Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tác phẩm tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Sách giáo khoa Ngữ văn 10

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh. Ta thấy đổi mới phương pháp phải giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động tích cực, phải phát huy tính sáng tạo của học sinh chống thói quen áp đạt của giáo viên, do vậy người giáo viên phải hình thành cho học sinh một phương pháp phù hợp có hiệu quả.

 Từ thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh khá lúng túng trong những bài giảng văn mới đưa vào chương trình. Tôi nhận thấy các em khó nắm bắt được kiến thức bởi những bài mới này rất ít tư liệu tham khảo. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - SGK ngữ văn 10”

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy- học môn ngữ văn của giáo viên và học sinh.

- Giúp cho học sinh nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ –SGK ngữ văn 10”

- Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập môn ngữ văn.

- Là tài liệu rất cần thiết giúp giáo viên có phương pháp dạy học một bài giảng ngữ văn cụ thể.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5145 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tác phẩm tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Sách giáo khoa Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: lý do chọn đề tài
I. lý do chọn đề tài
	Giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh. Ta thấy đổi mới phương pháp phải giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động tích cực, phải phát huy tính sáng tạo của học sinh chống thói quen áp đạt của giáo viên, do vậy người giáo viên phải hình thành cho học sinh một phương pháp phù hợp có hiệu quả.
	Từ thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh khá lúng túng trong những bài giảng văn mới đưa vào chương trình. tôi nhận thấy các em khó nắm bắt được kiến thức bởi những bài mới này rất ít tư liệu tham khảo. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - SGK ngữ văn 10”
II. mục đích của đề tài
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy- học môn ngữ văn của giáo viên và học sinh.
- Giúp cho học sinh nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ –SGK ngữ văn 10”
- Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập môn ngữ văn.
- Là tài liệu rất cần thiết giúp giáo viên có phương pháp dạy học một bài giảng ngữ văn cụ thể.
Phần hai: Nội dung
	Với lí do và mục đích trên, tôi đã tiến hành soạn giảng tác phẩm ““ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm như sau:
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
(trích Chinh phụ ngâm khúc)
Nguyên tác chữ hán: Đặng Trần Côn
Diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm
TIÊT1
A. Mục tiêu bài học
à Nắm được những nét cơ bản về "Chinh phụ ngâm khúc" 
à Hiểu được tâm trạng lẻ loi cô đơn của người chinh phụ và sự đồng cảm của tác giả 
à Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng đặc sắc của Đặng Trần Côn 
B. Phương tiện thực hiện
à SGK, SGV, tác phẩm "Chinh phụ ngâm khúc" 
à Nguyên tác chữ Hán nhan đề sách, ví dụ minh hoạ cho thể thơ song thất lục bát
C. Tiến Trình dạy học
à Kiêm tra bài cũ:
(?) 1: Phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” để thấy chàng không phải một người chỉ nóng tính?
(?) 2: Vì sao đoạn trích có tên như vậy? Hay em hãy phân tích ý nghĩa của hồi trống
à Bài mới: Tình yêu đôi lứa là đề tài muôn thuở của thi nhân. Trong tình yêu có rất nhiều cung bậc song có lẽ nỗi cô đơn, lẻ bạn, nỗi trống vắng nhớ mong vẫn được các thi nhân quan tâm đặc biệt vì nó cũng là một cung bậc đặc biệt khó diễn tả trong tình yêu. Người phụ nữ hiện đại đối với vấn đề này như thế nào?
