Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp cho học sinh

Trong sự nghiệp giáo dục, mục tiêu cơ bản là đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Vì vậy giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Người giáo viên không chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng, chuyên môn giỏi mà đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp mình chủ nhiệm. Tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng . Bởi vì chỉ có người giáo viên chủ nhiệm lớp mới có điều kiện và khả năng rèn luyện, xây dựng cho các em ý thức học tập cũng như rèn những kĩ năng cần thiết. Điều này đòi hỏi ở người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất của một nhà giáo: lòng kiên trì, nhẫn nại, sáng tạo bình tĩnh trong mọi công việc, luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là chỗ dựa vững chắc cho các em trên bước đường học tập. Hiểu được vai trò của một giáo viên chủ nhiệm lớp và qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy ở học sinh về ý thức chấp hành nề nếp kỉ luật, việc giữ gìn vệ sinh trường lớp ở mỗi em cũng khác nhau. Có em ý thức: mẫu giấy, vỏ gói kẹo bánh, hộp xôi, hộp sữa dùng xong lập tức tìm đến thùng rác để vứt. Nhưng cũng có nhiều em học sinh tùy tiện xả rác mà không chút ái ngại mặc cho nhà trường có tuyên truyền giáo dục, giáo viên có đôn đốc nhắc nhở hàng ngày.

Ai trong mỗi chúng ta cũng đều biết môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống của loài người. Môi trường mà hằng ngày chúng ta đang sống đó là nhà, làng quê hay trường học. Trong đó ngôi trường là nơi chúng ta cùng nhau học tập, vui chơi. Mái trường xanh sạch đẹp sẽ tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị và hấp dẫn để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Trường học xanh sạch đẹp còn có ý nghĩa giáo dục các em có ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 6637 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
Tên đề tài	: “Kinh nghiệm trong việc nâng cao ý thức giữ gìn 
	 vệ sinh trường, lớp cho học sinh”
Công tác chủ nhiệm
Tác giả 	: Nguyễn Thị Phượng
Chức vụ	: Giáo viên
Bộ phận công tác: Tổ Ngữ văn
TỔ CHUYÊN MÔN
Nhận xét :
Xếp loại :
 Ngày..tháng......năm
Tổ trưởng
HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG
Nhận xét :
.
Xếp loại :
 Ngày..tháng......năm
 Hiệu trưởng
PHÒNG GD&ĐT 
Nhận xét :
...................
Xếp loại :
 Ngày..tháng.năm.
 Trưởng phòng
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài: 
Trong sự nghiệp giáo dục, mục tiêu cơ bản là đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Vì vậy giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Người giáo viên không chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng, chuyên môn giỏi mà đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp mình chủ nhiệm. Tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng . Bởi vì chỉ có người giáo viên chủ nhiệm lớp mới có điều kiện và khả năng rèn luyện, xây dựng cho các em ý thức học tập cũng như rèn những kĩ năng cần thiết. Điều này đòi hỏi ở người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất của một nhà giáo: lòng kiên trì, nhẫn nại, sáng tạo bình tĩnh trong mọi công việc, luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là chỗ dựa vững chắc cho các em trên bước đường học tập. Hiểu được vai trò của một giáo viên chủ nhiệm lớp và qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy ở học sinh về ý thức chấp hành nề nếp kỉ luật, việc giữ gìn vệ sinh trường lớp ở mỗi em cũng khác nhau. Có em ý thức: mẫu giấy, vỏ gói kẹo bánh, hộp xôi, hộp sữa dùng xong lập tức tìm đến thùng rác để vứt. Nhưng cũng có nhiều em học sinh tùy tiện xả rác mà không chút ái ngại mặc cho nhà trường có tuyên truyền giáo dục, giáo viên có đôn đốc nhắc nhở hàng ngày.
