm công nghiệp rất lớn như: MátXCơVa, Xanh Pe-téc-bua,...
Câu hỏi 2. Kể tên các vùng nông nghiệp và những sản phẩm nông nghiệp chính của Liên Bang Nga?
Gợi ý trả lời
Nông nghiệp phân bố thành các vùng:
	+Vùng trồng lúa mì, ngô, đậu tương và củ cải đường: tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu. 
	+ Vùng trồng lúa mạch và khoai tây
	+Vùng rừng. 
7.1.4.6. Bản đồ: KINH TẾ CHUNG ĐÔNG NAM Á.
(Sử dụng cho bài 11 - Tiết 2: Kinh tế ) 
Hình 19: Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á Hình 20: Biểu đồ xuất nhập khẩu của một số nước ĐNÁ năm 2004
* Cấu trúc bản đồ 
	Bản đồ giáo khoa địa lí treo tường địa lí kinh tế chung Đông Nam Á gồm 01 bản đồ về kinh tế chung và biểu đồ xuất nhập khẩu của một số nước Đông Nam Á. 
* Những nội dung chính được thể hiện trên bản đồ và biểu đồ và phương pháp khai thác.
	Câu hỏi 1. Dựa vào bản đồ Địa lí kinh tế ĐNÁ,cho biết những ngành công nghiệp chủ yếu của các nước trong khu vực?
Gợi ý trả lời
Công nghiệp: Đông Nam Á tăng cường phát triển mạnh những ngành mới như thiết bị điện tử, thiết bị máy tính, ôtô. Trong đó vẫn duy trì các ngành truyền thống bao gồm khai khoáng, chế biếng nông sản dệt, thủ công...
	Ngành khai khoáng: là ngành truyền thống của các nước trong khu vực và đa số có từ thời thuộc địa. Than đá được khai thác với qui mô lớn nhất ở Việt Nam, ngoài ra còn có ở Inđônêxia, Lào và Mianma. Thiếc khai táhc ở Malayxia, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam và Mianma. Đồng ở Inđônêxia, Philippin, Mianma, Malayxia. Đá quí được khai thác ở nhiều nơi như Thái lan, Camphu chia, Lào...Khai thác dầu mỏ được xuất hiện từ những năm 1970 trở lại đây, và phát triển ở nhiều nước trong khu vực. Các nước khai thác dầu mõ nhiều gồm Inđônêxia, Philippin, Malayxia, Thái Lan, Brunay.
	Công nghiệp chế biến có sự phát triển khác nhau giữa các nhóm nuớc: Xingapo là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực ước tính khoảng 28% GDP cả nước ước tính khoảng 25 tỉ USD. 
	- Xingapo là trung tâm lớn nhất thế giới về ngành công nghiệp hoá dầu, và là một trong những nước có ngành tàu thuỷ lớn nhất thế giới. 
	- Thái Lan phát triển mạnh các ngành chế biến công nghiệp chế biến nông sản , dệt may, thiết bị điện, ôtô, ximăng, hoá dầu, sản phẩm hoá chất. 
	- Malayxia: năm 2003 công nghiệp chế biến đem lại doanh thu khoảng 77% giá trị hàng xuất khẩu. Hàng điện tử là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất. Các ngành chế biến của Malaixia bao gồm chế biến dầu cọ, hoá dầu, chế biến gỗ, cao su, thiếc, thiết bị điện và điện tử, dệt hoá chất, vật liệu xây dựng và ôtô. 
	- Inđônêxia: có tốc độ phát triển ngành công nghiệp chế biến từ 13% năm 1980 và năm 2003 chiếm 25%, tức khoảng 52% tỉ USD. 
	- Philippin: tỉ lệ ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 23% GDP, chiếm hơn 60% giá trị hàng xuất khẩu.
	- Lào ngành công nghiệp chế biến gồm xẻ gỗ, xay xát gạo, gạch ngói, thuốc lá bột giặt, diêm, thức uống.
	- Cam phu chia ngành chế biến rất hạn chế trong một số hoạt động sản xuất như gạch, ngói, ximăng, chế biến cao su, dệt, may mặc, đóng đồ gia dụng.
	- Mianma: Luyện kim, sợi đây, gạch ngói, chế biến gỗ, hoá dầu, chế biến đường, dầu thực vật sản xuất sợi bông, chế biến thuốc lá. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất chính đầu do các nhà dầu tư nước ngoài nắm giữ và lương người lao động chỉ bằng 1/10 của Thái Lan. 
	Câu hỏi 2. Dựa vào bản đồ trình bày sự phân bố các loại cây trồng chính ở khu vực?
Gợi ý trả lời
Nông nghiệp: Là ngành truyền thống của các nước Đông Nam Á trong đó cây quan trọng là cây lúa nước. 