Tiễn anh ra cửa rồi
Em quay vào lặng lẽ
 Gữa ngổn ngang bàn ghế
Em thấy mình cô đơn
Và vào cái thuở “trời đất nổi cơn gió bụi” thì “khách má hồng” cũng “nhiều nỗi truân chuyên”. Cô muốn nhắc các em nhớ không khí của thế kỉ XVIII – thế kỉ của các cuộc nội chiến liên miên, chiến tranh nông dân nổ ra. Sự kiện này đã khơi dậy một luồng tư tưởng mới trong giới trí thức: đó là ý thức đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Vấn đề này được đặt ra gay gắt trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhưng trước đó một đỉnh cao của những khúc ngâm trong Văn học trung đại đã phàn nào phản ánh được tâm sự ấy của các tác giả thế kỉ XVII – XVIII. Đó là "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát
C Gv gọi học sinh đọc phần Tiểu dẫn trong SGK (Em có thể tìm hiểu thêm qua đoạn trích đã được học trong chương trình lớp 7 – THCS )
p GV nhấn mạnh những điểm cần nhớ để học sinh khắc sâu và vận dụng trong phân tích.
Đặng Trần Côn có nhiều tác phẩm mang đến nhờ Đoàn Thị Điểm sửa giúp bà chỉ nói “cậu học trò mới vào nghề đó bõ gì nói chuyện”
p GV nhấn mạnh về dịch giả của tác phẩm có thể là Phan Huy ích
C GV treo nhan đề sách lên bảng và các ví dụ minh hoạ cho các thể thơ
C GV giảng về thể loại và thể thơ để học sinh hiểu được những nét chính, nắm được tinh thần cơ bản, từ đó có cái nhìn khái quát khi vào học đoạn trích
C GV cho học sinh đọc phần tìm hiểu trong SGK tr 124
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – Hiểu văn bản
C Yêu cầu học sinh đọc: Đọc cần diễn cảm, giọng buồn, đều đều, nhịp chậm rãi, (Gv có thể đọc cùng học sinh )
p GV giải thích từ khó ở chân trang
? Em hãy chia đoạn và đặt tên đoạn
? Từ đó em có nhận xét gì về đại ý đoạn trích?
C GV gọi học sinh đọc 8 câu đầu
? Nhận xét động tác của người chinh phụ có gì đặc biệt? Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng?
C GV định hướng: ? Những động tác đó diễn ra như thế nào? Nó diễn tả tâm trạng gì?
? nhận xét về các điệp ngữ bắc cầu (tìm trong toàn đoạn trích và phân tích tác dụng của nó)
GV dẫn một VD khác: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy; Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu; Ngàn dâu xanh ngắt một màu 
? Hai câu hỏi tu từ có tác dụng gì?
? Tác giả dùng những hình ảnh nào để diễn tả tâm trạng?
C GV gợi: Đó là những hình ảnh có quen thuộc hay không? Em có thể tìm thêm một vài câu cũng có những hình ảnhnhư thế không?
? Trong đoạn này có những giọng nào? Tác dụng của chúng là gì?
? Như vậy tâm trạng của người chinh phụ là gì?
C GV gọi học sinh đọc 8 câu tiếp theo
? em hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 8 câu này?
? Thời gian ở đây có tác dụng gì?
? Những hành động diễn ra như thế nào? (bình thường hay cố gắng, gượng gạo?)
? Những từ láy được sử dụng có tác dụng gì?
? Hãy nhận xét về nhịp điệu của đoạn đầu?
C GV nhận xét và tổng kết
C GV gọi học sinh đọc những câu tiếp
? Em có nhận xét gì về sự chuyển đổi tâm trạng của người chinh phụ?
? Những hình ảnh thiên nhiên ở đây có gì đáng chú ý?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả và dich giả
a) Tác giả nguyên tác: Đặng Trần Côn 
à Quê quán, năm sinh năm mất
à Xuất thân trong hàng ngũ phong kiến nhưng thuộc tầng lớp dưới và có lòng đòng cảm sâu sắc với những kiếp người đau khổ trong xã hội không có công bằng.
à Là người hiếu học “Tiếng lừng thiên hạ” nhưng tính tình đềnh đoàng, tự do phóng túng nên suốt đời ông làm quan thấp.
b) Dịch giả: Đoàn Thị Điểm 
à Tương truyền thì bản dịch hay nhất cho đến thời diểm này là của Hồng Hà nữ sĩ hay chính là Đoàn Thị Điểm 