Ai trong mỗi chúng ta cũng đều biết môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống của loài người. Môi trường mà hằng ngày chúng ta đang sống đó là nhà, làng quê hay trường học. Trong đó ngôi trường là nơi chúng ta cùng nhau học tập, vui chơi. Mái trường xanh sạch đẹp sẽ tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị và hấp dẫn để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Trường học xanh sạch đẹp còn có ý nghĩa giáo dục các em có ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
Ông cha ta đã từng dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Thật vậy, trong môi trường sư phạm-một nơi đào tạo và bồi dưỡng tâm hồn con người thì không có lí do gì mỗi chúng ta lại để cho học sinh của mình bừa bãi xả rác mà lại không quan tâm, không giải quyết rốt ráo những biểu hiện xấu này. Xuất phát từ những điều trăn trở ấy tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp “Kinh nghiệm trong việc nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp cho học sinh”. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 9/2 (Năm học 2015-2016). 
3. Giới hạn thời gian nghiên cứu:
 Lớp 9/2 ( Năm học 2015-2016) vào đầu năm học, bắt đầu từ 3 buổi tập trung học nội quy trường lớp
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận:
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho chúng ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.
Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất. Đấy, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà con người không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hay những thay đổi bất thường của khí hậu con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy chúng ta, có bao giờ đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường chưa?”
Chúng ta đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày, chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết và hành động vì môi trường của chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường.
Việc giữ gìn vệ sinh môi trường cũng là một trong các nội dung xây dựng “ Năm văn minh văn hóa đô thị” của thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện hiện nay. 
Hơn nữa, đối với công tác giáo dục về xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực (Chỉ thị  40/2008/CT-BGDĐT) thì một trong năm nội dung ấy là “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” cũng như hằng năm trong phương hướng nhiệm vụ năm học cũng đã đề ra nhiệm vụ này.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đây, khi đời sống vật chất của người dân có khá hơn đôi chút, mỗi gia đình thường có ít con nên cha mẹ yêu thương, nuông chiều từ việc lớn đến nhỏ cha mẹ thường làm tất để dành thời gian cho con cái học hành. Các em trở nên thụ động, thiếu nhiều kĩ năng. Đến việc tối thiểu nhất cầm cái chổi quét lớp cũng không biết cầm.
Chưa kể đến việc từ gia đình, nơi khu dân cư các em sinh sống, hay đến những nơi công cộng người lớn không gương mẫu, làm gương cho các em thì thử hỏi làm sao các em ý thức. Có thể ở trường thầy cô nhắc nhở nhưng ra khỏi cổng trường thì các em thấy hoàn toàn khác với sự giáo dục của thầy cô thì làm sao thay đổi ý thức của các em.
Thậm chí có nơi cha mẹ sợ con em mình làm vệ sinh lớp vất vả tự nộp lệ phí vệ sinh để thuê nhân viên vệ sinh làm vệ sinh lớp học. Vì thuê người quét lớp nên không còn có chuyện lớp phải phân công học sinh thay phiên trực nhật, do đó mặc nhiên thủ tiêu sự “đấu tranh nội bộ” để bảo đảm vệ sinh buổi học mà ngược lại, giờ đây ai cũng vô tư, không hề thấy khó chịu, chướng mắt trước cảnh người khác xả rác. 
Hơn nữa cái hại trước mắt dễ thấy là làm cho học sinh nhanh chóng bắt nhịp với tâm lý “có tiền là có quyền”, đã đóng tiền thuê người quét lớp nên các em chẳng những có quyền không phải quét lớp mà còn có quyền xả rác một cách thoải mái.
Với những thực tế mà hiện nay chúng ta vẫn thấy việc xả rác bừa bãi trên những con đường, những nơi mà hằng đêm các bạn trẻ vẫn đến để đi dạo, hóng mát như: công viên, những nơi công cộng nơi tổ chức các sự kiện, trên cầu Rồng, khu công viên phía đông, phía tây cầu Rồng, trên con đường Bạch Đằng, bãi biểnSau khi ăn uống thì bao nhiêu rác thải đó vứt lung tung ra mà không để đúng nơi quy định.