	- Thái Lan có 18 triệu ha đất nông nghiệp, trong đóp 5 triệu ha phục vụ cho trồng lúa và cây lương thực khác. Ngòai ra còn có cao su, ngô đậu tương, dừa, hoa quả nhiệt đới. 
	- Inđônêxia: năm 2003 nông nghiệp chiếm khoảng 17% GDP. Sản phẩm chính là cây lương thực, ngoài ra còn trồng các loại cây công nghiệp như cao su, thuốc lá, dầu cọ, cà fe, cacao,phục vụ xuất kẩu.
	- Malayxia: chỉ có khoảng 5% diện tích đất dành cho nông nghiệp. Là nước đứng đầu thế giới sản xuất và xuất khẩu dầu cọ. Các loại cây quan trọng khác như cao su, ca cao, mía đường, hạt tiêu, dứa và dừa.
	- Philippin: diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 19% diện tích đất tự nhiên. Các sản phẩm chính có gạo, ngô, sắn , khoai tây. Dừa là sản phẩm xuất khẩu quan trọng hàng đầu của nước này. Dứa, chuối cũng là sản phẩm quan trọng, cả hai sanr phẩm này được trồng thành trang trại lớn có cả các chủ sở hữu nước ngoài. Ngoài ra còn có mía đường, abaca, càfe, thuốc lá, xoài
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
	Qua những kết quả thu được, tôi khẳng định rằng các giải pháp trong sáng kiến sẽ có tính khả thi cao áp dụng trong giảng dạy, học tập môn địa lí ở tất cả các cấp học. Đề tài đưa ra có ý nghĩa khoa học và thực tiến cao.
Về phía giáo viên: Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của bản đồ giáo khoa treo tường trong giảng dạy nên bản thân mỗi giáo viên địa lí trong trường tôi công tác luôn cố gắng, nỗ lực tìm tòi và khai thác tối đa hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường trong từng bài giảng của mình.
	Hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đều được trang bị hệ thống bản đồ giao khoa treo trường theo chương trình của Bộ giáo dục – đào tạo, do vậy đề tài có thể được sử dụng rộng rãi góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí. 
	Qua sáng kiến của tôi, giáo viên nắm được rõ hơn nội dung của từng bản đồ thể hiện và nội dung cần truyền đạt cho học sinh là những nội dung gì. Cũng như giáo viên đưa ra những bài tập và câu hỏi như thế nào đối với loại đồ dùng trực quan quan trọng này. Giáo viên không còn lúng túng nữa cách khai thác nội dung của bản đồ.
Về phía học sinh: Trong quá trình dạy học thực tiễn từ tháng 9/2019 đến tháng 1/2020 năm học 2019-2020, tôi đã áp dụng các giải pháp được nêu trong sáng kiến, tôi nhận thấy một số kết quả đạt được đối với học sinh:
Về kiến thức: học sinh có kĩ năng làm việc với bản đồ ngày càng thành thục hơn. Từ nội dung bản đồ học sinh có thể rút ra được kiến thức trọng tâm của bài học. Từ đó biết phân tích đánh giá, biết so sánh đánh giá mối tương quan giữa tự nhiên và vấn đề phát triển kinh tế xã hội... 
Thông qua khai thác bản đồ và các phương tiện trực quan (sơ đồ, bảng số liệu thống kê, hình vẽ, biều đồ) được thể hiện trên bản đồ, học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tiếp nhận thông tin địa lí nhẹ nhàng hơn, kiến thức nắm được vững vàng hơn và bước đầu học sinh yêu thích học tập bộ môn hơn, giờ học sôi nổi hơn.
 Về mặt kĩ năng: Học sinh đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lí như: Quan sát, mô tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng địa lí, biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu môi trường địa lí xung quanh, bổ sung kiến thức địa lí cho mình. Giải thích được các hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng vào thực tế đời sống sản xuất tại địa phương.
 	Về thái độ, tình cảm: Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu quê hương, đất nước và hình thành niềm yêu thích khám phá các vùng đất mới, con người mới và môi trường địa lí mới. Từ đó hình thành cho học sinh được động lực học tập và rèn luyện tốt hơn để thực hiện niềm yêu thích đó.
 	Chung quy lại tôi xin đưa ra những kinh nghiệm trong việc thực hiện phương pháp dạy học này:
	- Nghiên cứu trước nội dung bản đồ, những nội dung của bản đồ cần được áp dụng cho bài nào. Mục nào là thích hợp.
	- Nêu câu hỏi thích hợp.
 	- Chọn bản đồ phù hợp cho bài dạy, không nên lấy bản đồ kinh tế chung để đi dạy bài địa lí tự nhiên. 
	- Tận dụng tới mức tối đa bản đồ đã có. 
	- Sử dụng bản đồ của sách giáo khoa để bảo sung cho bản đồ treo tường.
