Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp kỹ thuật dạy Tiếng Anh giúp học sinh Tiểu học hình thành kỹ năng giao tiếp tự nhiên
2.1. Thực trạng dạy-học giao tiếp môn Tiếng anh 3 trong đơn vị.
Vào đầu năm học 2018-2019, tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 3 mới theo chương trình SKG của Bộ GD&ĐT. Điểm mới của chương trình là dạy-học chú trọng kỹ năng Nghe-Nói. Điều này đòi hỏi phương pháp, thủ thuật dạy của giáo viên, phương pháp học tập của học sinh được vận hành theo hướng giao tiếp (oral oriented approach). Bên cạnh đó, yêu cầu đáp ứng về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghe phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất cho các tiết dạy cũng cần được chú trọng.
Thực tế trong đơn vị có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1.1. Thuận lợi
* Về phía giáo viên:
- Bản thân đã được tham gia tập huấn chương trình SKG Tiếng Anh 3, 4, 5 mới qua hàng năm, nên nắm vững cơ cấu chương trình, cũng như phương pháp dạy-học cơ bản.
- Bản thân đã được tham gia học tập lớp “Đào tạo giảng viên phương pháp tiếng Anh tiểu học” do Hội đồng Anh Việt Nam và Bộ GD&ĐT phối hợp đào tạo theo Đề án 2020 của Bộ và đã được cấp chứng chỉ "Chuyên viên phương pháp Tiếng Anh tiểu học".
- Đã tiếp cận sử dụng tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng , kỹ thuật dạy nghe và chủ động với cách thức tổ chức một tiết dạy nghe.
- Có kỹ năng phối hợp linh hoạt các kỹ thuật dạy học.
- Có kỷ năng tốt về tổ chức lớp học theo đường hướng giao tiếp mở, tạo môi trường lớp học cuốn hút học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.
- Có kỹ năng sử dụng, vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình dạy nghe: màn hình thông minh, băng đĩa hình, máy cassette, máy chiếu và các thiết bị phòng Tiếng Anh trang cấp.
* Về phía học sinh:
- Học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh ở lớp 1, 2 theo chương trình First Friends. Qua đó, các em đã bước đầu làm quen với việc nghe Tiếng Anh.
- Học sinh rất hào hứng với bộ môn Tiếng Anh, nên ý thức học tập của các em rất tốt. Đặc biệt là từ năm 2016-2017, thực hiện Công văn 784/GDĐT-TH của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về việc cải thiên môi trường Tiếng Anh cấp Tiểu học, với sự thay đổi tích cực về môi trường Tiếng Anh, trong đó bao gồm cả không gian, cảnh quan trường lớp, lẫn các hoạt động bổ trợ dạy học bộ môn, đã có tác động hết sức tích cực đến hứng thú học tập của học sinh, cũng như sự quan tâm của phụ huynh học sinh và toàn xã hội về môn học Tiếng Anh trong đơn vị.
- Nhiều học sinh đã hình thành được kỹ năng học tập môn Tiếng Anh ngay từ lớp 1, 2, tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức và có ý thức vận dụng tốt.
- Đồ dùng học tập của học sinh, sách giáo khoa, sách bài tập đầy đủ.
* Về phía đơn vị
Năm học 2018-2019, kế thừa từ những năm học trước, Câu lạc bộ Tiếng Anh của học sinh trong nhà trường được duy trì sinh hoạt liên tục theo từng chủ điểm trong sách giáo khoa bổ trợ cho học sinh các kỷ năng giao tiếp tự nhiên. Bên cạnh đó, các lớp học tăng cường có yếu tố nước ngoài đã hình thành được một bộ phận học sinh nồng cốt ở các lớp, qua đó giúp ích rất nhiều cho bản thân tôi khi tổ chức các hoạt động giao tiếp trong lớp.
2.1.2. Khó khăn
- Khó khăn lớn nhất là âm ngữ địa phương của học sinh nơi tôi giảng dạy rất khó sửa chữa để các em nói chuẩn Tiếng Anh, hoặc chí ít là nói đúng giọng Anh ngữ (English accent).