Kể cả trong trường học nơi dạy dỗ, giáo dục các em học sinh hằng ngày thì việc giữ gìn vệ sinh cũng không phải hoàn toàn tốt, đâu đó vẫn có những học sinh ý thức còn chưa cao. Đối với trường Kim Đồng chúng tôi, mỗi ngày như vậy hai nhân viên vệ sinh bốn giờ sáng đã có mặt ở trường để quét dọn các dãy hành lang, sân trường chuẩn bị cho ngày học mới, thế nhưng sau tiết ra chơi vào lớp thì nào là bao ni lông gói bánh mì, ly mì ăn liền, chai nước, vỏ hộp sữa vẫn có rải rác ở các hành lang, bồn hoa, ghế đá. Cứ tiện đâu các em vứt đó không chút ái ngại mặc dù thùng rác ngay trước mặt. Đây quả là điều đáng buồn! 
Nhà trường, các đoàn thể: Đoàn, đội liên tục tuyên truyền nhắc nhở trong các buổi sinh hoạt chung, giáo viên chủ nhiệm dùng nhiều biện pháp để giáo dục ý thức giữ vệ sinh nhưng chỉ được khi có giáo viên rồi đâu cũng lại vào đấy. 
Bản thân tôi đã trăn trở về vấn đề này rất nhiều nay cũng mạnh dạn chia sẻ một cách làm, một kinh nghiệm (tôi đã thực hiện trong những năm học trước mang lại kết quả) đối với tất cả chúng ta để làm sao nâng cao ý thức của học sinh trong việc tự giác giữ gìn vệ sinh. Với quan điểm giáo dục tính tự chủ của học sinh, các phương pháp này tôi đã tiếp tục áp dụng trong năm học 2015-2016 đối với lớp 9/2 đã hình thành trong đa số học sinh ý thức tự điều chỉnh hành vi gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan nhà trường.Từ đó, hình thành thói quen giữ gìn môi trường giáo dục xanh- sạch- đẹp. 
3. Đặc điểm tình hình lớp:
	a. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu rất quan tâm đến học tập và rèn luyện của học sinh trong trường, chỉ đạo sát sao công tác chủ nhiệm, hỗ trợ với giáo viên chủ nhiệm trong mọi việc. Thường xuyên họp giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học sinh kịp thời uốn nắn, khắc phục.
- Các đoàn thể cũng phối kết hợp chặt chẽ trong giáo dục nề nếp kỉ luật, vệ sinh môi trường.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi việc học tập rèn luyện của học sinh trong lớp, bàn biện pháp giúp đỡ các em.
- Nhà trường tổ chức phát động phong trào ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp giữa giáo viên là đoàn viên cùng học sinh tham gia.
- Các lớp luôn phiên làm vệ sinh trường mỗi học kì 1 lần/1lớp
- Ban cán sự lớp làm việc đều tay, có kinh nghiệm trong nhiều năm, tập thể lớp đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau.
b. Khó khăn:
- Chủ yếu học sinh khác tuyến, nhà xa trường.
- Học sinh lớp tôi phần lớn là con gia đình có điều kiện kinh tế, nhà ít con, các em hầu như ở nhà không có khái niệm quét nhà, giúp đỡ công việc nhà cho ba mẹ.
- Có nhiều em hoàn cảnh gia đình đặc biệt như cha mẹ ly hôn, mồ côi, sống ông bà; gia đình vỡ nợ  thiếu sự quan tâm dạy bảo của gia đình.
- Đây là những lớp chất lượng học tập cũng như nề nếp tương đối thấp trong các năm học trước. 