ê Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748 ), là người phụ nữ khá toàn diện “dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”, là người có tài “xưa nay hiếm”
ê Tính cách vượt ra ngoài quan niệm phong kiến. Có lẽ vì vậy mà bà có chồng muộn và cuộc sống không khác gì người chinh phụ trong tác phẩm . Phải chăng đây là một yếu tố giúp bà dịch thành công đến vậy!
à Đến nay nhiều thuyết mới được đưa ra tranh luận về dịch giả của "Chinh phụ ngâm khúc". Năm 1970, ông Nguyễn Văn Xuân tìm thấy ở Huế văn bản “Tân khắc chinh phụ ngâm diễn âm từ khúc” là mốc để xác định dịch giả.
ð Cần nhớ: Người dịch đầu tiên là Đoàn Thị Điểm do tác giả Hoàng Xuân Hãn sưu tầm năm 1953, văn bản sát nghĩa với văn bản gốc. Còn Phan Huy ích là dịch giả của văn bản hiện nay.
2. Tác phẩm – từ nguyên tác đến bản dịch
a) Nguyên tác
Tác phẩm được viết bằng thể đoản trường cú (câu ngắn,câu dài kết hợp. Câu dài nhất là 11 tiếng, câu ngắn nhất là 3 tiếng)
 Sầu tự hải
Khắc như niên
Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
b) Bản diễn Nôm
à Thể loại ngâm khúc: là thể loại trừ tình quy mô lớn, ngắn nhất cũng vài trăm câu. tác phẩm ngâm khúc nào cũng xây dựng nhân vật độc thoại. Nhân vật thường đặt vào tâm điểm là thời gian hiện tại, hai đầu là thời gian quá khứ và tương lai. Trong đoạn trích thì người chinh phụ đặt trong khoảng thời gian trung tâm ấy.
à Thể thơ: Song thất lục bát. Mỗi chu kì gồm 4 câu, 2 câu thất và một cặp lục bát.
+/ Về vần gồm 3 vần lưng, 4 vần chân; có sự kết hợp cả vần bằng và vần trắc
+/ Về nhịp có sự kết hợp nhịp chẵn – lẻ 
+/ Về âm thanh được khảo sát và thấy chu kì âm thanh giống như một làn sóng: cao dẫn ở hai câu 7, trầm ở câu 6 và trải dài mênh mông ở câu 8
" Song thất lục bát là thể thơ thuần việt
c) Nội dung chính: tác phẩm là bài ca dài, lời thở than của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa; và mơ ước của nàng, khao khát của nàng về cuộc sống lứa đôi trong hoà bình yên ổn.
II. Đọc – hiểu 
ê . Vị trí đoạn trích
+/ Từ câu 193 đến 228
+/ Đoạn trích là tâm sự của người chinh phụ khi tiễn chồng đi rồi, quay về nghĩ vừa thương chồng vừa thương mình: cô đơn lại “một thân nuôi già dạy trẻ”
ê . Bố cục
à 16 câu đầu: nỗi cô đơn, lẻ loi trong cảnh một mình một bóng bên đèn, ngoài hiên.
à 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương chồng ở xa khiến nàng càng thêm buồn ảmđạm
à 12 câu còn lại: Cảnh vật càng làm cho nàng chán nản và khao khát hạnh phúc lứa đôi.
1. Đoạn 1
à Tác giả đã dùng nhiều động từ để diễn tả tâm trạng của người chinh phụ: dạo, ngồi, rủ thác. Những hành động diễn ra chậm và lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa cốt chỉ để biểu lộ tâm trạng cô đơn, lẻ loi không biết chia sẻ cùng ai.
à Điệp ngữ bắc cầu: đèn biết chăng - đèn có biết là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng của đoạn trích và toàn khúc ngâm
ð diễn tả tâm trạng buồn triền miên kéo dài trong thời gian và không gian. Dường như mỗi ngày lại khắc sâu thêm trong lòng người chinh phụ
à Hai câu hỏi tu từ nhấn mạnh thêm nỗi buồn. Nó nhưmột lời than thở, mộtnỗi khắc khoải đợi chờ khôn nguôi. Với hai câu hỏi này, tâm trạng của nhân vật trữ tình đã chuyển giọng tự nhiên từ lời kể bên ngoài thành lời độc thoại nội tâm càng tăng thêm sự da diết, tự dằn lòng rất ngậm ngùi.
à Hình ảnh +/ Hiên vắng, rèm thưa gợi lên không khí ảm đạm
+/ Hình ảnh ngọn đèn, hoa đèn, cùng với cái bóng của chính mình càng gợi lên sự cô độc
- Trong ca dao: Đèn thương nhớ ai – mà đèn không tắt? 
- Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, nàng Vũ Nương cũng chong đèn nhớ chồng nhưng nàng còn có bé Đản để trò chuyện
ð Người chinh phụ ở đây chỉ một mình một bóng, thầm lặng trò chuyện với bóng mình trên vách