- Đặc điểm văn hóa xã hội vùng nông thôn - ít được tiếp xúc với thực tế giao tiếp Tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày - đã hình thành ở học sinh tính cách nhút nhát, ngại nói, ngại giao tiếp.
i các em hơn, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho các em. Điểm mới trong cách hỏi gợi mở của tôi nằm ở 3 câu hỏi in đậm ở trên: thay vì chỉ hỏi nội dung sách như nhiều giáo viên khác thường áp dụng, tôi đã đặt các câu hỏi liên quan trực tiếp đến bản thân các em. Cách hỏi này giúp các em thấy bài học trở nên gần gủi, quen thuộc với bản thân mình hơn. Bước 2: Nêu mục đích và yêu cầu của bài nghe You are going to listen and number the picture from one to four. Concept checking: What are you going to do? – Đảm bảo tất cả học sinh nắm được mục tiêu của hoạt động nghe sắp diễn ra. Bước 3: Hoạt động trước khi nghe (Prediction) Cho học sinh làm việc theo nhóm, thử đoán xem thứ tự các bức tranh sẽ như thế nào. Giáo viên huy động phần đoán của học sinh và lưu lên bảng. * While - Listening: (about 20 - minutes) ( Selecting, Deliberate Mistakes, Grids, Listen and Draw, Comprehension Questions) Đây là hoạt động cơ bản của bài nghe. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này vì vậy giáo viên chú ý cần sữa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án trả lời đúng. Cho học sinh nghe 2 đến 3 lần ( nếu nội dung khó có thể cho các em nghe 4 lần ) + Lần đầu gúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe. + Lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoàn thành bài tập. + Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả. Do đó giáo viên cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những chổ khó để khẳng định đáp án. Nên hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy sẽ tạo thói quen “phản ứng chậm” cho học sinh. Tôi đã giúp học sinh phát triển kỹ năng nói thông qua hoạt động While-listening như sau: Ví dụ minh họa: Tiếng Anh 3: Unit 11 – Lesson 2 - #4. Listen and Number Sau khi học sinh nghe xong (2 hoặc 3 lần), đến phần huy động kết quả. Đại đa số các đồng nghiệp tôi từng dự giờ là như sau: huy động theo nhóm (hoặc cá nhân), rồi trình kết quả nghe lên bảng, so sánh với phần dự đoán và kết thúc hoạt động. Bản thân tôi nhận thấy, nếu chỉ làm như vậy, giáo viên vô tình lấy mất cơ hội được nói Tiếng Anh của các em, nên tôi đã thay đổi cách huy động kết quả nghe của học sinh thông qua các hoạt động giao tiếp cho học sinh. Cụ thể trong ví dụ trên tôi làm như sau: Sau khi nghe xong, cho học sinh trao đổi cá nhân trong nhóm với nhau theo mẫu định sẵn: The grandma gardening is number .; The boy playing football is number.; The grandpa watering is number; The girl skipping rope is nmuber.. Học sinh giao tiếp, trình bày ý kiến với nhau hoàn toàn thoải mái, thân thiện. Bản thân tôi cũng về với các nhóm, ngồi vào bàn cùng các em và thảo luận cùng các em. Một không gian giao tiếp Tiếng Anh thực sự được hình thành, ở đó, tất cả mọi học sinh đề được nói, chứ không tập trung vào em đại diện nhóm nào cả. Với cách làm này, theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, hoạt động nghe không đơn thuần chỉ phát triển kỹ năng nghe, mà còn phát triển cả kỹ năng nói cho học sinh. Nói cách khác, tôi đã linh hoạt thay đổi phương pháp giúp các em có cơ hội giao tiếp Tiếng Anh nhiều hơn trên cùng một đơn vị thời gian. * Post - Listening (at least 15 minutes) ( Roleplay, Recall the story, Write- it- up, Further practice ...) Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn " While - Listening" vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Về mặt giáo pháp, sau khi nghe học sinh cần thực hiện một số bài tập như: báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall, write-it-up, discussion..... theo trật tự. Đối với bản thân tôi, ở phần này, tôi luôn sử dụng các kỹ thuật dạy học ‘mở’ mà ở đó tất cả mọi học sinh đều có cơ hội giao tiếp như nhau, tuyệt đối không tập trung vào bất kỳ một ‘key student’ nào cả. Để thực hiện được mục tiêu dạy học đó, tôi luôn hướng đến việc thiết lập các ngữ cảnh thật gần gủi với học sinh. Ví dụ minh họa: Tiếng Anh 3: Unit 11 – Lesson 2 - #4. Listen and Number Cụ thể ở phần Post của bài nghe này, tôi tiến hành như sau: - Chia lớp thành nhóm 4 học sinh, mỗi em trong nhóm đóng 1 vai tương ứng 1 nhân vật trong các tranh a, b, c, d. Lần lượt các thành viên trong nhóm vừa mô phỏng hành động vừa nói với giọng bình thường theo mẫu định sẵn. VD: “I’m grandma, I’m gardening”. “I’m a boy. I’m playing football” hoặc các em có thể biến tấu theo lối nói chant hoàn toàn tự nhiên, không gò bó. VD: “I’m grandma. Grandma. Yeah. Granndma. It’s me. Grandma is gardening”. “I’m a boy. A boy. Yeah. A boy. It’s me. A boy is playing football”Bản thân tôi cũng là một thành viên của các nhóm, đóng vai như các em, hoạt động cùng các em. Tôi di chuyển từ nhóm này đến nhóm khác, nhưng không đưa ra bất kỳ sự nhận xét hay bắt lỗi nào đối với kỹ năng nói của các em. Các em có thể nói tốt, chưa tốt cũng không sao. Vấn đề là các em hoàn toàn tự tin nói trước đám đông, và nói một cách rất tự nhiên. 2.2.3. Những nguyên tắc trong hoạt động dạy học giao tiếp. Theo kinh nghiệm của bản thân, kết hợp với các nguồn tài liệu tham khảo, tôi rút ra được một số nguyên tắc cơ bản khi dạy học giao tiếp đối với học sinh tiểu học như sau: Nguyên tắc thứ nhất: hãy làm người nghe tốt. Muốn nói tốt, trước hết phải là người nghe tốt. Và các yếu tố cần thiết cho người nghe tốt là: - Nhìn thẳng vào người nói khi nghe trực tiếp; - Cố gắng giữ im lặng; - Tập trung nghe người nói đang nói gì; - Suy nghĩ về những gì người nói đang nói; - Nêu câu hỏi khi nghe chưa hiểu; - Coi trọng và biết đánh giá những gì người nói phải nói. Tất nhiên, tôi không bao giờ giảng những nguyên tắc này cho các em học sinh, vì chúng quá nhỏ tuổi để nhận thức đầy đủ lý thuyết đó. Đơn giản, tôi chỉ giúp các em từng bước, từng bước áp dụng các nguyên tắc trên thông qua các hoạt động, các tình huống giao tiếp cụ thể. Hoàn toàn rời xa lý thuyết. Nguyên tắc thứ 2: Luôn luôn vận động. Thực vậy, trong các tiết dạy học của tôi, học sinh gần như luôn luôn vận động. Tôi không đặt nặng tính hàn lâm trong dạy học ngôn ngữ. Ngược lại, tôi chú trọng đường hướng giao tiếp mở, cho phép học sinh liên tục tham gia vào các hoạt động giao tiếp một cách tự nhiên. Không đặt nặng vấn đề các em có nói chỉnh chu đúng câu hay không, điều cốt yếu là các em diễn đạt được ý nghĩ của mình bằng Tiếng Anh theo cách nghĩ của các em. Có thể sai ngữ pháp, có thể sai phát âm, với tôi không thành vấn đề, bởi rất tự nhiên, một đứa trẻ tập nói bao giờ cũng mất vài năm nói sai câu, từ trước khi trở nên hoàn thiện. Hãy cứ để các em nghe nói nhiều hết mức có thể trong một tiết học Tiếng Anh. Chính quan điểm dạy học này khiến tôi đưa ra nguyên tắc “luôn luôn vận động”. Nguyên tắc thứ 3: Thân thiện với học sinh (child friendly teaching) Tôi luôn có xu hướng “đời thường hóa” các tình huống giao tiếp trong sách giáo khoa. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, việc được tham gia vào các tình huống gần gủi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của các em là điều hết sức quan trọng trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp tự nhiên cho các em. Chính vì thế, tôi luôn áp dụng các kỹ thuật dạy học xây dựng tình huống thật trên cơ sở nội dung kiến thức SGK. Thông qua đó, tôi tạo điều kiện tối đa có thể cho tất cả các em học sinh được tham gia vào các hoạt động giao tiếp. Và đặc biệt qua các tình huống đó, giúp các em hình thành nhu cầu giao tiếp (chứ không gò ép). 