4. Trước khi thực hiện:
- Qua quan sát trong thời gian đầu chưa áp dụng biện pháp, học sinh còn nhìn nhau, ỷ lại đến phiên trực của ai thì người ấy có trách nhiệm. Các em thấy giấy rác đó nhưng lại thờ ơ vì nghĩ đâu phải việc của mình.
- Học sinh ăn sáng chưa kịp ở nhà mang đến trường ăn. Sau 15 phút truy bài giáo viên vào lớp thì những hộp xôi, giấy, bao gói bánh mì các em nhét ngay ở hộc bàn hay giỏ rác cuối lớp. Giáo viên bộ môn phải nhắc nhở.
- Sau giờ ra chơi trên các hành lang phía trước phòng học, trong bồn hoa các em ăn xong vứt đầy bao ni lông, giấy, ly mì, hộp xôi, chai nước, các ly nước ngọt uống chưa hết
- Sau giờ ra chơi vào lớp, các tiết tiếp theo đã thấy giấy các em xé bỏ xả dưới nền nhà, ngay dưới chân các em, chai nước mang theo để uống, uống xong thả luôn xuống tại đó mà các em không chút ngại ngùng gì.
Những hình ảnh ở sân trường, bồn hoa, lớp học 
tại Trường THCS Kim Đồng, năm học 2015 - 2016
Các kết quả chấm điểm của Sao đỏ đối với lớp 9/2, 
năm học 2015 - 2016
	- Những buổi sinh hoạt chào cờ, lễ sau khi các em đứng lên vào lớp thì sân trường rác các em để lại rất nhiều. Những cô lao công phải dọn. Cả trường gần 1700 học sinh nhưng chỉ có hai lao công thử hỏi làm sao cho xuể. Phải đòi hỏi đến ý thức của từng học sinh. Đến khi nào mà em thả cái rác xuống là nghĩ rằng có người đang nhìn và cười mình về một hành vi thiếu văn hóa, là mình khác người thì lúc đó vấn đề giữ vệ sinh chung của chúng ta mới có thể khắc phục.
	5. Biện pháp thực hiện:
	a. Một là: Trong nội dung kế hoach ba ngày tập trung học sinh chuẩn bị cho tựu trường, giáo viên chủ nhiệm phân công mạng lưới lớp ngoài những nội dung đã phân công cụ thể từng học sinh thì tôi phân công thêm hai em một em phụ trách vệ sinh trong lớp (lớp phó lao động) một em phụ trách hành lang và bồn hoa trước lớp : 
Danh sách lớp 9/2, năm học 2015 - 2016
1. Huỳnh Nguyễn Thiên Vương (phụ trách vệ sinh trong lớp)
2. Nguyễn Đình Anh Khôi (phụ trách hành lang, bồn hoa trước lớp)
- Tôi phân công rõ nhiệm vụ của hai em như sau:
+ Hai em đến lớp sớm hơn các bạn khoảng 5-7 phút và ra về muộn hơn 5-7 phút.
+Theo dõi vệ sinh của lớp trước giờ các học sinh trong lớp đến. Kiểm tra lớp học, các hộp bàn, hành lang, bồn hoa. Nếu bẩn, có giấy rác là do lớp trái buổi để lại (tôi sẽ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp chung phòng khối chiều và cùng nhau chấn chỉnh).
+ Còn sau buổi học các em kiểm tra nếu hộc bàn nào bẩn, chỗ ngồi em nào không đảm bảo vệ sinh, các em ghi lại báo cáo trực tiếp cho giáo viên chủ nhiệm ngay trong buổi.
+ Cuối tuần học các em đánh giá việc những học sinh không giữ gìn vệ sinh. 
Đội kiểm tra vệ sinh tại lớp 9/2, năm học 2015 - 2016
	- Tôi sẽ xử lí bằng hình thức phê bình, răn đe yêu cầu các em làm vệ sinh lớp học tùy vào mức độ vi phạm. Cụ thể:
	- Cuối tuần tiết sinh hoạt lớp dành khoảng 10 phút để các em làm vệ sinh phòng học (lau cửa, bàn, ghế, quạt, đèn... trong lớp; quét hành lang, nhặt rác ở các bồn hoa).