à Giọng điệu: chậm chạp, có đan lồng giữa giọng của người kể chuyện và giọng độc thoại của nhân vật. Sự chuyển giọng đó không chỉ nhấn mạnh thêm nỗi cô đơn, chỉ mình trò chuyện với mình mà còn thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nàng
ð Tâm trạng của nàng đúng như:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
ê ở 8 câu tiếp theo để khắc sâu thêm tâm trạng của người chinh phụ tác giả đã dùng khá nhiều các thủ pháp nghệ thuật. ở đây không có dòng nào độc thoại mà tác giả dùng cảnh vật tự nhiên, dùng thiên nhiên để diễn tả. Đây vốn là một thủ pháp quan trọng của văn học trung đại.
à Thời gian thật được đo bằng thời gian của tâm trạng:
Gà eo óc – năm trống
Hoè phất phơ - bốn bên
ð Thời gian như nối dài dằng dặc khiến người chinh phụ có cảm giác: 
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
ở đây tác giả sử dụng biện pháp so sánh cái nhỏ bé với cái lớn lao, khó đong đếm càng cụ thể hoá thêm mối sầu
Tác giả đã dùng thời gian để đo lòng người nhưng là klhắc sâu thêm nỗi lòng người chinh phụ
à Bên cạnh đó là những hình ảnh gắn với những hoạt động hàng ngày của người phụ nữ. Nhưng không có hoạt động nào bình thường, cái gì làm cũng gượng, miễn cưỡng.
Thú vui đốt hương để tâm hồn thanh thản cũng thành cố ép; soi gương mà lệ đầm mi ð Sự nhớ thương như trùm phủ tâm hồn nàng, có mặt trong tất cả những hoạt động của cuộc sống.
à 3 hình ảnh sắt cầm, dây uyên, phím loan là những ước lệ quen thuộc của văn học trung đại. Những thứ ấy luôn luôn có đôi nay lại chia lìa đầy ám ảnh: dây đứt phím chùng.
ð Gợi ra sự chia lìa mãi mãi và đó âu cũng là nỗi lo của người chinh phụ
à Từ láy để khắc sâu, bổ nghĩa cho các từ chỉ tâm trạng của người chinh phụ
ð nhịp 3/2/2 ở câu thất và nhịp 2/2/2 ở câu lục bát kéo dài như buộc mối sầu lại, kéo dài không dứt
Tuy không thoát ra ngoài những hình ảnh tượng trưng ước lệ của văn học trung đại, không tránh khỏi sự bóng bẩy sang trọng song chúng ta vẫn nhận thấy một sự chân thật trong nghệ thuật diễn tả tâm trạng. ở đây tác giả đã thực sự thành công khi khai thác triệt để thủ pháp độc thoại nội tâm
Phần ba: thực nghiệm 
	 Nội dung đề tài của tôi được áp dụng cho học sinh THPT, cụ thể dạy ở lớp 12XH1, kết quả thu được rất khả quan. Đa số các em không còn lúng túng khi tiếp cận tác phẩm này mà còn rất hứng thú. Qua bài kiểm tra khảo sát của lớp 10TN5 sau khi triển khai đề tài (trong năm học 2008 – 2009) cho thấy :
Kết quả bài kiểm tra:
Lớp
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10TN5
47
5
10
24
50
15
35
4
9
	 Sở dĩ kết quả và chất lượng học sịnh được như vậy là do học sinh đã hiểu thấu đáo tác phẩm ở những góc độ khác nhau. Đặc biệt là ở học sinh đã hình thành được kỹ năng phân tích tác phẩm mới trong chương trình Ngữ văn 10. Tuy nhiên việc áp dụng từng nội dung của đề tài tuỳ thuộc vào đối tựơng học sinh. 
Phần bốn: Kết luận 
	 Trên đây tôi đã đề xuất một phương pháp mới trong việc giảng dạy tác phẩm: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Điều quan trọng là hình thành cho học sinh các kỹ năng tìm hiểu và phân tích tác phẩm văn học mới.
	Với phạm vi nghiên cứu của đề đài chỉ là một mảng kiến thức tương đối hẹp so với toàn bộ chương trình Ngữ văn 10 nhưng tôi hi vọng nó sẽ giúp ích cho các em học sinh và các thầy cô giáo trong việc giảng dạy phần kiến thức này.
	Đề tài chưa thể coi là hoàn thiện vì vậy mong các thầy, cô giáo và các em học sinh khi đọc đề tài tham gia đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người viết
Nguyễn Thị Chang
Trường THPT Văn Giang

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ngu_vanTHPT_rat_hay.doc
Sáng Kiến Liên Quan