2.2.4. Các yếu tố bổ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Ngoài các kỹ thuật dạy-học, cách thức tổ chức lớp học, bản thân tôi đã sử dụng thêm các yếu tố bổ trợ dưới đây nhằm rèn luyên thêm kỹ năng giao tiếp cho học sinh. * Sử dụng âm nhạc, bài hát, các bài chants: - Âm nhạc giúp các em có cảm giác thư giãn, nhưng cũng giúp cho các em rèn luyện kỹ năng nghe, lại có tác dụng rèn luyện ngữ điệu nói Tiếng Anh. - Bài hát đặc biệt quan trọng, vì nhịp điệu bài hát giúp HS dễ ghi nhớ từ. - Tự biến tấu các bài hội thoại thành chants. * Sử dụng videos, CDs để bổ trợ các hoạt động giao tiếp. Tôi thường sử dụng các videos đơn giản trên trang Youtube, các file audios liên quan nội dung bài học để bổ trợ giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng nghe-nói bằng kỹ thuật “ đổ bóng” (shadow). Đây là kỹ thuật rất hữu ích trong việc phát triển đồng thời 2 kỹ năng Nghe-Nói. * Đọc chính tả - Chính tả giúp luyện cho HS ngữ âm, đánh vần đúng và luyện chữ viết. - Chính tả cho phép HS chỉ tập trung vào nghe từ (lời) và viết lại trên giấy. - Bài chính tả nên ngắn, đơn giản theo nội dung chủ đề bài học. 2.2.5. Mô hình lớp học Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 3, các em mới tiếp xúc, làm quen với Tiếng Anh, thì việc tạo ra một môi trường học tập mới lạ ngay trong lớp học là điều vô cùng quan trọng. Bởi chính điều này luôn tạo ra sự mới lạ, và lẽ đương nhiên cái mới bao giờ cũng hấp hẫn học sinh hơn. Tôi đã mạnh dạn thử nghiệm điều này ở các lớp tôi giảng dạy, và thấy hiệu quả rõ rệt: Tuỳ theo từng bài học mà tôi cho học sinh sắp xếp không gian lớp học khác nhau sao cho tạo ra được cái mới mẽ, linh hoạt khi di chuyển. Và tôi gọi đây là: "Mô hình lớp học linh động", nghĩa là luôn luôn thay đổi, tạo cho các em học sinh cảm giác thoải mái nhất khi học, không quy cũ, không hàn lâm. Với sự thay đổi linh hoạt không gian lớp học, các em có nhiều cơ hội trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Từ khi áp dụng các mô hình lớp học linh động, bản thân tôi ít giảng giải hơn, ít nói hơn mà chủ yếu tham gia hoạt động cùng học sinh như một thành viên của nhóm lớn. Tôi nhận thấy rằng bản thân mình gần gủi với học sinh hơn, do vậy mà các em cũng mạnh dạn hơn trong các hoạt động học tập của mình. Tôi đã tạo ra được một môi trường nói Tiếng Anh thực sự trong lớp học, điều này bổ trợ rất tốt cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh. 2.2.6. Sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học Như đã nêu ở trên, trường chỉ có một phòng Tin-Anh, không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho tất cả các tiết học. Chính vì thế tôi đã chủ động khai thác những thiết bị sẵn có để phục vụ cho bài dạy nghe ngay trên lớp học, không cần di chuyển đến phòng nghe: - Thiết bị nghe: tôi đã sử dụng chính điện thoại di động của mình, kết nối bluetooth với một loa nhỏ đảm bảo âm lượng cho học sinh nghe trong lớp. (Loại loa này có bán rất nhiều trên thị trường với giá rất rẽ: khỉ khoảng 200.000 đến 300.000 đ/ cái). Với thiết bị đơn giản này, tôi dễ dàng di chuyển đến từng nhóm trong quá trình nghe, giúp tôi thực hiện ý đồ dạy-học của mình một cách dễ dàng. Thiết bị nghe gồm ĐTDĐ và loa nghe bluetooth mini - Các thiết bị bổ trợ khác: + Bộ tranh, bộ con rối. + Kênh hình SKG. + Bảng nhóm (học sinh tự làm). 2.2.7. Những thủ thuật dạy học giúp phát triển kỹ năng giao tiếp. a. Vừa nghe vừa làm (Students do during) b. Nhìn thấy (See it) c. Ngắn gọn (Keep it short) d. Lặp lại (Play it again) e. Thay đổi (Change it Up) Cụ thể: a. Vừa nghe vừa làm (Students do during) Tôi gọi đây là “Students do during” bởi vì học sinh buộc phải thực hiện cái gì đó trong lúc nghe. Một hoạt động giao tiếp tốt là hoạt động trong đó học sinh vừa nghe vừa thực hiện một cách song song. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa gây hứng thú cho học sinh vì các em có thể vận động trong lúc giao tiếp, đồng thời những yêu cầu mà giáo viên đưa ra buộc học sinh phải hiểu mới thực hiện được. Chính điều này kích thích sự tập trung nghe của học sinh. Đặc biết kỹ thuật ‘students do duiring’ giúp các em phát triển khả năng phản ứng ngôn ngữ, qua đó phát triển kỹ năng giao tiếp tự nhiên của mình Các kỷ thuật có thể áp dụng trong phần này gồm có: Simon says; Picture dictation; Sound-clip dictation; Single-sentence gap fill. Ví dụ: Tieng Anh 3 – Unit 14 – Lesson 2 - #5. Picture dictation: Each student, working with a blank piece of paper, has a pencil or coloured pen or marker. The teacher dictates instructions one by one, and students draw accordingly: Teacher: We are going to draw a bedroom. Are you ready? Ok. Get started. “Put a brown bed in the bedroom..Now put a yellow desk to the right of the bedPut two green chairs next to the desk.And now, put a big purple window on the wall” Teacher makes the natural pauses as walking around the room, observing the progress of every student. Again, students are responding immediately, during the listening activity. b. Nhìn thấy (See it) Trong ví dụ picture dictation ở trên, mục tiêu là học sinh nghe-hiểu-vẽ tức thì ngay sau mỗi câu lệnh của giáo viên. Điểm mấu chốt của hoạt động trên là trong lúc học sinh nghe-vẽ, giáo viên vừa đi vòng quanh quan sát, và tất nhiên sẽ nhìn thấy (see it) mọi hoạt động của học sinh. Tự bản thân giáo viên biết rỏ em nào thực hiện tốt, em nào chưa tốt; kiến thức nào học sinh nắm được, kiến thức nào học sinh chưa nắm được. Từ đó có những điều chỉnh, giúp đỡ kịp thời. c. Ngắn gọn (Keep it short) Ngoài những file nghe có sẵn trong chương trình, giáo viên có thể tự tìm kiếm các file nghe phù hợp trên mạng internet, hoặc có thể tự đọc. Nhưng cho dù sự dụng file nghe nào thì điều quan trọng là “làm cho nó càng ngắn càng tốt”. Chúng ta “cắt bỏ” những phần không cần thiết trong file nghe như: lời giới thiệu, nhạc nền., sau đó “nhân bản” thành 3 lần lặp lại trong 1 file. Công việc này giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian cho 1 lượt nghe, tạo cơ hội cho học sinh có thời gian luyện nghe nhiều bài hơn trên cùng 1 đơn vị thời gian. d. Lặp lại (Play it again) Đối với học sinh tiểu học, việc được nghe lặp lại nhiều lần là vô cùng quan trọng trong việc phát triển kỷ năng giao tiếp cho các em – Mỗi lần lặp lại thông tin là một lần các em được hiểu hơn về nội dung, quan trọng hơn, các em được học cách phát âm, ngữ điệu tiếng Anh. Hoạt động giao tiếp lặp lại bổ trợ rất nhiều cho kỷ năng giao tiếp của học sinh. Muốn hoạt động ‘lặp lại’ (play it again) được nhiều thời gian hơn, thì hoạt động ‘ngắn gọn’ (keep it short) phải hiệu quả. e. Thay đổi (Change it Up). Biết cách tạo ra các hoạt động giao tiếp phong phú và đa dạng là điều hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên dạy tiếng Anh – giúp giáo viên có nhiều lựa chọn phù hợp khi giảng dạy các đối tượng học sinh khác nhau, đồng thời giúp học sinh được giao tiếp nhiều hơn. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI: Với việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết, bởi những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK tiếng Anh mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi, nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của hai lớp mà tôi đã dạy. Dưới đây là kết quả 2 kỹ năng Nghe-Nói trong bài kiểm tra cuối năm: Lớp TSHS Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5 Điểm <5 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 3B 30 2 6.7 4 13.3 7 23.3 7 23.3 6 20.0 4 13.3 0 0 3D 32 3 9.4 4 12.5 8 25.0 8 25.0 6 18.8 3 9.4 0 0 + 62 5 8.1 8 12.9 15 24.2 15 24.2 12 19.4 7 11.3 0 0 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng kể và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau: 1- Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính đễ giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dể hiểu, dể nhớ, dể thuộc. - Phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp. - Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng tiếng Anh, làm như vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói. - Nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói tiếng Anh với hình thức " vừa chơi - vừa học",hướng dẫn các em tập nghe tiếng Anh qua đài, tivi, nghe các bài hát bằng tiếng Anh .... Bằng việc tạo ra các môi trường ngoại ngữ như vậy thì học sinh mới có thể luyện tập tốt kỹ năng nghe và các kỹ năng giao tiếp khác. 2- Giáo viên cần lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài học bằng các hình thức hoạt động, các kỹ thuật phù hợp cho từng giai đoạn của một tiết dạy. 3- Biết khai những đồ dùng sẵn có, phù hợp với nội dung của bài học: tranh ảnh, mô hình, và các thiết bị hỗ trợ khác nhằm giảm bớt kinh phí đầu tư của đơn vị. 4- Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật trong tiến trình của giờ dạy; ở giai đoạn luyện tập (Post-teaching), ngoài các bài tập sách giáo khoa, giáo viên cần đưa ra các bài tập phù hợp, có tính năng giao tiếp thực tế cao. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Xuất phát từ thực tiển, mục đích dạy học cũng như những thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng Anh nói chung, dạy giao tiếp nói riêng đạt chất lựơng ngày càng tốt hơn bản thân tôi có những kiến nghị thiết thực sau: *Về phía cơ sở: - Là môi trường ngoại ngữ cho nên các kỹ năng phải được luyện tập theo đăc trưng của phương pháp dạy học, vì vậy cần phải có phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ ngoài vào. Phòng chức năng Tiếng Anh nên tách riêng với phòng Tin học nhằm giành không gian rộng hơn cho các hoạt động học tập của học sinh. - Các thiết bị trong phòng Anh chỉ cần đầu tư đơn giản, rẽ tiền, không nhất thiết phải xây dựng thành một phòng nghe (labroom) đắt tiền như các trường chuyên nghiệp: + Một máy tính để bàn của giáo viên, 4 loa mini có công suất vừa đủ; + Bàn ghế đơn bằng gỗ ép, nhẹ, dễ di chuyển; + Các thiết bị bổ trợ khác như tranh ảnh, con rối, mô hình liên quan; + Hệ thống điện đủ ánh sáng. * Về phía ngành - Tổ chức các đợt tập huấn, các hội thảo về phương pháp dạy Tiếng Anh tiểu học nói chung và dạy giao tiếp nói riêng cho giáo viên. - Cập nhật liên tục những thông tin mới về các thiết bị hỗ trợ dạy giao tiếp cho các đơn vị, định hướng thống nhất phương pháp, thiết bị hỗ trợ dạy giao tiếp. - Hội đồng chuyên môn cần xây dựng được cẩm nang dạy giao tiếp cho các đơn vị. - Thành lập diễn đàn giáo viên Tiểu học (Primary Teachers of English Forum) trên mạng internet nhằm tạo điều kiên cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của tôi về dạy kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung. Phương pháp dạy kỹ năng này đã được đề cập tới nhiều trong những lần bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới. Song với lòng nhiệt tình, say mê, ham học hỏi trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, tôi mạnh dạn viết lên bản kinh nghiệm này để cùng tháo gỡ, chia sẻ những vướng mắc với đồng nghiệp trong sự nghiệp đổi mới phương pháp dạy học. Tôi rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp. CÁC TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO 1. SGV, SGK Tiếng Anh 3, 4 ấn bản mới của Bộ GD-ĐT. 2. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh của BGD. 3. Giới thiệu giáo án Tiếng Anh lớp 3, 4, 5 mới - NXB Giáo dục 4. Phương pháp dạyTiếng Anh trong trường phổ thông -Nguyễn Hạnh Dung. 5. English for Primary Teacher – Mary Slattery & Jane Willis 6. How to teach English – Jeremy Harmer. 7. Children learning English – Adrian Underhill. 8. Teaching English to children – Wendy A. Scott & Lisbeth H.Ytreberg. 9. English teaching Forum – Americanenglish.state.gov 10. Motivating learning - British Council (Edited by Jane Boylan)
File đính kèm:
- Những_biện_pháp,_kỹ_thuật_dạy_Tiếng_anh_giúp_học_sinh_Tiểu_học_hình_thành_kĩ_năng_giao_tiếp_tự_nhiên.doc