Làm vệ sinh tại lớp 9/2, năm học 2015 - 2016
- Đối với các em vi phạm thường xuyên, gởi thông báo về phụ huynh việc vi phạm và hình thức răn đe đến phụ huynh xem và có ý kiến phản hồi. Sau các tiết học thể dục cho các em lao động quét sân trường.
Làm vệ sinh tại sân trường, năm học 2015 - 2016
	b. Hai là: Thỉnh thoảng tôi sẽ kiểm tra đột xuất lớp học, các hộc bàn, hành lang, bồn hoa. Nếu ở vị trí của em nào có rác lập tức tôi sẽ yêu cầu học sinh đó trực lớp hai buổi. Nếu thời gian em đang thực hiện trực, mà tôi kiểm tra thấy có học sinh khác, vị trí của em ngồi không đảm bảo vệ sinh thì em thứ hai sẽ trực thay phần em thứ nhất. (Điều này phải được sự giám sát của hai em phụ trách vệ sinh và tổ trưởng của em học sinh vi phạm). Nếu khi trực các em không làm tốt cho gấp đôi số ngày trực lên và cứ thế thực hiện theo phép số nhân.
c. Ba là: Biện pháp này tôi đưa vào nội dung bảng phương hướng nhiệm vụ năm học thông qua trong đại hội chi đội và cho các em biểu quyết. 100% nhất trí cao.
d. Bốn là: Tôi cũng thông qua trong họp phụ huynh học sinh đầu năm, trong bàn biện pháp nâng cao ý thức học tập, rèn luyện đạo đức, ý thức giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp.Và cũng lấy ý kiến phụ huynh, ghi vào biên bản. (Phần lớn phụ huynh rất đồng tình với cách làm này).
e. Năm là: Sau mỗi tuần hai em theo dõi vệ sinh sẽ tổng kết thông báo về những học sinh thường xuyên vi phạm việc giữ vệ sinh để giáo viên chủ nhiệm phê bình, răn đe, giáo dục. Thì đồng thời tuyên dương những học sinh luôn giữ gìn vệ sinh lớp tốt, tự nhặt rác khi nhìn thấy. 
f. Sáu là: Tiết sinh hoạt tuần cuối của mỗi tháng, thường là tôi cho sơ kết lớp đánh giá việc học tập, các hoạt động và cả việc giữ gìn vệ sinh. Tuyên dương khen thưởng những học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học tốt, có hành động đẹp tự nhặt giấy rác khi nhìn thấy “ Mắt thấy rác, tay nhặt liền” (phần thưởng chỉ là gói bánh, kẹo hoặc các dụng cụ học tập kinh phí từ phong trào nuôi heo đất của lớp trong năm học).
Tuyên dương khen thưởng học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh 
trường, lớp tốt trong tháng - Lớp 9/2, năm học 2015 - 2016
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
	1. Kết quả sau khi thực hiện:
	Làm việc gì cũng vậy, đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên trì, đồng thời sự đều tay của tất cả mọi người: những học sinh có trách nhiệm giám sát, ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm. Giải quyết triệt để, rốt ráo, nói là làm và thực hiện ngay tức khắc đừng hẹn lại sẽ tạo sự chủ quan trong học sinh thành nếp nghĩ cô nói vậy thôi cô quên rồi. Đừng đánh trống bỏ dùi, công việc này phải thường xuyên, kịp thời. Và tôi đã thu được kết quả như sau:
	Trong thời gian đầu, các em còn vi phạm vì vẫn giữ thói quen cũ, tôi để các em áp dụng hai tuần thử nghiệm và càng về sau việc xả rác của học sinh dần bớt đi. Tâm lí sợ bị ghi tên hoặc bị giáo viên chủ nhiệm đột xuất kiểm tra phải chịu một mình trực lớp, dọn vệ sinh sân trường. Dần về sau như trở thành thói quen các em tự ý thức việc kiểm tra vệ sinh nơi mình ngồi. Đến đây tôi đã nắm được những học sinh nào là thường xuyên vi phạm, ý thức việc giữ vệ sinh còn hạn chế, tôi đặc biệt chú ý kiểm tra thường xuyên hơn và giao hai em giám sát kĩ hơn. Dần hướng các em vào nề nếp.