	- Cố gắng có đủ bản đồ để giảng dạy cho từng tiết học: Ngay từ đầu năm học giáo viên phải liệt kê toàn bộ những bản đồ treo tường về những bản đồ treo từng đã có, bản đồ nào hư hỏng cần sửa chữa, bản đồ nào cần bổ sung thêm. 
Những điểm còn tồn tại của sáng kiến:
- Đề tài mới chỉ dừng lại việc khai thác một số bản đồ giáo khoa treo tường trong chương trình địa lí lớp 11- ban cơ bản mà chưa mở rộng khai thác được tất cả các bản đồ giáo khoa treo tường cấp THPT để có tính hệ thống hơn.
- Một số bản đồ giáo khoa treo tường do xuất bản đã lâu nên chất lượng hình ảnh đã xuống cấp, nên ảnh chụp minh họa cho sáng kiến hơi khó nhìn.
Một số kiến nghị:
Phương pháp khai thác nội dung và sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 là một trong những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS trong quá trình khai thác kiến thức và kĩ năng. 
Nhiều trường phổ thông hiện nay chưa sử dụng và khai thác tốt thiết bị dạy học nói chung và phương tiện dạy học của bộ môn Địa lí nói riêng. Vì vậy, muốn sử dụng đạt hiệu quả bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy và học địa lí thì các trường học hiện nay cần phải đầu tư, đổi mới về một số mặt như:
- Đầu tư đầy đủ hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường của bộ môn Địa lí theo chương trình của Bộ Giáo dục - đào tạo hiện hành. Đồng thời, nhà trường thường xuyên cho kiểm kê và bổ sung danh sách bản đồ mới, cập nhật theo các chương trình mới của các cấp học.
- Giáo viên bộ môn Địa lí phải có kế hoạch chi tiết sử dụng và khai thác bản đồ giáo khoa treo tường ngay từ đầu năm học được nhà trường kiểm duyệt và thông qua.
- Quan trọng hơn cả là đội ngũ giáo viên địa lí có trình độ và phải có nhận thức đúng đắn, chủ động trong việc sử dụng thành thạo bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy và học địa lí, có khả năng hướng dẫn, định hướng HS hoạt động để tự lĩnh hội kiến thức.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện hợp lý.
- Cơ sở vật chất đầy đủ (phòng học bộ môn, hệ thống bản đồ treo tường đầy đủ theo phân phối chương trình môn học của Bộ GĐ- ĐT).
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Đã nghiên cứu được nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa treo tường trong dạy học Địa lí lớp 11 (Ban cơ bản).
- Đưa ra hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường phù hợp với từng nội dung bài học trong chương trình địa lí 11 (ban cơ bản).
- Đưa ra các câu hỏi gợi ý khai thác nội dung bản đồ và kĩ năng khai thác bản đồ cho giáo viên địa lí.
- Nâng cao hiệu quả dạy và học môn địa lí trong nhà trường.
Tính hiệu quả khi áp dụng các phương pháp sử dụng bản đồ giao khoa treo tường trong dạy học địa lí 11 được thể hiện rõ qua kết quả học tập môn địa lí trước và sau khi áp dụng trong học kì 1của 2 năm học 2018-2019 và 2019-2020 như sau:
(Áp dụng 5 lớp 11: 11D1,11D2,11D3, 11D4 VÀ 11D5 với tổng 216 học sinh)
Kết quả
HK1 năm học 2018-2019 (chưa áp dụng skkn)
Hk1 năm học 2019-2020
(sau khi áp dụng skkn)
Số HS
%
Số HS
%
Giỏi
40
18,5
65
30,1
Khá
90
41,7
106
49,1
Trung bình
84
38,9
45
20,8
Yếu
2
0,09
0
0
Kém 
0
0
0
0
Tổng số
216 HS
100%
216 HS
100%
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT
Tên cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Phan Thị Hường
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.
Giảng dạy Địa lí 11
Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 02 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Tường, ngày 14 tháng 02 năm 2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Phạm Thị Hoà
Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phan Thị Hường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi văn Định - Nguyễn Thị Minh Phương - Nguyễn Đức Vũ , “Tư liệu dạy học địa lí 11”. Nhà xuất bản Giáo Dục , 2008.
2. Nguyễn đức Vũ (Chủ biên ) - Trần thị Tuyết - Nguyễn Thị Kim Liên. “Tư liệu địa lí 11”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
3. PGS. Lê Huỳnh, “Bản đồ giáo khoa”, Nhà xuất bản sư phạm Hà Nội, năm 2006.
4. Bùi Thị Hải Yến. “Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội thế giới”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
5. PGS.TS Nguyễn Đức Vũ, “Kĩ thuật dạy học địa lí ở trường phổ thông”, Nhà xuất bản giáo dục, 2007.
6. Sách giáo khoa Địa lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015.
7. Sách giáo viên Địa lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục, 2014.
--------------------------***--------------------------

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_noi_dung_va_phuong_phap_su_dung_ban_do.doc
Sáng Kiến Liên Quan