	Các em thường tự mình kiểm tra chỗ ngồi của mình có giấy rác bỏ đúng nơi quy định. Cuối buổi tự các em kiểm tra hộc bàn rồi mới ra về như vậy vừa đảm bảo việc giữ vệ sinh đồng thời vừa kiểm tra tư trang, dụng cụ học tập bỏ quên. Có khi các em nhắc nhau khi nhìn thấy giấy rác ở vị trí của bạn.
Học sinh tự giác ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh lớp 9/2, 
năm học 2015 - 2016
Còn đối với những học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh, được tuyên dương trước lớp hay nhận phần thưởng từ cô chủ nhiệm tuy phần thưởng không lớn nhưng làm các em vui và tỏ ra tự hào.
Qua hơn một tháng thực hiện tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm chỉ vất vả với công việc này khoảng thời gian đầu về sau đã vào nề nếp thì các em thực hiện tốt. Hiện nay về khâu vệ sinh thì lớp tôi luôn đảm bảo.
Kết quả chấm sao đỏ lớp 9/2, năm học 2015 - 2016
Lớp 9/2, năm học 2015 - 2016
2. Bài học kinh nghiệm:
Có thể chúng ta nói giáo dục các em thì không nên dùng hình thức xử phạt như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lí vì các em đã lớn. Nhưng phạt đây ta không hạ thấp danh dự hay hạ thấp các em mà đây là tạo cơ hội cho các em lao động, thấy giá trị của lao động. Từ đó các em thay đổi suy nghĩ, hành động của mình. Như tác giả Lê Minh Hoàng có bài viết “Quét lớp cũng là một môn học”
Và tôi thiết nghĩ việc làm vệ sinh lớp là nhằm mục đích tập cho các em quen dần với lao động, có ý thức tôn trọng thành quả lao động của chính bản thân mình, biết giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi trong lớp, trong trường. Mất năm mười phút để làm vệ sinh lớp học nhưng bù lại các em nhận được biêt bao nhiêu điều tốt đẹp từ cuộc sống và trưởng thành hơn. Khi trực tiếp lao động, các em sẽ hiểu rõ hơn công sức và thành quả lao động, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. Cùng bạn bè quét lớp là dịp để các em biết cách chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, bỏ dần thói quen sống ích kỷ. Chúng ta giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là cái gì quá cao siêu mà kỹ năng sống bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, gần gũi nhất trong gia đình và trong trường học: quét dọn nhà cửa, lớp học, bàn ghế, sân trường.
3. Lời kết:
Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Song tôi nghĩ rằng nhiệm vụ một người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học là rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Giáo viên chủ nhiệm nói riêng và giáo viên nói chung phải có trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp, thương yêu học sinh, luôn lắng nghe và biết quan tâm, chia sẻ, giáo dục các em về mọi mặt từ những cái nhỏ nhặt nhất. Có lòng kiên trì chịu thương chịu khó. Hiểu được các em muốn gì cần gì thiếu gì để chúng ta giúp các em hoàn thiện. Chúng ta nên thực hiện phương châm “Mưa dầm thấm lâu” và luôn đặt lí tưởng giáo dục lên hàng đầu: Mỗi thầy cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
	Kim Đồng, ngày 14 tháng 01 năm 2016
	Người viết
	Nguyễn Thị Phượng
MỤC LỤC

PHẦN PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docPHUONG-SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan